Tự thiết kế amp đèn

Discussion in 'Đèn điện tử' started by chipmate, 7/10/07.

  1. chipmate

    chipmate Advanced Member

    Joined:
    24/9/06
    Messages:
    227
    Likes Received:
    8
    Phần II là phần thi công mà các bác.
    Có bác nào theo phần I thi công xong thì làm ơn kể lại lên đây là anh em mình có phần II.
    Mà cây nhà lá vườn chắc là hợp hơn mang ở tận trời tây về các bác nhỉ...:)
     
  2. hieu_ma

    hieu_ma Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.009
    Likes Received:
    45
    Location:
    Hà Nội, Việt Nam
    Hay quá
    Cảm ơn bác nhiều
     
  3. wave750

    wave750 Advanced Member

    Joined:
    2/10/09
    Messages:
    260
    Likes Received:
    0
    Độ dốc của đường tài được tính bằng cách lấy trở kháng tải (5KΩ) chia cho một điện áp – 100V chẳng hạn - để được giá trị thay đổi về dòng – 20mA. (100 / 5000 = 0.02 = 20mA). Độ dốc của đường tải được định nghĩa là thay đổi về dòng điện trên thay đổi vệ điện thế (rise-over-run như các giáo sư lượng giác vẫn nói- em chả biết rise over run là cái gì). Vậy, với độ dốc của tải 5KΩ, với mỗi 100V, đường tải giảm đi 20mA.

    em đọc mãi chỗ này mà không hiểu...các bác có thể thông cho em đoạn này không ạ...cám ơn các bác nhiều ạ
     
  4. chipmate

    chipmate Advanced Member

    Joined:
    24/9/06
    Messages:
    227
    Likes Received:
    8
    Cái đoạn đỏ đỏ em viết ngược. Hình như em có nói đâu đó rồi.
    Đọc đúng là:
    Độ dốc của đường tải được xác định bằng cách lấy 1 điện áp chia cho trở kháng tải.
    Như trong ví dụ là: 100V/5Kohm = 20mA.
    Có nghĩa là khi áp Anode thay đổi 100V với trở kháng tải là 5Kohm thì dòng qua đèn thay đổi 20mA.

    Trên sơ đồ đặc tuyến, đầu tiên bác xác định điểm công tác.
    Tiếp theo bác lấy xác định điểm thứ 2 của đường tài tại điểm có áp anode lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) áp anode tại điểm công tác 100V và dòng nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) dòng tại điểm công tác 20mA.
    Sau đó bác kẻ 1 đường qua 2 điểm trên thì bác sẽ có đường tải.
    Chú ý là đường tải có 2 điểm mút:
    - điểm mút trên giới hạn bởi đường cong có áp lưới = 0V
    - điểm mút dưới có giới hạn bởi đường cong có áp lưới = áp lưới tại điểm công tác x 2
    (cái này chỉ đúng trong trường hợp đèn của bác không cho phép xài áp lưới dương)

    Em cố gắng giải thích được đến thế thôi vì em cũng chỉ biết được đến thế.
    Có bác nào giải thích dễ hiểu hơn thì giúp em với.
     
  5. wave750

    wave750 Advanced Member

    Joined:
    2/10/09
    Messages:
    260
    Likes Received:
    0
     
  6. chipmate

    chipmate Advanced Member

    Joined:
    24/9/06
    Messages:
    227
    Likes Received:
    8
    Dạo này rảnh rỗi hơn, lại nhân tiện phong trào EL34PP trong forum nhà ta có phần sôi nổi,
    em lại ngồi xào xáo được 1 bài mới làm tài liệu tham khảo cho các bác.

    Lần trước ta đã ngâm cứu về SE rồi. Lần này sẽ tới lượt PP.

    Bài này nguyên thủy là "POWER AMPLIFIERS with valves an approach and a practical circuit "
    của Claus Byrith gồm 7 phần (không tính mở đầu kết luận):
    - Phần 1: Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động
    - Phần 2: Mạch cụ thể
    - Phần 3: Thi công
    - Phần 4: Linh kiện
    - Phần 5: Căn chỉnh
    - Phần 6: Đo đạc
    - Phần 7: Nâng cấp

    Em sẽ chỉ xào 3 phần (1,2 và 5) thôi. Còn các phần khác dành cho các bác tự tác chiến.

    Đa số nội dung trong bài này có thể tìm thấy rải rác trong nhiều topic khác nhau ở forum.
    Tuy nhiên tập hợp lại trong 1 tài liệu sẽ thuận lợi hơn cho việc tham khảo.

    Do vốn từ ngữ kỹ thuật điện tử của em còn khá yếu, em lại hơi tham cố gắng chuyển sang tiếng Việt
    càng nhiều càng tốt nên đôi khi nghe khá buồn cười.
    Có gì các bác bỏ quá cho em nhé.

    File to quá không attach được. Mời các bác download ở đây http://kt14f.com/files/pushpull_amp.zip
     
    Xuân thắng likes this.
  7. ssass

    ssass Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    4.557
    Likes Received:
    94
    hay quá bác chipmate ơi , cám ơn rất nhiều . :twisted:
     
  8. longpcb

    longpcb Advanced Member

    Joined:
    16/9/08
    Messages:
    2.175
    Likes Received:
    23
    Location:
    Gầm gầm cầu!
     
  9. huylongxuyen

    huylongxuyen Approved Member

    Joined:
    5/11/10
    Messages:
    32
    Likes Received:
    0
    thank bác
     
  10. zeze

    zeze Advanced Member

    Joined:
    24/8/08
    Messages:
    1.156
    Likes Received:
    48
    Em không hiểu chổ bôi đỏ. Xác định điểm công tác thì hiểu, nhưng xác định điểm thứ 2 của đường tải (mục đích: nối điểm công tác với điểm này để vẽ ra đường tải) thì em chưa hiểu. Bác giải thích kỹ tí được không?
    Thks
     
  11. chipmate

    chipmate Advanced Member

    Joined:
    24/9/06
    Messages:
    227
    Likes Received:
    8
    Hic, càng giải thích càng khó hiểu. Trình độ của em còi quá, bác thông cảm.
    Để đơn giản bác xác định đường tải kiểu khác vậy.

    1- Lấy một điểm tại có dòng anode = 0mA áp bất kỳ (ví dụ 400V)
    tức là điểm 400V nằm luôn trên trục hoành

    2 - Lấy điện áp này chia cho trở kháng tải (ví dụ 5kOhm = 5000 Ohm) sẽ được một dòng
    400 (V) : 5000 (Ohm) = 0.8 (A) = 80mA
    Đây chính là điểm 80mA nằm trên trục tung
    3- Nối 2 điểm này với nhau sẽ có độ dốc đường tải

    4- Xác định điểm làm việc

    5- Kẻ 1 đường đi qua điểm làm việc, song song với đường bác có ở bước 3
    Đây chính là đường tải
    Đường tải có 2 nửa:
    một nửa từ điểm làm việc tới giao điểm của đường vừa kẻ với đường đặc tuyến có điện áp lưới = 0.
    nửa kia từ điểm làm việc tới giao điểm của đường vừa kẻ với đường đặc tuyến có điện áp lưới = điện áp lưới tại điểm làm việc (áp định thiên) x 2
    2 nửa này càng bằng nhau thì càng ít méo

    Hy vọng đến đây bác có thể hiểu hơn :)
     
  12. zeze

    zeze Advanced Member

    Joined:
    24/8/08
    Messages:
    1.156
    Likes Received:
    48
    Vâng đến đây em đã hiểu cách vẽ đường tải. Thk bác nhiều.
     
  13. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em hỏi cắc cớ tí nha bác :D
    - ý nghĩa của đường tải ?
    - chọn đường tải thế nào là hợp lý ?
    - đường tải cao hay thấp hơn đường tải khuyến cáo trong data sheet thì kết quả như thế nào ?
    - nếu đèn không có data chi tiết, thì chọn đường tải thế nào ?

    ... mong bác thông cảm. tks bác :D
     
  14. chipmate

    chipmate Advanced Member

    Joined:
    24/9/06
    Messages:
    227
    Likes Received:
    8
    Tập hợp các điểm hoạt động của đèn (áp - dòng) xung quanh điểm làm việc (operation point) xác định với một tải xác định. (định nghĩa này em bịa nên chả chính xác)

    Diễn nôm na: với một điểm làm việc xác định và tải xác định thì khi điện áp lưới biến thiên từ 0V đến 2 x áp định thiên thì áp rơi trên đèn và dòng qua đèn cũng biến thiên tương ứng và không rơi ra ngoài cái đường tải này
    Chiếu hai điểm mút của đường tải lên trục tung sẽ được mức biến thiên tối đa dòng qua đèn (max swing current - Ip-p)
    Chiếu hai điểm mút của đường tải lên trục hoành sẽ được mức biến thiên tối đa áp anode của đèn (max swing voltage - Vp-p)
    Bác giới hạn lại khái niệm "hợp lý" thì dễ nói chuyện hơn. Chớ mông lung thế này thì hơi khó
    Vậy em cứ hiểu đại khái là: "hợp lý tại một điểm làm việc cụ thể"
    Thế thì lại có hợp lý về công suất hay hợp lý về méo.
    Em thì không tham công suất lắm nên em thích chọn đường tải tối ưu là đường tải cho độ méo thấp nhất.

    Bác đừng hỏi em làm thế nào chọn đường tải tối ưu nhé.
    Câu hỏi đó đủ để viết tiểu luận đấy. Em không học điện tử nên em không viết được đâu :-D


    Cao hơn thì có dòng cao hơn và ngược lại. Dòng cao hơn thì ít nhất là đèn hoạt động ít phụ thuộc tải hơn còn hay hơn hay dở hơn thì lại là phạm trù muôn thuở không có lối thoát.
    Em không dám lạm bàn.

    Không có data chi tiết tức là thế nào ạ.
    Không có khuyến cáo điểm làm việc hay là không có sơ đồ đặc tuyến hay là chẳng có data sheet luôn?
    Không có khuyến cáo điểm làm việc thì còn có thể tìm được
    Chớ không có sơ đồ đặc tuyến thì khoai đấy nhể!
    Chắc là phải thực nghiệm khảo sát hoạt động của đèn để vẽ sơ đồ đặc tuyến ra thôi. Không thì biết đằng nào mà chọn.
    Cùng lắm là chỉ vẽ được độ dốc của cái đường tải thôi chứ biết méo mó, cao thấp làm sao.
    Còn không có datasheet thì em tìm được chân đốt tim cho nó là may rồi chứ tải cái gì :)
    Chả cắc cớ tí nào, bác cứ như giáo sư đi hỏi thi ấy.
    Làm em choáng quá :roll:
     
  15. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    khà khà, ý em là muốn hỏi chọn đường tải tối ưu đóa :D

    theo em biết đường tải cao sẽ nằm ngang hơn so với thấp, vì thế ít méo hơn.

    đối với bóng công suất, em có đọc ở đâu đó là người Mỹ khoái chọn đường tải trở kháng thấp do thích công suất ra mạnh. trong khi người Nhật thích chọn đường tải trở kháng cao hơn do nghe thấy hay hơn, hay nôm na là nhạc tính cao hơn. ý kiến bác về quan niệm này thế nào ?

    dòng cao hay thấp là do người ráp setup mà bác ?

    đường tải có trở kháng cao hơn sẽ có biến thiên áp cao hơn hoặc biến thiên dòng nhỏ đi vì Rload = delta U/ delta I.
     
  16. chipmate

    chipmate Advanced Member

    Joined:
    24/9/06
    Messages:
    227
    Likes Received:
    8
    Em đoán bác muốn nói đường tải có trở kháng tải cao hơn thì nằm ngang hơn.
    Cái này thì chắc chắn đúng rồi vì theo cách tính độ dốc đường tải ở trên thì trở kháng tải nằm ở mẫu số. Mẫu số càng lớn thì phân số càng nhỏ tức là độ dốc đường tải càng thấp.

    Cơ bản thì đường tải nằm ngang hơn thì ít méo hơn nhưng đến một điểm nào đó thì nằm ngang hơn lại tăng méo lên. Cái này tùy thuộc vào đường đặc tuyến của đèn.

    Có một cách đơn giản chọn tải cho méo thấp nhất như sau:
    (em lười vẽ hình, các bác cố tưởng tượng nhé)

    - bác cần có một cái thước mà điểm "0" nằm ở giữa và chia độ đều về 2 bên
    - Xác định điểm làm việc mà bác thích
    - Đặt điểm "0" của cái thước vào đúng điểm làm việc và xoay cái thước sao cho khoảng cách từ điểm làm việc đến đường đặc tuyến có áp lưới = 0V đúng bằng khoảng cách từ điểm làm việc tới đường đặc tuyến có áp lưới = 2 x áp định thiên (tất nhiên là áp lưới âm)
    - Kẻ một đường thẳng tại vị trí đặt thước đi qua điểm làm việc (chính là đường tải) cắt trục tung tại Ib và cắt trục hoành tại Eb
    - Lúc này tải cho méo thấp nhất với điểm làm việc vừa chọn là Rl = Eb (V)/ Ib (A)

    Cái đường này chỉ tối ưu về méo tại điểm làm việc xác định thôi chứ không tối ưu về công suất
    Việc nó có tối ưu cho cái đèn đó hay không thì còn phụ thuộc vào điểm làm việc bác chọn có tối ưu hay không nữa.

    Chỗ này chắc em hiểu nhầm ý bác.
    Em hiểu đường tải cao hơn hoặc thấp hơn là bác nói đến đường tải có cùng trở kháng.
    trong trường hợp đó thì cao hay thấp ở đây là nói đến điểm làm việc có dòng cao hay thấp.
    Còn ý bác là nói đường tải của trở kháng cao hay thấp.
    Lúc này thì tải trở kháng thấp thì đường tải dốc hơn của tải trở kháng cao :)


    Em cũng nhớ mang máng đã đọc ở đâu đó như vậy nhưng mà tìm không ra.
    Mà hình như em nhớ là người Nhật thích chạy dòng thấp (đường tải nằm ở vị trí thấp) còn Mỹ thích dòng cao (đường tải nằm ở vị trí cao)
    Có lẽ:
    Nhật thích điểm làm việc thấp thì gần vùng đường đặc tuyến bị cong => méo hơn => nhạc tính hơn
    Mẽo thích điểm làm việc cao thì gần vùng đường đặc tuyến thẳng => ít méo => nghe mạnh mẽ, giống bán dẫn chăng
    (Em đoán bừa, nếu sai các bác chỉ bảo, đừng mắng em :oops: )
     
  17. dtp

    dtp Approved Member

    Joined:
    20/12/11
    Messages:
    12
    Likes Received:
    0
    Em xin phép cả nhà cho em hỏi điều này với ạ. Trong các mạch push pull có tầng lái sau tầng tách pha, em thấy các bóng ở tầng lái này được chạy ở dòng rất thâp, khi em vẽ điểm làm việc của đèn này lên bảng đặc tuyến thì thấy nó nằm trong vùng các đường đặc tuyến rất gần nhau, về mặt hình học em có thể thấy được là dù vẽ đường tải kiểu gì qua điểm công tác ấy thì cũng méo vô cùng. Câu hỏi của em là tín hiệu âm thanh bị méo qua tầng lái này rồi thì bóng công suất có tuyến tính mấy thì âm thanh cũng méo đúng không ạ? Phải chấp nhận điều này hả các bác hay là trong logic trên của em có gì đó sai mà em ko biết? Em cũng không phải dân điện từ nên rất mù mờ về việc này, mong các bác giúp em.
     
  18. chuonghavy

    chuonghavy Approved Member

    Joined:
    11/6/12
    Messages:
    10
    Likes Received:
    0
    rất bổ ích , thank bác chipmate
     
  19. leescam

    leescam Advanced Member

    Joined:
    27/7/11
    Messages:
    129
    Likes Received:
    0
    theo em được biết amp đèn có độ méo nhất định và trong phạm vi cho pháp .
    còn thiếu gì các bác bổ xung thêm ,tks .
     
  20. andyhug

    andyhug New Member

    Joined:
    28/3/09
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Hay quá, tài liệu rất dễ hiểu.
     
  21. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Em cũng đánh dấu để học
    Mời bác tiếp ạ
     
  22. ltk

    ltk Advanced Member

    Joined:
    27/8/13
    Messages:
    58
    Likes Received:
    1
    Cám ơn bác Chipmate! bài viết của bác rất bổ ích
    E mò mẫm tìm được trang này khá đầy đủ database của các loại đèn hi vọng có thể giúp ích: http://tubedata.milbert.com/
     
  23. enterbk

    enterbk Advanced Member

    Joined:
    9/1/12
    Messages:
    111
    Likes Received:
    11
    cảm ơn bác em đang rất cần cái này, nhưng em đọc hết thấy còn phần tiếp theo nữa em có thể đọc tiếp ở đâu bác ơi, giúp em tiếp với.
     
  24. netnomas

    netnomas Advanced Member

    Joined:
    26/6/14
    Messages:
    185
    Likes Received:
    28
    thôi xong - :twisted: :twisted: :p rồi lượm ơi
     
  25. bdiamond

    bdiamond New Member

    Joined:
    28/4/16
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Tài liệu thiết kế rất hay bác ơi?có gì không hiểu chỉ dẫn mình thêm với nhé
     

Share This Page

Loading...