Hoàn toàn đồng ý với bác hungdinh145. Em tin là số model receiver cổ nhiều hơn tuner. Hôm trước ra chợ giời thấy 1 em Pioneer QX-949 còn long lanh. Em này mặt mũi cũng đẹp. Hỏi giá thì kêu cũng cao mà bán rồi!!!
Bạn hungdinh145 và bạn capstan hiểu nhầm ý kiến của tôi rồi.Tôi không chú trọng đến kinh tế.Nếu vì kinh tế các bạn vẫn có nhiều chọn lựa.Tôi chỉ muốn nói, nếu bạn muốn nghe đài FM, bạn chỉ cần có thêm cái tuner vây thôi.Còn bạn yêu thích receiver bạn sưu tập thêm để chơi là tốt quá đi chứ?Tôi đâu dám lạm bàn chuyện bạn thực hiện ý thích của mình.
Nếu các bạn lựa chọn receiver ,bạn lưu ý phần tuner phải có FM muting, để phòng khi bị lạc đài không bi tiếng ồn, tiếng xì ,nguy hiễm cho mid, treble của căp loa. Thập niên 70 các receiver của Nhật có thiết kế về hình thức rất đẹp.Sansui dùng màu xanh lá(xanh lục),Pioneer màu xanh da tròi, Kenwood màu xanh dương và vàng cam.v.v...Nhất là các receiver 4 chanel, to đùng rất đep, chơi tốt với các loại loa của Nhật SX, còn với các loai loa khác Nhật tôi không có kinh nghiêm dùng thử để đánh giá.
Em cũng chỉ bàn góc kinh tế của nó thôi. Chơi receiver cũng thú như người khác chơi đầu tape, reel vậy. Bác Sah Trang chắc có thâm niên chơi nhỉ. Có kinh nghiệm gì chia sẻ thêm cho bọn em không?
Thưa các bạn.Tôi không có nhiều thâm niên trong chơi audio hi-end đâu.Nhưng hầu hết các loại ampli, loa, đầu tape reel hoặc casette có ở miền Nam trước năm 1975 tôi đều tò mò dùng thử qua cho biết.Nên tôi chỉ hiểu biết ít nhiều về các loại này còn các loại khác thì tôi mù chữ thật sự.Sau một thời gian dài vật lộn với chén cơm manh áo, đến nay thì đã già rồi, còn không bao lâu nữa nên đành gát kiếm, dọn lại phòng máy,lân la làm quen với các bạn trẽ để trở lại thú vui tao nhã một thời vậy thôi. Vê các loại máy thập niên 1970, theo tôi chỉ có những thiết bị audio cũ đem từ nước ngoài về thì may ra còn dùng đươc.Nếu các bạn sưu tập, tôi xin góp kinh nghiệm tổng quát như sau: -Về đầu tape cần xem xét kỹ: đầu từ, motor capstan, servo motor,couroir cáptan,bo mạch. -Về loa(đơn giản hơn rất nhiều) Quan trong nhất là xem các loa có bị rách màng giấy ko? màng nhún và loa bị câm ko quan trọng bằng vì có thể phục hồi nghe cũng 9/10, crosover còn tác dụng không? và thùng loa,mặt loa còn đẹp ko? -Về amplifier phần lớn là receiver thì phức tạp hơn, ampli Nhât thiết kế công suất đảo chiều nên sò công suất đều chạy song song từng cặp , stereo thì 4 con sò và 4 con driver cùng mã số, 4 chanel thì 8 con sò và 8 con driver cùng mã số, nếu bạn gặp sò công suát có mã số 3055 thì chắc chắn sò gin đã hư và thay thế bằng sò 3055.Bạn còn xem phần tuner,xem phần công suất nghe âm thanh có sâu hay không?Nếu không thì chắc chắn các tụ điện(tụ hóa) cần được thay thế rồi, và bạn có thể tìm tụ ở đâu để thay thế? Còn ampli Mỹ thiết kế đường âm thanh 1 chiều nên driver và công suất đi từng cặp khác mã số(gọi là sò ngược xuôi) và khi cắm loa bạn cung cần chú ý (+ )và (-) từ ampli đến loa khớp nhau( nếu ko khớp thì loa vẫn đánh đươc nhưng bằng cách giựt vào trong thay vì vỗ ra ngoài) đối với ampli Nhât chạy sò song song thì có cắm lộn đầu dây cũng không sao.Đây cũng là lý do tại sao ampli Nhật không đánh được loa Mỹ( nhất là AR) Sau cùng , nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm chi tiết về môt receiver thời kỳ thập niên 70, bạn gưi thư trực tiếp, nếu biết tôi sẽ góp ý cùng với bạn trưc tiếp tốt hơn.
Cho cau em toi o 112C Mai Hac De co con Sansui 5000X con dep lam. Toi thay shep voi CS88a nghe kha hay.
Thanks những kinh nghiệm và hiểu biết của bác ! đúng là em thấy một số Receive cổ như bác nói là chạy sò song song nhưng cũng chưa thử đấu dây loa lộn ( - ) và ( + )xem thấy có gì khác không , hình như con Pioneer QX 9900 - 4 chanel của em cũng chạy sò theo kiểu này .
Bác béo có bán cái Receive Warfedale thật không , hay định khoe hàng - Nếu bán thì cho mình xin cái giá đi
Pioneer QX9900, Sansui QS7500 đều là loại lớn của receiver 4 chanel thiết kế rất to đẹp.Sansui 7000 và Sansui Eight là loại lón của receiver stereo .Nhưng cái Kenwood Jumbo 6170rất to con ,cực kỳ đẹp và có thêm 12 điệu trống như đàn organ.Còn receiver JVC có 5 cần equalizer một bên, mặt đen trông rất ngầu cũng đươc nhiều người ưa chuộng.Những ampli kể trên đánh với loa Pioneer CS 77,88,99,77A,88A,99A.Sansui SP2500,2700,3200,3500 nghe rất hay.Nhưng không đánh được loa AR dầu là AR4X
Nhân tiện nói về Pioneer hỏi thêm bác Sanh trang là dân chơi âm thanh cổ lại khoái Pioneer CS 77 A hơn CS 88A thì phải , tuy rằng thùng 77A ít Drive hơn 88A nhưng họ đánh giá 77 tiếng hay hơn 88A và nếu có điều kiện kinh tế thì họ chơi luôn 99A chứ không dùng 88A . và thực tế là kiếm được cặp 88A dễ hơn nhiều so với 77A và 99A .
Thưa bạn hungdinh145. Các cặp Pioneer CS77,77A,88,88A,99,99A đều là loa 3 đường tiếng. 77 và 77A có 4 loa cho mỗi thùng loa.88 và 88A mỗi thùng loa có nhiều hơn 77 và 77A 1 loa treble giấy và 1 mid giấy nên hơi dư treble và mid, nếu bạn thích âm thanh dịu dàng thì 77 là vừa đủ cho một căn phòng khoảng 40m3 đến 100m3, nếu phòng nghe lớn hơn thì dùng 99A nhờ bass 15" cân đối lại 2mid và 3 treble.Loa Pioneer thời đó thiết kế kiểu AR (ascountic) loa nén. Nhưng nhiều loa trong một thùng hơn và dùng treble còi và treble giấy, mid cũng giấy.còn AR treble và mid đều là dome, cả 2 đều dùng mouse xốp viền loa nên đều bị rụng.Nếu bạn không làm lại viền loa vẫn hát tốt nhờ vành nhún bên dưới.Về loa Nhật mà tôi dươc nghe có lẽ loa Pioneer đời CS này là hay nhất ( còn có CS33,44,66) hơn cả Whatfedal, Corel, Fisher,Jensen,Scott, chỉ thua AR về độ dịu dàng trong trẻo,độ sâu, độ trầm.
Tôi xin bổ sung về loa Pioneer: CS88A và CS99A, đều là loa có 5way 6 speakers, loa treble ngày xưa được gọi là "tép mui rùa", CS99A có 2 loa super treble, bass 15. CS88A có bass 12 và 2 treble giấy gân mút xám nên hay bị mủn ra. Còn các loa đều có gân vải màu vàng sẫm. Riêng dòng CS99A có 2 đời, tuy màng loa giống nhau nhưng có chữ FB và không có chữ. Đặc biệt là loa này ghép với Amp Sansui5000X rất hay, còn ghép với các AMP khác có CS lớn hơn cũng không bằng. Còn Sansui 5000X cũng có nhiều đời. Ngày xưa, nhà nào có loa AR, nhất là AR4x thường hay tìm thêm 1 đôi loa "cóc" Pioneer PT6 , PT7, đấu thêm vào để tăng thêm tiếng treble.
@Bác Sanh Trang! Nhà em đang chơi amply Sansui solid state 2000 tuner, hàng xuất Mỹ điện 117V, bên trong có cầu gạt sang cả 220V nữa. Cái này mang từ nước ngoài về nên còn mới lắm bác ạ. Zin 100%, các tính năng đều chạy tốt. Vậy bác cho em hỏi về chất âm của amply này, năm sản xuất của nó và nó có khác gì về thiết kế cũng như chất âm của amply cùng loại nhưng dùng cho Nhật điện 100V ko bác?(vì em thấy loại này nếu của Nhật điện 100V thì được bọc vỏ gỗ, còn loại của em xuất Mỹ điện 117V thì lại lắp vỏ sắt). Trân trọng!
Chào bạn onggia và bạn duongmt1980! Tôi đã gửi email trả lời cho bạn duongmt1980 không biết bạn có nhận được không? Sansui SX800,là stereo receiver amplifier, mặt đen ửng xanh rất đẹp, vỏ gin theo máy là vỏ sắt sơn màu xám trắng có hạt.Ngày xưa người chơi có thể mua thêm vỏ gỗ chính hãng bán rời để gán phủ ngoài lớp vỏ sắt cho đẹp hơn(Fisher 800T cũng vậy) SX800 là ampli cở nhỏ của Sansui, công suất yếu,san xuất vào năm 1970-1973, ngày xưa SX800 đánh với loa Pioneer CS33 hoặc 33A nghe hay vừa tầm giá tiền và căn phòng khoảng 20-30m3.Nếu bạn chơi với loa công suất lớn rất dễ bị chết sò công suất. Tôi mới tham gia website này cùng các bạn, tôi tưởng mình có thể giúp các bạn một vài hiểu biết về món đồ cỗ mà các bạn muốn chơi chứ không hề có ý gì khác.Sau vài lần góp ý kiến, tôi thấy các bạn sành điệu hơn nhiều, nên có lẽ không nên có ý kiến gì thêm là hay nhất. Thân chào.
Chào bác Sanh Trang! Bác đừng nói thế, bác giúp đươc anh em rất nhiều. Những kinh nghiệm của bác là kiến thức quý báu cho những anh em mới chơi như em.Nhất là về các dòng amply cổ thì chúng em lại càng mù mịt hơn. Em vẫn chưa nhận được email của bác đâu bác ạ. Địa chỉ email của em là : duongmt1980@yahoo.com.vn . Hay có gì bác gửi cho em vào địa chỉ : duong512@gmail.com bác nhé. Cảm ơn bác nhiều! Trân trọng!
Chào bạn duongmt1980! Sansui2000 của bạn sản xuất khoảng năm 1969-1971,hàng xuất sang Mỹ,các nước khác hay nội địa đều như nhau.Có 2 lớp vỏ, vỏ sắt đi theo máy, vỏ gỗ nếu muốn phải mua thêm.Sansui2000 là đời đầu của dòng 2000 gồm 2000,2000A,2000X.Công suất khá mạnh, chơi được loa Pioneer CS77,77A,88, loa Sansui SP1000,2000,1500,1700. Sansui phát âm thanh tốt nhất so với các sản phẩm stereo receiver amplifier của Nhật thời bấy giờ.Nhưng không đánh được loa AR (2000X có thể đánh AR4x tàm tạm).Vì model 2000 mới chuyễn tiếp từ đèn sang transistor, nên âm thanh gần giống như đèn( do ở phòng lab người ta thử và điều chỉnh thiết kế máy và so sánh với đèn,mới cho SX) Cũng cần nói thêm, từ đầu thập niên 1960, người ta bắt đầu đưa transistore vào đời sống( không còn là thiết bị dành riêng cho quốc phòng) khởi đầu là các radio transistor chạy pin, bắt đài chính xác, âm thanh trong trẻo, tiêu thụ năng lượng ít nên chạy bằng pin và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đưa các loai radio chạy điện, bóng đèn vào dĩ vãng.Thừa thắng xông lên, người ta lắp ráp các con sò công suất mạnh để thay thế các bóng điên tử trong cấu trúc của một ampli gồm: phần tiền công suất(pre-amplifier) phần truyền dẫn(driver) và phần công suất(power-amplifier) Tất nhiên phải có quá trình mày mò thư nghiêm và so sánh với các loai ampli đèn thời bấy giờ người ta mới cho ra đời dòng máy âm thanh chạy bằng transistor âm thanh trong trẻo và trung thực hơn nên xuất hiên từ mới là HIFI(hight-fidelity) và solidstate đi kèm với các amplifier transistor.Mọi người quên ngay các ampli đèn và nó chỉ còn chỗ đứng trong các thiết bi âm thanh của ban nhạc.Sansui 1000 ở VN cũng chịu chung số phận như vậy và nơi xẻ thit Sansui 1000 là chợ Nhât Tảo để biến thành ampli đàn và ampli ca(ghép thêm loa bass 12 - 15 inch của các thùng loa nghe nhạc thời bấy giờ).Sansui 1000 chi cần mỡ power là nghe tiếng ù từ loa nên làm nhiều người không thích nữa, transistor ko có tiếng ù khó chịu này.Ampli bóng đèn hiện nay trỏ lại thi trường được vì người ta đã khắc phục được tiếng ù và nó mạnh mẽ bền bỉ hơn transistor.Và môt từ mới lại xuất hiện: HI_END ( không biết có End chưa?). Một vài trao đổi cùng bạn.Thân chào.
Em cảm ơn bác Sanh Trang rất nhiều! Bác cho em xin địa chỉ email của bác nhé. Để thỉnh thoảng em thỉnh giáo bác. Em chào bác.