Thi hộ, học thuê một cụm từ làm cho các nhà làm công tác giáo dục lâu năm choáng váng. Cải cách giáo dục dường như là một đề tài muôn thủa mà mỗi vị tư lệnh ngành giáo dục mới lên đều đau đầu để tìm phướng án, kế hoạch, mô hình lối đi. Hết cải cách thi đại học rồi lại cải cách thi tốt nghiệp. Hoàng loạt khẩu hiệu được đưa ra như “Nói không với gian lận thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với học sinh học nhầm lớp”, “Đổi mới toàn diện giáo dục” …. Hình như sự nghiệp cải cách giáo dục của ngành này mấy năm qua vẫn luẩn quẩn không lối thoát, các hiện tượng tiêu cực cũ không thuyên giảm trong khi đó các hiện tượng tiêu cực kiểu mới có chiều hướng phát triển. Nguyên nhân từ đâu mà ngành giáo dục cứ luẩn quẩn không thể tìm ra lối thoát cho nề giáo dục nước nhà. Thực ra câu trả lời rất rõ ràng nhưng dường như ai cũng muốn tránh né nên không thể thực hiện việc đổi mới giáo dục được. Thưa các bạn, nếu coi giáo dục là một ngành sản xuất,thì chắc ai cũng biết các em học sinh là sản phẩm của ngành này và được sử dụng trong thị trường lao động. Thị trường lao động chính là nguyên nhân dẫn đến việc dậy và học hiện nay của ngành giáo dục méo mó. Tại sao vậy chúng ta nên đi sâu phân tích vấn đề này. Từ năm 1986 khi đất nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Với những bước đi của mình sau gần 30 năm nền kinh tế dần vận hành theo quy luật thị trường và thị trường lao động cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những năm 1990-2000 khi các động lực thay đổi của nền kinh tế cơ bản hình thành. Các ngành sản xuất phát triển với tốc độ đều đặn 2 con số 1 năm. Đầu tư nước ngoài hàng tỷ USD ồ át vào Việt Nam. Đầu tư công vào giao thông, thủy lợi, năng lượng và hạ tầng khác cũng được nhà nước ồ ạt thực hiện để đảm bảo cho quá trình phát triển của nền kinh tế. Với sự phát triển này dẫn đến nhu cầu lao động rất cao, hầu như sinh viên ra khỏi trường học đều có việc làm. Chất lượng giáo dục lúc này cũng được đặt ra nhưng không quá cấp bách. Giai đoạn này chúng ta thấy sự xuất hiện của hàng loạt trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghể. Trường nào cũng tuyển và tuyển được đầy ắp học sinh. Thậm chí các trường đại học danh tiếng mở các cơ sở đào tạo tại chức, chuyên tu tại trường hay từ xa tại các tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. Và dĩ nhiên chất lượng giáo dục sẽ không thể tốt được với việc đào tạo kiểu ăn xổi ở thì như thế. Sau những năm 2000, câu chuyện chất lượng đào tạo bắt đầu được đặt ra. Sự dịch chuyển cán cân của nên kinh tế cơ bản rõ rệt. Khối các doanh nghiệp cổ phần dần dần lớn mạnh trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước lại dần dần thu hẹp lại. Do các doanh nghiệp cổ phần, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực sự cần nguồn lao động có chất lượng. Lúc này câu chuyện chất lượng giáo dục được nhắc đến nhiều hơn, với tần xuất ngày càng dày đặc. Mặt khác trong thị trường lao động lại xuất hiện một xu hướng mới đó là những ngành nóng như công nghệ thông tin, tài chính, kinh tế, ngân hàng …. cần nhiều nhân sự làm cho nhu cầu lao động chuyển dịch. Sự thụ động trong dự báo và quy hoạch thị trường lao động làm cho càng méo mó thị trường lao động. Như vậy trong thị trường lao động của chúng ta có 2 vấn đề lớn: 1. Sự tồn tại của nguồn lao động chất lượng thấp được đào tạo quá nhanh để giải quyết nhu cầu thị trường. 2. Sự phát triển không có quy hoạch của nguồn nhân lực dẫn đến ngành thừa nhân lực ngành thiếu nhân lực trầm trọng. Nhưng vấn đề của chúng ta ở đây là cách chúng ta tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực này mới là vấn đề. Như chúng ta đã biết một phần rất lớn nhân sự này được tuyển dụng vào làm công chức, viên chức nhà nước, cán bộ của các doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn đầu tư của nhà nước. Đây là một bộ phận lao động rất lớn và có khả năng định hình và điều chỉnh được thị trường lao động. Nhưng việc tuyển dụng, lựa chọn và sử dụng nhân sự ở đây rất có vấn đề: 1. Hầu hết việc lựa chọn dựa vào bằng cấp chứ không lựa chọn bằng kiểm tra năng lực cụ thể. Việc thi cử nếu có nhiều khi mang nặng tính hình thức chứ không thực chất. 2. Có sự tác động bằng tài chính, mối quan hệ xã hội dẫn đến việc tuyển dụng con người không đúng với nhu cầu sử dụng. 3. Hệ thống đánh giá hiệu quả của người lao động có nhưng không phát huy tác dụng mang nhiều tính thủ tục không mang tính thực chất. Ba vấn đề này trực tiếp và gián tiếp làm cho thị trường lao động vốn đã phát triển không quy hoạch và chạy theo nhu cầu thị trường lao động càng ngày càng méo mó hơn. Hầu như mỗi sinh viên khi ra trường đều gắn từ xin việc và chạy việc đầu tiên. Vì sao vậy, thực tế đã chứng minh nhân sự làm việc trong môi trường nhà nước trên thực sự ổn định hơn và có nhiều cơ hội hơn. Mặc dù thu nhập danh định thấp nhưng thu nhập ngoài nhiều hơn rất nhiều. Việc sinh viên đi tuyển dụng chỉ xảy ra khi không thể chạy việc và xin việc được. Rõ ràng thị trường lao động đặc biệt thị trường lao động trong khối nhà nước đã làm méo mó hệ thống giáo dục. Mọi người đều chạy theo việc học sao có tấm bằng chứ không phải học các kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo … Nếu có học cũng chỉ nhằm lấy cái chứng chỉ cho đẹp hồ sơ chứ không phải là thực chất. Và ngành giáo dục cũng phản ứng theo tức thì đáp ứng ngay những nhu cầu của thị trường bằng các trung tâm giáo dục ngoại ngữ, tin học ….. Hệ quả này không chỉ ở bậc đại học, cao đẳng, trung cấp mà nó cũng tác động trực tiếp đến khối PTTH, PTCS và tiểu học. Nó gây ra hiện tượng chạy theo thành tích ảo và học lệch chứ không thực chất và niềm đam mê. Như vậy việc cải cách giáo dục không thể một ngành giáo dục gánh vác. Ngành giáo dục chỉ có thể cải cách được khi có động lực thay thế thực sự. Chúng ta cần phải thay đổi thị trường lao động cụ thể là thị trường lao động thuộc khối nhà nước (khối dẫn dắt thị trường). Việc tuyển lựa lao động và sử dụng lao động cần phải thay đổi theo hướng thực chất. Nếu như khối này thay đổi thì ý thức của người học và người dạy phải thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Trong khi khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lựa chọn lao động rất khắt khe mang tính phục vụ vào đúng công việc cần tuyển. Hiện tượng kỹ sư, cử nhân thậm chí thạc sỹ cất bằng đi làm công nhân ngày càng diễn ra phổ biến, thì khối quốc doanh gần như vẫn không thay đổi tiêu chí tuyển và sử dụng nhân sự trong bao nhiêu năm nay. Chính điều này dẫn đến hệ quả ngành giáo dục loay hoay trong vấn đề cải cách của mình. Một đằng sự đòi hỏi nhân sự có năng lực và trình độ thực sự, một đằng vẫn tuyển dựa trên bằng cấp giấy tờ thủ tục không quan tâm đến trình độ thực sự. Do vậy với mong muốn cải cách giáo dục theo đúng nhu cầu của xã hội, toàn bộ bộ máy nhà nước phải vào cuộc và tạo động lực và nền tảng để giáo dục thay đổi. Bắt đầu từ việc đánh giá lại lao động và tiêu chí tuyển dụng lao động vào nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước để từng bước thay đổi nhận thức của người học về tương lai của mình. Đó sẽ là động lực để ngành giáo dục có định hướng thay đổi căn bản. Người lao động phải thay đổi từ tư duy xin việc, chạy việc sang tuyển dụng thì họ mới thực sự trang bị cho mình những kiến thức để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động như vậy bắt buộc ngành giáo dục phải thay đổi theo chiều hướng học thực, chất lượng thực chứ không phải chỉ là một tấm bằng vô nghĩa. Mặt khác Đảng, nhà nước và hệ thống tuyên giáo phải vào cuộc mạnh mẽ. Cần phải xây dựng lại hình ảnh người lao động trong mắt giới trẻ. Tại sao cứ phải là Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư, Cử Nhân mới là hình ảnh đẹp mơ ước cho giới trẻ, tại sao không là người thợ lành nghề, những người nông dân giỏi hay những nghệ nhân thợ thủ công giỏi. Nếu đánh giá đúng chúng ta sẽ được một tầng lớp người lao động yêu nghề, say mê với nghề và có nền tảng kiến thức thực sự trong tay. Điều này mới thực sự là động lực để đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới sang một trang mới mạnh mẽ hơn, thực chất hơn.
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Giáo dục của ta là giáo dục theo định hướng XHCN nên có đổi mới cỡ nào nó vẫn vậy thôi :lol: Quan tâm nhiều làm gì cho mệt đầu bác
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu vấn đề là cái gì cũng ......................... :lol:
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu theo mình thì dù là giáo dục hay kinh tế đều bị ảnh hưởng bởi chế độ nên muốn thay đổi một cái gì mà đã tồn tại quá lâu là một điều rất khó trừ khi có lực tác đọng nào đấy đủ lớn đủ mạnh thì may ra
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Tư duy kiểu "văn minh" lúa nước nó vậy, đừng đổ cho nọ kia. Xét lịch sử thì thấy, thời còn phong kiến thì bê nguyên xi mô hình của Tàu, đến hồi Pháp sang thì học của họ, đến thời tự do độc lập thì bê mô hình của LX. LX sụp đổ thì mới bắt đầu tự tư duy, xây dựng một mô hình GD có bản sắc của riêng mình. Ý định thì tốt nhưng tiếc là năng lực thì có hạn nên nó mới :"đổi mới, đổi mới liên tục, nát bét nát bét dài dài"... :lol:
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Đừng đổ thừa cho "lúa nước"mà tội nó bác ạ. Thái Lan cũng lúa nước đới còn Châu Âu trước đây cũng lúa mì thôi :wink:
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Lúa nước không có tội bác ạ, chỉ những vị vỗ ngực tự xưng "Văn minh lúa nước" mới đáng chán.
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu các bác lại lạc đề rồi tranh luận xem có ý gì hay cứ nói. Chứ tranh cãi về ngô lúa mạch thì phải vào bếp
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu E thực tế thế này nhé bác, con e năm nay 4 tuổi. Năm ngoái xin ra trường công Sao Sáng người ta dòi 10tr k phải xếp hàng, năm nay đang đòi 5tr và chờ...mà con e đúng tuyến đúng tuổi đấy ạ. Mới nứt mắt ra đi học chưa học dc cj tốt đã gặp ngay cái thối nát của ngành e hỏi bác cải cách cái gì? Ai mới là người cần cải cách?
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Thấp thoáng có bóng thầy Phamhuynh ghé thăm topic này...mặc dù chủ đề cũ và lập luận theo em chưa có chi mới. Đổi mới giáo dục đang vẫn được những người thầy có tâm làm mỗi ngày mà không đợi ai nhắc, học trò cũng vậy nếu là học trò giỏi. Tuy nhiên ở mức tổng thể hơn cho một quốc gia, em nghĩ rằng cần bắt đầu bằng việc xác định mục đích giáo dục cho đúng (thực sự tự do, khai phóng và hướng thiện), bằng không thì mọi chương trình sau đó dù cho có sử dụng bằng từ ngữ đẹp đẽ thế nào cũng không thể giải quyết.
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu theo em thì muốn thay đổi hệ thống giáo dục của cả 1 đất nước là 1 điều lâu dài cần nhiều sự đóng góp và học hỏi các nước đã phát triển, mà điều quan trọng nữa là do các bác ở trên có quyết tâm làm hay không hay chỉ đánh trống bỏ dùi còn nhiều điều khó nói lắm các bác ạ
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Vấn đề là người ta khi ở trên đỉnh cao quyền lực không ai muốn cầm dao tự cung như cái dòng bôi đậm bác ạ :mrgreen:
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Không biết tụi Bắc Âu có bị ngược không nhỉ? Những người giỏi nhất mới được vào ngành Giáo dục ở các trường Đại học. Trong khi học về ngành này thì những người xuất sắc nhất sau khi tốt nghiệp sẽ được phân về dạy... Tiểu học - tức người xuất sắc nhất trong các người giỏi nhất mới được dạy ở cấp này. Còn Việt Nam mình thì sao? Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm. Mấy em làng tàng học hành lẹt đẹt vào Cao Đẳng SP thì sau tốt nghiệp sẽ "bị" phân về dạy Tiểu học. Không biết ai ngược ai xuôi, nhưng nhìn trình độ dân trí và văn hóa thì khác biệt quá.
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Bộ GD&ĐT công bố, số tiền 30.275 tỷ đồng khái toán để thực hiện "Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015": 1. 105 tỷ đồng: Biên soạn chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên. 2. 910 tỷ đồng: Dạy thử nghiệm từ năm học 2016-2017 tại 600 trường (chiếm 20% tổng số trường) với 340.000 học sinh và 20.000 giáo viên (gồm tập huấn bồi dưỡng; đánh giá hoàn thiện sách giáo khoa, sách giáo viên và cấp sách giáo khoa thử nghiệm miễn phí cho học sinh, giáo viên). 3. 8.150 tỷ đồng: Dạy học đại trà theo chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2018-2019 đối với các lớp đầu cấp, gồm triển khai dạy đại trà trên khoảng 30.000 trường, 15 triệu học sinh; tập huấn bồi dưỡng dạy học đại trà chương trình, sách giáo khoa mới cho khoảng 900.000 cán bộ, giáo viên… 4. 20.000 tỷ đồng: Đầu tư trang thiết bị dạy học để thực hiện dạy học đại trà theo chương trình, sách giáo khoa mới gồm bổ sung thay thế 50% thiết bị dạy học tối thiểu đã có; trang bị mới thiết bị do chương trình, sách giáo khoa mới yêu cầu... 5. 5.010 tỷ đồng: Ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng kênh truyền thông giáo dục phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới gắn với xây dựng xã hội học tập; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, kiểm tra đánh giá. Đây họ nghĩ thế này là đổi mới giáo dục, haizzz chán quá toàn thấy mua sắm đa thấy mùi rồi. Tiền này để tăng lương, đẻ xây cầu cho các em đi học có tốt không. Cái quan trọng giờ là tạo ra động lực để người đi học phải học để hướng tới tương lai và người dậy phải có trình độ thực sự, yêu nghề, yêu trẻ mới đổi mới được
Re: Đổi mới giáo dục ? Haizz rất đơn giản mà sao không chịu Các bác cứ bóng bàn nhiều vào ! Em thì đang nghĩ xem có cách nào dính líu với con số 34 ngàn kia đây !