Cái remote dùng 1 thời gian sẽ bị rất khó bấm ở 1 số nút hay bấm như kiểu volume, power, các bác có kinh nghiệm vệ sinh cái này cho em xin ý kiến với ạ. Trước hết là làm sao để mở cái remote ra mà không bị sứt ạ? Em toàn phải dùng mũi dao để cậy, mỗi lần như thế là cái remote nó cứ bị nham nhở. Sau đó lau vệ sinh 1 thời gian thì các nút đó lại bị lại như cũ. Không lẽ lifetime của cái remote lại ngắn hơn cả thiết bị ạ? Mong các bác cho ý kiến.
Các cụ ngày xưa (Khi bắt đầu có Remote) đã biết dùng Nilon để dán kín cái đó để tránh nước và bụi, tạo điều kiện để cho cái rì mốt có thể tồn tại cùng thời gian với thiết bị. Trên tinh thần update kinh nghiệm đó, một số doanh nghiệp cũng đã sản xuất ra những chiếc bao phù hợp với kích cỡ của từng loại. Vậy kết luận là - Phòng hơn chống: Dùng bao vẫn an toàn hơn. Khi đã bị rồi thì phải chấp nhận sứt mẻ để sửa thôi - Không có cách nào khác! Các bác có cách khác thì bàn nhé! Thân!
Xin trao đổi với các bác về việc vệ sinh cái điều khiển từ xa theo quan điểm của em 1. Phòng hơn chống, các bác đừng quăng quật, đánh rơi, cho điều khiển vào bao nilon cũng đỡ bụi bặm phần nào. 2. Không nên dùng pin thường mà nên dùng pin kiềm (Alkaline), pin này đỡ bị chảy khi hết và không gây hỏng tiếp điểm pin cũng như mạch điện. Tất nhiên pin này cũng đắt hơn đôi chút so với pin thường. 3. Khi cần thiết phải tháo ra, tháo nắp pin và pin ra trước. a. Nếu điều khiển có vít thì tháo vít, loại này hầu hết không có lẫy nhựa nên vít tháo xong rất dễ tách vỏ điều khiển ra và lấy mạch điện ra cũng rất dễ dàng. b. Nếu điều khiển dùng lẫy nhựa, không dùng vít, các bác có thể dùng móng tay, hoặc nếu có dao nhựa, lách vào khe giữa mặt trên và mặt dưới điều khiển, tìm điểm yếu nhất để tách ra (tách ở gần đầu điều khiển nếu hình dạng điều khiển vuông, ở phần gần giữa nếu hai đầu tròn). Khi điều khiển đã tách ra rồi, từ từ trượt móng tay(hoặc dao nhựa) để điều khiển tách ra từng phần. Nếu làm được như vậy thì khi lắp lại, hầu như cạnh điều khiển không bị sứt sẹo gì cả. c. Khi đã tách được điều khiển ra , tấm cao su có nút và mặt trên nên được vệ sinh trước. Việc này khá quan trọng vì điều khiển kẹt phím có khi đơn giản vì có bụi bẩn giữa lỗ nút điều khiển và tấm cao su. Mặt trong tấm cao su là các tiếp điểm, bác làm sạch đơn giản bằng cách di tiếp điểm trên giấy in A4 (nhẹ thôi). d. Trên mạch điện, nếu các tiếp điểm bằng kim loại thì đơn giản các bác làm sạch bằng giẻ ẩm. Nếu bằng than thì lau bằng bông, không dùng nước hay chất tẩy gì cả. Lau sạch tiếp điểm pin hoặc cạo gỉ nếu có. 3. Nếu điều khiển không hoạt động a. Thay pin, nếu pin mới vẫn không hoạt động thì b. Hỏng bộ tạo dao động (gốm áp điện hoặc thạch anh, có hình vuông mầu vàng hoặc xanh, cũng có loại khác) c. Hỏng mắt phát hoặc hỏng đèn dẫn mắt phát, cũng có thể chỉ lỏng chân... hoặc đứt mạch d. Tệ hơn thì hỏng IC Mà thôi, việc này em lại múa rìu qua mắt thợ rồi, nếu điều khiển hỏng thì các bác nhờ bác thợ nào đó là xong....