Mình có cái ampli chạy class A, đem cho một bác thợ vệ sinh và kiểm tra định kỳ, bác ấy chỉnh cho nó bây giờ chạy chỉ ấm tay các bác ạ. Trước đây nó chạy sờ nóng tay. Theo bác thợ chỉnh như vậy máy bền hơn. Mình nghĩ nhà sx họ đã thiết kế vậy tức là họ đã tính toán cả rồi chứ các bác nhỉ. Bác nào rành về vấn đề này cho mình xin ý kiến voi. Tks
BẢn chất amp class A là chạy rất nóng, bất kể của hãng nào cũng vậy, nhiều khi thấy nóng quá xót ruột phải dùng cả quạt nhỏ để làm mát cho nó ấy chứ, nếu amp của bác mà chỉ ấm thôi giống như dòng AB thì phải xem lại, coi chừng bị thuốc sò hay thiết bị nào đó.
Mình hi vọng máy móc không bị đổi chác gì. Nhưng có một điểm mình thấy là nhiều bác thợ hơi quá tự tin, chỉnh sửa máy của khách theo cảm tính và hay tự ái. Các bác ấy mà sửa dc đức tính này thì tốt biết bao cho dân choi audio bác nhỉ.
Quan trọng bây giờ bác thấy chất âm thế nào. Thông thường máy mà bẩn quá thì cũng là nguyên nhân gây máy nóng và mau hỏng
Mình nghĩ có lẽ bác ấy giảm điện áp sợi đốt, cũng có thể cho chạy class AB1. Mĩnh cũng có DIY 1 cái công suất pp mình cho chạy class A, đèn nóng, sau mình chỉnh cho chạy class AB1 thì thấy đỡ nóng hẳn. Phòng nghe 35m2, chỉ chỉnh volume 1/4 đã nghe rất đã. theo mình chạy như vậy sẽ tăng tuổi thọ của đèn chăng ? mong các cao thủ cho ý kiến. ( chất âm nghe thì thôi rồi, trầm, trung, cao đều tuyệt vời cả).
Cclass A chạy càng lâu, càng nóng, càng mềm mại. Vì vậy mấy ampli class A toàn là dùng tảng nhiệt khủng, máy được thiết kế để chạy nóng nên không cần phải lo tăng thêm quạt, miễn là để chổ nào có thể thoát nhiệt, đừng nhét vào hóc kín của kệ TV. Khoai tây hay đùa là làm luôn sưởi cho mùa đông, đỡ tốn gas, mùa hè thì nướng barbecue hehe. đi đại tu mà về chạy bớt nóng thì em nghĩ là cần phải xem lại ạ. Lúc trước em dùng threshold sa/3 pure class a 50w nhiệt tỏa ra rất nóng nhưng dc cái nóng đều 2 kênh. Nghe hay nhất sau khi chạy 2-3 tiếng...
Chắc chắn là sửa có vấn đề, trước nó nóng mà chạy ổn định không sao thì bác cứ để nó chạy thế, nhà sản xuất thiết kê ra thì đã tính toán hết rồi, chỉnh sai đi chắc chắn nghe sẽ khác đi, mà 90% là nghe kém đi chứ không thể hay hơn
Mình rất đồng tình lời nhận xét của bạn "wasabi". Mình cũng đang dùng ampli Luxman L550 chạy class A. Nghe càng lâu, thì càng ampli càng nóng, chất âm càng ngọt, càng chi tiết hơn lúc đầu. Phải chăng đó là đặc tính của Class A chăng.
Khi nhiệt độ tăng thì điểm lảm việc tỉnh của BJT dịch chuyển nếu không nhầm thì điểm làm việc đã được nhà thiết kế tính đến khi nhiệt độ tăng đến một mức độ nào đấy thì bão hòa, và điểm làm việc lúc này cũng là điểm đẹp nhất trên đặc tuyến. Vì vậy thay đổi điểm làm việc là không nên hoặc làm mát không phù hợp cũng không ổn. Em đã từng làm quen vói bán dẫn khá nhiều nên cũng có một chút kinh nghiệm nên viết vài dòng không phải mong các bác bỏ qua
Thực ra bây giờ đánh giá chất âm có như xưa hay ko rất khó các bác ạ, vì mình kô phải dân chuyên nghiêp, thêm vào đó sao mà nhớ được chính xác chất âm xưa thế nào. Thực ra mình có thăc mắc, lập tức bác thợ nói nếu thích máy nóng mang lại bác ấy chỉnh nóng ngay. Bác ấy khẳng định máy ttrue đây đặt sai chế độ Neenah chỉnh lại cho đúng. Bác thợ là một trong những thợ sửa có tiếng đấy các bác ạ. Các bác rút kinh nghiệm của mình nhé.
Mình thì không nghĩ chất âm có xưa hay không. Chỉ cảm nhận rõ rệt là class A nghe càng lâu, máy nóng thì cho ra âm thanh càng hay...
Âmply class A công suất 80% tỏa ra nhiệt còn công suất 20% sử dụng như vậy đã là class A thì phải nóng mới đúng sau khi chạy một lúc máy nóng dần đến lúc nóng bảo hòa điểm làm việc của Trainsitor cũng trôi đến điểm bảo hòa lúc đó em amply class A mới thể hiện âm thanh hay và chi tiết.
Bạn vitduc không nói rõ ampli của bạn là bán dẫn hay đèn điện tử ? Nếu là bán dẫn -IC thì sờ nóng tay = chẳng mấy chốc mà hỏng, tuổi thọ giảm, theo mình nghĩ bác ấy chỉnh như vậy là đúng.
bạn ơi nó là bán dẫn bạn ạ. bác thợ này cũng giải thích như bác, nhưng theo đa số anh em trên diễn đàn chạy class a máy phải nóng bác ạ.
Theo hiểu biết của em thì Ampli class A của hãng nào cung nóng , Nếu không nóng thì âmpli đó bị chạy sai đặc tính
Em hay dùng quạt hút hơi nóng từ máy ra, vậy theo các Bác thì ko cần cái quạt nữa đúng ko? Thấy nóng quá em thấy lo nên làm vậy. Nếu sai các Bác lưu ý giúp. Tks
Theo em nghĩ , mình không cần gắn bất kỳ thiết bị hỗ trợ gì thêm vào ampli 'nếu đó là đồ hãng' vì khi sản xuầt họ đã tính toán hết cả roài .Em đang xài Krell KAS2 khi nhiệt độ tới đỉnh ,nếu ép tay mạnh vào vỏ ampli trong vòng 7 giây chắc phải bỏ tay ra vì nóng không chịu nổi . Mà em cũng xài được 6 năm rồi mà không sao cả các bác ạ thân...
Năm 2010 em đưa em nó ra VINH để phục vụ quán có hôm đông khách nó hoạt động liên tục từ 7h đến 23h lận đó bác quán em ở 38 Trần Quang Diệu TP VINH NGHỆ AN ampli cuối năm 2011 tổ chức BH clup em đem vao rồi
Không chỉnh choẹt vào thiết kế làm gì bởi làm hỏng chế độ định thiên A (dòng làm việc tĩnh của Tranzitor công suất lớn nên máy rất nóng) bây giờ chỉnh rồi ông nghe âm ly ở volum thật nhỏ thì tiếng sẽ bị rè, bị sạn ngay.
Class A nóng và tốn điện lắm bác ơi. Theo em bác nói bác thợ chỉnh trở lại nhự cũ, chứ không phải chỉnh lại cho "nóng". Vấn đề không phải "thích" máy nóng mà là amp class A chạy "phải" nóng bác ạ. Em cũng dùng monoblock class A rồi, nóng bỏng tay đấy chứ lị.
Em có âm ly Marantz 74D. Thấy càng nóng càng hay các bác ah. Mỗi tội em ko phân biệt đc lúc chạy class A với B.
Ampli lass A thông thường chạy nguồn đơn, khi chưa có tín hiệu vào thì sò công suất vẫn hoạt động,đặc điểm của ampli lass A là khi hát và khi chưa có tín hiệu vào thì công suất luôn không đổi. Do vậy nếu không có tín hiệu vào thì công suất đó sẽ sinh ra nhiệt ( ko hát cảm thấy nóng ), khi có tín hiệu vào thì công suất đó sẽ chuyển thành công suất ra loa. Chất âm của ampli lass A cho âm thanh sắc bén, bass mạnh mẽ hơn lass AB vì sò luôn ở trạng thái phân cực dẫn sẵn nên rất nhạy khi có tín hiệu vào. Khi nhiệt độ chưa hát mà cảm thấy nóng là bình thường vì khi bạn hát max thì nhiệt độ cũng không tăng được. Còn lass B thì không phân cực dẫn sẵn mà khi có tín hiệu vào đủ mới dẫn=>không hát không nóng nhưng dễ bị gãy sóng, thông thường dùng cho mạch đóng cắt, chứ không dùng cho khuếch đại âm thanh.