Kính chào các bác Em có mấy dịp đi mua máy móc công nghiệp cho anh bạn, thấy nhiều người bán máy nói cách tính năm (Dân dã, kô chính thức, vì chính thức là theo lịch tây rùi) của người Nhật là tính theo năm Nhật Hoàng, lùi lại so với lịch thường dùng (Dương lịch). Em cũng thấy cách tính này trong đồ nghe nhìn nữa, Ngày tháng năm mua máy ghi trong manual (Theo máy), cách rất xa năm sản xuất thiết bị. Mong được các bác am hiểu chỉ giáo cho em rõ Em xin được cám ơn trước ạ
Em cũng có thắc mắc tương tự. Như những cây piano 2nd mà em nhập về từ Nhật thường có 1 bản lý lịch đi kèm. Trong đó có ghi năm xuất xưởng. Thường em thấy năm xuất xưởng ghi trên đó chẳng trùng khớp với thời điểm ra đời của model đó. Đã có lần em hỏi 1 ông bạn người Nhật biết láng máng tiếng Việt thì được trả lời là đó là năm tính theo lịch Nhật hoàng chứ không phải tính theo Dương lịch. Có điều em cũng chưa được thông cho lắm. Ví dụ như năm 65 Nhật hoàng chẳng hạn thì tương ứng với năm nào theo Dương lịch? Bác nào rành giải thích giùm em cái.
Hình như lịch Nhât không có năm 65 vì chưa có ông vua nào trị vì đến 65 năm cả. Trong lịch sử cận đại, đến nay người làm vua lâu nhứt là Chiêu Hòa (昭和, Showa) Thiên Hoàng trị vì 63 năm. Năn 1989 là năm Chiêu Hòa 64, năm cuối cùng. Năm nay, 2009 là năm Bình Thành 21 (Heisei 21). Đài Loan thì khác 1 chút. Năm nay là năm Dân Quốc 98. Cách tính là lấy năm hiện tại (dương lịch) trừ đi 1911. Trái với bác chủ topic nầy nghĩ là đây là lịch của dân dã không chính thức, lịch của Nhât và DL vừa nói trên là official. Tất cả giấy tờ, công văn chính phủ, legal papers, statements của nhân hàng, thẻ tính dụng ...đều dùng nó thay vì dương lịch.
Tuyệt, cám ơn bác NoBG đã giải thích rõ ràng. Vậy là em biết cây đàn yêu thích của em ra đời năm 1989 rồi vì nó ghi năm 64 ( 20 năm.. :shock: thật không thể tin được ). Và có một số cây đàn nhập về có ghi năm 15 - 17 nữa, giờ thì em đã hiểu. Một lần nữa thank bác.