Hehe. Nó có 2 nguồn dc-dc converter 5V và 3V3 chính cho toàn bo mạch, nằm ngay gần jack DC. Ngoài ra chắc vẫn còn vài nguồn phụ nhưmh em chưa soi ra. Còn một cụm nguồn switching nữa cho panel LCD thì cái này bỏ qua luôn. Tổng cộng có 3 chú clock. Một chú 25Mhz cho USB và các thiết bị ngoại vi, một chú 14.3Mhz cho toàn mainboard và một chú 27Mhz nằm ngay cạnh CPU em chưa biết mó để làm gì. Mod hết đống này thì... đến tết :mrgreen: P/S. Kotex đúng là nhiều nguồn switching nhưng nếu mod a có thể tách riêng phần nguồn cho opamp và DAC Chip, nó vẫn dùng LM7812 và LM7912. Phần DAC nó dùng 78L05.
Cái này hay quá bác Cynep, em đánh dấu phát để theo dõi . Tổng thiệt hại khoảng chừng bi nhiêu zậy bác :?:
Cuối tuần em thử quả Audiophile Linux xem sao. Vật với cái Windows mãi rồi mà không khả quan. Em cũng đang dùng Atom based của Asus, sound card thì đang dùng Asus Xonar essence. Cái vỏ mà kèm màn hình 7" đấy giá khoảng bao nhiêu bác Cypep?
Chưa thấy bác Xúp Bơ lên tổng dự toán nhỉ, cái này nên làm trước để anh em có theo còn biết đường cân đối, tránh xa lầy :roll:
Các bác ơi, Vì là audio nên cái quan trọng nhất là sound card, 1. AGC sẽ xuất tín hiệu analog đến pre luôn, hay chỉ xuất digital (sẽ nối với DA) 2. Các bác chọn giao tiếp nào cho sound card: PCI (card lynx, audiophile 192, .....) hay PCI express (Lynx, ... ). 1394: (TC connect), hay USB 3. AGC cần có nhiều option vế giao tiếp vì gu nghe thay đổi, người thích chất âm này, người thích chất âm kia, nay cái này hay, nhưng mấy hôm sau lại có sound cảd khác với giao tiếp khác hay hơn. Vì vậy AGC mà bác cynep chọn cần có thêm giao tiếp 1394 và PCI, Nếu em đang có PCI Lynx16AES thì có cách nào em gắn vào cái AGC này không (giắc chuyển tiếp ??) hay thay đổi main board). Tks các bác
Hi bác. 1. AGC chỉ đóng vai trò music server và transport thôi, còn sound interface nào là tuỳ gu và khả năng mỗi người ạ. 2. Về cơ bản em sẽ phát triển giao tiếp USB, các giao tiếp 1394 và PCI sẽ tương tự như vậy. 3. AGC đáp ứng đủ các giao tiếp : USB, 1394, PCI 2.0, PCI-e, PCMCIA. Lynx 16AES dùng giao tiếp PCI 2.0 có thể gắn vào AGC thông qua PCI riser, loại này rất tiện là có thể sử dụng nguồn ngoài luôn.
Cái hình máy có chữ AUDIO POW trông quen thía bác Cynep? E đang đặt 1 cái tương tự nhưng mặt đen cho nó cậu-mợ với Dac, chưa có đk thử card usb isolator vì đắt lòi. Bác nào chưa có AGC thì chơi laptop cũng tạm nhưng tai điếc của e thấy AGC tiếng sạch & các dải rộng hơn hẳn, đặc biệt là sau khi chạy script thì tiếng thong thả hơn, bass rất ấn tựơng. Vụ mod usb pci thành card usb xsomt này hay quá, bác Cynep chia sẻ với ae với. Tks
Giờ em mới biết anh viết bài bên này, hay quá anh ạ Em xin đặt 1 chỗ hóng hớt luôn http://ppaproduct.blogspot.tw/ Em tìm được trang này có mấy món đồ chơi PC khá hay. Anh xem có gì khả thi để triển khai thêm cái gì cho dự án này ko, như việc CF Card thay cho SSD.
Em có ý kiến là nên đưa thêm lựa cho card wifi vào cấu hình AGC. Cũng định hướng xây dựng, sử dụng AGC như một network player từ ban đầu, có sự tiện dụng lẫn chất lượng âm thanh tốt, cấu hình C.A.P.S bỏ qua điểm này. Thử qua một số phần mềm hiện tại em vẫn tâm đắc JRiver nhất, sau khi tweak phần mềm xong chất lượng âm thanh cải thiện rất khả quan nghe thoáng đãng sạch sẽ ko thua gì foobar, sử dụng kèm JRemote điều khiển UI thân thiện và có hỗ trợ shutdown, reset máy từ iphone. Tuy nhiên em cũng có 1 số bất tiện nhỏ trong trường hợp bê máy ra đi nơi khác chơi ( ko có network, wifi ) thì hệ thống điều khiển coi như mất giá trị, em đang nghĩ có cách nào xây dựng control qua bluetooth được hay ko
Em tin là cũng có nhiều ae đang xài JRiver, mong bác chia sẽ các tweak cho em nó chạy ngon hơn nhé. Tks bác.
Thế này thì khác gì tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa :mrgreen: nó lại cho 2 cái nhà máy sx nhiễu ngồi chình ình ngay trên bo thế (dự rằng hai bộ DC ----> DC chắc nó dùng công nghệ SW thôi) ? Tính lại xem, chọn cái bo có jack nguồn ATX rồi dựng hẳn cái nguồn DC analog có khả thi không :wink:
Hi bác em đang dùng với script CAD 2.6a, bác Супер cũng đã giới thiệu trong bài viết. Tuy nhiên script này chỉ hỗ trợ win 8 http://www.computeraudiodesign.com/computer-setup/ Ngoài ra bác có thể thử fidelizer. Chạy script này trước xong bật Jriver lên sau, em thấy hiệu quả khá tốt , nó tắt bớt các services không cần thiết và tối ưu resource PC cho việc chơi nhạc, trường hợp muốn trả về setting của máy từ đầu thì chỉ cần khỏi động lại chứ ko tắt luôn như CAD http://www.windowsxlive.net/fidelizer/
Em biết là để tránh tiếng ồn do việc phải sử dụng quạt để tản nhiệt cho CPU xung nhịp cao thì các bác định sử dụng chip Atom nhưng liệu bộ xử lý dùng chip Atom có đảm bảo đủ hiệu năng để xử lý giải mã các file nhạc độ phân giải cao vd: 24bit/384khz, DSD64, DSD128 ?
Thoái mái bác ơi. Tuy là Atom nhưng là Dual Core / 4 Threads nên việc xử lý các file DSD không thành vấn đề.
Kể cả board dùng nguồn ATX thông thường trên main cũng có khối đường nguồn switching nữa anh ơi. Em đã dùng OSC để so sánh chất lượng đường nguồn 5V và 3V3 khi sử dụng nguồn switching 12VDC và nguồn Linear 12VDC thì thấy có nhau kha khá, và quan trọng là tai phát hiện được điều này. Bước đầu tiên em nghĩ chỉ nên dùng nguồn Linear tổng thôi, như vậy ai cũng có khả năng làm.
Bác Супер có thể giải thích giúp em hiện tượng sau được không? cái HTPC của em khi nối với sound card ngoài qua ngõ USB (loại external của creative) thì bị ù, xì rất rõ (nhưng trước đây khi dùng cái sound đấy bằng laptop thì không bị, nghe rất tốt). Cũng cái case HTPC đó nếu nối ngõ HDMI vào REC để giải mã thì nghe không bị ù xì như cái sound card kia. Vậy bản chất của tiếng ù, xì kia là do đâu?
Trường hợp này có thể là do mass của các thiết bị sai thôi ạ. Bác kiểm tra kĩ các đường mass xem sao.
Khi dùng PC, em hay gặp lỗi khi chơi các file có tần số lấy mẫu khác nhau. Ví dụ chỉnh để chạy 48KHz thì ok, sang file 96KHz lại lỗi hoặc ngược lại. Cũng có vấn đề là 16bit cũng chạy được, 18 bit cũng chạy được, 24 bit có cái được có cái không. Các bác tư vấn xem nên set phần mềm thế nào, bao nhiêu bit là phù hợp, và những file khác tần số thì xử lý ra sao với
@Cynep "...Cái hình trên là bộ máy em đã dựng cho bác Dũng": Việt nam nhỏ bé thật, chắc bác D nhờ bác dựng hộ bộ AGC màu đen đây mà. Thanks bác Cynep nhé Thanks các link của bác Kusanagi, e chưa cài Jriver nhưng chạy fidelizer cho foobar thì tiếng qua còn lap cùi chở nên thong thả, giải trên long lanh rất hay, bass tốt. Mặc dù chưa bằng đc cái C.A.P.S của bác nhưng cái lap của e đã cải thiện rất nhiều sau khi chạy fidelizer. Nhìn bác nghịch Jriver trên ipod khoái quá, có động lực để cài FoorCon trên tablet android để chỉnh . Tuy nhiên chạy fidelizer thì nó tắt luôn service for wifi nên không dùng tablet android để chọn bài được: ĐƯỢC CÁI LỌ THÌ MẤT CÁI CHAI hihihi
Bác xem lại DAC support tối đa tần số lấy mẫu là bao nhiêu? Nếu bác dùng WIN thì click vào biểu tượng hình cái loa góc phải màn hình ---> properties ---> chọn các ô 48, 96, 176, 192, 384 (tuỳ theo DAC support tới đâu thì sẽ hiện các ô tương ứng) ---> ok Đa phần là phần mềm sẽ tự động chọn tần số lấy mẫu phù hợp với DAC & file. Nếu ko thì nghe 3 file khác nhau thì cứ chỉnh suốt thì tụt hết cả hứng.