Tư vấn tube 12au7

Discussion in 'Đèn điện tử' started by TUANLOM, 27/5/12.

  1. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Ăn thua là cụ có ... dễ xương không ? :oops: :D
    Vì nếu cụ dễ xương thì em nhượng cụ 1 cây CV4003 mới toanh vì hy sinh xé 1 con ra trong đống của em ... nhưng cụ nhớ là phải xài chứ không xài thì em đòi lại ... ; còn cây phín đeng kia thì em phải lục trong kho xem có còn cây lào không vì ngày xưa có nần em tặng đi một mớ ... ---> Em chỉ sợ là không mét pe vì bóng mới bóng cũ mà thôi ... nhưng biết đâu thế thì âm hình nó đặc trưng không giống ai hơn .... :lol:
     
  2. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.754
    Likes Received:
    2.182
    Location:
    Q3, Saigon
    Cảm ơn cụ!
    Hị hị, trước giờ cụ xem em có lúc nào không dễ xương không - trừ lúc tám về cầu chì :p
    Em xài là chắc rồi, vì nó nằm trong này chứ chạy đi đâu.

    [​IMG]
     
  3. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Để cho nó "hiệu quả" thì em có ý kiến ý cò thế này là cụ thay tầng lái bằng 12BH7 hoặc 6EU7 hoặc 6CG7 thì như thế cụ chỉ cần 1 cặp 12AU7 cho xì tê... ---> Cụ có 1 cái Cờ-Vờ 4003 gồi thì em tặng cụ thêm cái nữa là đủ cặp ... Nếu nghe có lệch tí thì âm hình thêm đặc biệt .. thì cụ thấy thía lào rồi cho em biết để em còn pờ-rô-xét ... :D
     
  4. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    hừm, em đã ý cò với lão mtbc này ngay từ khi em nhìn thấy cái sê ma kia. hiếm có cái sơ đồ nào dùng cùng 1 bóng 12au7 vừa làm khuếch đại, đảo pha và lái luôn trong khi không dùng hồi tiếp. hoặc là người thiết kế mạch này quá cao thủ... hoặc là ...

    em cũng đề nghị tầng lái bằng 5687 cùng với giảm trị số trở tải/ giảm trở kathode để tăng dòng lên cho nó khí thế 1 chút. chỉnh lại có vài mối hàn chứ mấy :D
     
  5. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Núp ! Trên đời có nhiều Fan của họ 12AU7 lém cụ và đương nhiên là có lý do ... Đặc biệt là bọn thiết kế em ghi-ta gần như luôn có 1 cái 12AU7 hoặc 12AT7 trong trỏng làm đờ-rai-vờ ....
    Cái bôi đậm hoặc những họ như 6H6P = CHUỐI và em thường luôn tránh xa những họ này mặc dù em có khá nhiều ... !!! Họ 12BH7 dzậy mà ngoong à nghen .... và trong tầm ngắm của em còn 1 vài thèng nữa để hốt trước khi hết mua nổi ...
     
  6. Muzich

    Muzich Advanced Member

    Joined:
    17/8/10
    Messages:
    888
    Likes Received:
    18
    12AU7/ECC82 Philips (Made in Holland)
    Có bác nào rành về bóng này ko ạ?
     
  7. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    6H6 Nga và 5687 GE chuối hột thì ok và có thể ngâm dịu uống từ từ :D

    5687 cụ có bao nhiêu cây Raytheon chữ cam hoặc Tungsol, bóng mới giá dưới 20 đồng Mẽo/ cây thì cụ gởi về VN, em ôm hết. em nói thật lòng. sau khi em ráp 1 cái pre, 1 cái DAC buffer bóng này với choke tải xong thì em quên luôn các bóng 12BH7 cũng như 12AT7, 12AU7 luôn cụ nhá.

    hoặc là cụ có E182CC / 7119 PHILIPS SQ giá dưới 25 đồng/ cây mới thì em cũng ráng ôm luôn. em đang sí rì ợt 8)
     
  8. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Tại chốc của cụ ... chuối !!! :lol:
    Hơn nữa cụ cắm cọc ... lộn chỗ thì gẫy cọc là phải !!!
    Giá này đã không có cách đây 15 năm gồi cụ !!! Với vỉn !!! :evil:
     
  9. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em và cụ đã chơi qua 5687 Raytheon chữ cam nên cụ quá hiểu em nói gì... khà khà :D


    em mới ghẹo tí thì đã lòi.... ra gòai nhá. thế cụ có giải thích cho em tại sao mí bóng này giá cao vậy mà giờ muốn mua cũng khó :oops:
     
  10. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Em sẵn sàng đổi 1 cây Gê-thế-ông 5687 để lấy 1 cây Mù-lòa Cờ-Vờ 4003 đấy cụ ...
    Nguyên thủy là nó dùng trong máy tính và 1 số mô-đen gất hiếm chẳng qua hiếm là vì chủng loại đó không được sx nhiều bởi quốc gia đó ... Ai biểu cụ đòi bóng em bé Hwòa Lan làm chi trong khi cùng thời bóng 7119 từ đế quốc giá chỉ 1/2 hoặc 1/3 mà nhiều hằng hà xa số ... Cụ thử nghĩ xem công nghệ máy tính thì nước nào phát triển bậc nhất vào lúc đó và ngay cả cho đến nay thì việc đi mua 1 cái bóng đèn sx bởi một quốc gia khác có nhiêu khê hay không trong khi sản phẩm trong nước cũng tốt tương đương cho đúng công việc đó ... Em sẽ không bao giờ mua linh kiện kỹ thuật của 1 quốc gia B khi quốc gia A lại là quốc gia bậc nhất về công nghệ đó trong khi quốc gia A có sx linh kiện kỹ thuật đó mà lại còn gẻ tiền hơn nhiều ... Ví dụ nếu hôm nay em cần mua 1 Xi-Pi-U đạt thông số kỹ thuật tốt nhất thì chắc là em sẽ không mua từ 1 hãng Trung Cộng hoặc ... Băng La Đét ... :lol:
     
  11. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.754
    Likes Received:
    2.182
    Location:
    Q3, Saigon
    12au7 đàng sau là cs với giọng hát như vậy em sợ bỏ 5687 vô từ quẻ khôn biến thành quẻ càn. Dàn đồng ca nhà thờ tự nhiên bảo ông Lữ Uy Am Trọng vô là giống vậy ah.

    Éc, em đi kiếm 12BH7 đây.
     
  12. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    thật ra mấy cây 12au, 12a7 bị đội giá lên 1 phần vì các bóng này thông dụng, người chơi cắm rút thoải mái cho các ampli mua sẵn nhất là ampli cổ trong khi bóng càng ngày càng ít. còn 5687 thì chỉ có thành diên fan Audio Note hoặc diy quan tâm mà thôi.

    5687 Ray chạy kịch liệt life time 10k giờ nha cụ. chạy liu riu như dân ô đi ô phi lê thì biết chừng nào hư đây :D
     
  13. khang08

    khang08 Advanced Member

    Joined:
    7/7/11
    Messages:
    59
    Likes Received:
    3
    Em đang dùng bóng ECC82 Philips SQ chân vàng cho ampli Primaluna Premium đây (mua theo tư vấn của bác Mike), nghe khá hay bác ạ, em cũng chả biết diễn tả thế nào :D mong bác thông cảm
     
  14. HaiKHCN

    HaiKHCN New Member

    Joined:
    1/7/12
    Messages:
    2
    Likes Received:
    0
    Theo kinh nghiệm của em thì chất lượng âm thanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chất tiếng của từng loại đèn là vấn đề khỏi phải bàn, tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thiết kế mạch, điện trở và điện dung của mạch nữa. Tốt nhất là cứ vác máy đi thử nghe bác ạ. Mong bác có được lựa chọn sáng suốt!!!!
     
  15. TienDung75

    TienDung75 Advanced Member

    Joined:
    1/7/12
    Messages:
    217
    Likes Received:
    0
    Vác máy đi nặng phết đấy bác à
     
  16. Simple

    Simple Advanced Member

    Joined:
    2/5/11
    Messages:
    1.162
    Likes Received:
    59
    Em có được cặp bóng này, chữ số đều không còn.
    Em đoán mò - và hy vọng nó cùng họ hàng nhà 12AU7.


    Có 01 bóng với lớp tráng thủy trên đầu hơi bị phai mờ hơn bóng còn lại, không biết có ảnh hưởng gì không vậy các bác?

    Nhờ các bác xem giúp em có phải là 12AU7 không vậy?
    Thanks các bác
     

    Attached Files:

  17. Lotomo

    Lotomo Advanced Member

    Em cũng có 1 cơ số bóng ECC82 nhưng toàn của Tungsram thôi. Em đang dự kiến xài đám này cho dự án active crossover. Các cụ xem có ổn ko ạ

    [​IMG]
     
  18. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Ở nhà em có một cặp, nếu mà bị tróc số nhìn tưởng là 12AT
     
  19. Lotomo

    Lotomo Advanced Member

    Phiến nó giống hệt 12AT bác ơi nên tróc dễ nhầm lẫn. Trước em lắp con pre xài đèn này thấy cũng ổn lắm.
     
  20. Simple

    Simple Advanced Member

    Joined:
    2/5/11
    Messages:
    1.162
    Likes Received:
    59
    Tìm hiểu trên mạng được cái này hay, cho mọi người tham khảo:

    Tìm hiểu đèn 12AU7/ECC82
    HFVN - U7/ECC82 được sử dụng khá phổ biến trong các mạch khuếch đại của nhiều hãng audio và là một sản phẩm phong phú về thể loại cũng như kết cấu. Tạp chí NgheNhìn Việt Nam sẽ giới thiệu một số thông tin về dòng đèn phổ thông này, qua đó người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng và nâng cấp thiết bị.

    ĐÈN 12AU7 VÀ NHỮNG BIẾN THẾ
    12AU7/ECC82 là hai tên gọi chính của loại đèn tiền khuếch đại phổ thông này. Trong hệ thống đặt tên đèn của Mỹ, loại đèn này có tên gọi 12AU7, còn ở châu Âu, nps có tên là ECC82. Tùy theo đời đèn, dòng đèn và hãng sản xuất mà 12AU7 chuẩn hoặc có đôi chút khác biệt về kết cấu và đặc tính điện, nhưng vẫn có thể thay thế cho nhau.
    Các loại đèn phổ biến tương đương với 12AU7, bao gồm: 12AU7A, 12AU7WA, 12AU7WXT, 5814, 5814A, 5963, 6067, 6189, 6680, 7730, CV4003, ECC82, E82CC, ECC802, ECC802S… và còn nhiều phiên bản khác nữa, nhưng rất hiếm gặp trên thị trường hiện nay.

    KẾT CẤU ĐÈN 12AU7
    12AU7 là đèn 3 cục kép, sợi đốt gián tiếp. Kết cấu đèn loại nhỏ, chân ra thuộc loại 9 chân tăm. Dòng đốt tim có thể là 6,3V/300mA hoặc 12,6V/150mA, tùy theo cách dùng. Đèn 12AU7 cso hệ số khuếch đại trung bình. Hệ số Mu khoảng 17 và đặc tuyến của đèn có độ tuyến tính cao nên rất thích hợp cho các vị trí tiền khuếch đại trong preampli, đảo pha trong ampli và các ứng dụng phong phú khác. Bên cạnh ứng dụng trong sản phẩm audio được chế tạo kiểu công nghiệp, đèn 12AU7 cũng được dân chơi DIY sử dụng khá nhiều làm preampli, ampli hoặc máy khuếch âm cho đàn guitar.

    MỘT SỐ LOẠI ĐÈN 12AU7 TIÊU BIỂU:
    Có thể nói, đèn 12AU7 là loại phổ biến. Hầu hết các hãng sản xuất hàng điện tử đều có những loại đèn 12AU7 riêng, ở châu Âu có các nhà sản xuất như: Mullard, Brimar (Anh Quốc); Telefunken, Siemens (Đức); Mazda (Pháp); Philips, Amperex (Hà Lan), Tungsram (Hungary); Svelana, Sovtek (Nga); ở châu Á có đèn Shugoang (Trung Quốc); Toshiba, NEC, Matshushita…(Nhật Bản). Đặc biệt ở Mỹ có nhiều nhà sản xuất chế tạo đèn 12AU7 như: RCA, Sylvania, Tung-Sol, General Electric (GE), Raytheon, CBS, Ken-Rad… 12AU7 được sản xuất đại trà vào thập niên 50-60 của thế kỷ XX, chủ yếu phục vụ cho các thiết bị công nghiệp và khí tài quân sự. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, phong trào chơi ampli đèn phát triển mạnh, 12AU7 được dùng phổ biến trong các thiết bị audio Hi-fi và Hi-end.
    Đèn 12AU7 thế hệ cũ tạm chia thành hai loại: đã qua sử dụng và mới tinh (còn gọi là NOS và New Old Stock). Thông số điện của các loại đèn 12AU7 và các loại đèn tương đương về cơ bản giống nhau, nhưng khi cắm đèn vào máy nghe thử, chúng sẽ cho âm thanh và độ bền khác nhau. Vì thế, đèn 12AU7 có mức giá rất đa dạng: chỉ vài USD/đèn đến vài trăm USD/đèn, thậm chí cả nghìn USD/đèn. Hiện nay, các dòng đèn 12AU7 đời cổ thường gặp trên thị trường bao gồm:
    • Telefuken, Siemens, Valvo, Siemens & Halske (Tây Đức cũ)
    • RFT (Đông Đức cũ)
    • Amprex, Philips ( Hà Lan)
    • Mullard, Brimar, Genalax (Anh)
    • RTC, Mazda (Pháp)
    • Tungsram (Hungari)
    • Roger, Westinghouse (Canada)
    • Toshiba, NEC, Matshushita (Nhật Bản)
    • Các hãng sản xuất của Hoa Kỳ
    Để đáp ứng nhu cầu chế tạo mới và thay thế cho các ampli Hi-end , bên cạnh các loại đèn, bên cạnh các loại đèn 12AU7 NOS đã ngừng sản xuất từ lâu, một vài nhà sản xuất như: Svelana, Sovtek, , Electro-Harmonic, Shunguang, Golden Dragon, JJ-Tesla… hiện tiếp tục sản xuất đèn 12AU7. Nhưn số lượng không còn lớn như trước.
    Điện áp sợi đốt 6.3-12.6 V
    Dòng sợi đốt 300-150 mA
    Điện áp anode (max) 330 V
    Dòng anode (max) 22 mA
    Công suất tiêu tán (max) 3 W
    CÁCH NHẬN DẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG ÂM THANH
    ĐÈN 12AU7 được nhiều hãng sản xuất nên chúng rất phong phú về kết cấu trong cũng như chất âm đặc trưng của từng dòng đèn. Tuy nhiên, không nhất thiết đèn đắt tiền sẽ mang lại chất lượng âm thanh hay nhất, mà đèn hay nhất phải có âm thanh phù hợp với thiết kế mạch của ampli và đặc tính âm thanh của các thiết bị đi kèm như: đầu đọc, loa, dây dẫn, phòng nghe… Người sử dụng cần kiểm nghiệm trên thực tế mới có thể kết luận loại đèn nào là tối ưu với hệ thống sẵn có của mình.
    Sau đây là vài kinh nghiệm trong cách quan sát, phân biệt một số loại đèn 12AU7 quý hiếm có thể tìm thấy trên thị trường hiện nay.

    Đèn 12AU7 Telefunken:
    12AU7 Telefuken có các đời ký hiệu là 12AU7, ECC82, 12AU7WA hoặc ECC802S. Trong đó, ECC802 là loại đặc biệt quý hiếm (S = special). Sản phẩm này có những đặc điểm sau:
    • Trên thân đèn, lô-gô của hãng thường in bằng sơn trắng, rất dễ bay nếu cầm tay miết mạnh vào đèn. Vì thế, một số đèn Telefunken phải in loại lô-gô trên thân bóng.
    • Đèn Telefunken có lô-gô hình vuông, dập nổi trên phần thủy tinh ở đáy đèn, nên không thể làm giả. Vì thế, tất cả các bóng in mác Telefunken mà không có dấu hình vuông dưới đáy đều là giả mạo. Những audiophile mê đèn thường gọi hình lô-gô nổi của Telefunken là “Diamond” (Kim cương).
    • Tất cả các đèn 12AU7, ECC82 và ECC802S cảu Telefunken đều có phiến (anode) màu xám nhạt
    • Anode của 12AU7 Telefunken loại thường dài 17mm, ngoại trừ loại đặc biệt quý hiếm là ECC802S phiến dài 18mm và có kết cấu anode hơi khác thường.
    • Nhiều hãng đặt tên Telefunken làm đèn, nhưng lại đóng nhãn mác khác nhau như; Dynaco, Westinghouse, Siemens, Lorenz, Valvo… nhưng đèn vẫn có lô-gô nổi và chất âm tương đương với các đèn của Telefunken.
    Đèn Telefunken có độ bền và ổn định rất cao. Chất âm cân bằng và tuyệt vời ở tất cả các dải tần, không gian rộng và chi tiết, rất ít tạp âm. Thậm chí, nhiều người cho rằng Telefunken là một trong số những loại 12AU7 tốt nhất, hợp với nhiều loại nhạc như: cổ điển, jazz, vocal, hòa tấu… hay các dòng nhạc đòi hỏi tính chính xác cao và tự nhiên.
    Đèn 12AU7 của Telefunken có gái cao như: từ hơn 100USD/đôi loại thường đến 600-700USD/đôi đèn ECC802S NOS quý hiếm.

    12AU7 của Mullard (Anh Quốc):
    Là một trong những dòng đèn độc đáo, được dân chơi đánh giá rất cao. Để nhận biết đèn 12AU7 của Mullard, chúng ta có thể chú ý đến những điểm sau:
    • Đèn Mullard có 3 đời lô-gô, được in bằng sơn trắng hoặc vàng, đời thứ nhất là chữ Mullard to và đậm. đời thứ hai có hình cái khiên (Shield lô-gô) và chữ Mullard nằm giữa (được chuộng nhất) và đời mới có lô-gô hình mặt con mèo.
    • Anode của Mullard luôn có gân nổi, màu xám hơi đậm hơn so với đèn Tây Đức.
    • Quan sát phần tráng thủy ngân trên đầu đèn có ánh nâu đỏ, đạm màu và có vẻ thâm không đều, khác hẳn màu trắng toát như đèn cảu các hãng khác.
    • Trên đầu (nơi rút khí) có hai gân nổi hình mờ đối diện nhau (theo vết khuôn thủy tinh khi thổi bóng).
    • Mã sản xuất (Date Code) được in bằng chữ axit nhỏ gần đáy bóng. Chữ này chìm vào thủy tinh, không xóa được và không bị mờ theo thời gian. Tra bảng mã sẽ biết được năm sản xuất và địa chỉ tại Anh Quốc. Hiện nay, bóng Mullard chế tạo tại nhà máy ở Blackbum (hiệu Mullard BVA) được ưa chuộng nhất.
    • Bóng Mullard sản xuất cho quân sự không in lô-gô Mullard và được ký hiệu là CV491 hoặc CV4003.
    • Nhiều hãng đã đặt hàng Mullard như: Fisher, Daytrom, Heath, Philips, Tungsram, Amperex, Brimar, Valvo, IEC, RCA, GE… nhưng chất âm không thay đổi.
    • Bóng Mullard có rất nhiều hàng nhái là bóng Matsushita của Nhật Bản in lại. Nếu nhìn qua thì khá giống nhau, nhưng quan sát kỹ các dầu hiệu nói trên thì chúng ta có thể dễ dàng phân biệt.
    • Gần đây có loại bóng đời mới do một vài hãng của Nga mua lại thương hiệu Mullard để sản xuất và in tên Mullard. Bóng đời moái này có chất lượng như các bóng đời mới khác của Nga.

    Đầu đèn 12AU7 của Mullard rất bền, chất âm tinh tế, giàu chi tiết và nhanh, tươi sáng, rõ nét. Loại đèn này rất thích hợp khi nghe nhạc cổ điển để tái hiện độ động cao, đồng thời thích hợp với các loại nhạc có tiết tấu nhanh, những bộ loa thiếu dải trung và dải cũng có thể được bổ khuyết bởi đèn Mullard. Một số người cho rằng trung âm cảu Mullard là tuyệt vời nhất. tiếng bass giàu chi tiết(đặc biệt là dòng phiến dài 17mm có hút khí vuông).
    Đèn Mullard có giá từ trên 100USD đến 400USD/đôi.

    Đèn 12AU7 Siemens và Siemens-Halske:
    Đèn Siemens có khá nhiều đời, phân biệt bởi kết cấu anode ngắn (14mm) hoặc dài (17mm). Loại thường hoặc loại đặc biệt có 3 mica (triple mica) . Cách nhận biết đèn Siemens-Halske thường qua các đặc điểm sau:
    • Lô-gô và chữ in bằng mực trắng (original) trên bóng rát dễ mờ.
    • Phiến nhấn hoặc trơn chỉ có màu xám nhạt như màu phiến của Telefunken.
    • Dòng phiến trơn trông rất giống Telefunken (Smooth Plate), nên hay bị giả làm bóng Telefunken.
    • Dòng phiến ngấn trông rất giống với Mullard nên hay bị giả thành bóng Mullard.
    • Trên đầu đèn có 4 khía nổi khá rõ (theo vết khuôn thủy tinh khi thổi bóng).
    • Mã sản xuất được in bằng chũ axit nhỏ gần đáy bóng. Chữ này không xóa được và không bị mờ theo thời gian. Tra bảng mã sẽ biết được năm sản xuất và sản xuất tại Đức. đèn sản xuất tại nhà máy Munich được ưa chuộng nhất.
    • Đèn Siemens cũng được làm cho nhiều nhãn mác khác nhau như: Valvo, Philips SQ, Lorenz, Mazda, Westinghouse… nhưng chất lượng khoong thay đổi.
    12AU7 của Siemens nổi tiếng về độ bền, kết cấu cơ khí khá tốt; tiếng bass đẹp, phần trung cao tốt; treble nhẹ nhàng và mềm mại. Vì thế, nó rất thích hợp với các dòng nhạc như: hào tấu, violin, guitar, giọng ca nữ, cổ điển… Đèn Siemens có giá từ hơn 100USD đến 400USD (tùy loại).

    Đèn 12AU7 Amperex – Bugle Boy (Hà – Lan):
    Đèn Bugle Boy nổi bật với lô-gô hình bóng đèn đang thổi kèn trong trompet rất ngộ nghĩnh, đồng thời là loại đèn quý được nhiều người sưu tầm. Bugle Boy có anode dài 17mm và anode ngắn 14mm. Cả hai đời phiến đều nổi gân.
    Chúng ta có thể nhận biết đèn Bugle Boy qua một số đặc điểm sau:
    • Lô-gô và chữ in bằng mực trắng (original) trên bóng rất dễ mờ.
    • Lô-gô có hình bóng đèn đang thổi kèn chỉ có đèn sản xuất tại Hà Lan.
    • Phiến ngấn có màu xám đậm hơn màu phiến của Mullard.
    • Trên đầu có 4 khía nổi (theo vết khuôn thủy tinh khi thổi bóng).
    • Mã sản xuất được in bằng chữ axit nhỏ gần đáy bóng. Chữ này không xóa được và không bị mờ theo thời gian. Tra bảng mã sẽ biết được nơi sản xuất và năm sản xuất.
    • Có nhiều nhãn mác khác nhau như: Philips MiniWatt, HP, Mullard, Brimar, Valvo… nhưng chất lượng tương đương Bugle Boy chính hiệu.

    Đèn Bugle Boy có độ bền khá cao, trung âm rất rộng. trung trầm ướt át, lả lướt. không gian rộng mở. chất tiếng giàu nhạc tính và có màu âm khá giống Telefunken. Loại đèn này thích hợp với các dòng nhạc vazz, vocal, cổ điển…
    Hiện nay, đèn Bugle Boy ngày càng hiếm và giá khá cao, trong đó đèn NOS có gái 400USD/ đôi.

    Bên cạnh những loại đèn 12AU7 thuộc dạng qúy hiếm nói trên, có nhiều dòng đèn rẻ hơn nhưng độ bền và chất lượng âm thanh cũng khá tốt. Đó là các loại đèn của Mỹ sản xuất. Do được sử dụng trong các thiết bị, khí tài quân sự, nên hệ số an toàn rất được coi trọng. Các loại đèn sau đây hoàn toàn phù hợp với các thiết bị âm thanh Hi-fi, Hi-end thông thường mà giá cả lại phải chăng hơn các loại đèn của NOS của châu Âu.

    Đèn 12AU7 của RCA (Mỹ):
    Khá phong phú về chủng loại, trong đó phải kể đến RCA 5814 phiến đèn và 12AU7 phiến xanh trắng đầu (Clear Top). Đèn RCA được dân chơi đánh giá cao về độ bền và chất lượng âm thanh. Đèn 12AU7/5814A phiến đen của RCA có âm thanh ấm áp và giàu chi tiết, âm bass chắc khỏe mạnh mẽ, có độ bền cao. Trong khi đó, đèn 12AU7 phiến xám trăng đầu lịa cho âm thanh dịu dàng, trầm ấm hơn.

    Đèn 12AU7 của Tung-Sol (Mỹ):
    Đèn 12AU7, 6189 của Tung-Sol có phiến anode màu đen bóng hoặc xám đậm dài 17mm, hẹp bản hơn RCA. Đây là một trong những loại đèn khá hay của Mỹ. Chất âm ấm áp, trung âm tốt. Loại phiến đen có tiếng trầm hay hơn phiến xám.

    Đèn 12AU7 của Sylvania:
    Loại đèn này có nhiều ký hiệu như: 12AU7, 5814A, 6189… được sản xuất trong thập niên 50-60 của thế kỷ XX. Loại đèn này khá phor biến và dễ tìm, âm thanh khá cân bằng, trung âm giàu chi tiết, giá khá hợp lý để thay thế cho các thiết bị Hi-fi phổ thông. Đặc biệt, đèn Sylvania đời phiến xám ngắn có 3 lớp mica có độ vững cơ học cao, ít hiện tượng microphonic thích hopwj dùng trong các tầng tín hiệu nhỏ, có ít tạp âm. Hiện nay, các loại đèn của Mỹ dễ tìm và có giá khoảng 10USD đến 100USD.

    (nguồn: hifivietnam.vn)
     
  21. TienDung75

    TienDung75 Advanced Member

    Joined:
    1/7/12
    Messages:
    217
    Likes Received:
    0
    Bài của bác rất hữu ích nhưng để mua đc bóng mới là 1 v/đ :mrgreen:
     
  22. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Mua bóng thì dễ vì có tiền là sẽ mua được nhưng hữu ích thì rất ít :oops: Tại sao ?

    Bài rì-viu chỉ hữu ích nếu và chỉ nếu: cả dàn nghe chỉ ĐƠN ĐỘC 1 BÓNG 12AU7 !!! Và điều này chưa bao giờ xảy ra !
    Và bài rì-viu trên được thực hiện bởi 1 dàn thẩm âm và không gian nghe nhất định ... Nếu chúng ta không có 1 dàn nghe và không gian nghe y hệt như vậy cũng như có lỗ tai và phân tích thính giác cũng như sở thích như tác giả của bài rì-viu thì kể như là ....

    Về mặt kỹ thuật:
    - Trước bóng 12AU7 là mạch trước nó có thể là ngõ ra nguồn âm hoặc 1 mạch tiền khuếch đại khác ví dụ như mạch rề phô-nô
    - Sau bóng 12AU7 có thể là 1 mạch lái hoặc 1 tần/bóng công suất. VÀ sau đó là cái biến thế xuất âm.
    - Sau nữa là chính cái loa
    - Sau nữa là không gian nghe
    - Và cuối cùng là cái tai và cái này phụ thuộc vào tâm lý, sở thích, khả năng phân tích ....

    ---> Những cái sau và trước cái bóng 12AU7 là những nguyên nhân có thể tạo ra sự thay đổi với cấp số nhiều lần so với bản thân cái bóng 12AU7. Đây là chưa kể trong mạch nếu có 1 số cấu hình thay đổi, giảm méo, ... tín hiệu âm thanh thì sự khác nhau về cái gọi là chất âm của mỗi bóng đèn sẽ được giảm thiểu hoặc không còn . Thực tế nhiều mạch điện hay thiết bị có sẵn khi dùng bóng rẻ tiền lại cho cái gọi là "chất âm" cho người nghe nào đó thấy "hay" hoặc nhạc tính hơn là khi gắn bóng đắt tiền vào ... Còn với những người DIY hoặc người làm kỹ thuật thì nếu bóng 12AU7 loại tốt (tối thiểu là tốt về kỹ thuật) mà quá đắt thì đổi qua dùng bóng khác tương tự về đặc tuyến để có thể thay thế mà không thay đổi mạch thì có khi còn tốt hơn mà lại còn gẻ hơn ...

    Cá nhân em chỉ trả tiền cho 1 bóng rề kiểu như 12AU7 không nên quá 30 Ô-bá-mà cho 1 bóng. Cao hơn thế thì không còn đáng ... Tuy nhiên em sẽ sẵn sàng trả tiền cho 1 bóng rề nào đó trên đời lên đến giá 200 Ô-bá-mà cho 1 bóng nếu bóng đó trên đời chỉ có 1 hãng sx và có đẹc tiếng về kỹ thuật (lẫn nghệ thuật) đặc biệt và ưu việt hơn và không thể thay thế tương đương bằng các bóng rẻ tiền hơn khác trên đời .... Trong khi họ 12AU7 và ngay cả đặc biệt trong họ này là Tè-le-phun-ken ECC802S thì có quá nhiều bóng gẻ tiền hơn có đặc tính kỹ thuật (lẫn nghệ thuật) ưu việt hơn để thay thế tương đương ... Nếu chỉ vì yếu tố cần độ bền của Tè-le ECC802S (yếu tố này xem ra chả ai chú ý vì có nhiều thiết bị dùng đèn có cách đây cả nửa thế kỷ không dùng ECC802S mà đến giờ này vẫn hoạt động với bóng nguyên bản) thì đời này có nhiều linh kiện thay thế còn bền hơn ví dụ như bóng ... bán dẫn !!!! :lol:
     

    Attached Files:

  23. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    ngày xưa em có cái pre và ampli đèn Audio Research- hãng dùng hồi tiếp rất sâu và chơi nguồn dòng bán dẫn vì thế cắm bóng mắc và rẻ vào nghe... không thấy khác biệt gì nhiều :lol:

    ý cụ là thiết kế mạch quan trọng hơn bóng ? cho em ví dụ mạch cụ thể đê :D
     
  24. TienDung75

    TienDung75 Advanced Member

    Joined:
    1/7/12
    Messages:
    217
    Likes Received:
    0
    Đúng là con đường đau khổ...........................
     
  25. hoangoclan

    hoangoclan Advanced Members

    Joined:
    28/1/09
    Messages:
    351
    Likes Received:
    3
    Em theo quan điểm của bác Công, tiện thể nhờ bác mách giúp em địa chỉ shop có thể mua được mấy em Giây - Giây này nhé, thanks before :D
     

Share This Page

Loading...