Tìm kiếm nhanh Trang 1 - Tube và phụ kiện (đèn đầu, đèn công suất, đèn van, đế, nắp chụp, v.v.): https://vnav.vn/threads/★-audionga-★-ha-noi-★-linh-kien-diy-cua-nga-nhat-★.39135/ Trang 2 - Linh kiện bán dẫn (diode, transistor, IC nguồn, Op-amps, DAC, v.v.): https://vnav.vn/threads/★-audionga-★-ha-noi-★-linh-kien-diy-cua-nga-nhat-★.39135/page-2 Trang 3 - Linh kiện thụ động (tụ, trở, cuộn cảm, và các loại khác): https://vnav.vn/threads/★-audionga-★-ha-noi-★-linh-kien-diy-cua-nga-nhat-★.39135/page-3 Trang 4 - Dây các loại (RCA, XLR, dây loa, dây nguồn, optical, coaxial, v.v.): https://vnav.vn/threads/★-audionga-★-ha-noi-★-linh-kien-diy-cua-nga-nhat-★.39135/page-4 Trang 5 - Phụ kiện audio tổng hợp: https://vnav.vn/threads/★-audionga-★-ha-noi-★-linh-kien-diy-cua-nga-nhat-★.39135/page-5 Trang 6 - Thiết bị phi audio và thập cẩm khác: https://vnav.vn/threads/★-audionga-★-ha-noi-★-linh-kien-diy-cua-nga-nhat-★.39135/page-6 Trang 7 - Hàng mới đăng: https://vnav.vn/threads/★-audionga-★-ha-noi-★-linh-kien-diy-cua-nga-nhat-★.39135/page-7 ---------------- TRANG 2 Linh kiện bán dẫn: diode, transistor, IC nguồn, Op-amps, DAC, v.v. [2.1-a] Tags: #diode #zener Diode Zener GDZ16B của hãng Frontier Electronics [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Ổn áp 16 V, hàng mới, em mua về dùng không hết nên share bớt. Website hãng: http://frontierusa.com/ Giá: 50 k/ túi 10 chiếc *** [2.1-b] Tags: #diode #tvs TVS diode P6KE24A-R-LF của hãng Frontier Electronics [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Đây là loại diode có khả năng ghim áp như diode Zener nhưng sinh ra chuyên để bảo vệ cho các linh kiện hay mạch điện mắc song song với nó. Mọi xung cao áp sẽ bị diode này phạt đứt ngọn ở độ cao danh định nào đó (loại P6KE24A là 24V). Do được thiết kế chuyên dụng, để dập các xung nhọn và mạnh, trong tích tắc, P6KE24A có thể dẫn dòng đến 18 A, tỏa công suất tức thời đến 600 W. Datasheet: https://www.vishay.com/docs/88369/p6ke.pdf Giá: 50 k/ túi 10 chiếc *** [2.1-c] Tags: #diode #tvs TVS diode P4KE440A [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Đây là loại diode có khả năng ghim áp như diode Zener nhưng sinh ra chuyên để bảo vệ cho các linh kiện hay mạch điện mắc song song với nó. Mọi xung cao áp sẽ bị diode này phạt đứt ngọn ở độ cao danh định nào đó (loại P4KE440A là 440 V). Do được thiết kế chuyên dụng, để dập các xung nhọn và mạnh, trong tích tắc, P4KE440A có thể dẫn dòng đến 0.66 A ở 440 V, tỏa công suất tức thời đến 400 W. Datasheet: https://www.vishay.com/docs/88365/p4ke.pdf Giá: 40 k/ túi 10 chiếc --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.2-a] Tags: #diode Diode chỉnh lưu DSF10TC-AT1 của ON Semiconductor: 200 V, 1A [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng NOS, em mua tại Nhật. Datasheet: https://media.digikey.com/pdf/Data Sheets/ON Semiconductor PDFs/DSF10T.pdf Giá: 30 k/ 10 chiếc 250 k/ 100 chiếc *** [2.2-b] Tags: #diode Diode chỉnh lưu 1N5392: 70 V, 1.5 A [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng NOS, em mua tại Nhật. Datasheet: https://www.vishay.com/docs/88514/1n5391.pdf Giá: 30 k/ 10 chiếc 250 k/ 100 chiếc *** [2.2-c] Tags: #diode Diode chỉnh lưu R250-F: 300 V, 6 A [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng NOS, em mua tại Nhật. Diode có chân và thân đều to: Đường kính thân: 10 mm Độ dài thân: 7.5 mm Đường kính chân: 1.3 mm Độ dài chân: 37 mm Datasheet: http://www.datasheets360.com/part/detail/r250-f/-6664419351113378357/?alternatePartManufacturerId=0 Giá: 40 k/ 1 túi 4 chiếc --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.3] Tags: #Chia sẻ kinh nghiệm Đôi điều chia sẻ về dụng cụ cơ khí tại thị trường Nhật Bản Bài viết này có thể giúp ích đôi chút cho bác nào quan tâm Tuy nghiên cứu và làm việc trong ngành Điện tử nhưng một (trong những) đam mê lớn khác của em là cơ khí. Đã mê thì thường xuyên phải được phê nên đi đâu, ở đâu em cũng lọ mọ ngóc ngách. Và tất nhiên là sống ở thiên đường công nghệ như Nhật thì chuyện em bị phát cuồng vì kim loại là điều khó tránh. Sau một thời gian ngập ngụa trong sắt thép, Việt Hùng Đào em cũng đỡ mê nguội để share một số kinh nghiệm cũng như nhận định (mang tính cá nhân) cho bạn bè ai quan tâm thì tham khảo. Đầu tiên là em tìm cách lí giải tại sao dụng cụ của Nhật (thường) tốt - Với đồ cơ khí, lí do đầu tiên phải nói đến là vật liệu. Công nghệ vật liệu ở đất nước này quá tuyệt. Vì tuyệt nên cứ mua phôi thép về làm bừa phứa cũng đã ra được một thứ chất lượng kha khá. Nhưng cũng không có doanh nghiệp nào ở đây làm bừa cả. Tất cả đều đi theo khoa học và được khoa học dẫn đường chỉ lối. Mọi thứ đều được nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, rồi cải tiến, và hoàn thiện dần qua các đời sản phẩm. Thế nên xuất hiện tổ hợp lí do thứ hai là máy móc, công nghệ chế tạo, và bí quyết... "công ty truyền". Ngoài máy móc xịn, được bảo dưỡng chuẩn và thay thế đúng hạn, mỗi hãng đều có quy trình nhiệt luyện, tôi, ram, xử lý bề mặt, trộn phụ gia, hay abc riêng đã được nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua nhiều chục năm, thậm chí là hàng thế kỷ. Những bí quyết này làm cho sản phẩm của họ đã tốt lại càng tốt nữa, đảm bảo không phải ai có phôi thép cũng chế được thành phẩm có chất lượng tương tự. Thế nên có hãng tự tin in trên vỏ các dòng chữ đầy kiêu hãnh như Kobe steel, Nachi steel, etc. như là một con tem cho chất lượng. Lí do thứ ba là lí do con người. Ai đã tiếp xúc với người Nhật sẽ hiểu tại sao đồ của họ tốt. Chính xác, cẩn thận, tỉ mẩn từ con ốc là điều kiện cần để sinh ra cả một nền công nghiệp cơ khí đỉnh cao. Chất lượng sản phẩm do người Nhật kiểm soát thì rất ổn định. Họ ko hay úi xùi và tặc lưỡi như phần đông dân số TG. Về cơ bản: hỏng là vứt, kém là làm lại, pát là pass mà fêu là fail, ko tiếc, ko tận dụng. Và thêm một lí do nữa không kém phần quan trọng là Nhật ít bị Tàu hóa hơn so với trung bình cộng của TG. Có thể thấy đồ Tàu ở đây cũng tràn nhưng không ngập, không át được đồ trong nước. Bản thân người Nhật có độ tự tôn dân tộc khá cao + phần lớn anti-Tàu nên hàng Tàu khó (chứ không phải không thể) len vào những nơi mà người ta nghĩ là cần phải chuẩn. Nhìn cách người Nhật nhìn và nói về hàng Tàu thì đoán rằng với họ, đó chỉ là hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày dạng zớ zẩn thôi. Cái gì cần xịn thì phải là đồ trong nước, ở đó đồ Tàu ít có cửa. Đó cũng là may mắn cho những người ghét Made in China và thích Made in Japan vì tìm chữ Japan không hề khó. Càng đồ chuẩn thì tìm càng dễ. Vì sản phẩm đầu ra luôn có thị trường khá ổn định nên chỉ có công ty chết vì ko cạnh tranh được chứ ko có chuyện tất cả bị chết vì hết khách. Rõ ràng, đây là điều kiện cần để duy trì những thứ gọi là công ty truyền như trên. Tiếp theo là một số nhận định về máy công cụ cầm tay như khoan, mài, sọc, cưa cắt - Hãng sản xuất thì nhiều nhưng nổi bật là các tên tuổi: Hitachi, Makita, Ryobi, Bosch. Dòng sản phẩm của các hãng này cũng sêm sêm nhau ngoại trừ Bosch (của Đức) hơi thiên về đồ phá phách. Hitachi và Makita có vẻ nhỉnh hơn Ryobi về đẳng cấp một chút. Nhất là các máy vỏ kim loại đúc của hai hãng này thì khỏi bàn về chất lượng. Cầm máy lên cảm nhận rõ độ chắc, lì và đặc biệt là ít rung khi chạy. Đổi lại là cầm hơi mỏi tay và phần lớn là ko có khả năng chỉnh tốc. Ấn mạnh hay nhẹ đều thấy máy quay tí thò lò như nhau, thường là quá nhanh khi cần... chầm chậm . Các máy vỏ nhựa có vẻ rệu rã hơn chút nhưng cũng vẫn rất tốt và thường có khả năng "bóp nhẹ khi muốn... từ từ". Riêng Ryobi thì máy khá nhẹ và có vẻ hàng mã nhất (?) nhưng chưa dùng nhiều nên em chưa dám chắc. Đồ của Bosch thì nổi tiếng thế giới rồi nhưng một điều quan trọng khi thẩm định là ai sản xuất. Made in China, PRC (nguy hiểm hóa chữ China) rất nhiều và nên tránh mặc dù nhìn thường là rất đẹp. Khi mua đồ cũ, máy Made in Thụy Sĩ và Đức thường xấu hơn, giá cao hơn, khó tìm hơn nhưng dùng thì khác hẳn. Một đặc điểm chung của các máy công cụ ở Nhật là toàn 100V. Sau lịch sử ba năm lọ mọ, hi vọng mua được cá thể chạy 220V dùng nội địa vẫn chỉ hoàn toàn là mơ ước của em. Tiếp nữa là dụng cụ cơ khí thông dụng như kìm, cờ lê, mỏ lết, tua-vít, chìa lục giác, etc. - Hãng sản xuất còn nhiều hơn như: Tone, KTC, Wise, Vessel, Engineer, SK11, TOP, Snap-on, Koken, Sanki, Lobster,… Trong số này, được đánh giá cao nhất có thể là Snap-on, Tone, và KTC. Snap-on là hãng của Mỹ nhưng ở Nhật dùng nhiều nên khá phổ biến. Tone là hãng đặc chất Nhật mặc dù tên thì không Nhật lắm. Một đại thụ khác là KTC (Kyoto Tool Company). Đây cũng là một hãng rất lâu đời của Nhật được lấy tên (và đặt trụ sở) theo cố đô Kyoto của Nhật. Dụng cụ của các hãng này dù cũ hay mới đều được bán với giá cao ngất. Một chiếc kìm có thể có giá đến hàng triệu hay một bộ chìa lục giác có thể đến trên vài triệu VNĐ. Có những tủ kéo với đầy đủ các dụng cụ cơ bản được bán theo set với giá đến cả trăm triệu. Khi so sánh hai tên tuổi hàng đầu của Nhật là Tone và KTC, có ý kiến cho rằng Tone chất hơn KTC nhưng cũng có người nghĩ ngược lại. Cá nhân em thì đánh giá sản phẩm của hai hãng thông dụng như nhau và đẳng cấp chất lượng cũng... ngang nhau. Còn theo đánh giá nội/ngoại bộ của bản thân ông KTC thì KTC là "Japan's No.1 Tool Manufacturer". Ổng tự tin đến mức in dòng chữ to đùng này ngay trên homepage của website (ảnh chụp ngày 2017/10/28, giao diện tiếng Anh). Một hãng của Nhật mà dám công khai làm vậy chắc là phải có cơ sở? Cả ba hãng trên có thể nói là những hãng sản xuất tool phong phú và cao cấp nhất ở thị trường này. Về chất lượng dụng cụ, nói hơi quá một chút, mua một lần dùng mãi mãi. Do đó, người bán đồ cũ không thiếu và người cần mua đồ cũ cũng rất nhiều. Một số đồ có thể lấm lem, rỉ sét (như lôi từ chuồng lợn về) nhưng giá vẫn vài trăm đến vài nghìn yên (1000 JPY ~ 200.000 VNĐ). Nếu vô tình gặp ai/nơi nào bán bất cứ đồ gì của Snap-on, Tone, hay KTC mà giá dưới 100.000 VNĐ thì ta có thể mua không cần phải nghĩ. Một sự lựa chọn dễ thở hơn là sản phẩm của SK11, TOP; riêng cờ lê mỏ lết còn hay gặp thêm đồ của Sanki và Lobster. Các hãng này cũng sản xuất những dụng cụ cơ khí tương tự nhưng hướng tới thị trường tương đối đại trà. Không những giá rẻ hơn mà nhìn bề ngoài, sản phẩm của SK11 và TOP còn khá bắt mắt. Tuy nhiên, cái gì cũng có lí do của nó cả. Ngoài các hãng trên, Vessel, Engineer, Anex … là các hãng sản xuất hướng cũng tới thị trường bình dân hơn và có vẻ ít phong phú về mặt hàng. Các hãng này cũng hướng tới các dụng cụ nhẹ cân và nhẹ đô hơn để dùng trong các lĩnh vực điện, gia đình. Nói là nhẹ đô nhưng giá vẫn không rẻ, một chiếc tua-vít vẫn dao động từ 100.000 – 500.000 VNĐ. Đồ của các hãng này phù hợp với những ai làm việc trong các lĩnh vực điện, điện tử lâu dài. Việc dùng dụng cụ tốt và phù hợp là điều kiện cần để sửa mà không phá khi làm việc với máy móc. Đối với một số dụng cụ, ta cần lưu ý khi mua vì có hai hệ khác nhau là hệ inch và metric. Hệ thông dụng ở nước ta là metric (đơn vị đo là mm, cm) trong khi hệ ít dùng hơn là inch (đơn vị đo là 1/4, 3/8, 1/2, … inch) có thể gặp đâu đó trong các máy nhập về. Sai hệ có thể dẫn đến bỏ xó dụng cụ vì ... lồng mãi không có cái nào vừa. Tiếp nữa nữa là bàn về dụng cụ đo như thước kẹp, panme, thước thẳng, thước góc, dưỡng, etc. - Hãng sản xuất cũng phong phú, nhưng nổi tiếng là Mitutoyo, Tajima, Niigata Seiki, Shinwa. Mitutoyo rất nổi tiếng về thước kẹp, panme, thước đo độ sâu, độ tròn, gauge. Trong khi đó, các hãng còn lại xác định khó chiến với Mitutoyo ở những khoản này nên chú trọng những thứ có vẻ đơn giản hơn. Sản phẩm của Mitutoyo chất lượng rất cao và giá cũng rất… cứng. Một chiếc thước kẹp có thể đến vài triệu trong khi một chiếc panme có thể đến cả chục triệu VNĐ. Sản phẩm của Tajima, Niigata Seiki, và Shinwa (logo hình con chim cánh cụt) có giá mềm hơn một chút và tương đối thông dụng. Tuy nhiên, đơn vị tính của các đồ này vẫn là trăm yên và nghìn yên. Có thể với nhiều người, những giá này là rất cao và hơi vô lý nhưng thật ra là hợp lý. Chế tạo dụng cụ đo đạc chính xác không chỉ yêu cầu hệ thống máy móc tốt mà còn đòi hỏi việc sử dụng các vật liệu nền đắt tiền (bền, độ cứng cao, dãn nở nhiệt nhỏ, etc.). Một lưu ý đối với dụng cụ của Shinwa là Made in China rất nhiều nhưng việc tìm Japan cũng không khó. Nói một chút về dụng cụ cắt gọt như mũi khoan, mũi taro, phay - Các hãng tên tuổi có thể kể đến là: Nachi, Kobe, Riken, Kobelco, etc. Các hãng này đều là những hãng rất nổi tiếng, đặc biệt là Nachi. Loại thép phổ biến được sử dụng của các hãng này khi chế tạo các dụng cụ phổ thông là thép gió SKH9 (SKH55 theo chuẩn của JIS). Về cơ bản, cứ Made in Japan, một trong 4 hãng trên, thép gió (HSS – High Speed Steel) là chất lượng được đảm bảo. Nếu ai tò mò có thể đọc tiêu chuẩn sản xuất mũi khoan JIS B 4301 mà các hãng này phải theo để thấy được lí do tại sao nó đắt và tại sao nó không có khả năng vừa quay vừa rang lạc như mũi khoan của Tàu. Giá mũi khoan tăng theo đường kính nhưng về cơ bản là ~100.000 VNĐ cho một mũi 1 mm (giá niêm yết của hãng). Mua đồ NOS (đồ lưu kho lâu nhưng chưa qua sử dụng) có giá rẻ hơn nhưng vẫn cao hơn giá của 1 chục mũi khoan tương tự niêm yết tại chợ Trời của ta. Nói là lưu kho nhưng mở túi ra vẫn đẹp như mới vì được bảo quản rất tốt. Đây là loại ta nên dùng, thậm chí là rất nên dùng vì hàng mới sản xuất chưa chắc đã có quốc tịch Nhật (thay vào đó là Singapore). Viết một chút về dụng cụ cơ khí lại ngẫm về điều kiện làm việc ở nước mình - Lấy ví dụ về một chiếc chìa lục giác thông dụng: giá 6k, mua về có 6 cạnh, dùng 6 lần thì có thêm 6 cạnh nữa, dùng 60 lần thì gần tròn và vặn liên tục một lúc thì tròn hẳn. Tuy nhiên, điều nguy hiểm không phải ở việc tốn tiền mua dụng cụ mà là việc dùng dụng cụ 12 cạnh này để vặn các con ốc 6 cạnh khác. Khi tháo một cái máy gì đó, dụng cụ hỏng gây hỏng ốc, ốc hỏng tiếp tục phá dụng cụ. Không tháo được ốc thì mài bỏ, cạy, đập. Khi lắp lại thì buộc dây, dán keo. Lần hỏng tiếp theo lại phá keo, khoan, đập... được hai lần là đi đời cái máy. Một vòng luẩn quẩn phá lẫn nhau, tốn tiền và hỏng tất cả. Cũng đúng thôi, dụng cụ và ốc có cùng độ cứng, vặn mạnh thì cả hai bị thương tật như nhau là đương nhiên rồi, chỉ khổ cái thân máy thôi. Xét cho cùng - Người Nhật hay phương Tây chấp nhận tốn kém để chế tạo dụng cụ rất đắt tiền nhưng đảm bảo không lãng phí. Vì vậy, là một công dân sống và làm việc trong ngành công nghệ, nếu chúng ta xác định sẽ đụng tay đụng chân vào một việc nào đó nhiều hơn mười chục lần thì phải cân nhắc nghiêm túc về một bộ công cụ tốt. Đó là điều kiện cần để công việc trở nên trôi chảy và an toàn. Với internet, việc mua dụng cụ tốt không khó, cái khó là từ bỏ (hoặc giảm bớt) suy nghĩ phải ngon, bổ, và RẺ. Tạm kết là vậy! Trước khi kết thúc bài viết, em xin bật mí thêm một thông tin trong lề nhưng hơi lan man là về cái... lô-gô. Trên nhiều dụng cụ của Nhật, ta hay gặp một lô-gô tròn tròn giống nhau. Hình tròn này là hình tròn hở, bên trong có mấy nét như chữ S hay móc câu dính với nhau. Lô-gô này đôi khi làm ta lầm tưởng là cái gì đặc biệt hay sản phẩm của cùng 1 hãng. Thực chất đây là lô-gô của JIS - Japanese Industrial Standards, tổ chức quy định các chuẩn trong sản xuất công nghiệp của Nhật. Sản phẩm có lô-gô này chỉ đơn giản là đã đảm bảo tiêu chuẩn tương ứng thôi. Chỉ... thôi nhưng là khó đấy :lol: - AudioNga - P/S: Thỉnh thoảng, khi có thời gian, em sẽ post một bài kiểu như thế này để chia sẻ những gì mà em nghĩ là có thể giúp ích cho anh em. Thông tin trong mỗi bài về cơ bản là tương đối hoàn chỉnh nhưng thỉnh thoảng có thể sẽ được chỉnh sửa để hoàn thiện thêm. Nội dung bài viết về cơ bản là kiến thức và cảm nhận của cá nhân em nên có thể không chuẩn xác và khách quan 100%. Nếu bác nào thấy có điểm chưa chuẩn hoặc cần bổ xung thì pm cho em để em cân nhắc việc gá thêm vào. Khi đó, đoạn các bác viết sẽ được ghi rõ tác giả để tri ân người viết về tình và ko vi phạm bản quyền về lý
[2.4-a] Tags: #diode #FRD #fast recovery diode Diode super fast recovery rectifier MUR110 của Motorola [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng xịn của Motorola, NOS, mời các bác mua về dùng cho yên tâm :lol: Diode này rất thích hợp cho vị trí đấu song song với cuộn dây rơ le (free wheeling diodes) để dập cao áp cảm ứng mỗi khi ngắt điện vào cuộn dây (supressor). Giá: 40 k/ 10 chiếc, 350 k/ 100 chiếc *** [2.4-b] Tags: #diode #FRD #fast recovery diode Super fast recovery diode 15KRA40 của Nihon Inter Electronics: 1.5 A/ 400 V [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật xịn, nguyên đai nguyên kiện. Nihon (日本) có nghĩa là Japan trong tiếng Nhật nhé các bác. Đây là loại diode có tốc độ đáp ứng rất cao. Không chỉ tốt cho chỉnh lưu mà còn đảm bảo cho cả các ứng dụng liên quan đến chuyển mạch (switching) và dập nhiễu cảm ứng (surge protection). Datasheet: http://pdf1.alldatasheet.com/datasheet-pdf/view/127573/NIEC/15KRA40.html Giá: 50 k/ 1 túi 10 chiếc *** [2.4-c] Tags: #diode Diode Fast và Soft Recovery của Vishay: 1000 V, 1.5 A Hàng xịn, em mua từ USA về, mời các bác Giá: 180 k/ túi 10 chú *** [2.4-d] Diode Fast Recovery 2000 V 500 mA của Vishay Hàng xịn, em mua từ USA về, dành cho các bác chạy đèn áp cao hàng nghìn vôn. Giá: 75 k/ bộ 4 chú *** [2.4-e] Tags: #diode #ultrafast #soft recovery SOFT, hyper fast rectifier diode 8A 600V của Lite-On semiconductors [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Họ diode hyper/ultra fast (siêu nhanh) có tốc độ đáp ứng rất cao. Các diode loại này được giới audiophile rất ưa chuộng khi buộc phải dùng diode thay cho đèn van. Các diode có tính chất soft recovery còn được đánh giá cao hơn nữa. Datasheet: http://www.liteon-semi.com/discrete...te/uploads/images/product/FRD/LTTH806LF-6.pdf Giá bán: 40 k/ 1 chiếc --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.5-a] Tags: #diode #FRD Diode Ultra-fast kép chung Cathode 20JL2C: 20 A 600 V [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật vừa khủng vừa xịn Datasheet: http://pdf.datasheetcatalog.com/datasheet/toshiba/3568.pdf Giá: 150 k/1 chiếc, em dư dùng 8 chiếc *** [2.5-b] Tags: #diode #schottky Diode Schottky kép chung cathode HRW36F của Hitachi, Japan: 10 A/ 90V [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật xịn, vỏ TO-220 có tab giải nhiệt cách ly. Datasheet: http://www.littlediode.com/datasheets/pdf/Datasheets-HRW/HRW36F.PDF Giá: 25 k/ 1 chiếc, 100 k/ túi 5 chiếc Ảnh chụp tạm hơi xấu, diode thật có chân đẹp hơn. Lưng diode có 2 đường khía chứ không phải bị mài nhé các bác. Mai em sẽ chụp ảnh tử tế hơn. *** [2.5-c] Tags: #diode #schottky Diode Schottky kép chung Cathode S60SC6M: 60 A 60 V [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật vừa khủng vừa xịn Datasheet: http://pdf.datasheetcatalog.com/datasheet/Shindengen/mXqwqqr.pdf Giá: 150 k/1 chiếc, em dư dùng 8 chiếc --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.6-a] Tags: #diode #diode cầu #cầu diode Cầu diode Sanken RB-151, 50V 1.5A [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Thứ tự chân: ~ - + ~ Hàng Nhật, NOS. Giá: 70 k/ túi 5 chiếc *** [2.6-b] Tags: #diode #diode cầu #cầu diode Cầu diode Semikron của Đức SKB1.2/04 [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng NOS, thông số max 1.2A 400V: http://www.datasheets360.com/part/detai ... cturerId=0 Giá: 70 k/ túi 5 chiếc 130 k/ túi 10 chiếc *** [2.6-c] Tags: #diode #diode cầu #cầu diode Cầu diode KBJ406G, 600V 4A [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật, mới tinh, chân cẳng sáng quắc Tham khảo: http://pdf.datasheetcatalog.com/datashe ... s21206.pdf Giá: 20 k/ 1 chiếc, 190 k/ túi 10 chiếc Các bác chú ý: Với mọi diode, khi hoạt động ở dòng cỡ hàng chục A, việc gắn tản nhiệt là điều bắt buộc nếu ko muốn diode chết vì quá nhiệt. Lí do rất đơn giản, ví dụ: tại 10A, nếu áp sụt trên mỗi diode là 0.6V thì công suất tỏa nhiệt của cả cầu (2 diode cùng dẫn mỗi nửa chu kỳ) khoảng 2 x 10 x 0.6 = 12 (W). Công suất này là lớn ngay cả với diode rất to. Tất nhiên, tại dòng lớn hơn, nhiệt tỏa ra còn ác chiến hơn nữa. Vì vậy, một con diode khủng chỉ có thể dẫn dòng lớn nếu nó được giải nhiệt tốt. Điều này về cơ bản là đúng với mọi loại diode. Vì vậy, nếu các bác dùng cầu diode để nắn dòng lớn thì nhớ cho em nó áp vào một bờ vai đủ rộng *** [2.6-d] Tags: #diode #diode cầu #cầu diode Cầu diode Japan, Sanken Electric RBV-2506, 25A 600V [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật, dòng cao, áp lớn, đáp ứng tốt cho rất nhiều ứng dụng. Giá: 30 k/ 1 chiếc 280 k/ túi 10 chiếc Các bác chú ý: Với mọi diode, khi hoạt động ở dòng cỡ hàng chục A, việc gắn tản nhiệt là điều bắt buộc nếu ko muốn diode chết vì quá nhiệt. Lí do rất đơn giản, ví dụ: tại 10A, nếu áp sụt trên mỗi diode là 0.6V thì công suất tỏa nhiệt của cả cầu (2 diode cùng dẫn mỗi nửa chu kỳ) khoảng 2 x 10 x 0.6 = 12 (W). Công suất này là lớn ngay cả với diode rất to. Tất nhiên, tại dòng lớn hơn, nhiệt tỏa ra còn ác chiến hơn nữa. Vì vậy, một con diode khủng chỉ có thể dẫn dòng lớn nếu nó được giải nhiệt tốt. Điều này về cơ bản là đúng với mọi loại diode. Vì vậy, nếu các bác dùng cầu diode để nắn dòng lớn thì nhớ cho em nó áp vào một bờ vai đủ rộng --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.7] INA2137 của Burr-Brown: Dual, Audio Differential Line Receivers [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Đây là IC chuyên dụng cho mạch vào balanced hoặc mạch chuyển balanced => single-ended. Một IC là đủ cho cả hai kênh. Tham khảo: https://www.ti.com/product/INA2137 Giá: 100 k/ chú --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.8] --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.9-a] Tags: #transistor #PNP Transistor 2SB892: Large-Current Switching Applications [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật xịn. Thông số chính: Điện áp max: 60 V Dòng điện max: 2 A (4 A xung) Công suất max: 1 W Hệ số khuếch đại dòng điện: hFE = 40 - 560 (tùy điểm làm việc) Loại này thích hợp cho các ứng dụng điều khiển như: đóng cắt cuộn dây rơ-le, đóng cắt đèn, cấp nguồn cỡ nhỏ, v.v. Datasheet: http://pdf.datasheetcatalog.com/datasheet/sanyo/ds_pdf_e/2SB892.pdf Giá: 100 k/ túi 5 chiếc (có 100 chiếc) *** [2.9-b] Tags: #Transistor #PNP Transistor PNP 2SB1186A của Rohm, Japan [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật xịn, chữ được khắc chìm lên vỏ chứ không phải kéo lụa. Thông số cơ bản: hFE = 60 - 200 U max = 160 V I max = 1.5 A Tab giải nhiệt được cách ly Làm việc được ở tần số cao Datasheet: http://pdf1.alldatasheet.com/datasheet-pdf/view/88108/ROHM/2SB1186A.html Giá: 30 k/ 1 chiếc *** [2.9-c] Tags: #Transistor #NPN #Darlington Transistor NPN darlington 2SD2398 của Rohm, Japan [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật xịn. Thông số cơ bản: Hệ số khuếch đại cực cao, hfe từ 1000 tới 10000 U max = 100 V I max = 2 A Tab giải nhiệt được cách ly Datasheet: http://pdf.datasheetcatalog.com/datasheets/70/240719_DS.pdf Giá: 30 k/ 1 chiếc --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.10] --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.11-a] Sò sắt Toshiba, đủ cặp bổ phụ 2N3055 và MJ2955 [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng NOS. Em mua 2 loại tại 2 địa điểm khác nhau và 2 thời điểm khác nhau. Tab giải nhiệt của MJ2955 dày hơn của 2N3055 như ảnh chụp. Các bác cân nhắc nếu mua cả cặp nhé Giá: 200 k/ 1 sò 2N3055, 250 k/ 1 sò MJ2955 *** [2.11-b] Sò sắt chữ đỏ chịu áp cao của Toshiba: 2SD821 [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng NOS, nguyên khay rất đẹp. Em mua về dùng không hết nên share bớt. Bác nào lắp mạch ổn áp cao áp thì tuyệt Thông số: Vcbo: 1500 V max Vceo: 600 V max Ic: 6 A max Pd: 50 W hFE: 20 Datasheet: http://www.datasheet-pdf.com/PDF/2SD821-Datasheet-Toshiba-1293369 Giá: 250 k/ 1 cặp *** [2.11-c] Sò sắt chữ đỏ chịu áp cao của Toshiba: 2SD822 [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng NOS, nguyên khay rất đẹp. Em mua về dùng không hết nên share bớt. Bác nào lắp mạch ổn áp cao áp thì tuyệt Thông số: Vcbo: 1500 V max Vceo: 600 V max Ic: 7 A max Pd: 50 W hFE: 20 Datasheet: http://www.datasheet-pdf.com/mobile/548509/2SD822.html Giá: 250 k/ 1 cặp --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.12] Cặp transistor PNP matched pair chung vỏ của Motorola [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] MD5000A chứa 2 transistor (tổng là 6 chân) có độ cân rất cao và được chế tạo đặc biệt để duy trì độ cân đó khi điều kiện môi trường xung quanh thay đổi. Điều này rất khó đạt được nếu sử dụng 2 transistor rời do bản thân mỗi transistor có thể nóng lạnh khác nhau, bị can nhiễu khác nhau. Bác nào cần thay thế transistor vi sai cho các mạch vào thì đây là một lựa chọn ngon bổ rẻ. Vỏ sắt + hàng Motorola đảm bảo chất lượng không thể chê. Datasheet: http://pdf.datasheet.live/datasheets-1/on_semiconductor/MD5000.pdf Giá: 125 k/ 1 chú --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.13] Sò nhôm chân vàng KD503 của Tesla, Tiệp Khắc Hàng tháo máy, chân rất mập mạp Giá: 500 k/ cặp --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.14] --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.15] IC ổn áp 5, 9, 10, 12, 15 (V) âm dương các thể loại của Nhật [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng Nhật xịn. Em mua về phục vụ công việc + bán cho bác nào cần. Giá: 10 k/chú. Hàng NOS, có số lượng --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.16-a] IC ổn áp 5V 1A của Toshiba, TA7805S [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng xịn, Made in Japan. Chân các bác có thể để nguyên hoặc nắn thẳng Tab của IC là loại cách điện => tiện sử dụng Các bác chú ý IC này có thứ tự chân hơi khác bình thường: Chân 1: Input Chân 2: Output Chân 3: GND Giá: 10k/ 1 pc 90k/ 10 pcs hoặc 100k/ 11 pcs *** [2.16-b] IC ổn áp nguồn tuyến tính LM350T ra 3 A, ADJ [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng xịn, em mua tại Nhật. Em mua được 10 chú, dự kiến giữ lại 2 chú, share 8 chú Datasheet: http://www.ti.com/lit/ds/symlink/lm350-n.pdf Giá: 50 k/ chú *** [2.16-c] IC ổn áp tuyến tính SI-3090C của Sanken ra 1.5 A, 9 V trở lên (chỉnh được) [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng xịn, em mua tại Nhật. IC này có 5 chân: Chân 5: Vin Chân 3: Vout Chân 1: GND Chân 4: chỉnh điện áp ra (kiểu như LM317) Chân 2: điều khiển bật tắt IC nếu cần. Chân bật tắt này cho phép điều khiển ON/OFF nguồn điện từ xa, bằng VĐK. Nếu không cần dùng, ta chỉ việc để hở chân 2, không cần nối đi đâu Datasheet: https://pdf1.alldatasheet.com/datasheet-pdf/view/38258/SANKEN/SI-3090C.html Giá: 50 k/ chú *** [2.16-c] IC ổn áp dòng cực lớn LT1084CP-5 của Linear Technology [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng xịn chính hãng, dư dùng em bán bớt. Thông số: Output voltage: 5 V Output Current: 5 A Operates Down to 1 V Dropout Line Regulation: 0.015% Load Regulation: 0.1% Giá: 250 k/chú, có ít Loại này đã ngừng sx nên em chỉ khảo giá đc ở đây: https://il.farnell.com/linear-technology/lt1084cp-5-pbf/ic-ldo-volt-reg-5v-5a-3to3p/dp/2295195 --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.17] Tags: #Chia sẻ kinh nghiệm Đôi điều chia sẻ về vấn đề linh kiện bảo vệ quá áp Bài viết này có thể giúp ích đôi chút cho bác nào quan tâm Như chúng ta đã biết, các thiết bị điện tử của Nhật Bản và phương Tây có độ ổn định và độ bền rất cao so với sản phẩm do nửa còn lại của thế giới sản xuất. Có rất nhiều lí do để giải thích cho việc này, một trong số đó là khối mạch bảo vệ được chú trọng đúng mức. Khái niệm bảo vệ có thể bao gồm bảo vệ quá áp, quá dòng, quá nhiệt, quá tải, v.v. rất đa dạng. Trong phạm vi bài viết này, Việt Hùng Đào em chỉ đi sâu vào vấn đề bảo vệ quá áp vốn là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sự sống còn của thiết bị. Cụ thể, em xin giới thiệu qua về vấn đề bảo vệ quá áp, nói qua về một số linh kiện bảo vệ chuyên dụng, và so sánh bọn chúng với nhau để đưa ra các khuyến nghị lựa chọn. Việc hiểu rõ tác dụng và đặc điểm của các linh kiện này có thể giúp các bác (phần nào) trong việc chủ động đưa vào các ứng dụng trong tương lai. Bài viết sẽ bao gồm các nội dung chính là: Tại sao lại cần bảo vệ quá áp Những vị trí cần cân nhắc việc bảo vệ quá áp Một số phương pháp bảo vệ quá áp Một số linh kiện bảo vệ quá áp chuyên dụng (nội dung chính) Tổng kết và gợi ý cách sử dụng Sau đây, chúng ta lần lượt làm rõ từng vấn đề. Tại sao lại cần bảo vệ quá áp - Đối với thiết bị và linh kiện điện tử, việc hoạt động quá điện áp danh định có thể để lại các hậu quả rất lớn. Nếu may mắn, thiết bị chỉ giảm tuổi thọ nhưng vẫn đảm bảo hoạt động đúng chức năng cho đến lúc chết. Kém may mắn hơn, thiết bị sẽ chết ngay tức khắc, buộc ta phải thay thế. Nhưng tình huống nguy hiểm nhất là thiết bị không chết nhưng bị què (thay đổi thông số hoặc cấu trúc) và hoạt động sai đi một tí trong suốt quãng đời còn lại mà ta không biết. Điều này có thể dẫn đến tác tai hại khôn lường. Ta ko thể tưởng tượng sẽ ra sao nếu máy y tế chạy sai đúng không các bác :x. Nguồn gốc của quá áp không chỉ đơn giản là do cắm sai ổ (VD: máy chạy 100 V bị cắm nhầm vào 220 V). Còn nhiều nguyên nhân giời ơi hơn thế như xung nhọn do bản thân mạch gây ra, nhiễu điện từ do bên ngoài tác động vào, điện áp cảm ứng trên các đường dây, sự tích phóng năng lượng tĩnh điện. Đặc điểm của những nguồn này là có điện áp từ cao (vài trăm vôn) đến siêu cao (hàng chục nghìn vôn) nhưng lại có thời gian tác động cực nhỏ (cỡ phần nghìn, phần triệu, đến phần tỷ giây). Nói cách khác, năng lượng của chúng có thể ko lớn (do đó đôi khi ta ko nhận ra) nhưng được giải phóng một cách ồ ạt trong một thời gian rất ngắn và đánh què hay giết chết bất kỳ thứ gì mà dòng thác điện ấy chảy qua. Những yếu tố này tương đối vô hình với con người nhưng lại là đao phủ của mạch điện. Do đó, nếu muốn các thiết bị hoạt động tin cậy, lâu bền, và có khả năng sinh tồn cao trong các pha giời ơi như thế, bảo vệ quá áp là một vấn đề cân đem ra cân nhắc nghiêm túc. Những vị trí (VT) cần cân nhắc việc bảo vệ quá áp - VT đầu tiên phải kể đến là nguồn điện vào (VT-1). Cái này là cần thiết nhất và ai cũng hiểu nên em không giới thiệu thêm. VT thứ hai là các cổng kết nối giữa thiết bị với thế giới bên ngoài (VT-2). Một ví dụ điển hình là cổng cắm mạng LAN (mạng internet có dây). Cổng này thường xuyên có xung cao áp xông vào nếu cáp dài và hoạt động trong môi trường nhiễu mạnh hoặc đơn giản hơn là chạy song song với các đường dây điện lưới. Một ví dụ gần với audio hơn là mạch vào của các cổng balanced vốn có thể được kết nối tới dây rất dài. VT thứ ba là trong bản thân thiết bị (VT-3), những vị trí có sự đóng/cắt dòng cho tải cảm (cuộn dây, biến áp, động cơ, rơ le, v.v.). Tùy các yếu tố như tốc độ -, tần suất -, cường độ - đóng cắt mà áp sinh ra lớn cỡ nào. Nhưng nếu không được bảo vệ thì chắc chắn là các bộ điều khiển bán dẫn ở đây sẽ chết nhanh chóng. Một số phương pháp bảo vệ quá áp - Tùy vào mức độ bảo vệ và giá thành sản phẩm mà nhà sản xuất cân nhắc các phương pháp. Một số phương án (PA) thường được áp dụng là: Sử dụng cầu chì hay áp tô mát (PA-1): Trong PA này, cầu chì hay áp tô mát được mắc nối tiếp với tải cần bảo vệ. Khi có quá áp trên tải, dòng điện sẽ tăng tương ứng. Dòng điện tăng đủ lớn sẽ làm đứt dây chì trong cầu chì hoặc tạo ra lực hút đủ lớn trong nam châm điện để nhảy áp tô mát. PA này dùng được cho VT-1 nhưng chịu thua ở VT-2 và VT-3. Một hạn chế lớn khác của PA này là tốc độ đáp ứng ko cao và không chống được các tình huống... hơi quá áp. Do đó, thiết bị nào nhạy cảm có thể chết trước khi được bảo vệ. Sử dụng mạch bảo vệ bằng rơ-le (PA-2): Trong PA này, rơ-le cũng được mắc nối tiếp với tải cần bảo vệ. PA này xịn hơn phương án trên 1 chút vì có mạch đo đạc và định lượng chính xác mức độ quá áp. Tuy nhiên, hai hạn chế về tốc độ và khả năng ứng dụng vẫn chưa được khắc phục so với PA-1. Sử dụng linh kiện bảo vệ quá áp chuyên dụng (PA-3): Khác với PA-1 và PA-2, trong PA-3 này, linh kiện bảo vệ được mắc song song với tải cần bảo vệ. Linh kiện thông dụng có thể là varistor, gas discharge tube (GDT) hay gas tube arresters (GTA), transient voltage suppressors diode, và zener diode. PA này cho phép bảo vệ thiết bị với tốc độ... nhanh như điện. Vì thế, nó có thể chống được các xung cao áp cực nhọt với năng lượng cực lớn giải phóng trong thời gian cực ngắn :lol:. Tuỳ từng loại mà được ứng dụng ở các vị trí khác nhau cho các mục đích bảo vệ khác nhau. Em sẽ phân tích sâu hơn ở phần sau. Đông tây y kết hợp (PA-4): Kết hợp hai trong ba hoặc cả ba PA trên để cho kết quả bảo vệ tốt nhất và thu tiền nhiều nhất trên mỗi đầu máy (nhưng cũng bán được ít máy nhất) Phương pháp khác (PA-5): Tại một số vị trí đặc biệt, ta có thể cần phương pháp bảo vệ riêng như: dùng BA cách ly cao tần ở mạch vào cổng mạng LAN (BA này vừa cách ly vừa phối hợp trở kháng), dùng các bộ khuếch đại cách ly và nguồn cách ly khi có thể có sự sai lệch lớn về mức điện thế giữa các thiết bị (VD: trong oscilloscope loại cách ly), v.v. Về cơ bản, phương pháp bảo vệ thì có nhiều nhưng cá nhân em chia ra làm ba loại: loại mất bò mới lo làm chuồng (quá rồi mới bảo vệ), loại nghi mất bò cho ngay vào chuồng (quá cái bảo vệ ngay), và loại luôn nhốt bò trong chuồng (cách ly nguy cơ ngay từ đầu). Nếu bác nào hiểu ý của em thì cũng sẽ hiểu ngay mỗi con bò bên trên nằm trong chuồng nào. Một số linh kiện bảo vệ quá áp chuyên dụng - Như em đã phân tích phía trên, linh kiện bảo vệ quá áp chuyên dụng được mắc song song với tải cần bảo vệ. Nguyên lý chung của bọn chúng là: khi hoạt động trong điều kiện thường sẽ hở mạch (có điện trở rất lớn); khi điện áp vượt quá một ngưỡng cho trước thì ngắn mạch (có điện trở giảm nhỏ đột ngột) >>> dòng điện rất lớn chảy qua linh kiện bảo vệ >>> điện áp trên tải không những tăng mà có thể giảm đi >>> tải được bảo vệ. Mỗi linh kiện có một ngưỡng cố định ngay từ khi sản xuất. Do đó, khi thay đổi mức điện áp cần bảo vệ, ta buộc phải mua linh kiện mới, có giá trị tương ứng. Sau đây, ta sẽ xem xét từng loại linh kiện: Varistor: Varistor còn được gọi là voltage-dependent resistor (VDR) tức là "điện trở có giá trị thay đổi theo điện áp". Varistor có cấu trúc bao gồm một khối vật liệu đặc biệt nằm giữa 2 bản cực kim loại. Khối vật liệu này có điện trở không cố định mà thay đổi theo hiệu điện áp trên 2 bản cực. Tại điện áp thấp, điện trở này khá lớn nên dòng điện chảy qua khối vật liệu là không đáng kể. Khi điện áp tăng lên, điện trở của khối này giảm dần và càng giảm mạnh khi điện áp có xu hướng tăng hơn nữa. Kết quả là sự quá áp tại đầu vào chỉ gây nên sự tăng dòng điện chảy qua varistor còn điện áp trên varistor (cũng là điện áp trên tải) bị ghim lại. Nếu mức ghim được chọn dưới ngưỡng gây hỏng tải, tải sẽ được bảo vệ. Ưu điểm của việc sử dụng varistor là tốc độ đáp ứng rất cao nên bảo vệ nhanh như điện. Varistor là linh kiện không phân cực nên có thể bảo vệ cho cả tải AC lẫn mạch điện DC. Điện áp bảo vệ của varistor cũng rất phong phú từ vài chục vôn đến hàng nghìn vôn. Vấn đề chính đối với varistor là tuổi thọ. Vì hoạt động theo kiểu ngắn mạch (= I lớn) các điện áp lớn (= U lớn), một khi đã "ra tay", varistor thường phải giải phóng một công suất cực lớn (P = U x I) và khối vật liệu trong varistor sẽ bị hỏng dần từng phần. Tốc độ "dần từng phần" phụ thuộc vào mức quá áp và thời gian. Giống như một thanh kiếm, varistor có thể cắt ngọt một xung cao áp đơn lẻ mà ko bị mẻ. Nhưng nếu rất nhiều xung xuất hiện liên tiếp, thậm chí là dính liền với nhau như một khối thì varistor sẽ vẫn cắt nhưng bị hư hại tương đối. Và tất nhiên khi gặp một khối đủ lớn, varistor sẽ... gãy kiếm. Do đó, một khi đã sử dụng varistor, các nhà sản xuất thường nối thêm 1 chiếc cầu chì để bảo vệ cho tải và chính... varistor. Varistor sẽ cắt ngay lập tức quá áp trên tải và duy trì bảo vệ cho đến khi cầu chì đứt (vốn chậm chạp). Vậy là tải sẽ an toàn trong mọi tình huống ngoại trừ... sét. Nếu sét đánh trực tiếp, nhiều khả năng là cả cầu chì, varistor, và tải đều toi tức khắc, không ông nào kịp bảo vệ ông nào. Vậy khi chọn varistor ta cần chú ý điều gì? Câu trả lời là: 1) ta nên chọn loại có điện áp bảo vệ đủ lớn. Việc này đảm bảo varistor chỉ cắt các xung điện áp quá cao (gây hại cho tải) còn các xung thấp hơn (ít hại) thì... thôi kệ. Tức là chỉ chém khi thực sự cần, đảm bảo tuổi thọ cho lưỡi kiếm; 2) ta nên chọn varistor càng lớn (về kích thước) càng tốt. Varistor càng to thường là thanh kiếm to nên tuổi thọ sẽ dài. Tất nhiên công nghệ chế tạo cũng là một vấn đề nhưng đã liên quan đến công suất lớn thì nên to. Nếu chỉ mua được varistor nhỏ thì ta có thể mắc song song nhiều varistor cũng tốt. Mức điện áp bảo vệ ko thay đổi nhưng độ an toàn và tuổi thọ mạch bảo vệ sẽ được tăng cường. Gas discharge tube (GDT) hay gas tube arresters (GTA): Đây là các linh kiện có khả nối tắt rất tốt các xung cao áp cực mạnh. GDT hay GTA (từ nay chỉ gọi chung là GDT) có cấu trúc gồm 2 bản cực (có trường hợp là 3) nằm trong 1 ống rỗng chứa đầy một loại khí đặc biệt. Ở trạng thái bình thường, các khí này ko hề dẫn điện và các bản cực nằm chơ vơ ở khá xa nhau nên ko liên quan gì đến nhau (trở kháng giữa chúng cực lớn, dung kháng ký sinh cực nhỏ). Khi xuất hiện một hiệu điện áp đủ lớn giữa 2 điện cực, chất khí bên trong GDT bị ion hóa mạnh và trở nên dẫn điện tốt. Lúc này, hai bản cực của GDT như được nối tắt với nhau và ngắn mạch xung cao áp đang tồn tại, bảo vệ an toàn cho tải. GDT vừa có điểm giống lại vừa có điểm khác varistor. Điểm giống thứ nhất là cả hai đều hoạt động được trong cả mạch AC và DC. Điểm giống thứ 2 là chúng đều phải lo lắng về tuổi thọ của chính mình sau mỗi lần gánh hạn cho tải. Hạn càng nặng (xung có điện áp cao và kéo dài) thì tuổi thọ càng ngắn. Điểm khác là: 1) GDT có tốc độ đáp ứng chậm hơn varistor do cần một khoảng thời gian nhất định để ion hóa chất khí giữa các bản cực; 2) Một khi đã dẫn dòng, GDT dẫn khá mạnh nên có thể ngắn mạch được các xung cao áp có công suất rất lớn; 3) varistor ngừng dẫn khi điện áp giảm xuống dưới ngưỡng nhưng GDT thì khác, nó vẫn tiếp tục dẫn ngay cả khi xung cao áp đã mất đi. Dòng điện qua GDT chỉ ngừng chảy khi điện áp giảm còn rất nhỏ, đến mức các chất khí bên trong trở về trạng thái ban đầu. Điều này là khá nguy hiểm vì nếu không sử dụng đúng cách, GDT sẽ ngắn mạch chính nguồn cung cấp cho nó sau khi bị kích hoạt (bởi 1 xung cao áp nào đó). Hậu quả của việc này chắc chắn là rất thảm khốc cho GDT. Để khắc phục hiện tượng này, thông thường ta cần một mạch điện đặc biệt để cắt dòng cho GDT sau khi bị kích hoạt. Giải pháp đơn giản và dễ hiểu nhất có lẽ là 1 chiêc cầu chì hay 1 circuit breaker. GDT chậm hơn và có vẻ "nguy hiểm" hơn varistor nhưng GDT lại có một thông số tuyệt vời mà varistor ko có được. Đó là tại điều kiện bình thường, các bản cực của GDT dường như ko có bất kỳ mối liên hệ gì với nhau; trở kháng giữa chúng cực lớn và điện dung ký sinh cực nhỏ. Tính chất này cho phép ta mắc GDT vào các đường tín hiệu có tần số rất cao khi cần bảo vệ chúng. Ngược lại, nếu sử dụng varistor, linh kiện này sẽ hoạt động như một chiếc tụ điện, mở một con đường xuống GND và nối tắt tất cả các tín hiệu có ích. Transient voltage suppressors (TVS) diode: (còn tiếp)... Tổng kết và gợi ý cách sử dụng - .......................... - AudioNga - P/S: Thỉnh thoảng, khi có thời gian, em sẽ post một bài kiểu như thế này để chia sẻ những gì mà em nghĩ là có thể giúp ích cho anh em. Thông tin trong mỗi bài về cơ bản là tương đối hoàn chỉnh nhưng thỉnh thoảng có thể sẽ được chỉnh sửa để hoàn thiện thêm. Nội dung bài viết về cơ bản là kiến thức và cảm nhận của cá nhân em nên có thể không chuẩn xác và khách quan 100%. Nếu bác nào thấy có điểm chưa chuẩn hoặc cần bổ xung thì pm cho em để em cân nhắc việc gá thêm vào. Khi đó, đoạn các bác viết sẽ được ghi rõ tác giả để tri ân người viết về tình và ko vi phạm bản quyền về lý
[2.18-a] IC ổn áp tuyến tính vỏ TO-3 ra 12 V [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] IC vỏ sắt TO-3 đảm bảo khả năng truyền nhiệt (từ lõi ra vỏ và tấm giải nhiệt) tốt hơn nhiều so với kiểu vỏ TO-220 như 7805. Giải nhiệt tốt đảm bảo khả năng làm việc "trâu bò" và cho phép vận hành ở chế độ dòng lớn x chênh lệch điện áp vào-ra lớn. Theo datasheet, IC này có thể hoạt động ngay mà không cần lắp thêm tụ lọc vào và ra. Các bác chỉ cần hàn dây vào, dây ra, và GND là chạy luôn. Giá: 250 k/chiếc Giá tham khảo loại ra 5 V: $62.74/chiếc, https://www.mouser.com/ProductDetail/Texas-Instruments/LM340K-50-NOPB?qs=X1J7HmVL2ZG8S3AQxggRzg== *** [2.18-b] IC vỏ TO-3, ổn áp nguồn tuyến tính LM317K-STEEL ra 1.2-37 V Adj, 1.5 A [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng xịn và NOS. Em chỉ mua được 3 chú tại Nhật, dự kiến giữ lại 2 chú, share 1 chú Datasheet: http://www.ti.com/lit/ds/symlink/lm317-n-mil.pdf Các bác lưu ý giúp là LM317K-STEEL của các hãng khác rẻ hơn rất nhiều so với của National Semiconductor nhé. Hiện IC của NS vẫn đang được bán trên Digikey với giá $61.17/pcs ~ 1.4 tr/1 chiếc: https://www.digikey.com/product-detail/en/texas-instruments/LM317K-STEEL/296-46492-ND/5055985 Kiểu vỏ sắt TO-3 này không chỉ giúp IC "miễn nhiễm" với nhiễu từ ngoài "bay tới" mà còn đảm bảo khả năng truyền nhiệt (từ lõi ra vỏ và tấm giải nhiệt) tốt hơn nhiều so với kiểu vỏ epoxy TO-220. Giải nhiệt tốt đảm bảo khả năng làm việc "trâu bò" và cho phép vận hành ở chế độ dòng lớn x chênh lệch điện áp vào-ra lớn. Giá: 600 k/ chú --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.19] LM4766T Overture™ Audio Power Amplifier Series Dual 40W [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] IC khuếch đại công suất âm thanh Stereo. Hàng xịn, em mua tại Nhật. Em mua được 10 chú, dự kiến giữ lại 4 chú, share 6 chú. Giá em bán đắt hơn IC fake ngoài thị trường nhưng vẫn rẻ hơn Digikey & Mouser chút đỉnh Giá: 130 k/ chú, 250 k/ cặp cho các bác chơi bridge --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.20] MOSFET IRFP250 của International Rectifier [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng xịn chính hãng mua trên Mouser, dư dùng em bán bớt. Thông số: Package: TO-247-3 Polarity: N-Channel Number of Channels: 1 Channel Vds - Drain-Source Breakdown Voltage: 200 V Id - Continuous Drain Current: 30 A Rds On - Drain-Source Resistance: 75 mOhms Giá: 50 k/chú, có ít --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.21] Triac SM3JZ47 3 A, 600 V của Toshiba [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] TRIAC (TRIode for Alternating Current) hay Bidirectional triode thyristor là loại linh kiện chuyên dùng để đóng cắt dòng điện AC với thời gian đáp ứng nhanh. Triac đặc biệt có ý nghĩa trong việc điều khiển độ sáng đèn hay tốc độ quạt thông qua việc điều chỉnh góc mở (góc pha). Bác nào lọ mọ mấy món này thì đây là một sự lựa chọn không tệ vì SM3JZ47 có tab giải nhiệt cách ly, khá an toàn. Datasheet: http://pdf.datasheetcatalog.com/datasheet/toshiba/3806.pdf Giá: 100 k/ túi 4 chú --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.22-a] IC điều khiển Volume số PGA2310PA của Burr-Brown Đây là loại IC chuyên dụng, chức năng như một biến trở volume nhưng điều khiển bằng số. IC này rất phù hợp cho các ứng dụng thay đổi volume bằng remote control hoặc automatic chỉnh volume. IC chuyên dụng cho audio nên chất lượng rất tốt. Hàng xịn 1000%, em mua bên Nhật nhưng gốc vẫn từ USA Giá: 500k / 1 chú *** [2.22-b] Op-amp kép NE5532 của Signetic [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Em mua tại Nhật, mời các bác Giá: 250 k / 1 cặp --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.23-a] Op-amp 741 vỏ sắt chân vàng [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Một loại Op-amp chất lượng cao, xuất hiện nhiều trong các máy đo cao cấp. Lưu ý: slew rate của IC này khoảng 0.5 V/us nên không phù hợp cho mục đích khuếch đại tín hiệu audio. Datasheet: http://www.ti.com/lit/ds/symlink/lm741.pdf Giá: 125 k/ 1 chú (có 4 chú) *** [2.23-b] Op-amp LM308H/AH vỏ sắt chân vàng [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Một loại Op-amp chất lượng cao, xuất hiện nhiều trong các máy đo cao cấp. Lưu ý: slew rate của IC này khoảng 0.3 V/us nên không phù hợp cho mục đích khuếch đại tín hiệu audio. Datasheet: http://pdf.datasheetcatalog.com/datasheet2/4/08zxc438k2afe6qlupe33dr7wjpy.pdf Giá: 125 k/ 1 chú (có 7 chú) *** [2.23-c] Op-amp đơn, vỏ sắt chân vàng của Burr-Brown: OPA602AM [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Hàng xịn, em mua tại Nhật, đảm bảo không có cặp IC nào ở trạng thái hoàn hảo hơn Đây là loại IC chuyên dùng cho các ứng dụng cao cấp. Đặc biệt, với cùng một loại IC, phiên bản vỏ sắt luôn là phiên bản có chất lượng tốt nhất. Datasheet: http://www.ti.com/lit/ds/symlink/opa602.pdf Giá: 1.5 tr/ cặp Tặng các bác 1 cặp đế em cũng mua tại Nhật để tiện dùng luôn --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.24-a] IC ổn áp tuyến tính nguồn âm LM304H vỏ sắt chân vàng [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Dùng để lắp mạch ổn áp với tính năng nổi bật: 1 mV regulation no load to full load 0.01%/V line regulation 0.2 mV/V ripple rejection 0.3% temperature stability over military temperature range Datasheet: http://pdf.datasheetcatalog.com/datasheets/166/49140_DS.pdf Giá: 100 k/ 1 chú (có 5 chú) *** [2.24-b] IC ổn áp tuyến tính LM317H chân vàng của National Semiconductor [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Dùng cho các ứng dụng tiêu chuẩn quân sự. Em mua tại Nhật, dư dùng nên share bớt vài chú, mời các bác Tham khảo: https://www.digikey.com/en/products/detail/texas-instruments/LM317H/5055982 https://www.mouser.com/ProductDetail/Texas-Instruments/LM317H/?qs=X1J7HmVL2ZGWUu6JfxNWIw== Giá: 400 k/chú --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---
[2.25] Tổ hợp 150 loại linh kiện mua tại Nhật [Em mua tại Nhật, không phải hàng bãi] Em mua từ khi bên Nhật nên toàn hàng hãng, mới, đảm bảo chất lượng. Em định post dần dần nhưng bận bịu quá, 2 năm rồi mà mới đưa lên được chục món. Do đó, hôm nay em post cả list lên các bác tiện ngắm. Em mua với ý định vừa dùng (em công tác trong lĩnh vực Điện tử) vừa bán nên khá đa dạng Vì số lượng lớn và có nhiều loại linh kiện có thể ko ai cần đến nên em xin phép post vắn tắt kèm số lượng đại khái như trong ảnh. Một số em đã tổng hợp thông tin về hãng, chức năng, thông số chính, nhưng một số loại em lười chưa kịp bổ sung. Bác nào quan tâm đến loại gì thì pm hoặc Zalo cho em, em sẽ báo lại số lượng còn lại chính xác, kèm theo giá bán và ảnh thật. Thiếu giá bán công khai là vấn đề nhạy cảm nhưng các bác thông cảm vì để tổng hợp tất cả sẽ khá mất thời gian do phải lục lại hóa đơn, ước lượng các khoản phí kèm theo rồi nhân chia cộng trừ với chủng loại và số lượng. Vì vậy, món nào có người quan tâm thì em sẽ post sau Trân trọng cảm ơn! --- AudioNga L/h: Hùng - 0945629286 Đ/c: Phòng 405 tập thể D5, ngõ 28A, Lương Định Của, Đống Đa, HN (vui lòng gọi điện trước khi ghé thăm) T/k: VCB chi nhánh Chương Dương 0541000177391, BIDV chi nhánh Hà Thành 12210001854660 ---