Nhớ về những người bạn thân thiết, những người đôi khi 1 năm chưa gặp nhau 1 lần, chưa nói chuyện 1 lần...Lắm lúc ngồi nghe 1 bản nhạc cũ, bao hồi ức tràn về rạt rào. Âm nhạc là tiếng nói chung. Còn nhớ Symphony số 5 của Tchaikovsky biểu diễn lần đầu khi máy bay Đức oanh tạt dữ dội bên ngoài nhà hát, vậy mà nhạc trưởng, nhạc công và khán giả vẫn yên lặng lắng nghe đến nốt cuối cùng... XX xin mở lại chủ đề về Concerto chung cho Violin, Piano, Cello, Guitar, Flute..., và cùng các bác yêu nhạc chia sẻ đam mê này Mở đầu, XX xin giới thiệu lại, có lẽ đâu đó bác Kool đã giới thiệu rồi, nhưng do vì vừa mới nghe xong sáng nay, cảm xúc dâng tràn... Violin Concerto in E minor, Op. 64 - Felix Mendelssohn Mendelssohn, 1 nhạc sĩ lỗi lạc người Đức, thuộc thời kỳ lãng mạn, ông được xem là 1 trong những thần đồng âm nhạc khi đã biểu diễn trước công chúng từ năm 9 tuổi, sáng tác từ năm 11 tuổi. Âm nhạc của ông luôn giàu tính trữ tình và tươi sáng. Bản concerto giọng Mi thứ op 64 này được Mendelsshon viết vào năm 1938, và mất 8 năm để hoàn thành, ông dành tặng một người bạn thân, nghệ sĩ violon tài năng Ferdinand David. Ngay khi từ những nét nhạc đầu tiên loáng qua tâm trí, ông đã linh cảm và sau này chia sẻ với mọi người "Đây là 1 concerto vĩ đại, mà đoạn mở đầu sẽ làm cho tất cả không thể ngồi yên..." Và qua thời gian, quả thật, cho đến nay, bản concerto này được xếp vào những tuyệt tác của âm nhạc bác học, là vốn quý trong danh mục tác phẩm và biểu diễn cho violin. Có thể nói, không 1 tay violin tài năng nào không chơi/ghi âm concerto này. Nó vang lên ở vô số các buổi hoà nhạc, các cuộc thi violin danh tiếng, và là niềm khao khát chinh phục đầy quyến rũ cho mọi violist :!: 1. Allegro molto appassionato (E minor) 2. Andante (C major) 3. Allegretto non troppo – Allegro molto vivace (E major) Bản concerto với kết cấu kinh điển 3 chương (Nhanh-Chậm-Nhanh), trong veo những cảm xúc nhẹ nhàng, lạc quan. Khác với đa số concerto thường có đoạn mở đầu của giàn nhạc, với bản này, chỉ sau vài nhịp của giàn dây (strings), tiếng violin chính đã bắt ngay vào giai điệu chủ đề tuyệt đẹp, tình tứ, rung rinh, đầy say sưa, nồng nàn đến không dứt. Sự hoà quyện giữa violin solo cùng giàn nhạc cùng phát triển 2 chủ đề tươi vui và hy vọng. Cảm xúc không dừng cho đến hết chương 1, rồi thật lạ, không có khoảng nghĩ giữa chương, mà tiếng kèn basson lay lắt dẫn luôn vào chương 2, khoan thai, chầm chậm nhìn ngắm cuộc đời tươi sáng. Thoắt cái, đoạn double-stopping nghe như có 2 chiếc violin đang hoà giọng đầy rạo rực... Chương 3 bắt đầu cùng giai đoạn khoẻ khoắn, niềm vui tràn trề, tưởng chừng như điệu vũ bất tận của các thiên thần, các chú bé tí hon thổi tù và, các em bé lon ton trên đồng cỏ, hoa nở rực rỡ, xa xa cầu vồng lung linh...Chiếc violin như đang cất tiếng hát ca ngợi cuộc đời tươi sáng, các đoạn láy vút qua, kéo dài đến đoạn kết thúc hoan hỉ niềm vui. Tại bữa tiệc sinh nhật lần thứ 75 của mình, Joseph Joachim (1831–1907), một trong những nghệ sĩ violon có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, đã nói với các vị khách : “Người Đức có 4 bản violon concerto. Bản vĩ đại và không thỏa hiệp nhất là của Beethoven. Bản của Brahms ganh đua quyết liệt với nó một cách nghiêm trang. Bản phong phú và có sức quyến rũ nhất là do Max Bruch viết. Nhưng bản nội tâm nhất, viên ngọc của trái tim, là bản của Mendelssohn.”
2 concerto mà e thích nghe nhất, từ lâu lắm rồi, hồi còn nghe nhạc bằng loa máy tính, đó là concerto for violin của Tchaikovsky & bản số 4 của Paganini. Tuy nhiên, e không văn hay chữ đẹp để mô tả cảm xúc của mình như bác XXX được, nên mạn phép nhờ bác XXX thể hiện dùm e. 3 trong số các bản concerto mà e ... ứ thích nghe nhất là của Sibelius, Bruch và Saint-Stein. :lol: Nghệ sĩ thể hiện concerto của Tchai mà e thích nghe nhất là L.Kogan, sau đó là D.Ostrak. Nghệ sĩ thể hiện concerto của Paganini e thích nghe nhất là R.Ricci, M.Rapin. Tuy người e hâm mộ nhất vẫn là Heifetz, nhưng e thích nghe ông chơi Sonata, đặc biệt là của Beethoven hơn là concerto. Lủng củng quá, bác XXX sửa lại dùm e đi nào! :lol:
Em xin lỗi, hình như bác bị lộn, buổi biểu diễn lần đầu bài này chẳng liên quan gì đến Đức hay máy bay của Đức :lol: . thời đó tụi Đức mà có MB chắc nó chấp cả thế giới cũng đánh không lại nó. Theo em thấy có lẽ ý bác nói đến Symphony No.7 của Shostakovich ???
Em nghĩ bác XX chắc chỉ hơi nhầm ở chữ lần đầu thôi. Giao hưởng số 5 của Tchaikovsky biểu diễn đêm 20/11/1941 ở Leningrad do Dàn giao hưởng đài phát thanh Leningrad chơi trong tiếng bom của Đức rơi ngay gần đó nhưng khán giả không ai về. Buổi diễn này hình như được truyền trực tiếp tới London thì phải. Nghe chương đầu tiên đã thấy đầy không khí chiến trận rồi. Còn lần đầu biểu diễn là vào khoảng trước năm 1890...
Thôi thì em tay bé, lười gúc, vác wiki xài đỡ: Mendelssohn's Violin Concerto in E minor, Op. 64 (1844), written for Ferdinand David, Bác MOD xem lại
bản này em có nghe Sarah Chang và chị Mutter chơi. Ver chị Mutter thì ngọt ngào, nhẹ nhàng, êm ái chị Chang thì khỏe khoắn, mạnh mẽ, dứt khoát. đây cũng là 1 trong những Concertor em rất thích. cám ơn bài viết rất hay của tác giả.
XX huynh ơi. có ai chơi symphony số 5 của Beethoven dưới dạng concerto ko ? em khoái bài này. nhà em có 1 đĩa modify các bản của Chopin dưới dạng concerto. XX bình dùm em bài nào mà huynh thích nha.
thật buồn là những topic nhạc cổ điển trên VNAV lại rất heo hút, chả bù...Lệ Quyên :lol: :lol: :lol: :lol: :lol:
Tác phẩm piano của Chopin chuyển soạn thành concerto thì iem nghĩ có thể đc chứ sym mà thành công thì chắc chịu :mrgreen: Sym là sym mà công là công mà bác
Bác thông cảm, nhạc Lệ Quyên hay tương tự theo em nó đại chúng; có thể vừa nghe vừa: nấu cơm, bế con, đọc báo, lướt oép, vào VNAV sìpam v.v và v.v... :lol: Nhạc giao hưởng đâu phải ai cũng nghe được, mà khi nghe thì nó cũng đòi hỏi nhiều điều kiện khác thì mới cảm nhận được nội dung, cái hồn của tác phẩm như bác XX đã viết ở đầu topic; không phải vô cớ mà em thấy các cụ hay gọi đây là dòng nhạc bác học; mà theo em biết thì bác học trên toàn thế giới còn hiếm, nói gì đến VNAV có mấy nghìn thành viên :wink: Em chia sẻ với bác thế này, ông cụ thân sinh ra em ngày trước cũng có dạy phân tích tác phẩm và lịch sử âm nhạc ở 1 trường nhạc, hồi em bé cụ cũng hay cho em nghe giao hưởng lắm, rồi nhiều lúc cao hứng cụ còn phân tích nội dung cho em, những mong em "thấm nhuần" phần nào những tinh hoa của nền âm nhạc thế giới; ấy vậy mà bây giờ cố lắm thì em cũng chỉ thi thoảng nghe loanh quanh : Phiên chợ Ba tư, Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ, Bốn mùa ...hoặc đút đĩa 1812 vào nghe...pháo nó bắn cho hoành tráng Đang phải ngồi bế con, đang nghe Bằng Kiều tranh thủ nhăng cuội mấy dòng các bác đừng chấp nhé