Thứ năm, 30/07/2009 | 00:24GMT+7 Đề xuất Dạ cổ hoài lang là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Hội thảo 90 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang, do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hội Sân khấu TPHCM tổ chức, diễn ra vào sáng 29-7, tại Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM.> Một tình yêu mộc mạc, thủy chungHầu hết các ý kiến trao đổi xoay quanh việc thống nhất nhận định giá trị của bản Dạ cổ hoài lang về nghệ thuật, bài bản, nhịp điệu, lời ca... và ghi nhận công lao của những nghệ sĩ tiền bối đã cách tân bản Dạ cổ hoài lang để trở thành bài ca vọng cổ. Nghệ nhân Bạch Huệ ca bản Dạ cổ hoài lang nhịp 2 tại hội thảo 90 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết đã thực hiện công trình nghiên cứu về Dạ cổ hoài lang và thông qua hội thảo này đề xuất với Nhà nước công nhận bản Dạ cổ hoài lang là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, sau đó giới thiệu rộng rãi đến bè bạn thế giới bằng nhiều loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, theo GS-TS Trần Văn Khê, khát vọng đó mang tính dân tộc rất cao, đáng tự hào nhưng xét về mặt ngôn ngữ học, cần phải có nhiều nghiên cứu khoa học để xác định đâu là bản gốc của Dạ cổ hoài lang. Theo ông: “Quá trình giao lưu của nghệ sĩ ba miền, nhiều dị bản Dạ cổ hoài lang đã xuất hiện. Theo tôi cần có nhiều chỗ phải xác định cho đúng ngữ nghĩa của người Nam Bộ, chẳng hạn câu “Báu kiếm sắc phán lên đàng”. Theo tôi từ “báu” là tiếng Nôm thường không ghép chung từ “kiếm”. Nếu có ghép thì phải là “kiếm báu”, vì thế theo tôi, hai chữ “bảo kiếm” đúng hơn. “Sắc” là chiếu chỉ của nhà vua, “phán” là quyết định của nhà vua nhưng thường trong các truyện Trung Quốc dịch ra tiếng Việt thì dùng chữ phán khi có mặt nhà vua, còn chữ phong là phong tước, phong lộc cho triều thần (thể hiện bằng văn bản). Trong tự điển Hán -Việt của Đào Duy Anh có cụm từ “sắc phong” mà không có “sắc phán”. Về mặt âm nhạc, câu nhạc là “liu, cống, liu, cống, xê, xàng” nếu tiếng đàn “liu” để ca từ “sắc” thì “cống” phải thấp hơn “liu”. Bởi vậy, phải ca là “sắc phong”, dễ hơn và đúng hơn “sắc phán...”. GS-TS Trần Văn Khê nhấn mạnh: “Định lại nét nhạc, định lại lời ca cho đúng để khi giới thiệu với quốc tế về bản nhạc được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc thì phải chuẩn về mặt ngôn ngữ học”. Bài và ảnh: Thanh Hiệp http://www.nld.com.vn/20090729105841595 ... oc-gia.htm http://vids.myspace.com/index.cfm?fusea ... d=56032073 http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/ti ... index.aspx
Bây giờ em mới biết có nhiều dị bản thế - Không biết cụ Khê lấy những dị bản đấy ở đâu ra. Tất cả những bản mà em có và được nghe từ trước đến giờ đều là "Bảo kiếm sắc phong lên đàng" với ý nghĩa lên đường với sắc phong của vua ban và bảo kiếm trong tay. Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia không khó. Chỉ cần chị Lê Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa phụ trách mảng văn hóa phi vật thể cười và cho ý kiến chỉ đạo là Ok thôi. Sao lại sau đó mới giới thiệu rộng rãi đến bạn bè thế giới? chẳng lẽ bây giờ không giới thiệu được mà phải đợi 1 tấm giấy chứng nhận rồi mới có thể giới thiệu. - Bằng nhiều loại hình nghệ thuật là sao ạ? em tưởng bảo tồn vốn vọng cổ cho tốt mới đúng tinh thần chứ, chẳng lẽ giới thiệu "Dạ cổ hoài lang" bằng các loại hình nghệ thuật tuồng, chèo, kịch hay chuyển thể sang giao hưởng hợp xướng.
Theo em bài "Dạ cổ hoài lang" này ca hay nhất là Hương Lan. Mời các Bác nghe thử: http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Da- ... AO6EW.html
Em đang nghe suốt nãy giờ như nhạc nền, không chán... Đúng là Hương Lan thể hiện bài này quá xuất sắc. notable :wink:
Em chưa bao giờ được nghe Dạ cổ hoài lang chính thức, nhưng mỗi khi đi hát OK là em mần bài này. Thỉnh thoảng em cũng hay hát nghêu ngao bài này. Theo em DCHL xứng đáng là di sản Văn hóa Dân tộc.
Nhân khi các bác bàn đến chuyện công nhậnn di sản, em có vài cảm nghĩ thế này: Thật tự hào là nước mình có nhiều giá trị văn hóa và thiên nhiên hiếm có. Tuy nhiên trong một số năm gần đây, gần như ta có phong trào xin công nhận để lấy danh hiệu "di sản", nhỏ thì ở cấp quốc gia, lớn thì ở mức quốc tế - toàn nhân loại. Phần lớn chúng ta quên đi một điều là có những giá trị mà ta phải gìn giữ hàng ngày, kô cần phải đợi đến danh hiệu gì đó. Thậm chí, danh hiệu di sản đã bị ta lạm dụng hơi bị nhiều để thương mại hóa. Đã có lần, em thấy thật xấu hổ khi UNESCO công bố, Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới duy nhất bị xem xét tước danh hiệu vì những hoạt động thương mại gây xâm hại nặng nề... Còn về bản DCHL, giá trị của nó không cần phải bàn cãi, nhưng nếu công nhận đó là di sản, thì sẽ có ti tỉ những giá trị văn hóa tương xứng khác lên tiếng đòi được công nhận, và đó là điều công bằng. Vậy nên theo em cái vụ này cũng chẳng có gì lớn lao lắm. Nhưng nhiều khi người ta thích có cái danh .... :wink: -
Em thì không dám bình luâạ gì ở tầm cỡ quốc gia. Nhưng ở nhà em mà ru cho thằng nhỏ ngủ bằng bài này (bằng giọng của em) thì bảo đảm 99% nó ngủ. Giá trị của nó thì chưa nghiên cứu sâu lắm.
Hai nhóc nhà em trước khi đi ngủ là em mở bài dân ca này, repeat 3 lần là ro ro. Nhưng đừng nghĩ là hỏng thấm nhé cháu nằm với bà bà hát sai chỗ nào nó chỉnh từng chữ chỗ đó luôn
Bài này không phải dân ca đâu anh gì đó ơi. HIx, ông Cao Văn Lầu mà nghe ổng kiện đó. Tác phẩm kinh điển này vốn dĩ là bài vọng cổ. Em đọc trong một vài nguồn tham khảo xuất xứ của bài này như sau: Ông Cao Văn Lầu có vợ nhưng sinh con muộn, mà theo tư tưởng phogn kiến trước đó thì "Tam niên bất tự bất thành thê" nên phu huynh của ông ta ngăn cách chia li 2 người để kiếm người khác cho ổng. Buồn với nỗi buồn thương vợ nhưng lại không dám cãi bố mẹ. Ông ta đã sáng tác bài vọng cổ này.
Bạc Liêu ngày tri ân tổ sư cổ nhạc TTO - Sáng 30-9, Đoàn cải lương Cao Văn Lầu tổ chức trang trọng lễ giỗ tổ cổ nhạc của quê hương Bạc Liêu vốn hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Những truyền thuyết, giai thoại đẹp về nhạc cổ, về các vị tổ đã có công sản sinh ra lớp vọng cổ ngày nay được nhắc nhớ, tri ân như một lời răn dặn với lớp hậu duệ đương thời. Nghệ sĩ Minh Chiến, trưởng đoàn cải lương Cao Văn Lầu, dâng mâm quả lên bàn thờ tổ sư - Ảnh: Hoàng Thạch Vân Trong cơn mưa như trút nước, hàng trăm đoàn ca nhạc tài tử của các huyện và vùng lân cận đã đến dâng hương. Nữ nghệ sĩ Ngọc Đợi cùng các nghệ sĩ trẻ đoàn cải lương Cao Văn Lầu cũng đã thắp hương ghi ơn các vị tổ cổ nhạc, các vị nghệ sĩ, nghệ nhân tiền bối. Đi cúng tổ nhạc cổ cả bà Bùi Hồng Phương, phó chủ tịch UBND tỉnh. Nhiều người dân nơi đây rất tự hào vì quê hương Bạc Liêu có hai ông tổ cổ nhạc. Đó là Hậu tổ nhạc Khị và tổ vọng cổ Cao Văn Lầu vì những công lao góp phần khai sáng và phát triển cổ nhạc Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng. Ngày nay Bạc Liêu đã có tên đường mang tên các vị tổ cổ nhạc. Ông Cao Văn Oai, người con thứ tư của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu thắp hương tưởng nhớ cha - Ảnh: Hoàng Thạch Vân Cùng ngày, để tri ân cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bảo tồn, phát huy giá trị bản Dạ cổ hoài lang, tỉnh Bạc Liêu đã khánh thành công trình trùng tu di tích lịch sử khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, với tổng kinh phí đầu tư 6,3 tỷ đồng. Công trình gồm nhiều hạng mục phục vụ trưng bày hàng trăm hiện vật tái hiện quá trình hình thành và phát triển của bản Dạ cổ hoài lang và bản vọng cổ cải lương. Tại đây cũng đã diễn ra lễ trao giải thưởng Cao Văn Lầu lần đầu tiên, trao cho các văn nghệ sĩ là những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học nghệ thuật, có những tác phẩm, công trình tiêu biểu như: Nghệ sĩ Trọng Nguyễn, người đã có hơn 40 năm sáng tác các vở cải lương “Bóng biển” “Rừng thần” “Bông mận”; Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Khánh có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh “Dệt chặng đường xuân” “Tung chài”… đoạt giải quốc tế; Họa sĩ Trần Văn Nam với nhiều bức ký họa kháng chiến có giá trị lịch sử; Nhạc sĩ Thế Phương, có nhiều nhạc phẩm “Trăng về Cần Thơ” “Cánh chim từ Đất Mũi” “Bạc Liêu vùng đất tôi yêu” “Dưới trăng”… Đây là giải thưởng cấp nhà nước của tỉnh Bạc Liêu dành cho lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật như: Văn học, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Âm nhạc, Mỹ thuật, Điện ảnh…được xét tặng 5 năm một lần. QUANG VINH - HOÀNG THẠCH VÂN ( http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=10 )