Ca sĩ Việt phát âm không đúng !?

Discussion in 'Âm nhạc' started by misterVu, 18/7/07.

  1. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    21
    Trước hết em xin xác định rõ ràng là :
    - em yêu tiếng Việt.
    - em yêu nhạc Việt.

    Nhưng mỗi khi nghe nhạc Việt lai phải nghe những cách phát âm kỳ dị của một vài vần, nhất là vần R:
    Thí dụ :
    Ca sĩ hát: Giọt sương...Nước Dóc Dách, Dóc Dách__trong khi bài hát được ghi rõ ràng: Nước Róc Rách, Róc Rách :!:

    Hoặc: Mưa Dơi ( phát âm) thay vì Mưa Rơi
    Du mãi ngàn năm hay Ru mãi ngàn năm
    Em đã đi Rồi hát thành em đã đi Dồi

    Cách phát âm sai này đem lại cho câu hát, bài nhạc một ý khác hơn là điều nhạc sĩ muốn gửi gấm cùng bài hát. Diều đáng ngạc nhiên là không ai bàn đến, hoặc thay đổi.

    Ý kiến của em có thể đúng hoặckhông đ. Xin các bác chỉ giáo, góp ý cho.

    Mến chào
     
    Tags:
  2. toanjp

    toanjp Advanced Member

    Joined:
    20/1/07
    Messages:
    161
    Likes Received:
    1
    Location:
    Japan
    Bác ơi, bây giờ đa số mọi người phát âm thế rồi bác ạ, nên đó không là sự lạ nữa
     
  3. tridung992002

    tridung992002 Advanced Member

    Joined:
    23/6/06
    Messages:
    161
    Likes Received:
    21
    Location:
    HCMC
    Kính các Bác .
    Đúng như các Bác nhận xét ! Nghe các ca sỷ ấy hát đôi khi cũng thấy phãn cãm ... Như thế , nói như dân gian ta _ chúng đang nói " ngọng " hát mà không cần khán giã nói đớt nói đát vô tư mà lại cón cho đó là sành điệu là biết chơi biết sống ... Bao giờ mới hết nghe hạng người nầy bước lên sân khấu hát " ngọng "...Than ôi lủ trẽ lại vổ tay rần rần thán phục ...Còn gì là TIẾNG VIỆT....
     
  4. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Sao em k pót được nhỉ
     
  5. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.838
    Likes Received:
    2.325
    Location:
    Q3, Saigon
    Gần như là mặc định, các ca sĩ phải hát theo giọng-gọi-là "phát âm chuẩn Hà Nội", cho nên "r" --> "d", "tr" --> thành "ch". Hát đúng "R" là "R" lại đâm ra phản cảm bác ạ!
     
  6. hungbeo

    hungbeo Advanced Member

    Joined:
    12/8/06
    Messages:
    474
    Likes Received:
    1
    Có các nghệ sĩ cải lương hát chữ "R" và "TR" rất tốt :D
     
  7. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Có những cái đã mang dấu ấn thời gian thì theo em ta ko nên đả phá.VD nghe Khánh Ly hát giọng HN "du mãi ngàn năm..." các bác có thấy nó êm đềm da diết ko,còn nếu KL hát "rrru mãi ngàn năm..."em cá là thằng cu cái hĩm nhà các bác đang thiu thiu ngủ sẽ giật mình khóc thét.Từ lâu rồi ko biết có quy định gì ko nhưng các ca sĩ trong nam ngoài bắc đều lấy giọng HN để làm chuẩn,trừ các tác phẩm nói cụ thể về một vùng,miền,địa phương nào đấy"vd:dáng đứng bến tre,câu hò bên bờ hiền lương..."thì các ca sĩ sẽ dùng phương ngữ của chính vùng miền đó để thể hiện tác phẩm sẽ có hiệu quả hơn,và khi nghe một phưong ngữ nào đó cất lên là ta có thể hình dung, cảm nhận về vùng đất con người nơi tác giả muốn gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm.Còn các tác phẩm đại chúng nếu ca sĩ phải uốn lưỡi,nặng giọng,sì soẹt văng cả nước miếng vào mic hay vào mặt khán giả thì theo thói quen người nghe sẽ khó có cảm thụ chuẩn về tác phẩm.
     
  8. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Ậy bên nội em mấy đời đều là người Hà Nội (có người đang là nhà giáo nhân dân) không học phát âm như vậy.

    Chỉ có tỉnh khác miền Bắc mình phát âm như vậy thì có. Tuy nhiên thế hệ em hay bạn bè cùng lứa với em cho dù sinh và sống ở Hà Nội thì đã bắt đầu phát âm như vậy. Xem ra giọng Hà Nội đã được thay đổi trong khoảng 40 năm trở lại đây chăng? Tất nhiên có những trường hợp trong trường học phát "r" vẫn là "r" nhưng ra ngoài nghe người ta nói hằng ngày hay chơi với bạn phát âm như vậy thì tự nhiên ... nhiễm rồi thành thói quen. Lúc này thì chữ "thầy lại trả cô" thầy cũng không lấy lại được mà cô cũng không biết từ đâu mà ra :)

    Có gì sai hay mộ phạm xin các bác bỏ qua.
     
  9. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    21
    Theo nhận định cá nhân em thì âm nhạc cũng là một diện truyền thông nên cũng cần phải phát âm cho đúng.

    Em không nghĩ rằng người ta có thể nói: Tôi ăn DỒI trong khi muốn nói Tôi ăn RỒI :?:
    Cũng như Du em thì cũng khác hơn là Ru em , thì tại sao cứ phải phát âm sai như vậy???
     
  10. nhat_nam80

    nhat_nam80 Advanced Member

    Joined:
    3/5/06
    Messages:
    877
    Likes Received:
    35
    Hì, dẫn chứng của bác thì em thấy âm R.... chỉ có vùng Thái Bình là phát âm chẩn bác ạ. Rổ rá, cá rô...
     
  11. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    23
    Location:
    Hà Nội
    Bác mtbc nói đúng đó ạ.

    Giọng Hà Nội thường được coi là giọng nói chuẩn, phát âm rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu. Song trên thực tế, điều bác mtbc nói lại là sự thực. Kể cả các nhà giáo ưu tú, hay nhà giáo nhân dân, nếu là người Hà Nội cũng sẽ phát âm như vậy trong sinh hoạt đời thường. Còn trên bục giảng, họ sẽ phát âm chuẩn. Quê em ở Hải Dương và Thái Bình, nghe các bác, các cô là nhà giáo phát âm rất chuẩn - trong giao tiếp cuộc sống bình thường, không chê vào đâu được ch/tr/d/r... Song n/l lại nhầm lẫn. Kể cả giáo viên đứng bục cũng nhầm l/n mà không có ý thức là mình đang nhầm. Cái này do đặc thù địa phương.

    Các bác cứ để ý, khi đã cầm mic hát, rất ít khi nghe ai hát bị ngọng l/n, kỳ diệu thế! Tuy nhiên, thể hiện âm nhạc không hoàn toàn giống với các cách thể hiện khác. Nếu quá chú trọng vào ngữ pháp, hát cho chuẩn ngữ pháp, bài hát rất dễ phô. Không tin các bác cứ yêu cầu 1 ca sỹ của mình hát 1 bài với yêu cầu thật chuẩn ngữ pháp xem. Không ăn khoai tây với cà chua của khán giả mới là lạ.

    Em đồng ý với MrVu ở khía cạnh nói năng, giao tiếp, nếu để ý nói chuẩn ngữ pháp Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà ;- )))
     
  12. quyda

    quyda Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    370
    Likes Received:
    3
    Em không đồng ý với bác MrVu, ở đây em xin chỉ ra rằng chuẩn chữ Viết và chuẩn phát âm là khác nhau bác ạ. Phát âm thì lấy chuẩn là giọng Hà Nội và giọng Hà Nội thì không phát âm "r" "tr" "s" nặng như các vùng trong Nam đâu.
    Em có thể đưa ra một vd, 15, các bác đọc là "Mười năm" hay "Mười lăm";-)



    Ngoài lề, HN giờ bị ngoại tình hóa nên chuyện "anh iem" mời nhau đi "uống lước" với cả cà phê lâu lóng cũng là chuyện dễ hiểu;-)
     
  13. hungbeo

    hungbeo Advanced Member

    Joined:
    12/8/06
    Messages:
    474
    Likes Received:
    1
    1- Nói chuyện thì phải phát âm đúng R, TR, S v.v...

    2- Đồng ý với đoạn này
    3- Nhắc lại: các nghệ sĩ cải lương phát âm R, Tr, S đúng phết (đặc thù của của loại hình nghệ thuật này)
     
  14. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.838
    Likes Received:
    2.325
    Location:
    Q3, Saigon
    ... nhưng các nghệ sĩ cải lương phát âm V thành D hết đấy ạ :p

    Theo em hát R thành D có lý do của nó. Nói rõ ra thì tiếng Việt khó hát ở chỗ âm tiếng Việt ít hỗ trợ âm cuối từ. Các bác để ý xem nhé:

    - "mãi mãi yêu em" làm sao ngân mmmm được?
    - "một cuộc tình" ngân thành ình ình ình ình?
    cho nên có nhiều từ ở cuối câu lúc ngân giọng phải biến thành i, a, ê hết mới hay được, mặc dù thực tế từ ấy không kết thúc bằng i, a, ê... gì cả.

    :)

    Nếu hát tiếng Ý - thứ tiếng có nhiều chữ kết thúc bằng nguyên âm - thì hát dễ hay hơn nhiều do nó rất thuận lợi cho phát âm giọng hát.

    Em nêu các ví dụ trên để các bác dễ hình dung độ quan trọng của cấu trúc phát âm với độ hay của tiếng hát.

    Quay lại vấn đề chính, mặc dù R chỉ là phụ âm đầu từ, nhưng nếu nó đi kèm với một nguyên âm có dấu ^, ~,... lập tức trở thành một cực hình cho người hát khi xử lý cái lưỡi để hát cho "rõ ràng". Các bác thử hát chữ "rõ ràng" với hai nốt đen ở tempo 120 là thấy ngay ạ :))

    Cho nên, em thấy hát R thành D không phải là khuyết điểm, mà chỉ là phương cách để chuyển tải âm nhạc tốt hơn.

    Kính các bác.
     
  15. vnarchitect

    vnarchitect Advanced Member

    Joined:
    3/4/06
    Messages:
    282
    Likes Received:
    6
    Location:
    Q7, Saigon
    Em nghĩ là do thói quen và qui ước thôi. Người các tỉnh khác của nước Pháp thỉnh thoảng cũng chê người Paris nói giọng nghe kỳ kỳ, người các tỉnh của Trung Quốc cũng không hẳn là dễ chấp nhận chất giọng của Bắc kinh. Mỗi vùng miền quốc gia có những thói quen phát âm khác nhau, thế là người ta phải qui định lấy giọng người thủ đô để làm chuẩn chung thôi. Ta cũng tạm chấp nhận như vậy, nếu sau này có quyết định dời thủ đô đến Huế (Đã từng xảy ra) hay Sài gòn thì thời gian trôi đi mọi người cũng quen theo qui ước mới. Em nghĩ cũng không có vấn đề gì lớn. Việc gán một âm khi nói cho một chữ cái khi viết thì không hoàn toàn giống nhau ở các nơi khác nhau trên thế giới.
     
  16. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Các bác làm em giật cả mình, suy nghĩ đau hết cả đầu mà không hiểu là tại sao lại có hiện tượng như vậy nữa?

    Không hiểu tiếng nói có trước hay chữ viết có trước nữa các bác ạ? Nếu mà tiếng nói của mình có trước, có khi cái chữ viết được quy ước sai cũng nên :!:
     
  17. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Theo đánh giá của các nhà ngôn ngữ học,tiếng Việt chúng ta đang dùng là loại ngôn ngữ trẻ(còn có tiếng việt cổ nữa),vốn từ vựng ít(khoảng 50.000 từ),tiếng pháp(150.000),tiếng anh(>500.000) và đang trên quá trình hoàn thiện,nên cách phát âm,cách viết có lúc rắc rối,khập khiễng,quá thừa hoặc quá thiếu...cũng là điều dễ hiểu.Nhưng có lộn xộn đến đâu đi nữa chúng ta vẫn cần một cái đích,một cái chuẩn(có thể là tạm thời)để quá trình hoàn thiện diễn ra thuận lợi.Trong lịch sử tiếng nói Hà nội luôn được chọn là chuẩn mực trong giao tiếp,VD:người HN nói thì người vùng miền nào nghe cũng hiểu,nhưng ngược lại thì chưa chắc,hoặc hai người ở hai vùng khi giao tiếp thường cố nhẹ giọng đi theo tông HN để dễ hiểu nhau hơn(cái này nhiều khi là vô thức à nha).
    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
    Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng an
     
  18. Acuti

    Acuti Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    882
    Likes Received:
    388
    Location:
    Sài Gòn - Hà Nội
    Theo em, cũng nên thông cảm. vì mỗi vùng ngôn ngữ có ngữ điệu khác nhau. Nhưng em cũng đồng ý với quan điểm với bác khivang, trong âm nhạc, ca sĩ mà phát âm thật chuẩn phân biệt rõ ràng ràng R.......hay D, Ch hay Tr , S hay X . em nghĩ chắc là buồn cười lắm ạ.
    Cá nhân em, em là người Hà nội, Ngày trước, nhưng có một số từ em phát âm cũng không đúng đâu ạ . vì dụ như "đi học" nhưng nghe gần giống như "đi hoọc". Mãi sau này em mới sửa lại cho đúng ạ.
    Ngoài ra, có một điều em cảm nhận thấy rõ ràng nhất là loại hình dân ca các miền.Dân ca miền nào thì người miền đó hát thì mới hay. Dân ca miền Nam mà cho các bác ở miền Bắc hát thì buồn cười lắm ạ.
    Em dị ứng nhất là mấy chị Nghệ sĩ Chèo đi hát cải lương, thật là kinh khủng.
    Các bác nghe dân ca miền Nam thì thấy rõ cách phát âm, nhất là những từ như "Dô" hay "Về", nó sẽ thành từ gì ạ ??? còn nhiều từ nữa ạ...
    Theo quan điểm của em, em nghe nhạc thấy hay là được .
    Mời các bác bàn tiếp ạ.
     
  19. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Ngày xưa còn đi học vỡ lòng ( bây giờ gọi là lớp 1 thì phải ) Thầy giáo em dạy cách phát âm các chữ cái rất chuẩn
    Ví dụ : phát âm để phân biệt ch,tr,r,d,gi,s,x.....
    Nhưng trên thực tế sau này lớn lên tiếp xúc giao lưu với nhiều vùng miền, em thấy người Việt ta trong giao tiếp hàng ngày chẳng có địa phương nào phát âm chuẩn vậy cả
    Đúng như có bác đã nói, phát âm chuẩn nhất hiện nay xem ra lại là người Thái bình .cách phát âm của họ phân biệt rõ r,d như rổ rá,rác rưởi rất tài tình không có gì gượng ép( Em không phải người Thái bình đâu nha )
    Tuy vậy người Hà nội lại được coi là có tiếng nói hay, dễ nghe ( Chứ không chuẩn )vì âm điệu người Tràng an nghe nhẹ nhàng ( Em cũng không phải là người HN đâu )
    Vậy có phải vì thế mà âm thanh trung thực không phải lúc nào cũng được khen hay không các bác nhỉ :oops:
     
  20. Acuti

    Acuti Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    882
    Likes Received:
    388
    Location:
    Sài Gòn - Hà Nội
    Bác đừng bàn rộng quá nhé !!! dễ gây tranh cãi à!!! em nghĩ không nên nêu tên đích danh người vùng nào ạ
     
  21. ndk4479

    ndk4479 Advanced Member

    Joined:
    17/7/07
    Messages:
    218
    Likes Received:
    3
    Các bác có nghe Lệ Quyên bao giờ không cô này toàn hát ngọng L với N em nghe bạn gái em nói xong nghe kỹ đúng thế thật. Chuyện phát âm không chuẩn không bằng hát mà phang n thành l
     

Share This Page

Loading...