Tụ lọc nguồn có điện dung càng lớn càng tốt?

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by loudnoise, 10/4/07.

  1. Tuantranphu

    Tuantranphu Advanced Member

    Joined:
    16/11/12
    Messages:
    569
    Likes Received:
    94
    Tôi bổ xung thêm một số giúp bác cungdhv về tụ lọc cho đèn nắn điện ( theo tài liệu cũ của Liên Xô thôi, của Âu - Mỹ chắc cũng vậy vì quan điểm sản xuất khi xưa của Liên Xô rằng tư bản có gì thì ta cũng có cái đấy).

    Các đèn nắn điện:
    Đèn nắn điện 5Ц3C tụ lọc là 4 µF
    Đèn nắn điện 5Ц4C tụ lọc là 5 µF
    Đèn nắn điện 5Ц8C tụ lọc là 4 µF
    Đèn nắn điện 5Ц9C tụ lọc là 4 µF
    Đèn nắn điện 6Ц4C tụ lọc là 8 µF
    Đèn nắn điện 6Ц5C tụ lọc là 8 µF
    Đèn nắn điện 6Ц13C tụ lọc là 4 µF

    Như vậy xét thấy rằng nếu tụ mắc trực tiếp vào Kathod quá lớn thì đèn sẽ rất mau hỏng ( cái này cũng nhiều tài liệu và giáo trình khi xưa đều đề cập tới, còn thực tế xem các sơ đồ máy tăng âm có nắn điện bằng đèn nắn điện chân không đều có tụ lọc sau nắn điện có trị số điện dung chỉ vài µF chứ không lớn sau cuộn choke thì lớn hơn, nhưng với điện áp cao và dòng điện nhỏ không cần phải có trị số điện dung lớn làm gì, thực tế các TV chạy đèn điện tử khi xưa không có nắn điện bằng đèn điện tử mà bằng diode bán dẫn có 1/2 chu kỳ cũng có trị số cao lắm là 220 µF là cùng mà ảnh còn đứng yên không hề ưỡn ẹo tý nào cả, đồng bộ rất vững, loa không ù èo...

    Còn đối với bán dẫn có dòng tiêu thụ lớn và điên áp thấp thì ngược lại, trong máy tăng âm bán dẫn tụ lọc hàng chục nghìn µF thậm chí còn hơn nữa. Còn nắn điện dùng để nung sợi đốt cho các đèn có kathot sợi đốt đốt trực tiếp như đèn 300B,6C4C, ГM 70... có từ điện áp 5v, 6v3 đến 20V mà dùng đến tận 22.000 µF và thậm chí còn hơn nữa cơ (xem các sơ đồ nguyên bản các hãng Tây, Mỹ, Nhật).

    Tóm lại là những nhà sản xuất ra đèn điện tử thì họ chắc 100% là rất hiểu đèn " đứa con " của họ, và trong trường hợp này thì họ khôn hơn ta khi làm ra đèn và đưa thông số ra cho người khác ứng dụng chúng.
     

    Attached Files:

  2. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Ở mấy bài trên em chỉ chứng minh và lí giải về sử dụng tụ sau đèn nắn: Một số bác có quan điểm "nếu tụ sau đèn nắn lớn dẫn đến chênh lệch áp lớn, đèn phóng điện gây hỏng đèn", nhưng quan điểm của em thì lại khác, đó là: Do tải của đèn bị ngắn mạch nên gây phóng điệntrong đèn.
    Các bác cao thủ và các bác khác suy ngẫm, xem xét cho ý kiến một cách khoa học để chúng ta cùng làm sáng tỏ vấn đề.
     
  3. chieuthu

    chieuthu Advanced Member

    Joined:
    25/1/13
    Messages:
    77
    Likes Received:
    0
    Em thấy cách giải thích của bác cungdhv ở phần trên cũng đã rõ ràng.
    Lâu nay thấy người ta dùng tụ lọc đầu cho đèn nắn thường chọn trị số nhỏ để đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho đèn; nhưng hoặc không giải thích rõ nguyên nhân vì sao, giờ thì em đã hiểu.
     
  4. pham_au

    pham_au Approved Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    18
    Likes Received:
    1
    Location:
    Việt Nam
    Chào các Bác!
    Để bảo vệ đèn nắn thì tụ lọc có điện dung vừa phải là tốt; để làm cho điện DC sạch thì tụ lọc phải có điện dung lớn và có tốc độ nạp xả nhanh>>>làm sao để thỏa mãn cả hai điều mong muốn này ạ?
     

    Attached Files:

  5. MMX

    MMX Advanced Member

    Joined:
    14/5/11
    Messages:
    368
    Likes Received:
    36
    Bác chèn thêm một chú choke trước tụ (5-10H) theo mạch lọc LC, tụ sau choke có thể lớn 100-200uf vẫn OK.
     
  6. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    717
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Nếu trường hợp điện áp đèn chịu được nhỏ hơn áp nguồn tất nhiên nó sẽ bị đánh thủng, vì khi tụ chưa được nạp áp rơi trên đèn bằng áp nguồn.
    Còn trị số tụ tối đa bao nhiêu được tính toán dựa trên dòng tối đa đèn chịu đựng, điện áp nguồn khi hoạt động, "đặc tuyến" nội trở của đèn thay đổi ra sao theo thời gian khi katot nóng dần lên mức bảo hòa từ nhiệt độ môi trường. Tất cả là để đảm bảo sao cho dòng qua đèn không vượt mức tối đa.
    Có thể khi tính ra thì trị số tụ này quá nhỏ không đáp ứng thực tế họ buộc dùng trở hạn dòng, trở này lớn thì dùng được tụ lọc lớn nhưng khả năng cung cấp dòng nhỏ. Tùy trường hợp cụ thể sẽ dùng tụ bao nhiêu trở bao nhiêu.
    Tóm lại đều có công thức tính hết, không gì ngoài định luật Ôm đơn giản. Nhiều cụ trên này tính được dễ dàng nhưng chưa thấy pót thôi. :p
     
  7. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Hôm nay em tính minh họa về việc tại sao dùng tụ trị số càng lớn để lọc đầu cho đèn nắn thì mau hỏng đèn (giảm tuổi thọ đèn): Bảng tính trở kháng tụ: Xc = 1/2pfc trong đó: p = 3,14 ; f= 100hz ( tần số điện 50 sau nắn = 100hz); C = đơn vị tính bằng uf.

    C (fara) Xc (om)
    22 uF => 72.38 0m
    33 uF => 48.25 0m
    47 uF => 33.88 0m
    68 uF => 23.42 0m
    100 uf => 15.92 0m
    Nhìn vào bảng tính trên nếu C=22uf => trở kháng tụ => Xc=72,38 om
    Nếu tụ 100uf ta có Xc = 15,92 om
    Như vậy nếu dùng tụ lọc đầu cho đèn nắn, tụ có trị số càng lớn thì Xc càng nhỏ đồng nghĩa với việc đèn nắn phải cấp dòng tức thời rất lớn để nạp tụ: I=U/Xc. Nếu áp sau nắn của ta là 300v => ta có bảng tính dòng nạp tụ:
    C Xc (om) Ic (A)
    22uf => 72.38 R => 4.14 A
    33uf => 48.25 R => 6.22 A
    47uf => 33.88 R => 8.85 A
    68uf => 23.42 R =>12.81 A
    100uf => 15.92 R =>18.84 A
    Nhìn vào bảng trên các bác thấy: Nếu dùng tụ C=100uf, dòng nạp tụ 18,84A gấp 4,5 lần khi dùng tụ 22uf.
    Đó chính là tại sao ta dùng tụ lọc đầu cho đèn nắn có trị số nhỏ để đảm bảo tuổi thọ cho đèn.
     
  8. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    E nghĩ là nếu bác cặp ampe kế vào đo thì dòng tức thời sẽ ko vọt lên đến mức đó đâu, vì bác chưa tính đến nội trở đèn nắn.
     
  9. Pointed

    Pointed Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    2.557
    Likes Received:
    65
    Location:
    ...Sáng áo bông ...Tối áo phông
    tụ dầu "phát" nhiều mà :wink: lăn tăn chi mấy con đèn nắn :mrgreen:
     
  10. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Đèn nắn chỉ có mấy ngàn thôi à lo gì :mrgreen: :lol: :lol:
     
  11. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    316
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Trong thực tế thì dòng nạp ban đầu cho tụ không lớn đến mức như cách tính rất lí thuyết ở trên!
    Có vài điểm cần chú ý:
    1. Nội trở của đèn chưa được tính đến trong cách tính trên;
    2. K chưa đủ nóng để có thể phát xạ cho dòng lớn đến mức như cách tính trên;
    ...
    Các bác có thể yên tâm dùng tụ lọc nguồn khá lớn hơn so với thiết kế ban đầu ngay sau đèn nắn...
    :)
     
    trongnghiaair likes this.
  12. Pointed

    Pointed Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    2.557
    Likes Received:
    65
    Location:
    ...Sáng áo bông ...Tối áo phông
    Em thấy phần lớn trong nội dung giấy khai sinh các loại đèn nắn chỉ có mục cảnh báo giá trị dung lượng tụ điện lọc đấu ngay sau đèn nắn tối đa là bao nhiêu? Em đọc mãi mà chả thấy chỗ nào ghi là dùng tụ dầu lọc ngay sau đèn nắn thì an toàn hơn, tuổi thọ đèn cao hơn... so với khi dùng tụ hóa :lol:

    Mời các bác tiếp tục tính toán và cho đánh giá với tụ film, tụ gốm, tụ ...không dây :mrgreen:
     
  13. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    + Trong thực tế, dòng khômg lớn đến mức như vậy vì k thod không phát xạ điện tử đủ theo tính trên.
    + Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra khi k thod đèn gần như ngắn mạch ? => đó là sự phóng điện trong đèn, chính điều này một số thành viên của vnav đã gặp khi dùng dùng tụ có trị số lớn hơn thiết kế, sau đó hạ tụ xuống thì hết phóng điện và đèn làm việc ổn định.
    + Mục đích của tác giả khi viết bài này là để cảnh báo một số bác thích dùng tụ có trị số lớn cho đèn nắn ở mắt lọc đầu tiên là sát ngay chân k thode đèn. . Sau choke có thể dùng tụ lớn hơn vì dòng nạp tụ sau choke lúc này phụ thuộc trở kháng của choke + Xc. Nếu choke có H đủ lớn => tổng trở Ztt = (Xl+rl)+Xc do đó Inạp = Udc/Ztt, Ztt đủ lớn => đèn sẽ không bị phóng điện.
     
  14. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Bác có thể giải thích giúp e cơ chế của sự phóng điện trong đèn được không ah, e vẫn hơi lơ mơ chỗ này :?:
     
  15. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    316
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Thuật ngữ hay khái niệm "sự phóng điện trong đèn" thật khó hiểu?
    Thông thường sự phóng điện được hiểu là hiện tượng có một dòng điện phát sinh giữa hai điện cực, hai vật dẫn. Như vậy, trong đèn điện tử khi hoạt động thường luôn có dòng giữa hai điện cực là A và K và đó chính là sự phóng điện trong đèn? Đèn điện tử sẽ không hoạt động được nếu không có sự phóng điện trong đèn?

    Vậy nên phải hiểu sự phóng điện trong đèn mà bác đã nói như thế nào?
     
  16. anhthuong

    anhthuong Advanced Member

    Joined:
    8/11/08
    Messages:
    273
    Likes Received:
    0
    Location:
    Nhà thuê của mụ vợ
    Phóng điện thì em lại gọi là nẹt lửa hay đánh lửa. Tức là có Thiên Lôi vác búa tầm sét đánh giữa các cực :p Thanh niên trẻ hay gọi là khi dòng điện tự sướng :mrgreen:
     
  17. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Theo em:
    Sự phóng điện trong đèn điện tử khi dùng tụ lọc đầu có trị số cao (em muốn nói tới là "Tia lửa điện" xuất hiện trong đèn) :
    1. Khi mới đóng điện, k thod chưa phát xạ điện tử, đèn chưa phóng điện
    2. Khi K thod phát cạ điện tử, có dòng ak trong mạch nạp tụ C. Do tụ C lớn, nên Xc rất nhỏ, dòng Ic (dòng điện chỉnh lưu của đèn nạp C) đạt giá trị max thức thời (lúc này tải gần như ngắn mạch): Z tải = Xc + Xl (choke) + Xc + ….
    - Từ Xl trở về sau có tổng trở lớn, ta không quan tâm.
    - Vấn đề quan tâm ở đây là Xc tất nhỏ.
    Do dòng nạp tụ C quá lớn tức thì nên k thod phát xạ điện tử không kịp, trong 1 thời điểm nào đó dòng AK trong đèn tiến tới 0 đột ngột. Theo định luật cảm ứng điện từ: Mạch điện sẽ sinh ra một dòng cảm ứng để chống lại sự giảm dòng đột ngột ( dòng điện I từ mắc tiến tới 0 trong mạch), lúc này áp giữa 2 cực của đèn nắn có sự chênh lệch đủ lớn và tia lửa điện xuất hiện (trong đèn) để nối kín mạch. Khi đó K lại phát xạ điện tử, tia lửa điện trong đèn mất trong chốc lát, rồi quá trình lặp lại như trước lại phóng điện. Cho nên nếu ta để ý quan sát sẽ thấy sự phóng điện trong đèn là ngắt quãng, có chu kì rất nhanh. Lưu ý là lúc này mạch điện vẫn có tải cho nên tụ C vẫn phải nạp xả liên tục.
    + Trường hợp khi ngắt công tắc điện ta thấy xảy ra tia lửa điện phát sinh giữa 2 tiếp điểm cũng giải thích theo định luật cảm ứng điện từ.
    + Trước đây có trường hợp người CN ngắt cầu dao có dòng tải lớn và áp 380v bị phóng điện ảnh hưởng tới bàn tay.
    Chính vì vậy người ta thường mắc các tụ vào 2 tiếp điểm của công tắc để dập tia lửa điện bảo vệ tiếp điểm cho công tắc.
    (Đối với các nhà chơi AUDIO tự DIY thì lắp tụ lọc đầu lớn cũng được – Để ngắm tia lửa điện phát sinh và có nhiều tiền không biết làm gì. :mrgreen: em nói vui thôi).
    Các bác bổ sung thêm.
     
  18. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Hic e vẫn chưa hiểu (càng đọc càng rối). Tuy nhiên e nghĩ phần mấu chốt là đoạn bôi đỏ.
    Có điều theo em hiểu thì ban đầu dòng AK (Ia) vốn đã bằng 0 rồi mà :?:
     
  19. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Ban đầu vừa đóng điện (K chưa nóng, chưa có e phát xạ) chưa có dòng Ik. Nên chưa xảy ra tia lửa điện.
    Chỉ khi dòng Iak đang max tiến về 0 lúc này mới xảy ra phóng tia lửa điện trong đèn (theo đl cảm ứng điện từ) bác à.
     
  20. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    316
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam

    Như vậy bây giờ theo cách nói của bác cungdhv thì cần hiểu sự phóng điện trong đèn là tia lửa điện trong đèn!
    Nếu được, bác có thể biểu diễn sự phụ thuộc của dòng điện qua đèn nắn theo thời gian một cách định tính được không? Không cần chính xác lắm về giá trị, chỉ cần đồ thị định tính thôi?
    Tks bác.


    Bác nào qua đây giải thích giúp, em đọc mãi, vẫn chưa hiểu... Mà các bác cứ diến giải cho bình dân vào, em thấy cứ có định luật, nguyên lí...là em chịu! :)
     
  21. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    Em lấy một ví dụ về hàn điện, để từ đó các bác suy ngẫm thêm tại sao:
    Với máy hàn điện, khi hàn một dây nguồn được nối với 1 vật hàn (giá), dây kia được nối với tay hàn có gắn que hàn. Khi que hàn tiếp xúc với giá thể, tia lửa điện tóe ra rồi tắt, lúc này người thợ hàn phải nhấc đầu que hàn ra khỏi giá thể hàn một ít, tia lửa hồ quang xuất hiện, que hàn chảy vào nơi cần hàn, lúc này nếu chập que hàn vào giá thể hàn, que hàn dính vào giá thể, dòng điện thông nhưng không hàn được.
    Vậy tia lửa hồ quang xuất hiện là do cái gì:
    1. Do sự phóng tia lửa điện giữa 2 điện cực có điện thế chênh lệch nhau ?
    2. Nếu là sự phóng điện giữa 2 điện cực có điện thế cao ? vậy tại sao khi ta cầm 2 đầu dây điện để gần nhau (hoặc 2 tiếp điểm của rơle, công tắc) đặt rất gần nhau lại không phóng tia lửa điện xanh lè ?
    3. Trong mạch nắn đèn điện tử 2 cực, nếu ta chưa cấp điện cho sợi nung, lúc này vẫn có áp cao đưa vào A nod, sự chênh lệch điện áp A và K khá cao nhưng vẫn không có tia lửa điện phóng giữa 2 điện cực là sao các bác ? bác "VintageTube" giải thích giúp em hiểu vấn đề này không?
    Bác nào quan tâm đọc và tự giải thích hiện tượng này sẽ hiểu bài viết trên của em.
    @
    V/đ kĩ thuật mà bác yêu cầu cao vậy thì em cũng bó tay :mrgreen: Chắc phải nhờ các cao thủ khác giải thích giùm.
     
  22. duyanh21

    duyanh21 Advanced Member

    Joined:
    13/7/11
    Messages:
    127
    Likes Received:
    0
    Xin hỏi các bác chĩ số tụ hơn kém bi nhieu mf thì cho phép. Em dang sai tụ 100mf-450v nay en nâng cấp 680mf-400v, co đươc ko vậy,thanks
     
  23. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    717
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Đơn giản chân không là môi trường trong bóng đèn được coi là không dẫn điện. Nhưng ở một điều kiện nào đó nó sẽ dẫn điện, như là xuất hiện điện áp đủ cao chênh lệnh giữa hai vật dẫn đặt trong môi trường chân không đó hoặc được "mồi" nó cũng dẫn điện ở điện áp thấp (Hàn hồ quang là một ví dụ).
     
  24. cungdhv

    cungdhv Advanced Member

    Joined:
    7/1/12
    Messages:
    1.620
    Likes Received:
    89
    Location:
    Bên Đông Trường Sơn !
    - Bác phải nói rõ lắp tụ cho mạch nắn đèn hay diode ? và lắp ở vị trí nào ?
    - Bác đọc kĩ mấy bài viết trên sẽ rõ - câu trả lời ở trong ấy.
     
  25. NGUYEN LAN

    NGUYEN LAN Advanced Member

    Joined:
    21/11/13
    Messages:
    53
    Likes Received:
    1

    Về mặt lý thuyết tụ lọc nguồn có điện dung càng lớn sẽ càng tốt, nhung phải chú ý tới điện áp chịu đựng của tụ.
     

Share This Page

Loading...