Vì sao những đề mục về nhạc cổ điển dễ lụi tàn? Các bạn nghĩ sao? mình thấy mấy tháng nay bác Cellist ( vẫn được anh em kháo truyền là cây cao bóng cả của phố ) không ló mặt vô phố, nguoingoaihanhtinh thì đau tay phong trào âm nhạc cổ điển tự nhiên vắng tanh như cái chùa bà Đanh (chùa này tôi có đi rồi, không vắng lắm). Chỉ vài người đi mà nhà đã vắng, chứng tỏ âm nhạc cổ điển vẫn không có mấy người quan tâm, giống như ở ngoài đời vậy. Nhiều người nhận xét rằng, càng nghe các ‘con ma’ nhạc cổ điển nói chuyện thì càng cảm thấy nhạc cổ điển là ‘khó nghe’, còn nghe các giáo sư âm nhạc giảng giải thì lại thấy là mình không thể hiểu nổi nhạc cổ điển. Điều này quả là đúng. Mà không những đúng trong âm nhạc cổ điển, nó đúng trong hội họa, điêu khắc, vũ đạo… trong tất cả các ngành nghệ thuật, cổ điển cũng như hiện đại, ‘bác học’ cũng như đại chúng. Ea Sola biểu diễn nghệ thuật múa đương đại ở VN, quần chúng có thể lĩnh hội? không ai dám nói chắc, nhưng nhìn nét mặt khán giả thấy gợn lên một nỗi băn khoăn: Cái này có phải nghệ thuật không? Báo chí, các giáo sư, trí thức ca tụng, chắc là nghệ thuật rồi, nhưng sao lạ lùng, chẳng hiểu gì cả, nói ra thì có bị cười không? Bọn họa sĩ, chúng nó vẽ vời cái gì thế nhỉ? Ai cũng nói là đẹp mà không ai nói đẹp ở chỗ nào. Hỏi chính họa sĩ thì anh ta chỉ nhún vai. Ngay cả một vài bài hát xem ra có vẻ ‘bình dân’, dễ hiểu, nghe đang khoái thì đùng một cái người ta moi móc ra cái này là đồ ăn cắp, bị lừa phỉnh lâu nay mà không biết, xấu hổ. Đi xem ‘nghệ thuật sắp đặt’, thấy người ta bày ra một lô chai lọ, chả biết nghệ thuật ở chỗ nào, nhìn quanh thấy hình như ai cũng như mình, gật gật gù gù ra vẻ hiểu biết mà biết có hiểu gì không? Thôi lỉnh đi, lỡ có đứa nó cắc cớ hỏi: có hay hay không thì biết nói làm sao? Nói là không hay, lỡ nó hay thật thì làm sao? Nó không hay sao chả ai chê gì? Nói nó hay lỡ người ta lại hỏi hay chỗ nào thì lại ú ớ !! Mà cái gương rành rành ra đó, một nhạc sĩ hằng chục năm nay báo chí, dư luận ca lên đến mây rồi bỗng một chiều quật xuống bùn đen, thế mới ngả ngửa ra. Biết tin vào ai? Ai chỉ cho tôi thấy đâu là chân đâu là giả? Ôi thôi thôi, xin kính nhi viễn chi, cái thế giới nghệ thuật sao mà khó thế, im đi là hơn, khỏi muối mặt. Thật đáng buồn, bao nhiêu người tâm huyết với nghề sau một thời gian mỏi tay dài cổ viết bài nay bỗng đi đâu vắng cả rối???????????
Ở VN nói chung cũng như ở diễn dàn mình thật ra chưa có nhiều người thích nghe nhạc cổ điển. --> rất cần những người có tâm huyết phát động phong trào. Hy vọng bạn và các bác Cellist, Apomethe tích cực tham gia thì dần dẫn sẽ có nhiều người hưởng ứng hơn. Thật ra bàn về nhạc cổ điển rất khó vì mỗi người cảm nhận nó theo một cách khác nhau. Mình thấy những người sành nghe cũng rất hay bất đồng về quan điểm. Thảo luận về điện tử và DIY có vẻ như là dễ hơn thì phải??? Tốt nhất là các bác bắt đầu từ những cái đơn giản thôi chứ đừng ra đề khó quá Chưa nên đi quá sâu mà chỉ cần đưa vài ý tưởng để người nghe nắm bắt vài giai điệu hay của bản nhạc cổ điển là tốt rồi. Thân
Có ông vào phòng hòa nhạc trể, hỏi người bên cạnh là trên sân khấu đang chơi bản gì. - Bản Công xéc tô số 5... Ông này lẩm bẩm: - Đi muộn một tí mà chúng nó đã chơi được 4 bản rồi :lol:
Re: Vì sao những đề mục nhạc cổ điển dễ tà Tiếp chiêu của kẻ ngoại đạo ha ! Nhạc cổ điển " khó nghe" vì đòi hỏi hơi bị nhiều. Người nghe phải có kiến thức nhất định, lòng đam mê và thời gian,không gian ... Chúng ta ( xã hội ) đã làm những gì để chuẩn bị kiến thức cho thính giả tiếp thu cái vụ văn hóa phương tây này ? chả có gì . Việc có nhiều người quan tâm hay không thì không quan trọng, mà việc ta làm cho mọi người phải quan tâm mới thiết thực. Hy vọng là bạn Uotmi-01 không cảm thấy lạc lõng sau một thời gian .... bám trụ. Thật ra "con ma" nhạc nào cũng vậy cả , bạn thử tưởng tượng ca trù, hát ả đào, hò, hát xẩm, hát bội, .... có đi vào đại chúng không ? có bác học không ? Chắc là chúng ta chưa thực sự nhận ra thôi Khi em vẽ cũng vậy, có người ghé qua và nói : chả hiểu mày vẽ cái gì ? Khi vẽ bậy bạ, gần thực tế hơn thì họ nói " cũng đẹp ha" ( mặc dù mình thấy chả ra cái gì ) Ngay cả cá lời bình về tranh cũng chỉ là trí tưởng tượng của ...giới phê bình, hỏi họa sĩ thì đúng là chỉ ...cười, tôi vẽ cái tôi vẽ . Và đáng buồn hơn nếu lại thêm 1 người nữa sắp sửa ... đi trên lối ấy :cry: :cry:
Nhạc cổ điển khó nghe .Không chỉ riêng ở Việt Nam ta mà ở các nước nền móng của văn hóa cũ cũng thế. Hình như cái quan niệm nhạc cổ điển chỉ dành cho một giới nào đó... Càng đi sâu vào cái thế giới audio thì mới thấy nghe nhạc cổ điển nó cũng đòi hỏi nhiều hơn, cao hơn.Máy móc lèng xèng thì nghe nó chửi vào tai ấy.Máy phải tốt, loa phải tốt thì nghe mới thích. Nhưng cái khó của nhạc cổ điển cũng không nằm về cái phần nghe , nhưng mà ở cái phần hiểu. Nhạc sĩ muốn gì khi viết bài nhạc ? Hay tâm tình gì nhạc sĩ muốn gửi theo dòng nhạc? Ta nghe và có cảm nhận được không ? Thí dụ như ta nghe câu hát : Xuân đã về trên bãi cỏ non... thì dễ cảm nhận hơn khi nghe bài Mùa Xuân của Vivaldi với tiếng vỹ cầm réo rắt. Thú thật: cái dĩa 4 Mùa của Vivaldi là cái dĩa đầu tiên về nhạc cổ điển tôi đã mua, cố gắng nghe không biết bao nhiêu lần nhưng cũng chưa cãm nhận được... :cry:
Em thì đang tìm bài "Phiên chợ Ba Tư", nhưng mãi chưa gặp??? :roll: Ôi, nhớ lắm thay tiếng chuông, tiếng gõ lóc cóc leng keng khi nhịp bước vào chợ :mrgreen:
Các bác có thể thử xem đĩa DVD Fantasia 2000 xem có thấy dễ hiểu không. Trong đĩa này có: Ludwig van Beethoven (from "Symphony No. 5 in c minor, Op. 67") Ottorino Respighi (from "Pines of Rome"); George Gershwin (from "Rhapsody in Blue"); Dmitri Shostakovich (from "Piano Concerto No. 2"); Paul Dukas (from "L'apprenti sorcier"); Edward Elgar (from "Pomp and Circumstance March No. 1"); Camille Saint-Saëns (from "The Carnival of the Animals"); Igor Stravinsky (from "The Firebird");
Chính xác là phim hoạt hình có rất nhiều đoạn nhạc cực hay. Ngay cả "Hãy đợi đấy" của Liên Xô cũ, em mua đĩa VCD về cho con gái, hôm đó vô tình đấu vào ampli đèn và đôi 10M chơi thôi, nhưng cũng phải giật mình vì giai điệu hay quá, chỉ có điều hơi ngắn thôi. Âm thanh rất tự nhiên, tươi tắn. Thử xem phim hoạt hình mà không có âm nhạc xem, chán ngắt. Còn phim của Walt Disney thì em thấy những bản Jazz, hoặc Blue hay hết biết luôn, những cảnh đuổi nhau cũng là những tiếng đàn và trống rất bay mà không cần gò bó vào khuôn khổ nào. Còn về nhạc cổ điển, nếu có phòng rộng 50m2, tiêu âm đầy đủ, hai cặp loa có đủ 3 giải, Ampli công suất đủ lớn và trong vắt, một cái đầu CD+DAC của Wadia, một cái ghế sofa thì cảm nhận nhạc cổ điển sẽ dễ hơn rất rất nhiều. Nói đúng hơn là nghe giao hưởng.Khi đó khung cảnh, thời gian và không gian sẽ dừng lại im phăng phắc, chỉ còn âm thanh của cây đàn violon nhẹ nhàng vút lên, một dàn đồng ca của cello rù rì bên dưới, tiếng piano trầm mặc bỗng trở nên cao vút, rồi cả dàn violon cùng hòa ca, bỗng nhiên có tiếng trống định tâm dội đánh bùng một phát, ặc ặc, không thấy tim mình đập dồn dập không lấy tiền, không thấy người mình nổi gai ốc không lấy tiền. Còn tại sao anh em lại thích nghe trio hoặc Quartette vì không gian hẹp, trường âm gần nên cảm nhận được loại đó thôi. Thử hình dung một bản hợp xướng với 50 cây violon, 10 cây cello, một dàn trống, ba cây piano với 3 giọng khác nhau mà nghe trong không gian 5-7m2 thì làm sao đủ để cảm được? Nên em xin phép vội kết luận thế này, để nghe được giao hưởng đó là bộ giàn cuối cùng của em, là tất cả những gì tinh túy nhất được đúc kết lại để làm ra nó. Vì bản thân nhạc cổ điển nói chugn và nhạc giao hưởng nói riêng là tinh túy nhất của mọi thể loại nhạc. Nó giống như là định nghĩ của mọi loại định nghĩa, nó khó hiểu nhưng khi nắm bắt được nó thì ta có thể nắm bắt đươc tất cả các thể loại khác, từ rap-dance, techno cho đến Blue, Jazz, Alternative Jazz, từ Thash Metal, Nu-metal đến pop, Soul... Từ nãy đến giờ có gì sai không các bác nhỉ?
---- Dị bản : Ở Hà Thành vợ chồng anh nọ hứng chí rủ nhau đi xem nhạc giao hưởng hợp xướng ở nhà hát lớn (chắc là vì vừa close bid). Anh Chồng thì rất máu me, đam mê âm nhạc nên đến giờ đi sốt ruột lắm rồi, Chị vợ thì lại khác chị ta thỏ thẻ bảo anh chồng thế này : Người ta hơn mình cái giàu sang mình phải hơn người ta cái đoàng hoàng anh ạ ! anh cứ chờ em ...hoá trang xong rùi đi, chả mấy khi em đi xem hát. Khi đến nơi hơi muộn MC thông báo ban nhạc trình tấu bản tiếp theo là Simphony Number five... tổ khúc chiến thắng gì gì đó, Anh chồng có biết ngoại ngữ nghe loáng thoáng lại hơi bực mình bèn quay sang bảo chị vợ: Son mấy cả phấn mất mẹ nó 4 bản nhạc của người ta rồi ....
Re: Vì sao những đề mục nhạc cổ điển dễ tà Không phải vậy đâu Bác mọi người có thể là bận thôi nên không thu xếp được thời gian chứ còn nhạc cổ điển tuy kén người nghe và số lượng nhưng ai đã thích và thấy nó hay,hiểu nó là cội nguồn của âm nhạc cũng như là đỉnh cao nhất,kinh điển nhất,chuẩn mực nhất thì sẽ không bao giờ rời xa đâu.Như em đây nghe được rất nhiều thể loại nhạc,cái gì cũng thấy có cái hay trong đó nhưng vẫn dành nhiều nhất cho nhạc cổ điển vì sân khấu âm nhạc của thể loại này nghe thấy rộng nhất và thật nhất,gần như không cần phải can thiệp kĩ thuật mix... mà tự thân cách bố trí sắp xếp các nhạc công trong dàn nhạc đã tạo ra cái không gian mênh mang đó.Em nghĩ rồi sẽ ngày càng nhiều người nghe thôi.
Em rất thích dòng nhạc cổ điển và giao hưởng, đặc biệt là bài "Sô nát ánh trăng" Em xin kính chào các bác, các anh!
Kính chào các anh, các bác! Dạ thưa em nói về bài Serenade (không biết là serenade/serenate nhỉ? ) bé Coaxlialess
Vâng, Bài như thế này đây: là la là lá, la là la là lá, lá la, lá lá la là la la là, lá lá la là la... ... Các bác có nghe được em xướng âm không ạ? Có phải bài này không "bé" Coaxialess??? :roll: :lol:
=> Thật ra là nhạc cổ điển dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một giới nào đó như bạn nghĩ. Những giai điệu nhạc cổ điển bạn có thể bắt gặp ở tất cả mọi nơi: bến tàu, trên xe, đài phát thanh, tivi... Chỉ có điều là bạn không biết đó là nhạc cổ điển. Nhạc cổ điển có rất nhiều bài đỉnh cao, nổi tiếng và phổ biến hơn cả nhạc Pop, những giai điệu của nó văng vẳng khắp nơi => đến nỗi nhiều người không biết đó là cổ điển => Nhưng cần gì phải biết nó là cái gì nhỉ? Cứ thấy hay thì nghe thôi. => Theo suy nghĩ cá nhân tôi, máy móc chưa hẳn là yếu tố quyết định trong việc nghe nhạc cổ điển. Tôi biết có nhiều giảng viên nhạc viện, vẫn nghe nhạc cổ điển qua radio mà họ vẫn nhận xét được dàn nhạc hay nhạc công chơi hay dở thế nào?Chỗ này bị vấp, chỗ kia nhấn nhá chưa đủ, ngón lướt piano chưa điêu luyện... => Cảm nhận thì tùy thôi. Giai điệu có thể mô tả thực tại, mô tả tưởng tượng. Nhưng có khi giai điệu thuần túy chỉ là gia điệu. Tôi ví dụ: Có một lần bạn chèo thuyền trên hồ sen với người yêu. Xa xa văng vẳng câu hát "quên đặt tên cho một chuyện tình". Giai điệu "quên đặt tên cho một chuyện tình"chỉ thuần túy là giai điệu "quên đặt tên cho một chuyện tình". Nhưng sau đó mỗi khi bạn nghe giai điệu "quên đặt tên cho một chuyện tình" là tự nhiên bạn tưởng tượng đang ngồi cạnh người đẹp trên một chiếc thuyền, giữa một hồ sen mênh mông... À, còn về cái đĩa 4 mùa của Vivaldi, cá nhân tôi thấy chẳng có gì là hay ho cả. Dòng nhạc new ages đặc tả 4 mùa sinh động hơn nhiều
=> Buổi chiều, nhất là khi hoàng hôn xuống, mà lại là hoàng hôn của những ngày giao mùa. Từ xuân qua hạ với cơn mưa đầu mùa vào buổi chiều tà, khiến lòng ta nao nao. Từ hạ qua thu, khi bắt đầu lác đác lá vàng rơi. Từ thu sang đông, khi cơn nắng tàn chiều đuối sức trước gió lạnh đông về... Những thời khắc lãng mạn như thế thì nhạc sĩ nào chẳng muốn phóng tác một khúc ban chiều => thế là có rất nhiều bản serenade ra đời
Ah bài này mình có biết đấy . Một bản lieder của Schubert. Bản này Dietrich Fischer-Dieskau hát rất hay. Có mấy bản Serenade cho đàn dây của Mozart cũng nổi tiếng lắm.
Kính chào các bác! Kính phục bác Libra! Chỉ với 3 note là, lá, la mà bác đoán được cả bài hát! Em xin đoán bài này trong vòng ... 2 note :lol: (nói vui) Kinh phục, bái phục! :mrgreen:
Hi, em lại nhớ thành thế này: là la, la la lá, la lá lá la la la là là lá lá la la la là là là la la lá la lá la là, lá la là không biết có đúng không nhỉ? ;-)