Âm nhạc cổ điển dành cho tất cả mọi người Nhạc cổ điển ra đời và phát triển trên thế giới từ cách đây vài trăm năm. Du nhập vào Việt nam, theo những dòng chảy văn hoá khác, chắc cũng phải hơn một thế kỷ. Vậy mà cho đến tận hôm nay, âm nhạc cổ điển vẫn chưa thực sự trở thành người bạn thân thiết và gần gũi của những người yêu nhạc nước ta. Hình như cái khái niệm “ bác học “ mà một số nhà lý luận phê bình nghệ thuật gắn cho nhạc cổ điển đã vô tình tạo nên một khoảng cách giữa Beethoven, Mozart, Tchaikovsky….với người nghe, nhất là những người nghe luôn khiêm tốn tự nhận là “ ngoại đạo “. Trong khi thực ra ngay cả những kiệt tác của âm nhạc cổ điển thì một đứa trẻ với sự hồn nhiên sẵn có, vẫn có thể cảm nhận được. Ví dụ, nếu các bà mẹ chọn chủ đề trong chương 1 bản Sonata piano Ánh trăng của Beethoven để ru con, thì chắc chắn mọi trẻ em dù khó tính đến mấy cũng dễ dàng được đưa vào giấc ngủ thật êm ái. Như vậy, rõ ràng âm nhạc cổ điển là dành cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ là “ đặc sản “ của những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp hoặc của tầng lớp trí thức….. Chỉ cần có lòng đam mê thực sự bạn sẽ tìm ra được con đường đến với âm nhạc cổ điển. Cũng như tình yêu phải đi từ trái tim đến với trái tim. Khi nghe một tác phẩm của Beethoven, dù là có tiêu đề hẳn hoi như Giao hưởng “ Anh hùng “ hay Sonata “ Bi thương “….Cách tốt nhất là bạn cố quên đi những hình tượng văn học ấy. Hãy dành trọn vẹn cảm xúc trong tâm hồn mình cho âm nhạc, vì chính Tchaikovsky đã từng nói “ Ở đâu ngôn ngữ bất lực, nơi đó âm nhạc vang lên “. Đừng phí công gò mình vào mọi sự chỉ dẫn, giảng giải của các nhà sư phạm hoặc phê bình âm nhạc, kể cả những người nổi tiếng. Ngay cả họ, chưa chắc đã có những cảm xúc mãnh liệt và tinh tế giống bạn khi cùng nghe 1 bản nhạc cổ điển đâu, bởi mỗi con người là một thế giới nội tâm riêng biệt. Nên nhớ rằng, âm nhạc là môn nghệ thuật tư duy bằng âm thanh chứ không phải bằng ngôn ngữ. Cũng không nhất thiết bạn phải lao tâm khổ tứ để “ đánh vật “ với những vở Opera, những Concerto 3, 4 chương dài dằng dặc cho dù đó là những đỉnh cao của âm nhạc cổ điển. Hãy rung động thực sự từ những bản etude, những khúc dạo đầu, những bản aria ngắn ngủi chỉ vài ba phút thôi …mà khơi dậy được trong tâm hồn mình cả những niềm vui thánh thiện lẫn cảm xúc đớn đau. Chính là bạn đã đến được với âm nhạc cổ điển rồi đó.
ĐỌC bài của Bác Em khoái quá , thôi thì cứ mở nghe với sự hồn nhiên cảm thấy vui hứng thú thì tiếp , không thì thôi .Mình chọn cái kiếp hưởng thụ nghe cho dể thở , khỏi phân tích chi nhiều cho mệt .
Bài post đầu tiên chào sân khá hay ! Bạn trích dẫn hay tự sáng tác thế, nếu trích dẫn thì trích dẫn tiếp đi; nếu sáng tác thì sáng tác nữa nhé !
Em thấy không có bộ audio tàm tạm không yêu nổi nhạc cổ điển. Không biết các bác thế nào chứ từ ngày mua mấy đồ audio em mới thích nghe cổ điển đấy ạ.
Bài viết của bác rất hay, em chỉ có một điểm không đồng ý câu này: "Vậy mà cho đến tận hôm nay, âm nhạc cổ điển vẫn chưa thực sự trở thành người bạn thân thiết và gần gũi của những người yêu nhạc nước ta" Thực ra loại nhạc nào cũng có người nghe, và em nghĩ nhạc cổ điển có người nghe nhiều không kém các loại nhạc pop, jazz, hòa tấu, nhạc vàng... Bác viết tiếp nhé, em cũng có nghe nhạc cổ điển mặc dù chả hiểu gì!
Sai rồi bác ơi, nghe hay hơn chứ k phải k yêu nổi đâu bác à. Bác nghe cổ điển 1 thời gian nữa bác sẽ có cái nhìn khác
Re: Âm nhạc Cổ điển và đôi điều mạn đàm… Bài viết thuyết phục lắm! Em thấy bác thực sự đam mê cổ điển, và đó cũng là đam mê chung của không ít anh em trên diễn đàn. Song em rất thích cách tiếp cận của bác với cổ điển. Mong bác chia sẻ thêm kinh nghiệm trong niềm đam mê này. Cheers
<am> em thì em cảm nhận âm nhạc như vậy, khi ta nghe 1 bản nhạc, thì những suy tư, kỉ niệm lại kéo về, em nghe thấy tiếng dất nướcm, tiếng quê hương, tiếng tình yêu trai gái của người VIỆT, nói chung dối với em, am nhạc gắn với văn hóa mà em dã tùng sống, về cuộc chiến tranh dã di qua nên em chỉ nghe nhạc trẻ, tiền chiến vd : pham DUY , trinh công sơn v.v,...còn nói thực các bác dùng cưòi, em cố nghe nhạc giao huỏng mãi mà vân tháy ko hiểu, ko vào, noi chung là ko nghe dược em cung suy nghĩ và cũng tìm ra nguyên nhân dó là ko duọc nuoi dậy bàng văn hóa châu âu , ko duong lón lên bàng bơ sữa, phó mat, ko dượ ăn súp ,ko duoc di hái nấm trong rừng, ko dưoc di duói rùng lá phong sào xạc, lá rụng dày cả lớp, ko bao giò tháy tuyêt, nghich trong tuyet. nên ko thấm dược am nhạc giao hương châu au các bác tháy em nói có dung ko? các bác ốo cach nào dạy cho em nghe nhac giao huởng thì day em nhé, em bó tay rồi , em chỉ nghe duoc các ca khuc do nguoi viet sáng tác thôi em xin hết ạh
@vqthuthach Bác đã nghe bản "Trên dòng Danube xanh chưa"? Em thấy bài này ai cũng nghe được cả chẳng khó khăn gì. Tuy vậy hầu hết những người không quen nghe nhạc cổ điển khi nghe bài này chỉ nghe giai điệu một cách loáng thoáng mà không nghe kỹ nên cũng không thấy hết được cái hay của nó. Những bản nhạc cổ điển dễ nghe như thế này có nhiều lắm bác ạ. Em thấy nghe nhạc cổ điển quan trọng nhất là phải tập trung nhưng không có nghĩa là căng thẳng. Lắng tai nghe toàn bộ những chi tiết trong bản nhạc trong khi đó đầu óc lại phải thật thoải mái.
theo bác hay là hay thế nào, thằng tây nó nghe nhạc PHAM DUY làm sao nó thấm dược cái hồn của bài hát dược như các bác, làm sao nó thấy dược những sự mất mát của triến tranh trên dất nước VIET NAM như các bác, rồi hình ảnh tết VN trong bài mùa xuân dầu tiên của VĂN CAO, nó dã cảm nhận dược ko khí dón xuân trong tết cổ truyền VN dâu mà có thể thấm dược hồn bài hát. các bác nghe nhac giao huỏng của nó cũng vậy thôi VN mình dã bị TQ dô ho hang ngàn năm dã bị ảnh hưởng quá nhiều văn hóa TRUNG HOA nên các bác thây ko, bà con viet nam minh rất mê nhưng ca khuc trung hoa hay nhưng bài hat viet nam viet theo giai dieu trung hoa dó thôi, dó trẳng phải là ảnh hưởng của văn hóa ăn cơm dùng dũa dó sao
Cụ Văn Cao sáng tác nhạc hay vậy là do cụ đã học nhiều và biết cách vận dụng nhạc lý của nhạc cổ điển châu Âu đó bác ạ. Bác nghe bài mùa xuân đầu tiên không thấy đó là một điệu nhạc truyền thống của châu Âu đó sao Tiếc rằng nhạc của cụ Văn Cao ngày nay người ta thường biểu diễn với phần nhạc đệm chưa đủ tầm.
Bác Vqtt toàn nghe nhạc Vn thôi à ??? Nhạc Âu Mỹ Phi Á cũng đều hay đấy chứ ? Bác bỏ qua k nghe hơi phí ?
Em thiết nghĩ bác chủ topic mở ra để anh em ta cùng chia sẻ và tìm thấy cái hay trong nhạc cổ điển, như trên bác ý cũng nói là đừng nghe nhạc theo những nhà phân tích, phê bình âm nhạc mà hãy nghe bằng chính trái tim của mình. Không có nghĩa những ng ko nghe được nhạc giao hưởng là ng ko hiểu biết căn bản về âm nhạc, âm nhạc cung như những tác phẩm văn học, ng ta nghe để nhìn thấy cái tôi của mình trong đó. Thơ rất hay, em cũng thích thơ nhưng bảo làm thơ thì em chịu, em thích thơ vì có những bào thơ em thấy được tâm trạng em trong đó. Văn học mỗi nước có những ngôn ngữ của nó nhưng âm nhạc nó luôn theo 1 ngôn ngữ chung thế nên cho dù màu da gì, thực phẩm loại gì cũng vẫn dùng chung 1 ngôn ngữ trong âm nhạc hết mà thôi. Đành rằng cho dù là tác phẩm nghệ thuật gì đi nữa vẫn chịu ảnh hưởng dù ít hay nhiều nền văn hóa của mỗi vùng văn minh nhưng ko có nghĩa là cứ vùng văn hóa nào thì chỉ nghe văn hóa của nước đó. Các nền văn minh đều có cái đặc trưng, cái hay của riêng nó thế nên con ng luôn đi tìm và khám phá. Âm nhạc cũng vậy!!! Chẳng thế mà rất nhiều nhà phê bình âm nhạc cũng như các khán thính giả luôn trân trọng các tác phẩm của Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy... đấy thôi. Ngay bản thân vị thế của Việt Nam còn rất ít ng trên thế giới biết nên nền âm nhạc của ta vẫn bị hạn chế, nếu được phổ biến nhiều hơn nữa thì các tác phẩm của Việt Nam cũng sẽ là 1 dòng nhạc rất hay đó chứ. Thế nên việc áp dụng những lương thực, thực phẩm vào trong các tác phẩm âm nhạc liệu có chính xác ko ạ??? Tại sao các dòng nhạc của Liên Xô vẫn luôn được mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam chào đón nhiệt liệt (Liên Xo cũng ăn như các nước Châu Âu thôi)??? Vài lời của 1 góp ý nho nhỏ chia sẻ cùng các bác và bác vpthuthach, có gì sai thì các bác chỉ bảo giúp em với ạ. Kính!
Bác vqthuthach ơi! em nghĩ bác chưa chịu khó nghe đấy thôi ạh, chưa nghe đã nghĩ không nghe được thì là sao mà thấy hay, mà cảm nhận được. Hôm trước lên nhà bác em cố ý mang đến cặp CD hoà tấu violin em tâm đắc nhất của vivaldi mà đến hôm lấy về bác lại bảo chưa nghe lần nào thì em cũng hơi buồn! Thực ra những concerto dài quả thực để nghe từ đoạn mở đầu đến đoạn cao trào rồi đến đoạn kết nó dài thật nếu không kiên trì thì khó mà thấy hết được nhưng đoạn nhạc hay bác ah! Nhưng cũng có nhưng bài ngắn thôi độ chừng vài phút mà em nghe thấy hay từ đầu đến cuối, có nhưng đĩa chẳng bỏ được bài nào. Nếu chưa nghe nhiều bác nên chọn nhưng đĩa đã được tổng hợp nhưng bài hay của nhiều nhạc sỹ mà nghe sẽ thấy đỡ chán hơn!
Em đang nghe đĩa: Paganini for two - Gil Shaham & Goran Sollscher thì đọc tới topic này. Phê phê quá.
Dạo này em cũng nghe cổ điển, đặc biệt là violon. Em nghe 1 số đĩa chọn, cảm thấy đĩa chọn thường chất lượng âm thanh không cao lắm và nhiều bài nhưng mỗi bài ngắn quá, không đủ phê. Trước em cũng như bác vqthuthach, nghe cổ điển là ù ù cạc cạc, cùng lắm nghe đựoc Paul, clayderman hay mấy bài cổ điển dễ nghe kiểu pour elise. Sau khi mua bộ audio em mới nghe thử 4 seasons của Vivaldi và đĩa Heifetz chơi Concertos for violon: Tchaikovsky and Mendelssohn. Đặc biệt Heifetz chơi bài Concerto op 35 in D major: Allegro Moderato của Tchaikovsky. Phê liền.
giao hưởng hòa tấu tớ mê nhất kytaro , còn của châu âu nghe hoài sao khó quá, nghe các bác dộng viên em cố gắng vậy
@VQTHUTHACH , kệ nó Bác cứ từ từ lúc đâu cứ concerto cho dể nuốt , em thấy những concertos violon và Piano của Vivaldi , Bach , Albinoni , D.scalarti ....đều dể nghe ,Bác cứ nghe cho thoải mái chủ yếu la giai điệu , đừng cố hiểu Người
Cũng không dễ khi nghe tiếng nói của cả một nền văn hóa , tuy nhiên khí nhạc cũng giúp chúng ta xích lại gần nhau và cùng mường tượng ra cảnh sắc , thiên nhiên . Vậy là chuyện nghe nhạc cổ điển lại khác , và hiểu được nó thì phải học đó các bác à ! Theo quan điểm của em , nếu muốn thay đổi cách nghe từ nhạc Jazz và các loại nhạc Accoustic tới nhạc cổ điển ( đại đa số người nghiền audio đều thích nhạc Jazz) thì thể loại sonata viết cho riêng từng nhạc cụ là dễ nghe và cảm nhận bằng khí nhạc tốt nhất, tiếp theo là tam tấu , tứ tấu , ngũ tấu trong loại nhạc thính phòng.tiếp đó thì Concerto cho đơn hoặc đôi nhạc cụ hòa tấu cùng dàn nhạc, và Symphony đồ sộ là cuối cùng , trong nhạc cổ điển thì việc học , hiểu về thanh nhạc, khí nhạc, tác giả, tác phẩm là điều cần thiết , vậy là ai cũng có thể nghe nhạc cổ điển nhưng để hiểu đúng về nó thì có quá ít người muốn hiểu ! Trong một diễn đàn duy nhất tại Viêt Nam về nhạc cổ điển mà các bạn trẻ trong cả nước đều biết , nhưng tham gia thì em thấy có quá ít người yêu thích loại nhạc này vẻn vẹn chỉ có 2>3 chục bạn thường xuyên chao đổi qua lại về loại nhạc này . Vậy đó ! nhạc cổ điển ở thế kỷ 21 tại VN vẫn còn là một điều bí ẩn . Dạo này em không vào được điễn đàn Nhaccodien.info nữa , không biết có bác nào biết nguyên nhân ?
Trước em vẫn đọc bài ở ttvnol có rất nhiều bài viết cơ bản bổ ích! Các bác thử xem sao: http://www9.ttvnol.com/forum/ncd.ttvn
Chào bác audio5_06 Em cũng mê cái ông Gil Shaham chơi Paganini này lắm, và nói chung thì em cũng khoái ông Paganini và violin. Về đồ nghe, theo em cũng quan trọng lắm. Khi em sắm được bộ audioset ưng ý để nghe nhạc cổ điển thì hầu như toàn bộ CD classic của em như được mua mới hết. Có những CD Paganini mua từ 10 năm trước để trong xó tủ bụi mù nay lôi ra nghe không hiểu tại sao lại hay thế, lại tự trách mình ngọc quý vứt xó bếp. Đôi khi cũng tự hỏi: có phải do bộ audio set, hay là 10 năm trước mình chưa nghe được thể loại này mà bây giờ nghe mới vào. Có lẽ nghe được hay không còn tùy thời gian nữa bác ạ. Kính các bác
Em thì cũng tiếp cận với nhạc cổ điển từ khi chơi audio một cách chau chuốt, và khi ấy mới thấy được các bản độc tuấu rồi đến tam tứ tấu.... cũng như các bác đã nghe dần dần thì cái tai và tâm hôn âm nhạc của dân chơi audio ta mới thẩm thấu từ từ từng ngày từng giờ nghe. Có 1 điểm em xin chia sẽ với các bác ngoài cách nghe trên như mọi người tiếp cận với nhạc cổ điển, em chọn cách đi nhe hòa nhạc live ở nhà hát lớn là tốt nhất còn không thì tận dụng bất cứ cơ hội nào được nghe nhạc cổ điển sống ở bất cứ địa điểm nào ở HN. Em thấy rằng quá trình cảm thụ âm nhạc cổ điển của mình tăng dần ngấm dần vào minh rất nhanh chóng qua từng lần được nghe biểu diễn sống trực tiếp! Cũng chỉ xin chia sẻ với các bác 2 điều rất đơn giản khi đến với nhạc cổ điển
Mình đọc Topic này rất hay, chứng tỏ người lập topic này rất tâm lý & nhiều kinh nghiệm khi chia sẽ cách thưởng thức nhạc Cổ điển. Phải nói thật rằng nhạc Cổ đển rất khó nuốt đối với những người không có mầm mống nhạc viện như mình. Lúc trước mình cũng ráng tập nghe thử & tìm hiểu coi Chương, Cung R,D, Am... là như thế nào nhưng cũng bất lực các bạn ạ, ngoài mấy tác phẩm đã quá nổi tiếng như: 4 mùa, swan, Hungari Dance...vv thì những tác phẩm lạ tai khác nói thật là mình nghe không nổi & chỉ nghe được khi được đánh lại theo thể loại & phong cách Jazz như Jacque Loussier mà thôi. Theo suy nghỉ của riêng mình, để thưởng thức thể loại này thì không gian & thời gian nó quyết định nhiều lắm các bác ạ. Mình cũng đang trong thời gian tập nghe đây & thấy sự cảm nhận tiến triển rất tốt. Nhưng nói nhỏ thôi nếu bạn nào đó hỏi Bác nghe đến Chương mấy, cung gì thì......chắc trốn. Đây cũng là 1 sự thật (có lẽ không ngoại trừ mình), nói ra đây để mong rằng các Bác duy trì Topic này để chia sẻ kinh nghiệm nghe & cảm nhận được cái hay của nhạc Cổ điển để anh em lảnh giáo. Chúc các bác luôn khỏe
Mình có 2 vé xem buổi hòa nhạc này vào ngày mai nhưng ko có điều kiện đi http://www.vnso.org.vn/vn/events/?id=88 Bác nào thích đi nghe thì gọi cho mình số O912294O66. Bác nào gọi trước thì mình sẽ tặng bác đó. Thân.