Đừng đánh giá chất lượng Ampli/ Receiver căn cứ trên thông số đầu ra Công suất Sức mạnh ! Dường như đó là tên của mọi thứ ở thời đại này, từ chính trị, kinh tế, ngoại giao..... đến hệ thống âm thanh tại nhà ! Công suất : bạn có thể dễ dàng thấy những quảng cáo như thế trong các tạp chí về hệ thống âm thanh gia đình, thể hiện như đầu ra công suất cho mỗi kênh âm thanh cực lớn....như một thiết bị khuếch đại có đầu ra công suẩt 50W/ Kênh, hoặc 70W/ Kênh hoặc thậm chí 100W /Kênh.... Vậy phải chăng đầu ra công suất (Power Output) càng nhiều thì càng tốt, càng hay ? KHÔNG CẦN THIẾT ! Đa số đều cho rằng đầu ra càng nhiều công suất (Watts) thì âm lượng càng lớn. Phải chăng một Ampli có đầu ra công suất 100W/kênh sẽ phát ra âm thanh gấp đôi một Ampli có đầu ra công suất 50W/kênh ? KHÔNG CHÍNH XÁC ! Dưới đây là câu trả lời tại sao ? Đơn vị đo âm thanh (Decibels) Âm lượng được đo bằng đơn vị Decibels (dB). Thực chất, tai người chỉ có thể nhận biết được những khác biệt âm thanh theo dạng tuyến tính. Tai của chúng ta sẽ ít nhạy cảm hơn khi âm thanh tăng dần. Về mặt kỹ thuật, decibels là thước đo theo tỷ lệ logaric mối tương quan độ cao âm thanh. Một sự thay đổi tương đương 1 Decibel (dB) là âm lượng có thể nhận biết được, còn mức thay đổi 3 dB là trung bình, và mức thay đổi 10 dB sẽ cho âm thanh tương đương gấp đôi. Để giúp các bạn thấy điều này liên quan như thế nào đến trạng thái thực của âm thanh, các bạn hãy xem các ví dụ sau : Âm thanh ở mức : 0 dB : ngưỡng bắt đầu của âm thanh. 15 đến 25 dB : âm xì xào (Whisper) 35 dB : tạp âm 40 - 60 dB : âm thanh thông thường ở nhà hoặc văn phòng. 65 - 70 dB : âm thanh giọng nói bình thường 105 dB: cực điểm âm thanh của một dàn hòa âm 120 dB : âm thanh nhạc sống Rock (làm cho người chết cũng phải sống lại). 130 db : ngưỡng âm bắt đầu gây hại cho tai người nghe 140 - 180 dB : âm thanh động cơ phản lực (Các thông số trên có được là thông qua quá trình thực nghiệm và đo lường thực tế bằng các loại máy đo chuyên dụng) Để một Ampli/Receiver tạo ra âm thanh gấp đôi (tính bằng Decibels) thì đầu ra công suất cần tăng ít nhất gấp 10 lần. Một Ampli có đầu ra công suất 100 Watts/ Kênh có khả năng tạo ra mức âm thanh gấp đôi so với một Ampli có đầu ra công suất 10 Watts/ Kênh, hay nói cách khác là một Ampli có đầu ra công suất 100 Watt/ Kênh phải cần đến 1000Watts/ Kênh để tăng gấp đôi lượng âm thanh. Như vậy, mối quan hệ giữa Âm lượng và đầu ra công suất là mối quan hệ logaric (logarithmic) hơn là quan hệ tuyến tính (linear). Méo tiếng (Distortion) Đây là yếu tố còn quan trọng hơn cả Công suất đầu ra của Ampli/Receiver. Một Ampli/Receiver cho ra tiếng ồn quá mức hoặc bị méo âm khi mở Volume lớn thì không thể nào nghe hoặc chấp nhận được. Với giải trí gia đình, tốt nhất chỉ cần sử dụng một Ampli với Công suất khoảng 50 Watts/ Kênh với mức độ méo tiếng thấp thì tốt hơn là sử dụng các Ampli có Công suất lớn hơn nhưng mức độ méo tiếng cao. Ví dụ, một Ampli/Receiver có tỷ lệ méo tiếng là 10% khi mở hết Volume (hoặc thậm chí khi chưa hết Volume) thì cũng không thể nào nghe hoặc chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu một Ampli/Receiver khác có tỷ lệ méo tiếng là 0.1% khi mở hết Volume thì chắc chắn khó mà nhận biết được sự méo tiếng này khi nghe. Về phương diện kỹ thuật, sự méo tiếng được diễn tả bằng từ THD (viết tắt của Total Harmonic Distortion - Tổng méo âm phát sinh). Signal-To-Noise Ratio (S/N) Tương tự, một yếu tố khác khi đánh giá Ampli là tín hiệu sinh ồn (S/N). Đây là tỉ lệ tạo ra độ lớn của âm thanh nền, tỉ lệ này càng lớn thì những âm thanh mong muốn như tiếng nhạc, hiệu ứng, giọng hát... càng được phân tách về mặt hiệu ứng âm học và nhạc nền sẽ lớn hơn. Về phương diện kỹ thuật, tỉ lệ gây ồn (S/N) của Ampli được diễn tả bằng Decibel, ví dụ tỉ lệ S/N là 70 dB được mong muốn hơn tỉ lệ S/N là 50 dB. Công suất liên tục (Continuous Power) Đây là yếu tố cho thấy khả năng cân bằng bền bỉ của công suất đầu ra liên tục. Nói cách khác, vì thiết bị Ampli/ Receiver thông thường được liệt kê như khả năng cho ra công suất đầu ra 100Watts/Kênh nhưng thực chất không có nghĩa là nó có thể thực hiện điều đó trong một khoảng thời gian ngắn liên tục cần thiết, ví như với một âm Bass trầm, sâu thì sẽ bị hụt hẫng. Do đó khi kiểm tra thông số kỹ thuật, các bạn phải chắc chắn là Công suất của mỗi kênh (WPC) được đo bằng trị số RMS (Root Mean Square) thì mới phản ánh chính xác. Công suất động (Dynamic Headroom) Khả năng Ampli/Receiver cho ra công suất đầu ra ở một mức cao trong một khoảng thời gian ngắn cần thiết để đáp ứng đỉnh cao âm thanh hoặc các hiệu ứng âm thanh tột đỉnh trong phim ảnh là rất quan trọng. Đặc tính này rất quan trọng trong các ứng dụng hệ thống rạp hát tại nhà khi mà những thay đổi cực lớn về âm lượng và tiếng ồn âm thanh xảy ra trong trong suốt quá trình diễn biến của phim ảnh. Đặc tính này được diễn tả bằng Công suất động (Dynamic Headroom), và được đo bằng đơn vị Decibels. Nếu một Ampli/ Receiver có khả năng nhân đôi đầu ra công suất trong một khoảng thời gian ngắn để đáp ứng các điều kiện như mô tả bên trên, thì Công suất động của nó sẽ là 3 dB. Tóm lại Khi mua một Ampli/Receiver, hãy cảnh giác với các thông số đầu ra công suất và cũng chú trọng đến các yếu tố khác như THD (tổng méo âm phát sinh), S/N và Dynamic Headroom (Công suất động) như đã trình bày ở trên. Ampli hay Receiver mặc dù là thiết bị trọng tâm của hệ thống âm thanh hoặc rạp hát tại nhà của bạn, nhưng các thiết bị khác như Loa, thiết bị đầu vào (CD, DVD, Cassette...) và việc phối ghép các thiết bị này với nhau cũng có mối liên hệ chặt chẽ quyết định đến chất lượng âm thanh của hệ thống. Tuy nhiên, nếu bạn đã có sẵn các thiết bị này, nhưng ghép với một Ampli/ Receiver không đạt yêu cầu, thì không thể nào cho ra âm thanh tốt được. Một kinh nghiệm khi mua Ampli/Receiver là ngoài việc dựa vào các yếu tố như đã trình bày ở trên thì hãy lắng nghe âm thanh của nó trước khi quyết định mua. Tốt nhất là giao kết được với người bán là cho trả/ đổi lại trong một khoảng thời gian nào đó như 30 ngày chẳng hạn, nếu khi về nhà bạn không thỏa mãn với chất lượng âm thanh của nó . (Tham khảo từ "Power Mad! What You Need To Know About Amplifiers and Amplification..." của Robert Silva,)
Thế giọng của amplifier vô địch cất lên khi audiophile đi nhậu mà chưa có quota thì khoảng bao nhiêu dB nhỉ?
good wá... lâu nay ấu trĩ, giờ vô đây mong các bác đi trước chỉ giáo, trước tiên cho hỏi chút xíu: vô mấy trang web về amp của ngước ngoài, cũng như qua một số diễn đàn của ta, thấy amp có nhìu loại wá, còn lớ ngớ chưa phân biệt đc: 1. Power Amp (cái này em lơ mơ hiểu là amp có công suất lớn ?!) 2. Pre Amp (cái này em lơ mở hiểu là thiết bị ghép trước Power, có CS nhỏ) 3. Intergrate Amp (thường thấy mấy cái Amp cỏ, loại có CS trung bình từ 100w-200w có ghi là Intergrat) - cái này em lơ mơ hiểu là loại hàng trung bình, cấp thấp, được tích hợp cả (1.) và (2.) đúng ko ạ ? 4. Receiver ??? (cái này em chưa hiểu rõ ? có phải vẫn là Amp nhưng có thêm phần bắt Radio ?) 5. Seperate Amp ? (thấy mấy trang nước ngoài phân loại lòi ra cả loại này nữa ? ko rõ thế nào ?)
Pre/Power Amplifier Integrated Amplifier Trích từ: http://en.wikipedia.org/wiki/Integrated_amplifier Trích từ: http://www.avforums.com/forums/integrat ... ifier.html Trích từ: http://forums.whirlpool.net.au/forum-re ... 56069.html