Bàn về các loại nhạc cụ

Discussion in 'Âm nhạc' started by ThanhTruc03, 20/12/05.

  1. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    20
    1. Vĩ cầm (violon)
    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, vĩ cầm là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và có thanh âm cao nhất trong họ vĩ cầm.

    Loại đàn dùng cho người lớn có chiều dài khoảng 60cm, rộng khoảng 20cm, và luôn có kèm một cây vĩ có căng dây làm bằng lông đuôi ngựa.

    Vĩ cầm thường được chơi bằng một nhạc công đứng, kẹp đàn vĩ cầm giữa vai và cằm trong khi dùng cây vĩ kéo ngang các dây đàn để tạo âm thanh.

    Tên nhạc cụ: Vĩ cầm En.: violin, It.: violino, Fr.: violon, De.: violnie

    Phân loại nhạc cụ : đàn vĩ . Âm vực: viết ở khóa Sol: âm thanh phát ra đúng bằng quãng (đồng âm) so với nốt viết

    Nhạc cụ cùng bộ Đàn vĩ (Archi) gồm : Vĩ cầm, Vĩ cầm trầm, Hồ cầm, Đại Hồ cầm

    => Nhạc cụ này em chỉ thích nghe khi nó chơi họa theo piano, guitar hoặc đệm cho dàn nhạc.
    Tóm lại là nhạc cụ này nghe rất... nhức đầu (ý kiến cá nhân)
     
    Tags:
  2. Cellist

    Cellist Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    181
    Likes Received:
    31
    Hì hì,
    violin không phải là nhạc cụ họa theo các nhạc cụ khác được, mà ngược lại, mỗi khi nó chơi cùng với nhạc cụ khác thì nó trở thành giọng chính, vì 3 nguyên nhân sau:

    1. Độ cao:
    giọng violin cao và là đơn âm- nên nó tạo ra hiệu ứng là làm cho người nghe nhận ra thấy ngay và chiếm một phần quan trọng cảm giác về giai điệu của toàn bộ tác phẩm+ giàn nhạc.

    2. Độ lớn:
    violin tiếng nhỏ hơn các nhạc cụ còn lại của bộ dây kéo như viola, cello cũng như piano, kèn, sáo .v.v nhưng nó lại có điểm mạnh hơn các nhạc cụ gõ như piano ở chỗ âm thanh của violin có thể to dần lên và kéo dài ra rất lâu. Gõ một phím piano- âm thanh to rồi nhỏ dần, còn kéo một nốt trên đàn violin- có thể dùng lực ép và tốc độ kéo để âm thanh to lên hay kéo dài ra. Vì thế âm thanh violin nó có thể kéo dài gần như là xuyên suốt một thời gian khá lâu => cũng gây ra tập trung cho khán giả.

    3. Tính giai điệu và âm thanh riêng của violin:
    Khác với piano-nhạc cụ mạnh về hòa âm và sắc điệu, violin mạnh về giai điệu và có một âm thanh rất đặc biệt- dễ xuyên vào lòng người- nhất là nhờ kỹ thuật rung dây vibrato tạo một hiêự ứng âm thanh đặc biệt. Mà nhạc cụ mạnh về bè giai điệu và âm thanh thì tất nhiên thường sẽ làm bè chủ chứ không phải làm bè đệm.

    Đó cũng là những nguyên nhân tại sao các sonate viết cho piano + violin (theo đúng thứ tự của Mozart và Beethoven- tức là nhấn mạnh rằng piano là bè quan trọng- ví dụ cái sonata Kreutzer của Beethoven có thể bỏ violin đi để trở thành một bản sonate thứ 33 cho piano của Beethoven) lại thường được coi là các sonate cho violin + piano. Cũng tương tự như vậy đối với các sonate cho violin + guitar của Paganini chẳng hạn. Trong các trường hợp này- cả piano lẫn guitar dường như trở thành bè đệm và người nghe trở nên tập trung vào âm thanh của violin hơn.
     
  3. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    - Bác Cellist cho em hỏi tí về nhạc tính. Em không hiểu nhạc tính là cái quái gì nhỉ? Tại sao có những âm thanh gọi là nhạc, còn có những âm thanh không thể là nhạc được? Em nêu ví dụ: cũng là tiếng người nhưng khi hát thì nó thành nhạc, còn khi nói, la hét thì nó không thành nhạc? Hay hỏi rõ hơn là những âm thanh nghe hay và âm thanh nghe không hay nó khác nhau cái gì?
     
  4. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Bác Thanhtruc ơi em nhớ là trong truyện kiều thì phải cũng có cái đàn gọi là Hồ Cầm. Mà cái cello bác cũng gọi là hồ cầm. Thế 2 loại này là 1 hả bác.
     
  5. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Chiếu theo Bách khoa toàn thư về hành tinh gọi là Trái Đất thì:

    Vĩ cầm trầm (Viola) là một loại đàn thuộc cùng họ với vĩ cầm. Về kích thước, vĩ cầm trầm nằm giữa vĩ cầm và hồ cầm; theo cách nói đơn giản, nó là vĩ cầm được phóng to hơn một chút để tạo nên một số nốt trầm hơn mà vĩ cầm không thể có.

    Về kỹ thuật, các thủ pháp tương tự như vĩ cầm, nhưng thế bấm của tay trái doãng rộng hơn. Khi chơi, đuôi của vĩ cầm trầm dựa trên vai của nhạc công như khi chơi vĩ cầm.

    Thuộc loại nhạc cụ: đàn vĩ
    Âm vực: Viết ở khóa Do:âm thanh phát ra đúng bằng quãng (đồng âm) so với nốt viết.

    Hồ cầm (cello, violoncelle)
    là một loại đàn cùng họ với vĩ cầm. Giống như vĩ cầm, hồ cầm được chơi bằng cách dùng một cây vĩ có căng lông đuôi ngựa kéo ngang những dây đàn và làm cho dây đàn rung lên thành âm điệu. Khác với vĩ cầm, hồ cầm có kích thước lớn hơn vĩ cầm và thường được chơi bằng một nhạc công ngồi trên ghế kẹp hồ cầm giữa hai chân.
    Thuộc loại nhạc cụ: đàn vĩ
    Âm vực: Viết ở khóa Fa: âm thanh phát ra đúng bằng quãng (đồng âm) so với nốt viết

    Đại Hồ cầm (contrabass)
    là cây đàn có kích thước lớn nhất trong họ đàn vĩ kéo. Chiều cao khoảng 1m90, rộng 60cm.

    Khi sử dụng cây đàn này, người nhạc công đứng thẳng người và dùng vĩ kéo ngang các sợi dây đàn để tạo ra âm thanh. Vĩ kéo kèm theo đàn này ngắn hơn, nhưng dầy, rộng và nặng hơn so với các loại vĩ kéo khác.

    Về mặt kỹ thuật, Đại Hồ cầm không có ưu thế giai điệu vì âm thanh của nó khá nặng nề. Cách kéo vĩ tương tự như kéo hồ cầm, nhưng do cây vĩ quá ngắn nên hướng kéo vĩ phải thay đổi luôn.

    Phân loại nhạc cụ Thuộc loại nhạc cụ: đàn vĩ. Âm vực: Viết ở khóa Fa: âm thanh phát ra thấp hơn quãng tám so với nốt viết


    Riêng cây đàn gọi là "Hồ Cầm" trong Truyện Kiều thì tàng thư của chúng tôi chưa xác định được là cây đàn nào ? Các bạn sống lâu ở Trái Đất, có tư liệu gì về nó không ??
     
  6. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    20
    => Bác nói rất đúng. Đó là với dàn nhạc sống, không qua tăng âm. Còn trong việc mix âm thanh, người ta có thể cố ý làm cho tiếng violon chìm đi, trở thành bè đệm. Em có nhiều CD mà violon được mix kiểu như vậy lắm.
     
  7. gmar

    gmar Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    342
    Likes Received:
    1
    Location:
    TP HCM

    Cung thương làu bậc ngũ âm,
    Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.


    Đàn hồ cầm thường dùng chỉ một cây đàn của "thợ Hồ" tức là không phải đàn Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi đàn nhị là nhị hồ "erhu" hay là hồ cầm "huquin". Nhưng đàn nhị chỉ có hai dây lại có cung kéo, đàn của Thúy Kiều có bốn dây, lại có khảy và nhấn.

    So lần dây Vũ dây Vân
    Bốn dây to nhỏ theo vần Cung Thương
    ...
    Một cung gió thảm mưa sầu,
    Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay


    Ðàn hồ cầm mà có bốn dây thì chỉ có đàn tỳ bà, người Trung Quốc và Triều Tiên gọi là "pipa", người Nhật gọi là "biwa". Người Trung Quốc cũng gọi đàn "pipa" là "huqin", tức là hồ cầm, vì nó không phải do người Trung Quốc chế ra mà của dân tộc vùng Tây á đem vào Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật, Việt Nam. Vì vậy trong truyện Kim Vân Kiều, người ta thường vẽ Thúy Kiều ôm đàn tỳ bà.

    Nhưng theo em biết thì cây đàn này lại là lọai đàn hồ cầm đời cổ gọi là "Nguyễn cầm", bởi ông Nguyễn Hàm đời Tấn chế ra (sẽ lục lại tư liệu và post lên, vì bây giờ chỉ nhớ có bi nhiêu đó thôi ). :roll:

    Gmar.
     
  8. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Piano kỹ thuật số có thay thế được piano dây không?

    Nguyễn Đình Đăng

    Khoảng mười năm trở lại đây công nghệ sản xuất đàn piano kỹ thuật số phát triển vượt bậc với âm thanh hay, độ nhậy của phím đàn phù hợp với cảm giác của ngón tay, kết hợp với giá thành phải chăng. Vậy liệu đàn piano kỹ thuật số có thay thế được đàn piano thông thường không? Để có câu trả lời chính xác chúng ta hãy cùng nhau so sánh hai loại đàn này.

    Piano kỹ thuật số là loại nhạc cụ điện tử có âm thanh gần giống như âm thanh đàn piano thông thường (dưới đây gọi là “piano dây” hoặc “piano thật” để dễ phân biệt vì piano kỹ thuật số không có dây). Khác với piano dây, piano kỹ thuật số không có dây, không có tấm rung âm thanh (sound board) để tạo ra âm thanh mà tai chúng ta nghe thấy, và hầu hết là không có hệ thống búa gõ (trừ thế hệ đàn GranTouch của Yamaha sẽ nói đến bên dưới). Thay vào đó là một loạt con “chip” âm thanh và loa.


    Các ưu điểm của piano kỹ thuật số:

    Piano kỹ thuật số có nhiều tính năng khiến, thọạt nhìn và nghe thì quả là rất hấp dẫn, khiến nhiều người cho rằng chúng dần dần sẽ thay thế được đàn piano dây. Những tính năng đó là:

    - Chúng có thể tạo ra các loại âm thanh piano khác nhau, như đại dương cầm (grand piano), tiểu dương cầm (upright piano), tiếng piano trong phòng nhỏ tiếng piano trong phòng hòa nhạc lớn, tiếng ấm, tiếng trong trẻo, v.v.

    - Chúng có khả năng tạo ra các âm thanh của các đàn phím khác như đàn organ, harpsichord, v.v.

    - Chúng có khả năng bắt chước âm thanh các nhạc cụ dây như violin, viola, cello contrabass, …, các nhạc cụ của bộ hơi như sáo, kèn, v.v., bộ gõ, v.v.

    - Bè nhịp, đệm có thể tự động đệm cho giai điệu bạn chơi

    - Chúng có thể thu lại bản trình diễn của bạn

    - Chúng có thể phối hợp dễ dàng với các thiết bị điện tử khác (MIDI)

    - Không bao giờ phải lên dây

    - Vận chuyển dễ dàng



    Các nhược điểm của piano kỹ thuật số:

    Nhược điểm lớn nhất của piano kỹ thuật số là chúng không thể nào bắt chước y hệt âm sắc và độ nhậy cảm của phím (touch) piano thật. Tuy rằng công nghệ hiện đại có thể bắt chước khá chính xác từng nốt đàn bằng cách sao lại các âm thanh phát ra từ các đàn đại dương cầm biểu diễn trứ danh như Steinway & Sons, Yamaha, Bechstein, v.v., nhưng vẫn không thể nào khiến piano kỹ thuật số bắt chước được âm sắc của các hợp âm phát ra từ piano dây với các hòa thanh rất phức tạp và độ cộng hưởng sâu rộng vang từ tấm rung âm thanh bằng gỗ - trái tim của đàn piano dây. Kết quả là âm nhạc chơi trên piano kỹ thuật số nghe có vẻ nông cạn và nhạt nhẽo so với khi chơi trên đại dương cầm.

    Piano kỹ thuật số không có được cái cảm giác của đàn piano dây. Độ nhậy và độ nặng của phím đàn khác xa các tính chất chỉ có được nhờ hệ thống cơ học phức tạp gọi là bộ truyền động (action) của đàn piano dây. Piano kỹ thuật số chỉ “nhái” lại cảm giác của phím đàn piano dây, chứ không thể tạo ra độ nhậy của phím tuơng ứng với lối chơi của bạn. Kết quả là khả năng biểu cảm của bạn bị hạn chế bởi nhạc cụ. Khi nói đến kỹ thuật trình diễn thì piano kỹ thuật số trở nên phản tác dụng. Các kỹ thuật chạy ngón không thể tập trên piano kỹ thuật số rồi đem áp dụng trên piano dây vì cảm giác khác nhau rất lớn nói ở trên.

    Piano kỹ thuật số quả có rẻ hơn piano dây nhiều, nhưng một đàn piano dây tốt có thể dùng được 100 năm, trong khi đàn piano kỹ thuật số có thể sẽ trở nên lạc hậu chỉ sau 5 năm giống như một cái computer vậy.

    Piano kết hợp kỹ thuật số

    Một số nhà làm đàn gần đây cho ra đời thế hệ đàn kết hợp kỹ thuật số như Yamaha Disklavier hay Baldwin ConcertMaster có tính năng của cả piano dây lẫn piano kỹ thuật số. Chúng thực chất là các piano thật nhưng lại được “cấy” thêm các tính năng MIDI. Chúng có thể ghi lại trình diễn của bạn với độ chính xác rất cao và có thể tự chơi các bản nhạc đã được ghi sẵn. Tuy nhiên giá thành của chúng rất cao.

    Yamaha GranTouch

    Để khắc phục nhược điểm của phím piano kỹ thuật số, hãng Yamaha đã cho ra đời thế hệ đàn GranTouch vào năm 1998. Đàn GranTouch (xem ảnh) có hệ thống truyền động (action) bao gồm phím và bộ búa giống hệt như của đàn piano thật. Do đó nhạc cảm của nghệ sỹ có thể được truyền qua phím đàn và bộ búa hệt như khi chơi trên piano thật. Tuy nhiên hệ thống búa đó không nện vào dây mà kích động các samples âm thanh để phát ra âm nhạc. Như vậy đàn Yamaha GranTouch đã khắc phục được nhược điểm về độ nhậy của phím đàn piano kỹ thuật số. Về âm thanh, Yamaha GranTouch sử dụng các samples thu từ đàn Yamaha Concert Grand CFI I IS là loại đại dương cầm biểu diễn đầu bảng của Yamaha. GranTouch cũng có hệ thống im lặng (silent) tức là bạn có thể đeo tai nghe và chơi mà không làm ồn người xung quanh, trừ tiếng lịch bịch của phím đàn đập xuống mỗi khi bạn gõ. Giá của Yamaha GrandTouch DGP-1 là khoảng 5,000 USD, tức là khoảng gấp đôi giá một đàn piano kỹ thuật số Yamaha Clavinova loại tốt, nhưng chỉ bằng một nửa giá một baby grand piano A1R cuối bảng của các đại dương cầm Yamaha thật.


    Yamaha GranTouch GT2

    Hệ thống phím và truyền động của Yamaha GranTouch

    Tôi đã từng mua một piano Clavinova cách đây mười năm với hy vọng là nó có thể thay thế được piano thật cho con tôi học piano. Tuy nhiên chỉ vài năm sau tôi đã buộc phải “đẩy” đi để thay thế bằng một chiếc Yamaha GranTouch. Cho dù âm thanh chưa được như của đại duơng cầm thật, phím đàn và bộ truyền động đã phù hợp với việc luyện kỹ thuật để người chơi không bị hẫng khi áp dụng vào đại dương cầm thật.

    Lời kết

    Tóm lại, không có hy vọng là đàn piano kỹ thuật số có thể thay thế được đàn piano thật. Nếu bạn chỉ cần một một nhạc cụ phím (keyboard) có thể dễ mang vác, dễ nối với hệ thống âm thanh, hoặc có thể dung để thu âm nhạc qua một phần mềm máy tính, thì bạn có thể sắm một piano kỹ thuật số. Nếu không, trừ phi bạn thừa tiền, bạn nên suy nghĩ hết sức cẩn thận trước khi bạn mua một piano kỹ thuật số thay vì mua một đàn piano thật. Còn nếu bạn nuôi hy vọng để con bạn trở thành nghệ sỹ piano chuyên nghiệp hoặc có thể chơi piano giỏi “như chuyên nghiệp” thì bạn có thể quên hẳn đàn piano kỹ thuật số đi. Hãy mua cho cháu một đàn grand pianọ thứ thiệt, một Yamaha GranTouch, hoặc một đàn upright piano loại tốt.

    Tokyo, 29/5/2004
     
  9. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Dương cầm (Piano)


    Đàn piano có tên ban đầu là gravicembalo col piano e forte (đàn clavecin có âm thanh êm ái và mạnh mẽ). Ngày nay cây đàn piano không hổ danh khi được gọi là "ông hoàng của các loại nhạc cụ". ...Với âm vực rộng, âm sắc thánh thót, kiều diễm, khả năng biểu hiện phong phú, nhất là về mặt xử lý cường độ tinh tế - như chính tên gọi của nó. Song để có được như hôm nay, lịch sử cây đàn piano là cả một chặng đường dài với nhiều cải tiến thử nghiệm mà điều then chốt giúp nó trở thành "ông hoàng" lại là ý tưởng của một nhân viên bảo quản bảo tàng nhạc cụ.

    Những thủy tổ của đàn piano:

    Đàn clavicorde

    Trước khi lên ngôi vị như hiện nay, piano đã phải sống với một địa vị “thấp kém”, chẳng ai ngó ngàng tới. Lúc đầu, hình dáng nó khác hẳn với cây piano ngày nay và điều đặc biệt là nó đã bắt đầu với chỉ có... một dây - đó là loại đàn độc huyền của người Hy Lạp. Thuở ban đầu, đàn này được dùng làm dụng cụ vật lý và trợ lực thị giác cho các triết gia thời cổ đại và các nhà tu hành thời Trung cổ để nghiên cứu những qui tắc ký âm pháp - một môn khoa học của thời đó.

    Một ngày kia, các nhà tu hành mới vào dòng tu ở một tu viện nảy ra ý nghĩ tập hợp nhiều đàn độc huyền lại và cho nó vang lên cùng một lúc để giải trí. Dưới mỗi dây đàn, họ đặt một giá đỡ và đính nó lại với một phím đàn. Khi lấy tay ấn xuống phím, giá đỡ chạm vào dây đàn và phát ra âm thanh. Đó là sự xuất hiện cây đàn phím đầu tiên - đàn clavicorde. Song vào thời đó (khoảng thế kỷ thứ 10), những giáo sĩ Trung cổ xem các tập hợp âm là sự phạm thượng vì Thượng đế chỉ thích các con chiên đồng ca một bè. Trong lúc đó, các nhạc sĩ dân gian đã sử dụng lối hát nhiều bè từ lâu. Vì vậy đàn clavicorde đã nhanh chóng vượt khỏi ranh giới nhà thờ để hòa mình vào đời sống âm nhạc “trần tục”.

    Đàn clavecin

    Hoà mình với cuộc sống những nghệ sĩ dân gian, đàn clavicorde chẳng hề cô độc vì chẳng bao lâu sau đó nó có một người bạn đang trưởng thành, đó là clavecin. So với clavicorde, đàn clavecin có những ưu điểm như: rất nhiều dây, mỗi phím ứng với một hoặc nhiều dây, trong lúc đàn clavicorde có khi có 4-5 giá đỡ và phím cho một dây (đến thế kỷ 18, clavicorde mới có số dây bằng số phím). Âm thanh của clavecin được tạo ra không phải là những giá đỡ chạm vào dây như của clavicorde mà là những lông quạ gảy vào dây, chính vì vậy mà âm thanh rõ ràng, trong sáng hơn. Âm thanh của nó đã mau chóng chinh phục mọi người, nó chỉ có một nhược điểm là dù tác động lên bàn phím mạnh hay nhẹ, âm thanh cũng phát ra với cường độ như nhau và đó cũng chính là điểm mấu chốt cần khắc phục để có thể nó lên ngôi.

    Đàn clavecin đầu tiên có hình chữ nhật sau đó nó được cải tiến có hình cánh chim thanh thoát như cây grand-piano hiện nay. Thêm vào đó, các nhà chế tạo đàn còn bổ sung các họa tiết trang trí cầu kỳ, sơn và đánh bóng thật đẹp, nó trở thành vật trang trí và là nhạc cụ thời thượng không thể thiếu trong các phòng khách quí tộc. Ngoài ra, clavecin được cải tiến một số chi tiết đáng kể như: các lông quạ được thay bằng các đũa gảy bằng da hoặc kim loại, dây đàn bằng ruột súc vật thay bằng đồng thau. Nhạc cụ có âm thanh vang hơn và mang màu sắc mới. Song mặc dù được cải tiến nhiều, các nhạc sĩ rất ưa thích nó, nhưng họ cũng muốn clavecin có thể thay đổi cường độ để tạo những sắc thái tình cảm, muốn âm thanh ngân dài hơn, phong phú và truyền cảm hơn...

    Dù đã được cải tiến rất nhiều nhưng clavecin chưa thật sự làm hài lòng các nhạc sĩ.

    “Ông hoàng” ra đời và cha đẻ chết trong nghèo túng

    Vào khoảng cuối thế kỷ 17 tại Bảo tàng nhạc cụ thành phố Florence nước Ý, có một nhân viên quản lý tên Bartolomeo Cristofori. Ông suốt đời sống giữa các cây đàn clavicorde, clavecin và tâm trí luôn nghĩ tới những dự kiến cải tiến đàn clavecin. Phát minh của ông rất đơn giản: thay các que gảy dây bằng các búa nhỏ đập vào dây, đập mạnh hay yếu ta sẽ có được âm thanh lớn hoặc nhỏ. Thật ra điều này không phải là mới, thời cổ xưa người ta đã chơi đàn tympanon bằng cách gõ vào dây. Vấn đề ở chỗ là làm cho búa gõ lên dây đàn liên hệ chặt chẽ với lực tác động lên bàn phím, để ấn mạnh lên phím đàn sẽ có âm thanh lớn, ấn nhẹ thì có âm thanh nhỏ hơn.

    Người ta không biết Bartolomeo Cristofori mất bao nhiêu thời gian và thử nghiệm bao nhiêu giải pháp, nhưng năm 1709 những người đến bảo tàng Florence đã có thể chiêm ngưỡng bốn cây đàn clavecin cải tiến do ông chế tạo với cái tên gọi mới cũng do ông đặt là gravicembalo col piano e forte (mà sau này người ta gọi tắt là piano). Giải pháp ưu việt cuối cùng của ông là tạo ra một thiết bị tinh xảo gồm một đòn bẩy kép có gắn một búa nhỏ, nhẹ, bọc da, gắn với phím đàn và chịu tác động trực tiếp của lực tác động lên phím. Búa đập vào dây đàn để tạo âm thanh và có bộ phận tắt âm bằng dạ khi ngón tay không còn ấn xuống phím đàn nữa.

    Những cây đàn này sau đó được trình cho người bảo trợ ông là công tước Ferdinand de Médicis và vào năm 1711, Scipione Maffei đã miêu tả nhạc cụ này trong tạp chí “Văn chương nước Ý”.

    Tuy đàn piano có nhiều ưu điểm, nó vẫn chưa được các nhạc sĩ dùng ngay và Bartolomeo Cristofori đã chết trong nghèo túng vào năm 1731, không kịp chứng kiến phút đăng quang của đứa con do mình tạo ra và bản thân ông cũng không được nhiều người biết đến.

    Đàn piano sau đó được các nhạc sĩ như J.S.Bach, W.A.Mozart, L.V.Beethoven tiếp nhận và thổi vào cho nó những giai điệu mê hoặc. Cùng với sự nhạy cảm về cường độ, âm thanh trong sáng, kiều diễm, nhiều sắc thái, các phòng hòa nhạc đã mở toang cửa đón nhận nó.

    Đàn piano hiện đại

    Đàn piano với âm thanh và sắc thái phong phú, tinh tế, khi thì vang dội như sấm sét, khi thì nhỏ nhẹ, êm ái, đã chinh phục được giới nhạc sĩ cũng như người yêu âm nhạc. Thành công ban đầu của đàn piano đã thúc đẩy các nhà chế tạo nhạc cụ tiếp tục cải tiến để làm nó ngày càng hoàn hảo. Đàn piano ngày nay là sản phẩm cải tiến của rất nhiều thế hệ nghệ nhân chế tạo đàn. Hiện nay đàn piano đã đạt tới sự hoàn chỉnh về cơ học, một động tác nhấn nhẹ lên phím cũng truyền đến được dây đàn. Ngay cả những khi thực hiện kỹ thuật trémolo với tốc độ nhanh nhất và sắc thái nhẹ nhất, đàn vẫn không bị "nghẹt tiếng".

    Cho đến ngày nay, những cải tiến đáng chú ý có thể kể như sau: việc phát minh ra hệ thống pédal (bàn đạp) để ngân dài âm thanh hoặc tắt âm thanh theo ý muốn. Dây đàn cũng được thay đổi, trước đây người ta dùng dây bằng đồng thau thay cho ruột súc vật, ngày nay dây đàn dùng một lõi thép đặc biệt bên ngoài quấn dây đồng cho chất lượng âm thanh tốt hơn. Việc bố trí dây đàn cũng có nhiều thay đổi, người ta có thể căng 2 hoặc 3 hàng dây chồng lên nhau, giảm bớt được diện tích mà tăng được số lượng âm thanh. Dây đàn cũng được kéo căng hơn để cho những âm thanh sáng, vang, trong hơn... Cũng chính vì thế mà khung mắc dây của đàn phải chịu một lực căng rất lớn (khoảng 20 tấn), nên khung mắc dây đã được thay bằng một khung bằng gang.

    Tuy những cải tiến giúp chúng ta có được cây đàn piano hoàn hảo như ngày nay, nhưng tất cả đều dựa trên phát minh của Bartolomeo Cristofori. Để tưởng nhớ công lao của Bartolomeo Cristofori, 150 năm sau khi ông mất, người ta đã dựng một đài tưởng niệm tại thành phố Padoue - nơi chôn nhau cắt rốn của ông.
     
  10. Cellist

    Cellist Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    181
    Likes Received:
    31

    Vâng, chào bác nguoingoaihanhtinh.
    Thật ra câu hỏi của bác rất khó, nằm ngoài thẩm quyền trả lời của em. Tuy nhiên em cũng xin nêu ra ý kiến riêng của mình.

    Về mặt ngôn ngữ học- "nhạc tính" có nghĩa là có tính âm nhạc. Một cái có tính âm nhạc, về phần nó phải có một số tiêu chí như: có âm thanh, có giai điệu, có nhịp điệu. Nhưng để xác định đựơc một âm thanh có là nhạc hay không- tức là có nhạc tính hay không, lại phải dựa trên một số tiêu chí mà Xe em coi là những tiêu chí quan trọng nhất - là "tính phổ quát và tính chỉ dẫn". Tính phổ quát ở đây có nghĩa là một âm thanh được tạo ra phải nằm trong một môi trường tổng thể các âm thanh nào đó (trong một bản nhạc) và tính chỉ dẫn nói lên rằng một âm thanh được tạo ra phải chỉ dẫn đến một âm thanh khác (trong một giọng, điệu nhạc).
    Ví dụ cụ thể:
    Khi bác chỉ gõ một nốt La trên phím Piano roi dung lai. Âm thanh đó có nhạc tính hay không?
    Theo cách em hiểu thì không. Dù có lẽ đa số mọi người coi là có. Tại sao em coi là không? Là vì nếu vậy, một tiếng thét "A" cất lên giữa đường cũng có nhạc tính.
    Người ta có thể phản biện rằng:"nhưng tôi có thể xác định nhạc tính của âm thanh theo thang độ biểu cảm của nó- ví dụ nếu tôi gõ âm La một cách điệu đà tha thiết, hay người ta thét lên tiếng A một cách da diết ngân nga, thì âm thanh phát ra sẽ khác hẳn một âm thanh có cao độ là LA = 440 Hz cất lên từ một miếng kim loại chẳng may đập vào một miếng kim loại khác- tức là âm thanh của tôi có nhạc tính, do có chủ ý tạo ra nhạc tính."
    Em cho cách lý giải đó cũng không hợp lý- vì nếu các bác biết nhạc hiện đại- thì có những tác phẩm vẫn có (hoặc được coi là có) nhạc tính, dù hoàn toàn không có âm thanh nào - ví dụ bản 4'11 của John Cage, hoặc chỉ gồm những âm thanh loeng choeng gãy gọn như tiếng kim loại chạm vào nhau, ngắt quãng của một số nhạc sĩ hiện đại ngày nay như Stockhausen chẳng hạn.

    Tức là theo ý em một âm thanh chỉ có nhạc tính khi nó đứng trong một bản nhạc với đầy đủ chức năng và nghĩa vụ của nó. Chính tính phổ quát và tính chỉ dẫn làm cho một âm thanh trở thành một nốt nhạc. Một nốt Đô trong giao hưởng số 9 của Beethoven mà chỉ được cất lên đơn độc rồi vụt tắt thì không có nhạc tính. Nó chỉ có nhạc tính khi cả một giai điệu được cất lên- đủ để cho chúng ta cảm nhạc được một giai điệu nào đó- dù giai điệu đó ngắn ngủi.
     
  11. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    => Cảm ơn bác Cellist đã lý giải rất thuyết phục.
    Lâu nay, người ngoài hành tinh chúng em chỉ nghiên cứu cấu trúc vật lý của âm thanh. Do vậy, chúng em chỉ biết là về mặt vật lý thì những âm thanh có nhạc tính là những âm dao động điều hòa. Những âm không dao động điều hòa thì không thể có nhạc tính.
    Nhưng chỉ cấu trúc vật lý không thôi thì không đủ.
    Vấn đề phức hợp này, em sẽ báo cáo về "không gian phi thời gian" để bổ sung cho tàng thư
     
  12. Cao Van Lau

    Cao Van Lau Approved Member

    Joined:
    16/12/06
    Messages:
    24
    Likes Received:
    0
    Da, nếu em bàn về các nhạc cụ dân tộc thì có được không ạ? Em dân miệt vườn, nên bao năm nay vẫn say mê âm nhạc dân tộc
     
  13. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Hi. bác ở miệt vườn thức khuya nhỉ. :)

    Bác cứ vô tư đi. Bác nói cho em nghe về cây đàn nhị trước đi bác. Em có ông bạn già hồi xưa chơi cái này nghe nức nở lắm. Tiếc rằng khi đó mình bé quá, còn bây giờ ông ấy không còn để mình hỏi ...
     
  14. Cao Van Lau

    Cao Van Lau Approved Member

    Joined:
    16/12/06
    Messages:
    24
    Likes Received:
    0
    Chao bác Thành Chí. Em xin mạo muội nói lên cảm nghĩ của em thôi. Ở các ban tài tử , cây nhị dùng thay cho giọng hát. Nó không có nhiều ngón lắm, chỉ đờn ít chữ, nên đòi hỏi mỗi chữ (chữ ở đây bác hiểu là nốt cũng được ạ)đều cần chắc chắn, nhất là những chữ phải rung để tạo âm thanh lay động. Khi chơi những bản oán, những chữ rung như gieo vào lòng nỗi khắc khoải, và cần sự phối giữa tay rung và tay kéo. Nói chung đàn càng ít dây càng cần tâm hồn chứ không phải kỹ thuật, kỹ thuật càng ít thì càng khó. Đàn dân tộc mình không quá khó ở các bản đàn, vì không thể rắc rối như đàn tây phương, mà khó ở tâm hồn, ở độ phóng túng cùng bản này, nay chơi thế này, mai chơi thế kia .Em tập rung hai nốt tây phương gọi là Sòn và Đô ở đàn nhị cho các bản oán mà chưa mùi lắm. Nếu bác hỏi về đàn sến và đàn lõm phím thì em sẽ nói được nhiều ạ. Mà em đang tập bài Phụng hoàng của đàn sến, nên em thức thôi bác ạ, ngày còn kiếm tiền nuôi vợ con, rồi thừa để mua loa chơi, Chúc bác vui ạ
     
  15. mai_le_thien

    mai_le_thien Advanced Member

    Joined:
    28/3/06
    Messages:
    387
    Likes Received:
    35
    Nghe các Bác bàn về các loại đàn thấy hay quá....
    Nhưng cũng có một góp ý nho nhỏ về các gọi tên các loại đàn:
    Vĩ cầm, Dương cầm, Tâybancầm, Nguyệt cầm đều là những tên gọi của các loại đàn qua bao thế hệ ông cha trước đây.
    Dưng mà, đến giờ em nghe thấy những tên gọi đó, em cứ thấy "mủi lòng" với sự yếu kém của ngôn ngữ chúng ta. Tại sao chúng ta lại phải dùng những tên gọi xa lạ thế nhỉ.
    Sở dĩ em thấy nó xa lạ vì, nó không phổ thông, không phổ biến và hoàn toàn không phù hợp với đại đa số ngươi dân VN ta. Tính "KHÔNG PHỔ QUÁT" của bác xe nói đến đấy!
    Các Bác cứ thử hỏi một chú nhóc nào đó (hoặc một người già thờ ơ với âm nhạc) xem Vĩ cầm là gì? Dương cầm là gì? Tây ban cầm là gì?
    Nào là Xamạctưkhoa, nào là Hoathịnhđốn, nào là ... nghe cứ chuối chuối là!!!
    Ngay bản thân em, nghe đến cái tên vĩ cầm, lúc đầu em cũng chẳng hiểu nó là gì sất, nghe tên Tâybancầm cũng chẳng bít nó là gì (mặc dù thâm niên học ghita khá lâu).
    Đến sau này, nghe thì có thể hiểu ngay, nhưng cứ thấy nó "là lạ", nó "ngồ ngộ" và thấy buồn cười vì sự biểu đạt ngôn ngữ của chúng ta.

    Tại sao chúng ta ko gọi quách là đàn violon, đàn ghi ta, đàn piano, đàn nguyệt... cho nó dễ hiểu, cho nó thông dụng, và cho nó ít gì còn tí là ngôn ngữ Việt ta. Từ nào không có trong từ điển Việt thì dùng ngay từ mà thế giới đang dùng, tại sao lại phải phiên âm sang một thứ ngôn ngữ kéo lùi lịch sử.
    Vài dòng lạm bàn ngoài lề về nhạc cụ.
    Các Bác bỏ quá.
    Hí ... hí...
     
  16. Audio & Friends

    Audio & Friends Advanced Member

    Joined:
    6/5/06
    Messages:
    917
    Likes Received:
    2
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    ...nhưng bên cạnh đó không thể không đề cập đến "TÍNH ĐA DẠNG" và đó cũng chính là sự giàu có phong phú của ngôn ngữ Việt
    Ngoài các loại Cầm các bác nêu, em còn thấy có "Cầm Nã Thủ" :)))
    Kính!
     
  17. minhtan

    minhtan Advanced Member

    Joined:
    20/2/06
    Messages:
    694
    Likes Received:
    3
    Location:
    Cần Thơ, Việt Nam
    các bác bàn hay thiệt giúp em mở mang kiến thức, em thường chỉ nghe giai điệu của một bản nhạc thôi. Miễn sao cái lỗ tai em khoái là được.
    Có bác nào biết về cây Thủy cầm không ? giải thích giúp e với.
     
  18. Apomethe

    Apomethe Advanced Member

    Joined:
    3/3/06
    Messages:
    51
    Likes Received:
    3
    Bắt giò bác Xe một tí. Bản 4'33 chứ không phải 4'11 ạ :D. Đây là bản nhạc duy nhất em có thể biểu diễn thành công.
     
  19. cocsku

    cocsku Advanced Member

    Joined:
    26/1/13
    Messages:
    171
    Likes Received:
    2
    Nhiều thông tin hay mà các bác kết thúc sớm quá
     
  20. fanofeminem

    fanofeminem Advanced Member

    Joined:
    23/11/11
    Messages:
    226
    Likes Received:
    304
    Em thấy loa thể hiện nhạc cụ guitar và piano tương đối dễ trong khi violon thường phải loa cao cấp mới cho ra tiếng trung thực.

    Cặp Klipsch KG4 tép kèn cùng amply đèn nhà em chơi guitar rất réo rắt nhưng nghe violon cứ the thé và chói, rất khó chịu

    Các bác có thấy thế ko ạ?
     
  21. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.557
    Likes Received:
    2.225
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định

    Bác nghiên cứu thêm mạch lọc notch filter cho củ mid sau phân tần là OK ngay, tự dưng loa lên đẳng liền. Muốn vậy bác phải có đáp tuyến tần số của củ mid hay của thùng loa, rồi quyết định giảm mid từ đoạn nào đến đoạn nào và giảm bao nhiêu dB. Bác xem và tính toán ở đây
    http://www.diyaudioandvideo.com/Calculator/ParallelNotchFilter/
     
  22. fanofeminem

    fanofeminem Advanced Member

    Joined:
    23/11/11
    Messages:
    226
    Likes Received:
    304
    Can thiệp bên trọng thế thì em chịu rồi. Em có biết gì đâu.

    Mà em tưởng tiếng the thé là do tép kèn chứ nhỉ?
     
  23. uk_se

    uk_se Advanced Member

    Joined:
    19/10/16
    Messages:
    137
    Likes Received:
    63
    Bác nào cho ít bài về mấy nhạc cụ bên Tây mà người VN chúng ta ít để ý như oboe, clarinet, harp, ... với ah. Tkssss
     

Share This Page

Loading...