các pác ơi tối nay em ngồi dòm dàn máy của mình thấy ngứa ngứa mắt nên vọc phá chơi. em thấy con ampli có 2 đường loa A/B và cặp loa cũng có 2 cầu nên đấu cầu loa trên vào đường A còn cầu loa dưới vào đường B rồi bật chế độ A+B. kết quả: 1 nghe "có vẻ như" tiếng bass đỡ lùng nhùng hơn 2 nếu bật từng cầu loa nghe riêng thì cầu dưới vẫn bị dính 1 ít tiếng treble - nhỏ thôi như vậy có được gọi là bi-amp không các pác, chạy kiểu này có hại gì cho ampli và loa không?
chả có gì khác nhau đâu bác ơi, để ở A/B là để đánh hai cặp loa //, nếu nối vào 1 cặp loa thì y như biwire thôi.
Em cũng nghĩ vậy, BÁc câu thêm một đôi loa nữa thì mới phải xem lại trở kháng loa, còn đấu bi amp - bi wire một cặp loa như BÁc thì vô tư! :mrgreen:
Bi-wire thôi bác ui - được cái thỉnh thoảng check xem loa treble ... còn kêu kô :lol: mà hình như là bass mền - đỡ bị dội hơn ...
em tưởng nếu đấu 2 cầu loa bằng 2 dây khác nhau vào 1 đường A hoặc B thì mới gọi là bi-wire chứ. giả sử cái ampli phải đánh 2 cặp loa khác nhau cùng lúc bằng hai đường A+B thì nó phải tốn công suất hơn 1 đường? các pác giải thích kỹ hơn cho em với.
Khi bác chỉ cho hát cầu dưới mà cầu trên Treble vẫn có tiếng thì coi chừng amp của bác có vấn đề :evil: :evil:
Khi bác huantran79 nghe cầu dưới vẫn có tí tép,dù nhỏ, cái đó tùy vào loa của bác, nếu loa bass của bác dải rộng , và độ suy giảm của phân tần có độ dốc thấp ( 6dB/octave hoặc 12dB/octave ) thì việc nghe thấy có pha lẫn 1 chút âm treble ở loa trầm thì cũng là điều dễ hiểu
Cách đấu 2 dây khác nhau vào 2 cầu loa , theo 1 số bác thì là để cải thiện chất âm của từng cầu , ví dụ : cầu bass đấu dây đồng , cầu treble đấu dây bạc , vì dây đồng thiên trầm , dây bạc thiên sáng :roll: Nếu bác chơi cùng 1 loại dây mà chất lượng tầm tầm thì bác dùng luôn cái cầu bằng đồng của loa cho đỡ loằng ngoằng, đi lại vấp ngã thì khổ :cry: Công suất ampli phụ thuộc nhiều vào trở kháng của tải , nếu Ôm thấp thì dòng chạy qua mạch lớn --->tiêu thụ công suất lớn và ngược lại Giả sử loa 8 Ôm Nếu cái amp của bác có thiết kế A+B là // thì khi đấu 2 cặp loa vào A và B cũng tuơng đuơng khi đấu cả 2 cặp loa vào A hoặc vào B ( = 4 Ôm ) Nếu A+B là nối tiếp thì khi đấu 2 cặp loa vào A và B ( = 16 Ôm ) sẽ nghe tiếng nhỏ hơn khi đấu cả 2 cặp loa vào A hoặc vào B ( = 4 Ôm), lúc này ampli phát công suất lớn hơn
Nối loa như vậy không phải là bi-amp. Bản chất amply của bác chì có 2 kênh ra thôi, nó chia qua cầu tách làm A B ---> bi-wire Việc tắt 1 kênh A mà vẫn kêu B vẫn kêu (hoặc ngược lại) có thể còn do cầu tách kênh chưa hết, và tất nhiên là còn có thể do phân tần của loa chưa tách hoàn toàn
@huantran79 - Đúng như các bác ở đây đã nói, việc nối dây của 2 cầu bass treble của loa vào 2 cọc loa A và B của ampli thực chất là biwire thôi. Lợi ích của việc này là bác đỡ phải chèn 2 dây vào một cọc, nhất là trường hợp sau khi chập 2 dây vào thì thành một sợi to đùng, không tìm ra jack vừa cỡ. Muốn bi-amp nhất thiết bác phải có 2 cái ampli, 1 cái đánh cầu treble của cả 2 loa, cái kia đánh cầu bass của cả 2 loa. Đây là một cách nối. Nghe nói còn một cách khác là dùng một ampli nối cọc L vào cầu bass, R vào cầu treble của cùng một loa. Ampli còn lại thì nối tương tự để đánh loa còn lại. Với cách này, lưu ý tín hiệu đầu vào của mỗi amp chỉ là tín hiệu của 1 kênh (L hoặc R) từ pre-amp hoặc nguồn mà thôi. Bi-amp tạo âm thanh tách bạch hơn, không gian rộng mở hơn và âm thanh nghe có "nội lực" hơn. Đây là vấn đề khá thiên về kỹ thuật, người nghe có thích bi-amp hơn single amp hay không lại là chuyện khác. Còn biwire về lý thuyết giúp cải thiện âm thanh theo hướng như bi-amp nhưng ở mức độ thấp hơn do đây là giải pháp rẻ tiền hơn. Trong thực tế nhiều cao thủ cũng không nghe được sự khác biệt sau khi bi-wire.
Theo em, bi-amp về lý thuyết thì giúp nâng cao chất lượng âm thanh thông qua việc sử dụng dây dẫn thích hợp cho cầu bass và cầu treble, rồi chọn amp để đánh bass và amp để đánh treble. Tuy nhiên, trên thực tế thì bi-amp rất tốn kém và đôi khi không có hiệu quả lắm so với chi phí bỏ ra. Đó là phải đầu tư 2 cặp dây loa (thường là 1 bạc + 1 đồng) thật tốt thì hiệu quả mới rõ ràng, rồi chưa kể đến chi phí cho 2 cái amp cũng không phải là ít. Nếu cộng chi phí thêm 1 cặp dây loa + 1 amp thì nhiều khi mua được cái loa khác hay hơn cũng không chừng. Đối với các loa thiết kế crossover tốt, thì việc biwire hay bi-amp hầu như cải thiện rất ít chất lượng âm thanh. Do đó, có 1 số hãng loa rất nổi tiếng nhưng nhất quyết không chịu làm 2 cầu mà thay vào đó, họ chăm chút vào bộ crossover của mình. Dynaudio là 1 ví dụ. Và thực tế thì rất nhiều bác có loa 2 cầu, 2 amp nhưng vẫn kg dùng bi-amp. Tuy nhiên, 1 số loa có crossover thiết kế kg tốt thì việc biwire hay bi-amp lại cải thiện đáng kể chất lượng âm thanh. Trường hợp này thì nên xem xét mức độ đầu tư nếu hợp lý thì cũng nên chơi biwire hay bi-amp. Trên đây chỉ là kinh nghiệm của riêng em thôi, có gì kg phải các bác cứ chỉ bảo em thêm nhé.
Em xin bổ túc thêm là nếu loa cần power cao mà một amp không đủ thì dùng thêm một amp nửa có nhiều cách bi-amp 1) Dùng 2 amp 2 kênh giống nhau mổi amp cho một loa 1 kênh cho trep và 1 kênh cha bass. 2) Dùng 2 amp 2 kênh khác nhau nhưng phải có độ nhạy nhập/xuất giống nhau, thí dụ 1 amp bóng đèn cho trep ngọt ngào và 1 amp bán dẩn cho bass hùng mạnh và mềm mại . Nhưng loa của em khó trị quá em dùng 2 amp bán dẩn 1 cho trép 180w/kênh, 1 cho trung 200w/kênh và một sub điện 250w xin xem hình.
Cái này âm thanh sân khấu cũng hay dùng bác ạ, nhưng ko chỉ đánh cho 2 loa mà đánh cho cả bộ , có khi dùng đến 2 chục cái ampli 8)
Nếu tính ra đồ âm thanh pro mà có chất lượng cao thì cực đắt , còn em ko bit có đạt tới Hi-end hay không ? 1 cái ampli secon-hand công suất 5KW @ 4 ôm chỉ khoảng... 35 đến 40 triệu Nếu 1 cái mới tinh ,công suất khoảng 8KW thì nhiều $$ lắm