Các bác hình như có sự nhầm lẫn theo thói quen sử dụng: Băng 1 nc nói đầy đủ là băng " thu 1 lần duy nhất và nghe 1 hoặc vài lần " của các cơ sở thu băng, họ thu để bán hoặc băng của phòng thu chuyên nghiệp, họ thu chường trình và sử dụng để phát vài lần rồi bỏ lưu trữ. Băng này chất lượng hầu như khg thay đổi, một số bác nhập về Việt Nam dòng băng Maxell C100,C120,C150 mà BBC thu các bản tin phỏng vấn, hết độ hot là là dùng nữa, tôi đã đc thu thử băng này, rất tốt. Hầu hết người Nhật hay nghe kênh FM và chất lượng phát thanh kênh FM này tại Nhật rất cao. Các bác có thể thấy cassette deck luôn có kếnh MPX để gạt bỏ nhiễu kênh FM khi thu trên dạng này. Các băng của các Đài phát thanh địa phương của Nhật này rất chất lượng rất cao. Nhừng dòng băng đó thực sự là " một nc ". AE nhập về kinh doanh để chạy hàng cũng nói vậy nhưng ai chứng minh cho nó là 1 nc thu hàng chục lần đọc rồi, chất lượng thực sự phải qua chọn. SONY HF vỏ đỏ ớt mới tinh tôi nhờ 1 bác trên này Shipping về VN ít nhất gần 45K đến 50K/ 1 cuốn, và hiện nay cũng không sẵn đâu. Anh em chơi băng cũ chấp nhận chơi là phải trả giá dưới hình thức này hoặc hình thức kia: Mua rẻ hầm bà làng rồi chọn ra băng tốt hoặc gặp người đã mua đc lô, đã chọn ra các băng Type II, IV hàng hiệu đã bán đi gía cao, còn lại để AE đến sau mua nhỏ lẻ các băng đã đc người trc bỏ lại. Các dòng băng SONY HF chữ Nhật trên thân băng, vỏ băng hơi đục cũng là băng chất lượng rất cao. Các dòng Maxell Oval type II hoặc nhìn gần giống loại Oval cũng là dòng băng nên chơi giá hơi cao một chút. Nói tóm lại các bác mua hầm bà làng rồi chọn, bỏ đi các cuốn xấu hay chọn ngay từ đầu các nhãn, serie biết chắc là hay rồi, cuối cùng chúng gần như nhau về độ tốn thôi. Về nhạc Pre 75, cảm nhận nó là gu từng cá nhân, bác có thể xem xét AIWA AD-7500 mà thử, tôi có vài con nghe rất tốt. Còn về thu nhạc 75, bác lưu ý hộ dòng nhạc này đúng và đủ tiếng Guitar bass nhịp thường rất rõ ràng, Cingbal đồng nghe sống động, kèn nghe gai gai. Còm âm thanh mà nghèo bass, toàn giọng trung hoặc sáng nên xem lại nguồn thu và nguồn máy thu.
Mình ở xa bạn quá..... Nếu ở gần khéo cũng đến phiền bạn thu giúp một vài cuốn băng cassette để thỉnh thoảng nghe cho nó thấy độ mùi mẫm của cassette... Chúc bạn có nhiều đam mê....
Bác mua vài cuốn băng trắng thu hộ em vài cuốn nhạc pre 75 giúp em, để em về nghe thử ạ, bao nhiêu em chuyển trả bác, em ở Đà Nẵng k ghé bác được, tks all. Xin chi tiết cấu hình ghi băng cassette của Bác ạ.
Có cách nào để e đăng clip tape em thâu lên các bác nghe thử ạ. Đăng mà toàn báo longer mà em đã cắt còn 20-30s cũng bị ạ???
Em đang tính thâu để bán đó bác, mà chưa tìm được nguồn băng trắng giá OK, bác nào biết chỉ chổ bán băng trắng mới giúp em ạ, tks all
Tôi đã mua băng bao giờ đâu mà đắt/rẻ. Phải mua+dùng mới biết. Nhưng băng thu xong 1 bài lại phải lau đầu từ cách rách quá nhỉ
Bác ạ, tôi góp ý thực, bác đưng tự ái: Nghe qua mạng và bác thu bằng điện thoại khó phân biệt lắm do chất lượng qua số hóa lại nghe qua mang nên hầu hết nghe na ná như nhau. Hơn nữa nguồn thu của bác là từ LP, R2R gốc, LD, CD, Lossless . . . nguyên nhân như đã nói, AE khó mà cảm nhận hết đc mất công bác ra. Hơn nữa khi thu bác xử lý tín hiệu như thế nào từ nguồn tín hiệu, dây Audio ( dây bạc ), Pre amplifier ... Còn nếu bác chỉ xử lý bằng các công cụ trên deck đã làm sẵn như Cabli LEVEL, BIAS, EQ như đã có trên SONY TC-777ES, SONY TC-555ESL, TEAC V7000, V9000 ... thì anh em nào cũng làm đc sau khi đọc Introduction Manual. Quan trọng nhất là khâu nguồn tín hiệu và xử lý tín hiệu đó bác. Người chơi, chơi sâu rồi, người ta Cabli xong, toàn bộ phần xử lý thu phía trc của Deck, người ta tạm cách ly và dùng Pre chất lượng cao đưa tắt qua đến gần sát từ thu, chỉ tận dụng chức năng phối hợp trở kháng đầu từ thu để đưa tín hiệu vào băng. Đánh giá chất lượng sau thu cũng khg chỉ đánh giá về mức thu ( khỏe yếu ) mà so sánh với độ thực của nguồn thu và tiếng mà nhạc cụ thể hiện ngoài đời. Có bác tự hào nói là kỹ thuật thu rất tốt vì tâm huyết, yêu nghề ( Bởi do thuộc lòng 3 chức năng Calib Level, Bias, EQ mà máy đã thiết kế sẵn, độ dài viết ra đâu bằng bài học thuộc lòng của các cháu lớp 5 ) và chất lượng thu như CD thì đấy là thành tích của hãng chế công cụ hỗ trợ thu phải khg bác? ( giả sử điều đó đúng như tưởng tượng vì tiếng CD khi AE chuyển về chơi tape đều công nhận lạnh bóc tách , đanh nếu giả sử thu như CD thì đâu còn chất tape âm áp ). Tất cả những điều này bác đưa lên mạng, trừ khi băng quá dở còn hầu hết đều na ná như nhau về cường độ tín hiệu do chuẩn Digital Audio trên mạng là như nhau. Nếu bác có nhiều chương trình gốc Analog hay, nguyên gốc, tôi tin có thể giúp đc bác gì đó về công cụ hỗ trợ ngoài như đã viết. Câu này theo tôi khg nên vì tôi tin là bác chưa mua nhiều loại băng cassette mà băng trắng rơi vào khoảng 300-400K/ cuộn. Còn băng « ít tiền » như bác nói tôi còn nhiều lắm, phải hơn 600, 700 cuốn và chất lượng cũng đôi khi phải khg dùng đc vài cuốn ở tốc độ 4,76cmps.
Ở trên có bác nói: Từ ngày chuyển sang nghe casset , chả cần loay hoay dây rợ (dây loa, dây tín hiệu) nữa
Đấy là quan điểm cá nhân, tôi cũng thể hiện quan điểm cá nhân nhưng giải thích thêm : tín hiệu cassette yếu hơn CD, LD, Lossless rất nhiều ( bác xem S/N của CD, còi nhất nếu dùng PCM56, S/N cũng đc -96dB, TDA1541 cũng phải -102dB, cassette dùng đủ loại Dolby may ra đc -68dB nhưng cassette vẫn có chỗ đứng cho nên tôi mới viết khg chỉ nhìn vào độ khỏe ) , dây NÊN chú trọng. Còn tôi đang nói về dây tín hiệu lúc thu để bảo toàn tín hiệu gốc. Đã sao lưu mà tín hiệu gốc suy giảm do dây 25-40K/ cặp ngoài chợ thì thấy trc mất mát rồi còn gì.
Em xin chia sẻ thêm để anh em không phải hiểu lầm vụ dây nhợ ạ, không khéo anh em tranh cãi. Sỡ dĩ em nói thế vì trước khi chuyển từ CD qua tape e đã có thời gian vật lộn với mớ dây nhợ rồi. Tất nhiên dàn dây của em hiện tại đều chuyên cho audio (for audio) chứ không phải cắm dây nào cũng được miễn là nó dẫn được điện. Và khi chuyển qua tape, cách chơi em cũng đổi, em nghe nhạc Việt nhiều hơn. Trước đây em mua dây về cắm vô dàn, có khi cả tháng chỉ nghe duy nhất 1 vài đĩa test, chỉ chú trọng đến âm hình, độ động, độ lăn tăn của treble... rồi sướng. Nói chung CD sướng 1 kiểu khác và tape thì sướng kiểu khác. Tóm lại cả 2 đều sướng ạ!
Với những ng mới chơi như tôi, có lẽ k cần tâm đến cụm từ "độ động" "âm hình" "sân khấu" .v.v.chỉ cần....sướng [emoji3]
Khg dám nói mạnh vì chưa thấy dây bác nói. Tôi toàn dây mạ bạc trong Rada trc đây làm dây dẫn tín hiệu.
Chơi CD cũng phải xử lý tín hiệu để sướng , để ra hết chất của các chương trình cổ cũ. Chứ dùng hoàn toàn mạch Nhật đã làm rồi thu thì chưa sướng hết tầm đc.
Em đang dùng CDT+DA cho phần CD, chất lượng đầu ra cũng tương đối. Còn phần nhạc lossless em đang dùng tạm Airport Express xuất tín hiệu quang học qua DA, chất lượng âm thanh nếu so cùng 1 album trên CD và sau khi chuyển qua số thì còn khoảng 7/10. Tuy nhiên vẫn chấp nhận được, cơ bản thâu sang tape nghe vẫn dầy dặn.
Nếu anh hiểu đúng, em dẫn sợi quang từ nguồn cần thu sang bộ giải mã có đường vào ( line In Optical ) là giải pháp đúng đắn về mặt kết nối tín hiệu số ( chưa nói về hay khg hay ), dùng Coxial tiếng suy giảm có thể nhận biết đc dù khg phải 100%. Anh nói trên phép thử Amply SANSUIS D607 đời có CD In quang và điện có thể chuyển bằng nút bấm trc mặt. Nên dùng quang trong kết nối Digital. Anh thì tôn trọng phần truyền dẫn Digital nội của CDP, khg kéo quang qua DAC, chọn mua CDP có DAC như PCM58, TDA1541 Phillip đời cổ, ngắt bỏ tất cả những gì Nhật làm ngay sau DAC, đưa qua Tube Pre Amply, đèn phải là đèn khg phổ biến, thông số đẹp vượt trội. Âm thanh có sự khác biết rất lớn so với âm thanh mạch cũ của Nhật.
Đúng ra là dùng coaxial tốt hơn anh, optical thường hạn chế băng thông. Trên tạp chí whathifi có đề cập vấn đề này. " And, in our experience, compared to optical, a coaxial connection does tend to sound better. That's because it has greater bandwidth available, meaning it can support a higher quality of audio up to 24-bit/192kHz. Optical is usually restricted to 96kHz." Link gốc https://www.whathifi.com/advice/coaxial-vs-optical-vs-hdmi-which-is-the-best-audio-connection-to-use
Lạ nhỉ, tất cả các nhà cung cấp Internet hiện đang tranh nhau quảng cáo đường quang đến tận khách hàng để tăng tốc độ, băng thông cho khách hàng mà tạp chí này lại viết vậy, để anh kiện cho chúng nó một mẻ nhé . Các ứng dụng mới 3G,4G,5G đều phải dùng quang để làm cơ sở truyền dẫn đó em ạ. Đây là 1 ý kiến của tác giả bài báo thôi: " theo kinh nghiệm của chúng tôi_ in our experience ", truyền dẫn bằng quang tốt hơn truyền dẫn cáp truyền thống là vấn đề đc thuôc về cơ bản trong kỹ thuật truyền dẫn rồi em, các đường truyền dẫn quốc tế đều dùng quang hết nên em hay nghe trên đài báo cụm từ " đứt tuyến quang internet quốc tế đi Hồng Kông hoặc đi nơi này nơi kia ... nên tốc độ truy nhập bị ảnh hưởng ... ". Yên tâm đi, anh là dân đc đào tạo về điện tử, chắc anh chưa kịp sai đâu .