MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM...

Thảo luận trong 'Âm nhạc' bắt đầu bởi trungquoc, 26/7/19.

  1. trungquoc

    trungquoc Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/10/09
    Bài viết:
    1.673
    Đã được thích:
    119
    Nơi ở:
    Hà Nội
    "Bạn có biết chuyện này tôi ghi lúc vũ trụ còn ngủ say"

    Đây là câu cuối cùng của bài hát "Một chuyến bay đêm" nhạc thời VNCH, sáng tác những năm 1966 do Song Ngọc - Hoài Linh cùng hợp soạn.

    Tôi biên thớt này cũng là lúc Vũ trụ còn ngủ say, riêng tôi không ngủ được nên sưu tầm mấy tư liệu hay hay góp vui.

    Nếu bài này rơi phía bên kia VT17, tức miền Bắc XHCN thì được coi là lãng mạn cách mạng, còn trong Nam thì kêu là bolero rồi sến sẩm nọ kia. Ờ thôi kệ. Anh em thì cứ hay bỉ bôi là vì nhạc thế, bi lụy thế không có tinh thần chiến đấu nên thua. Tôi nghĩ thua là thua không vì nhạc, hoặc không biết đổ thêm tội cho ai nữa thành ra đổ tội cho nhạc. Thế thôi.

    Với tôi thì đây là một bài hát tạm gọi là Lãng mạn trong Chiến đấu. Tôi không thích từ cách mạng. Mà cái lãng mạn trong chiến đấu nghe cũng mềm oặt ra rồi. Phải không? Đi chiến đấu còn lãng mạn gì nữa. Mà nói đến cùng ae VNCH cũng chả thể khoác áo lãng mạn khi đối mặt với anh em +S. Lãng mạn là ở tay đàn, chứ không dành cho tay súng.

    Nhưng mà lại nói đi nói lại, mấy ông nhạc sĩ cái gì cũng nâng lên thành bài hát, rồi ca ngợi rồi lãng mạn hóa nhưng bối cảnh đầy hiểm nguy. Để thấy rằng Bay đêm không có gì nguy hiểm đâu, mà là một cuộc dạo chơi trên không trung thôi, ngắm chị Hằng, ngắm sao đêm lấp lánh rồi về lại mặt đất ấy mà. Và tôi cũng được nghe nhiều ca sĩ pre75 tâm sự họ đi hát cho các đoàn Tâm lý chiến mục đích cũng là để vơi đi "nỗi sợ" chiến tranh của lính, mặc dù bản thân họ - những ca sĩ bolero cũng sợ chết bỏ xừ chứ cũng chả cứng rắn gì đâu.

    Bài Một chuyến bay đêm lời ca thật là ve vuốt các chiến sĩ không lực VNCH. Cặp đôi Song Ngọc - Hoài Linh sáng tác bài này để tặng cho các chiến hữu không quân thời đó.

    ===================
    Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền,
    Người trai đi viết câu chuyện một chuyến bay đêm.
    Cánh bằng nhẹ mơn trên làn gió.
    Đời ngây thơ xưa lại nhớ lúc mình còn thơ.
    Nhìn trời cao mà reo, mà mơ ước như diều
    Để níu áo Hằng Nga, ngồi bên dãy Ngân Hà.
    Giờ sống giữa lưng trời,
    Đôi khi nhớ chuyện đời mỉm cười thôi

    Đêm nay chuyến bay, trời xanh như màu áo
    Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu,
    Chạnh thương hai đứa giờ gối súng nơi nào
    Lâu lắm chẳng gặp nhau.
    Bạn bè dù cách xa nào khuây,
    Tình nàng chưa nói nhưng mà say.
    Giai nhân hỡi khóe mắt em u hoài
    Đi tìm theo chuyến bay.

    Có người hỏi phi công ước mơ gì,
    Người ơi nhân thế muôn màu nào biết mơ chi.
    Ước rằng từ khi tung nhịp cánh,
    Tình ta yêu thương là gió nhân tình của mây.
    Ở đời ai hiểu ai, từng bay trắng đêm dài,
    Thì thức giữa đại dương,
    Và yên giấc ven rừng.
    Bạn có biết chuyện này tôi ghi lúc vũ trụ còn ngủ say
    ===========


    Ngồi vào buồng lái, xác định là đi làm nhiệm vụ trong đêm, dù là truy kích mục tiêu, dù là tập luyện hay vì bất cứ lý do gì đi nữa là căng thẳng tột độ. Bản thân hành nghề phi công đã là đánh cược tính mạng rồi, chứ còn đâu tâm chí mà tư duy về Hằng Nga với lại Ngân Hà. Xong rồi hỏi phi công ước mơ gì thì còn ước trăng ước gió nhân tình nhân ngãi à cơ. Chứ chả nhẽ ước sao bắn trúng mục tiêu, thoát khỏi truy kích và lành lặn trở về ???? Ấy nhưng không được thế, vì nhạc sĩ đã bảo phải như lời bài hát nó mới đi sâu vào lòng người. Không có tý lãng mạn, hay thô thiển gọi là tý sến thì không ra bài hát được. Thành ra sến là gì, là phi thực tế. Bởi thực tế anh phi công căng thẳng tột độ rồi, lại còn viết câu chuyện 1 chuyến bay đêm thì chỉ là trong viễn tưởng. Lúc đó tay còn bận cầm lái, nhấn nút thả bom chứ lỡ đễnh là đi tong trong 1 nốt nhạc, hãy đợi đấy mà vẽ ra được 1 nốt nhạc chứ đừng nói cả bài hát.

    Tuy vậy, hai ông Song Ngọc - Hoài Linh ngồi mặt đất, trong Cục Tâm lý chiến thì ổng muốn viết sao chả được, và bài hát ra đời.

    Bài hát sáng tác năm 66, đến nay đã hơn nửa thế kỷ nghe lại vẫn thấy phơi phới, và là một trong những ca khúc được trình bày, được thu thanh nhiều nhất, và các giọng ca gạo cội ai cũng đã từng hát qua. Nổi nhất phải kể đến cô danh ca Thanh Thúy (cô có chồng cũng là 1 thiếu tá không quân) - cô hát bài này từ thời Sài Gòn đến thời Ca-li, đến cả các đại hội Cảm ơn Anh gì đó thì phải cô vẫn hát theo đề nghị của các cựu lính không quân / nhảy dù mũ đỏ gì đó (các anh em Gúc giúp tôi).

    Version anh em sắp nghe là clip tôi sưu tầm, với bản thu rất cổ từ những năm 66, 67 gì đó, thu vào đĩa nhựa 45 vòng với tiếng hát đến từ xứ Huế, cô Hà Thanh. Cô Hà Thanh là một giọng hát cũng thuộc hàng lẫy lừng của Sài Gòn xưa. Bản thu, giọng hát live 100% cùng band và được thu hoàn toàn mộc, thời đó ko hề có can thiệp hay căn chỉnh gì hết, hát sao được vậy nên các ca sĩ thời đó rất vững về nhạc, tập luyện công phu chứ ko dựa vào công nghệ như ngày nay.

    Nhìn cái đĩa quay trên mâm, có gợi lại cho anh em chú bác nào những vòng quay của thời gian, quay ngược về quá khứ phút giây chạnh lòng hay không vậy?

    Thêm vài thông tin về tác giả và ca sĩ (cả 03 đều đã mất):

    • Hoài Linh - ổng viết nhạc về lính và chiến rất hay, các anh em đi Karaoke hay chọn bài "Lạy chúa con là lính trận ngoài biên..." là của ổng sáng tác đó. Hoặc mềm mại hơn là "Hồn lỡ sa vào đôi mắt em" mà bạn mập Quang Lê ra rả một thời.

    • Song Ngọc thì gần gụi hơn bởi ông sáng tác cả về tình yêu. Bài nổi tiếng là "Ôi đàn bà rượu ngọt đêm qua, ôi đàn bà lạnh lùng đêm nay...". Ông cũng là 1 trong những người ở phía bên kia giới tuyến, chưa một lần vượt VT17 ra thăm Hà Nội mà ông viết về Hà Nội với 01 bài hát mà giới chuyên môn đánh giá rất cao cả về giai điệu lẫn ca từ "Hà Nội ngày tháng cũ". Mời các anh em Gúc bài này do cô Ngọc Hạ trình bay trên Thúy Nga, sẽ thấy điệu slow không khác nào một cuốn phim quay chậm về Hà Nội City Tour - nhưng mà bằng âm nhạc.

    • Hà Thanh - Sau 75 cô kẹt lại và một trong những điều "trớ trêu" là cô phải hòa nhập với nền ca nhạc cách mạng phủ đều 03 miền. Và bài hát Quảng Bình quê ta ơi cô đã hát sau khi "tốt nghiệp" khóa "quán triệt về âm nhạc và định hướng văn nghệ sau giải phóng ". Cùng hoàn cảnh với cô là cô Lệ Thu, Thanh Tuyền, chú Duy Khánh bị kẹt lại và "bị" hát những bài được Cán bộ văn công của chính quyền mới chỉ định. Chủ đề này tôi sẽ biên sau. Cô Hà Thanh năm 70 tuổi cô vẫn hát, và cô xuất hiện lần cuối trên sân khấu của Thúy Nga PBN trước khi qua đời.



     
    TiNgocuatoi, DanielTran and Rõ Rồi like this.
  2. Minoan

    Minoan Advanced Member

    Tham gia ngày:
    28/10/13
    Bài viết:
    1.824
    Đã được thích:
    688
    Vậy ý bác về bài hả này ntn
     
    trungquoc thích bài này.
  3. automaticvn

    automaticvn New Member

    Tham gia ngày:
    29/7/19
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    " khi vũ trụ còn ngủ say" - Nghe nó làm sao ấy nhỉ? nghĩ rất thấm đấy nhé
     
    trungquoc thích bài này.

Chia sẻ trang này

Đang tải...