Em ở Hà nội, thủ đô nghìn năm văn hiến. Em thấy có nhiều địa danh gắn liền với lịch sử của nó, trong đó 36 phố phường chẳng hạn, nhưng cũng có những địa danh không biết xuất phát từ đâu. ví dụ ở HN có phố cầu gỗ - cầu làm bằng gỗ vẫn đi được .... Còn Cầu giấy ,, thì không hiểu. Ngoài ra ở Hải phòng còn có ... Cầu Đất ... Hơn nữa hôm em vào TPHCM, gặp ông đối tác, hỏi nhà anh ở đâu ? ông bạn trả lời nhà tui ở khu ngã năm chuồng chó !!!! không biết ở các địa phương khác có nhiều địa danh kiểu vậy không
Đâu trên VN cũng có địa danh kiểu vậy bác ạ, tất nhiên là nó gắn với điển tích, con người, lối sống, thói quen, văn hóa ........ của từng nơi, rất bình dị, rất gần gũi.
Địa danh chỉ là cái tên mọi người gọi lâu dần thành quen. Tên này nó cũng có thể có ý nghĩa gắn liền với một truyền thuyết, một danh nhân hoặc cũng có thể không. Em nhớ trước đây có 1 topic nói về các địa danh kỳ quặc thì có 1 địa danh làm em nhớ mãi. Địa danh này nằm ở miền Nam có tên "Cầu xẻo bướm" Cứ suy luận như của bác thì chị em nào dám qua đây :lol: :lol: :lol: . Hay trước đây khu vực này có ông lang vườn nào hành nghề này chăng?
Xẻo là từ dưới quê gọi một dòng nước nhỏ giống con mương, nhưng có nước ra vô, nhưng nhỏ hơn rạch! Lâu dần nó lớn thành rạch phải xây cầu, nhưng vẫn chết tên! Chắc chỗ đó nhiều bướm nên gọi là "Xẻo bướm". Ngoài ra còn có nhiều địa danh xẻo như Xẻo quýt, Xẻo lá, xẻo tre...
Cứ nghĩa đen suy ra thì ối cái cầu ngay ở thủ đô mà chả ai dám qua ... Cầu Bươu , Cầu Dền , Cầu Khỉ ... :mrgreen: quê ông bạn em còn có cái cầu rất chi là ... cửn thựn - Cầu Cất :lol: khiếp ! các kụ ý chắc lép thế - đến cái cầu mà phải cất đi cơ ...
Hàng Ngang xưa chuyên bán rượu ngang - rượi ngang là riệu gì để ... từ từ em tra wiki kụ nhá :mrgreen:
À, xưa mấy ông bán Đào toàn dàn hàng Ngang để bán hàng giờ cao điểm nên lâu dần dân gọi thành quen thôi
Ngã Năm Chuồng Chó: Đây là nơi hội tụ của 5 con đường thuộc quận Gò Vấp - TP.HCM. gồm các đường: Nguyễn Kiệm - Nguyễn Oanh - Phạm Ngũ Lão - Lê Quang Định và Quang Trung. Ngay góc đường Quang Trung và Nguyễn Kiệm thời trước năm 1975 có một doanh trại quân khuyển (nuôi, huấn luyện chó nghiệp vụ của quân đội SG cũ). Sau năm 1975 doanh trại nầy được tiếp quản bởi lực lựơng Công An Biên Phòng và vẫn tiếp tục đựơc sử dụng làm nơi nuôi và huấn luyện chó nghiệp vụ của LL. Biên Phòng. Cái tên của giao lộ nầy do đó mà có. Về các địa danh của khu vực Nam Bộ, nhất là các địa danh xưa, các bác có quan tâm thì có thể tham khảo trong tác phẩm "Gia Định Thành Thông Chí" của cụ Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Ngoài ra còn có tác phẩm : "Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh" của cố giáo sư Trần Văn Giàu cũng là một tác phẩm được biên soạn công phu và có giá trị tham khảo rất tốt.
Xin góp thêm kiến thức với bác về một số địa danh của Hải Phòng Các bác trên đường đi Đồ Sơn thường phải đi qua một con đường lớn tên là Đường Lạch Tray. Thực ra ngày đầu tiên ở đất này khu vực sông Lạch trau có mọt cái Lạch nước có rất nhiều con Trai nước ngọt nên địa danh này được gọi là Lạch Trai. Đến thời người Pháp cai trị vì cách đọc nên họ viết thành Lạch Tray và tên đó tồn tại đến bây giờ. Hải phòng còn có Phố Cấm vì ngày xưa đánh trận trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền đã đưa quân về đóng tại địa danh trên và cấm người ta qua lại nên địa danh đó được gọi là Ngõ Cấm. Sau này ngõ mở rộng thông ra một số đường khác nên được gọi là Phố Cấm. Cũng phục vụ cho trận chiến này Cụ còn cho người đến chùa gần bờ sông để vẽ bản đồ khu vực phục vụ tác chiến nên Chùa đó được đổi tên gọi là chùa Vẽ. Chùa vẽ nằm trên địa bàn gần đường bao khu vực tập trung các cảng sầm uất nhất Hải Phòng hiện nay.
Thực sự không biết từ ngày xưa, 36 phố phường có đúng là "phố nào bán đấy" không, chứ giờ thuơng mại phát triển, khác xưa hoàn toàn. Chẳng hạn phố Hàng cháo giờ bán đồ cơ khí, Hàng hòm thì bán sơn ..., Hàng đào bán quần áo đồng hồ. ...
Nhưng Hàng Cháo k thuộc 36 phố cổ HN xưa ạ. Mà Hàng Chiếu giờ chuyên thuốc kích rục cũng tính là đúng chuyên ngành nhể
Ngõ cấm chỉ Tương truyền xưa là nhà bồ nhí vua ở đó, bà con đi qua hay chỉ trỏ, sợ bị lộ nên vua cấm. Lâu ngày bà con gọi là ngõ cấm chỉ (trỏ) Hehe
Em có biết gì đâu Bác Wiki này biết http://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_ph%E1% ... %E1%BB%99i Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài[3], hàng Khay, Mã Vĩ[4], hàng Điếu, hàng Giầy Hàng Lờ[5], hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn[6], Phố Mới, Phúc Kiến[7], hàng Ngang, Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng, Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông, Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè, Hàng Thùng, hàng Bát[8], hàng Tre, Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The[9], hàng Gà, Quanh đi đến phố hàng Da, Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh. Phồn hoa thứ nhất Long thành, Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền. Tên các phố cổ Tên phố trong khu phố cổ đa số đầu tiên là chữ "Hàng", sau đó là tên sản phẩm. Bên cạnh đó có một số phố không theo quy tắc đó, và một số phố mới đặt sau này mang tên người. Các phố có chữ "Hàng" trong khu phố cổ (Dấu ** tương ứng với những tên phố hiện không còn dùng). Hàng Áo cũ**[10] Hàng Bạc Hàng Bè Hàng Bông Hàng Bồ Hàng Buồm Hàng Bút Hàng Bừa** Hàng Cá Hàng Cân Hàng Cau** Hàng Chai Hàng Chè**[11] Hàng Chiếu Hàng Chĩnh Hàng Chuối Hàng Cót Hàng Cuốc** Hàng Da Hàng Dầu Hàng Đào Hàng Đàn** Hàng Đậu Hàng Điếu Hàng Đồng Hàng Đường Hàng Gà Hàng Gai Hàng Gạo** Hàng Giấy Hàng Giầy Hàng Giò** Hàng Hài** Hàng Hòm Hàng Kèn**[12] Hàng Khay Hàng Khóa**[13] Hàng Khoai Hàng Lam**[14] Hàng Lược Hàng Mã Hàng Màn** Hàng Mành Hàng Mắm Hàng Mây** Hàng Mụn** Hàng Muối Hàng Nâu** Hàng Ngang Hàng Nón Hàng Phèn Hàng Quạt Hàng Rươi Hàng Sắt** Hàng Sơn**[15] Hàng Than Hàng Thiếc Hàng Thùng Hàng Tre Hàng Trống Hàng Trứng**[16] Hàng Vải Các phố không có chữ "Hàng" trong khu phố cổ Bát Đàn Bát Sứ Cầu Gỗ Cầu Đông Chả Cá Chân Cầm Chợ Gạo Đồng Xuân Gầm Cầu Gia Ngư Hà Trung Hài Tượng Lãn Ông Lò Rèn Mã Mây Mã Vĩ Nhà Hỏa Ngõ Gạch Ngõ Trạm Ngõ Tạm Thương Thuốc Bắc Tố Tịch Yên Thái Cao Thắng Đào Duy Từ Đinh Liệt Lương Ngọc Quyến Lương Văn Can Nguyễn Siêu Nguyễn Thiện Thuật Phùng Hưng Tạ Hiện Trần Nhật Duật Trần Quang Khải Các phố có chữ "Hàng" nhưng không nằm trong khu phố cổ theo quy định Hàng Bột** Hàng Bún Hàng Cháo Hàng Cỏ** Hàng Lọng** Hàng Cơm** Hàng Đẫy** Hàng Đũa** Hàng Bông Thợ Nhuộm** Hàng Vôi Hàng Chuối** Các ngõ có chữ "Hàng" Hàng Bông Hàng Bột Hàng Chỉ Hàng Cỏ Hàng Hành Hàng Hương Hàng Trứng
Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa..... Có bác nào ở mạn trên đó xin cho em hỏi thế Có phố Kỳ Lừa thật không? và có sự tích gì không các bác nhể?
Theo em biết Cầu Đất ở Hải phòng xuất phát từ việc người ta đắp đất làm cầu vượt đường sắt, tất nhiên là phần đường dẫn thôi, sau đó người ta quen gọi là Cầu Đất (nghe anh bạn ở Hải phòng nói thế) Đường từ Kiên Giang sang Cà Mau còn có một bến phà có tên là Tắc Cậu Xẻo Rô, bác nào biết giải thích giùm em ý nghĩa cái tên này với