Audiophilophile_triết lý chơi audio

Discussion in 'Công nghệ nghe nhìn' started by ThanhTruc03, 20/9/06.

  1. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    17
    Báo cáo các bác, em đã bình định xong box thi ca http://www5.ttvnol.com/forum/thica.ttvn nên lại về đây.
    Nhờ chị Bạch Dương tìm dịch sát nghĩa hộ em chữ "audiophilophile".
    Đây có thể hiểu là sự giác ngộ về cuộc chơi audio. Khởi đầu luôn luôn là sự đam mê, đã đam mê thì khó tránh khỏi lạc lối. Sau vô số lần lạc lối, người ta mới nhận thức ra về cuộc chơi: đam mê không chưa đủ... trên nó là sự nhận thức có hệ thống hình thành triết lý chơi.
    Đại khái là trong thế giới âm thanh vô tận thì thứ gì cũng có thể hay, miễn là nó đúng trong không gian, thời gian xác định... Bán dẫn hay, đèn cũng hay. Còi hay, bass reflex cũng hay...
    Mời các bác cho ý kiến

    :twisted: Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi :wink:
     
    Tags:
  2. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    871
    Location:
    Hanoi
    Em chả có ý kiến gì cả vì có khi sang năm em mới hiểu hết ý tứ của bác

    Rgds
     
  3. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    17
    Dạ, audiophile xưa rồi, bây giờ là audiophilophile

    :roll:
     
  4. QuajGiaf

    QuajGiaf Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    959
    Likes Received:
    102
    Location:
    #4, Đường số 6, KĐT Waterfront, Hải Phòng
    Dạ, Bác Thanhtruc03 đã hỏi thì em cũng mạnh dạn xin thưa rằng :

    Mỗi người nghe lại theo 1 triết lý riêng !!
    Tùy tâm !!

    Riêng em thì em xin báo cáo với bác rằng triết lý của cá nhân em là em nghe nhạc chứ không nghe âm thanh !!

    Kể cả âm thanh có hay mà thiếu cái hồn thì em cũng chả muốn nghe !!
    Phối ghép được bộ giàn để cho ra được âm thanh hay là cái Đạo trong Audio !!! Là đỉnh cao của âm thanh !!

    Toát được cái thần trong khi chơi nhạc là phần Đời của bộ giàn !!
    Bộ giàn đưa âm nhạc thành người bạn tri kỷ, tâm giao !! Ngồi nghe nhạc mà như ngồi nói chuyện với bạn hiền !! Gần gũi, tri kỷ, tin cậy ..

    Có câu nói rằng : " Nếu như mọi điều trong cuộc sống đều có thể diễn tả được bằng lời thì nhân loại đã không phải cần đến âm nhạc "

    Lên đến Đạo rồi mà lại trở về được với Đời là triết lý chơi nhạc ở cấp độ đỉnh cao !!

    Nhớ khi xưa luyện công theo chủ nhân có được người dậy rằng tinh thông kiếm thuật, sử dụng thành thạo kiếm thuật, vận dụng đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ ... là cái Đạo của người cầm kiếm !! Kiếm Đạo !!

    Và luyện đến chỗ đỉnh cao thì không cần đến kiếm nữa mà có thể dùng cành cây thay kiếm quý, ko cần nghĩ đến cách vận công, sử kiếm nữa mà kiếm vận theo ý, theo tâm !! Kiếm tự biến thành chiêu khi hữu sự !! Kiếm Ý, Kiếm Tâm !!

    Thôi thì chín người, mười ý !! Bác đừng chê em thô lậu là quý rồi !!

    Kính bác,
     
  5. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Audiophile (tiếng Anh) theotiếng Hy Lạp cổ là audiophilos, nghĩa là người đam mê âm thanh.

    Do vậy các audiophile trên thế giới đều không khoái và không tự nhận mình chỉ đam mê âm thanh theo đúng nghĩa đen của từ trên.

    Đã có vài cuộc tranh luận về từ audiophile, hầu hết ý kiến qui tụ lại là dùng từ “music lover” hay hơn. Tuy nhiên, theo từng trường hợp cụ thể thì lại …….. tùy hỉ, tuỳ bác ;-)
     
  6. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Tìm hiểu về Chất âm


    Trước tiên, xin được nói rằng những gì tôi trình bày ở đây chỉ là ý kiến cá nhân của riêng tôi về các khái niệm này. Hy vọng rằng sẽ giúp ích một chút gì đó về cách đánh giá của các bạn khi thưởng thức âm thanh.


    Những loại âm thanh mà chúng ta cho rằng bí, chói gắt, bì bì, yếu ớt, trầm ấm, chi tiết, đầy đặn, nhẹ nhàng, truyền cảm… đều là các khái niệm mang tính chất mơ hồ, tùy thuộc vào cảm nhận vô thức và trình độ thẩm âm của từng người nghe. Các khái niệm này chỉ có thể rõ ràng hơn khi so sánh giữa 2 bộ dàn cụ thể với nhau.

    1. Âm thanh bí và Âm thanh trầm ấm

    Âm thanh bí: Âm thanh bí nghĩa là âm thanh không thoát, gọi là không thoát bởi vì âm thanh không được rõ tiếng. Khi bạn phát âm 1 cách bình thường thì rõ ràng bạn phát âm một cách "tròn vành rõ chữ" hơn khi bạn phát âm trong khi bịt mũi hoặc lấy tay chặn nhẹ vào cổ họng. Bạn hãy cầm cây guita và nhấn chặt tay vào 1 nốt nào đó rồi so sánh cũng với nốt ấy khi bạn ấn hơi lơi tay, âm thanh của 2 nốt ấy khác hẳn nhau : Tiếng nào thoát hơn? tiếng nào bị chặn lại?

    Như vậy, đơn giản với 2 ví dụ trên khi thưởng thức 1 giọng ca hoặc 1 cây guita trình diễn không rõ tiếng (ở đây loại trừ trường hợp ca sĩ cố tình làm thế hoặc nhạc công cố tình làm vậy) ta có thể nói chât âm này bị bí.

    Âm thanh trầm ấm: Đây là chất âm mà ai cũng phải mơ ước được sở hữu một bộ dàn như vậy, giọng ca thì đầy đặn, với các giọng trầm thì nghe cả tiếng rung của lồng ngực và thanh quản, với các giọng cao nghe không bị chói. Tiếng nhạc cụ vẫn thế, đầy đặn, mộc mạc, ấm. Bộ dàn có được chất âm này phải là bộ dàn thể hiện được dải trung trầm (Mid Low) tốt.

    2. Âm thanh chói, gắt và Âm thanh chi tiết

    Âm thanh chói, gắt: Âm thanh chói gắt tức là âm thanh không dịu, không dịu ở đây hoặc là do tiếng treble bị dư không cần thiết hoặc bị phá tiếng (âm thanh tần số cao không thực) hoặc do toàn bộ các dải tần thấp, trung và cao bị cứng tiếng.

    Âm thanh chi tiết:
    Xét trên khía cạnh giữa 2 bộ dàn có tiếng ca sĩ và tiếng các nhạc cụ đều ra được hết âm, thì 1 bộ dàn gọi là chi tiết hơn khi các âm ấy không bị lẫn vào nhau (có 1 số người hay gọi là "dính tiếng"), các âm phải tách bạch, tiếng nào ra tiếng đó. Không phải cứ treble nhiều thì gọi là chi tiết.

    3. Âm thanh bì bì và Âm thanh đầy đặn

    Âm thanh bì bì: Âm thanh bì bì nghĩa là âm thanh bị hẹp, do dải động của bộ dàn không đủ rộng để thể hiện được hết các tần số trong ngưỡng nghe của tai người, từ những cung bậc thật thấp đến các đoạn cao trào trong bản nhạc. Để thử chất âm này, nghe nhạc Cổ điển là dễ nhận thấy nhất.

    Âm thanh thanh đầy đặn: Đây là niềm mơ ước của tôi : Không chói gắt, không bì, không bí và là sự kết hợp giữa âm thanh trầm ấm và âm thanh chi tiết.

    4. Âm thanh yếu ớt và Âm thanh nhẹ nhàng, truyền cảm
    Tự bản thân khái niệm này đã nói lên tất cả rồi các bạn ạ !

    [align=right]Sún Cát Tiên[/align]
     

Share This Page

Loading...