Canh khuya vang một tiếng đồng

Discussion in 'Công nghệ nghe nhìn' started by cuoc_song_tuoi_dep, 11/9/09.

  1. cuoc_song_tuoi_dep

    cuoc_song_tuoi_dep Advanced Member

    Joined:
    8/5/07
    Messages:
    564
    Likes Received:
    14
    Nhân dịp mua được một em odo máy 24, gông 111 treo ở phòng nghe, mỗi khi nghe em nó đổ chuông bản oét minh tơ quen thuộc, đặc sệt a na lốc, lại chợt nhớ chuyện xưa "đồng hồ tây có bao giờ sai" bỗng thấy thư thái lạ. Xin chia sẻ cùng các bác cùng sở thích những gì em cóp nhặt trên mạng về đồng hồ treo tường cổ
    Chơi đồng hồ quả lắc cổ: Đêm, khi gần 1 giờ sáng
    Thứ Hai, 26/1/2009, 3:6 (GMT+7)
    • In trang này
    • Gửi cho bạn bè
    • Đã được đọc 639
    Anh Thắng bắt đầu câu chuyện: “Đêm đó, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi bỗng chiêm bao, nằm mê thấy một chiếc đồng hồ quả lắc đang chạy, thì nó không hoạt động nữa; giật mình tỉnh giấc, nghe tiếng đồng hồ, khoảng gần 1 giờ.

    Và hơn một tuần sau, chính chiếc đồng hồ quả lắc trong mơ đó, khi tôi đang lên dây cót cho nó, thì bỗng dưng đứt cót. Tất nhiên, tôi có biện pháp xử lý ngay, dù vẫn biết sẽ không thể nào được như trước. Đó là một giấc mơ có thật, mới cách đây vài tháng.”...


    Hơn 20 năm gắn bó với những chiếc đồng hồ quả lắc, anh thấm nhuần những giá trị tinh thần không gì sánh nổi từ những chiếc máy đo thời gian mang lại. Dù mỗi chiếc đồng hồ khác nhau về hình dáng, xuất xứ, nhưng đều chung một tiếng lòng, tiếng “tích tắc” lúc êm dịu, khi thánh thót. Với anh, nếu chỉ có niềm đam mê, thì vẫn còn thiếu nhiều lắm...
    ...Ông và cháu
    “Tích tắc,... tích tắc...”, nghộ ghê, cậu bé Thắng cứ ngắm nghía mãi “cái hộp gỗ” của ông nội, bên trong có treo cái quả tròn, cứ lúc lắc không ngừng, và cứ “tích tắc... tích tắc...”. Thế rồi nghe dần thành quen, thấy vui tai và thích lắm, không nghe “tích tắc” là thấy nhớ.
    Người đầu tiên truyền thụ cho anh những kiến thức, hiểu biết, những tinh túy nhất của “cái hộp gỗ, có tiếng tích tắc” là ông nội đáng kính. Mới đầu, ông cứ để anh nghe vậy thôi, đến khi thấy anh thích, ông mới dần chỉ bảo.

    Rồi anh đã không còn gọi là cái “hộp gỗ phát nhạc”, anh đã biết đó là cái đồng hồ quả lắc. Năm lên 8 tuổi, ông bắt đầu dạy anh cách lên dây cót cho đồng hồ. Khi đó, xem giờ thôi, với trẻ con vẫn là cái gì đó trừu tượng lắm. Vậy mà, anh được chạm vào đồng hồ, được lên dây cót, thật nhẹ nhàng, lên vừa tay thôi... Ông còn dạy anh, nếu thấy đồng hồ chạy nhanh thì hạ quả lắc xuống, nó chạy chậm thì nâng quả lắc lên...
    Trong nhiều kỷ niệm về ông, anh nhớ nhất có lần ông kể: “Dạo đó, ông mua được cái đồng hồ tận chợ Vinh, có bà nội đi cùng, đã đặt đồng hồ vào thúng, quảy gánh đi về. Cứ thế, ông và bà sánh bước, vượt bộ về nhà...”.
    Con đường thẳng từ những đêm mất ngủ
    Khi đã biết đến đồng hồ, là anh yêu thích, say mê, rồi “ghiền” lúc nào không biết. Mà “ghiền”, cũng phải có cái duyên. Hơn 10 năm về trước, nhân chuyến đi công tác ở Nam Định, tình cờ anh mua được chiếc ODO 36 của ông Long, chiếc đồng hồ của Tây, vỏ đóng nguyên bản, mặt bát giác, mặt số mạ kền, các con số nổi, viền cũng mạ kền. Có duyên là thế, chịu khó sục sạo tìm mua, ấy vậy mà vẫn nhiều lúc vuột mất khỏi tay những chiếc đồng hồ quý. Khi đã thấy và thích, thì anh mê lắm, phải mua cho bằng được,nếu không thì rấm rứt, người khó chịu, và nhiều đêm mất ngủ!
    Cách đây 3-4 năm, biết anh Phát ở Lý Quốc Sư có “con” J5, anh mê lắm, muốn thực sở hữu, nhưng anh Phát không chịu bán. Thế là đêm về mất ngủ. Rồi, đến “con” ODO 36 của anh Phúc ở Lê Thanh Nghị, cũng chỉ được “nghía”, mà không mua được, lại một đêm không ngủ, thầm tiếc. Nhưng nào đã bằng “con” ODO 30, ở tận Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, chỉ còn “đồng với sắt”; ấy vậy mà anh lặn lội biết bao lần, vẫn bị chủ sở hữu từ chối.
    Giờ, khi đã sở hữu đến cả trăm chiếc, vậy mà anh vẫn luyến “con” ODO 30 lắm. “Rảnh, mình sẽ lại về Nghệ An, thăm nó, chỉ mong ông chủ đổi ý, được giá là mua liền”, anh Thắng nói.
    Lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu...
    Tiếp câu chuyện, vẫn với giọng nhẹ nhàng, nhưng khá đanh, rõ, anh Thắng chia sẻ: “Muốn nghe và ngắm nhìn chiếc đồng hồ quả lắc, để thấy hết cái đẹp, độ tĩnh của âm điệu, nghe được tiếng ‘tích tắc’ tốt hay không, thì tốt nhất vào khoảng 11-12 giờ khuya. Còn nếu muốn chỉnh giờ, để đạt độ chính xác cao, thì tốt nhất vào khoảng 9-10 giờ sáng.

    Đó mới chỉ là chút kinh nghiệm về cách hiệu chỉnh thời gian, chứ về không gian và cách bài trí cũng tỉ mỉ không kém: từ hướng treo cũng phải chuẩn, treo đồng hồ phải có độ thăng bằng chính xác đến từng milimet... Treo cao quá, hay thấp quá, tiếng chuông đánh cũng khác. Nếu treo lệch, không cân, đồng hồ sẽ không chạy, không chính xác, cót sẽ không cung cấp đủ giờ chạy, giờ đệm nhạc...”.

    Nghe nhiều lắm rồi, đã thành quen và không thể thiếu, đều đặn Chủ nhật hàng tuần, anh chỉnh trang lại, tăng chỉnh độ chính xác, chỉnh lại giờ, và chỉnh để cùng lúc hàng chục chiếc đồng hồ “rủ nhau” đổ chuông, điểm nhạc.

    Thế nhưng, nghe thôi, chưa đủ, anh Thắng nói tiếp: “Cứ mỗi lần lắng nghe, rồi ngẫm, mình thấy đúng lắm, chính xác đến kỳ lạ, tiếng ‘tích tắc’ của đồng hồ như tỷ lệ thuận với sức khỏe của mình vậy. Cả ngày đi làm mệt mỏi, về nhà cơm nước xong, xem TV, rồi đi ngủ, cứ từ chập 10 giờ tối, tiếng tích tắc, điểm nhạc lại vang lên trong không gian, nhưng êm dịu lắm, như muốn nhắc nhở mình, còn vướng bận, phiền não gì thì mau chóng gạt bỏ, để dần đi vào giấc ngủ, hôm sau còn đi làm.

    Buổi sáng, cứ nghe điệu nhạc báo 6 giờ, tiếng thánh thót, giục giã, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, bận rộn. Thế đấy, mình bận, đồng hồ cũng bận, nhưng mình rảnh, đồng hồ có nghỉ đâu, vẫn miệt mài, luôn nhắc nhở đúng lúc...”.
    ...Lưu đã khó, giữ còn khó hơn
    Để có được chiếc đồng hồ quả lắc tốt, theo anh Thắng, cần đảm bảo chắc chắn đó là sản phẩm nguyên chiếc. Chiếc đồng hồ cần có tính hệ thống, chuẩn, kết cấu đồng bộ. Có được chiếc đồng hồ như vậy, giá trị rất lớn, âm thanh rất chất lượng, thể hiện rõ nét “cổ” đặc trưng. Theo kinh nghiệm, thì anh thích những chiếc đồng hồ của châu Âu, như phong cách Pháp chẳng hạn (vỏ được thiết kế kỹ, tỉ mỉ, ưa nhìn, gỗ được chọn loại tốt, không mối mọt.

    Chất liệu gỗ không quá nặng, cũng không quá nhẹ, thường là gỗ Lu hoặc gỗ Thông dầu). Tiếng nhạc của đồng hồ phụ thuộc khá nhiều vào chất gỗ, và “gông”, chất gỗ khác nhau, cho tiếng khác nhau, “gông” đồng tiếng khác, “gông” thép tiếng khác. Một sản phẩm tinh vi như vậy, mà anh coi đó như đỉnh cao của sáng tạo con người, giản dị, nhưng đầy bí ẩn.
    Có đã khó, bảo quản còn khó hơn, anh Thắng chia sẻ: “Đã đi sâu chơi, thì phải am hiểu, phải biết nâng niu, quý trọng thời gian, biết quý trọng đồng hồ quả lắc. Thường thì cứ 3 năm phải lau dầu một lần, lau bằng dầu xăng. Sau đó, tra dầu chuyên dùng cho đồng hồ quả lắc, với ổ cót có loại dầu riêng, với các trục lại có loại dầu khác. Và khi có hỏng hóc, hay sự cố, tự mình không sửa được, cũng cần có thợ chuyên nghiệp. Kinh nghiệm của mình, thì thợ riêng vẫn an toàn nhất, dù vẫn biết ở Hà Nội có 2 người, sửa được đồng hồ quả lắc. ‘Bác sĩ’ riêng cho những chiếc đồng hồ của mình là anh Chu Văn Tiệp, một giáo dân ở Hà Tây, gia đình truyền thống nghề sửa chữa đồng hồ quả lắc, có thể coi là Tổ phụ của Nghề sửa chữa đồng hồ côn”.
    Tiếng tích tắc đã thấm vào máu rồi, đã hòa cũng nhịp đập con tim, mình biết quý trọng, nâng niu nó, nó sẽ không phụ lòng mình. Những tiếng tích tắc êm dịu, miệt mài không kể ngày đêm...

    Bài: Quốc Dũng
    Những người lưu giữ thời gian
    Chủ nhật, 10 Tháng bảy 2005, 10:44 GMT+7





    Tags: Tô Sơn, Hà Nội, Trần Quang Vinh, có thể là, người lưu giữ, người bình thường, được thỏa mãn, đồng hồ, những người, tiếng chuông, thời gian, xe cổ, trong nhà, anh, chơi



    Tượng Quan Công bằng đồng này đã có 400 năm tuổi
    TTCN - Họ có thể là những “đại gia”, cũng có thể là những người bình thường nhưng chuyện tiền nhiều hay ít không quan trọng, cái chính là họ được thỏa mãn một thú chơi có phần tinh tế, cầu kỳ...
    Chơi thế mới là chơi
    Vì trót mang cái thú ghi lại hình ảnh của những nóc nhà thờ Hà Nội nên thời trẻ Tuấn luôn bị ám ảnh bởi những tiếng chuông, rồi từ đó anh có thêm một niềm đam mê đặc biệt với những chiếc đồng hồ cổ có đánh chuông.
    Khước từ công việc phóng viên ảnh báo chí, anh học ngành kinh tế những mong một ngày nào đó có điều kiện tài chính để thỏa mãn thú chơi của mình, nhưng rồi anh lên đường nhập ngũ trong những năm tháng chiến tranh.
    Trở về với thương tật, những tiếng chuông nguyện cầu sự bình an lại tiếp tục ám ảnh Tuấn, và anh lại đi tìm những chiếc đồng hồ cổ có đánh chuông. Biết ở đâu có đồng hồ là anh “phi” đến ngay tức khắc. Có lần nghe tin về một chiếc đồng hồ rất lạ ở Nam Định, 5g sáng Tuấn đã phóng chiếc vespa cổ giữa trời mưa, “lội” 90km về thành Nam và đến 11g đêm mới về đến Hà Nội, mang theo chiếc đồng hồ vỏ sơn son thếp vàng với hoa văn đặc trưng Công giáo, có một quả lắc rất đáng yêu hình cây đàn guitar, hiếm thấy trong bộ sưu tập của các tay chơi đồng hồ cổ ở Hà Nội.


    Tô Sơn và cái đồng hồ quả tạ cổ nhất ở Hà Nội
    Trong nhà Tuấn ở phố Bát Đàn, đồng hồ cổ bày la liệt phải đến hơn 50 cái nhưng anh vẫn thích nhất món cổ vật đã cất công đi Nam Định lần ấy. Nó chạy thủng thẳng bằng sức lay của hai quả tạ, với tiếng chuông kêu lạ tai mà bạn bè Tuấn vẫn đùa là như chuông báo... đổ rác.
    Trong bộ sưu tập của Tuấn, kỷ lục về kích thước là bốn đồng hồ quả tạ, không cái nào giống cái nào, chiều cao của mỗi cái gần 3m. Ở Hà Nội, những người được gọi là biết chơi đồng hồ cổ chỉ khi nào họ có được loại đồng hồ như thế, “chơi thế mới gọi là chơi”.
    Trong nhóm bạn chuyên chơi đồng hồ cổ của Tuấn phải kể đến Tô Sơn, một anh chàng có bộ dáng tài tử, hát rất hay và là con nhà nòi âm nhạc.
    Trong căn phòng của anh ở phố Hàng Trống, diện tích dành cho đồng hồ chiếm đến gần 1/3. Tô Sơn mê đồng hồ từ hồi đi du học ở Đức, bởi tiếng chuông đồng hồ ở một cửa hiệu cạnh trường anh luôn gợi một nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng chàng sinh viên, khiến anh cứ thầm mong một ngày mình được sở hữu những cái đồng hồ có tiếng chuông như thế. Về nước lập nghiệp, đến những năm 1990 Tô Sơn mới có thể đến được với cuộc chơi như mơ ước.
    Ban đầu anh sưu tầm quạt cổ, sau đó đổi quạt lấy đồng hồ. Vừa đổi vừa đi lùng, có ngày anh mang về nhà những sáu cái khiến vợ anh phải kêu lên: “Giời ạ, anh không thấy đau đầu sao khi cứ nghe bao nhiêu chuông đồng thanh mà gõ!”. Nhưng rồi chị cũng đành chiều thú chơi của anh và “để yên” cho gần 60 cái đồng hồ cổ trong nhà. Cứ tưởng tượng ngần ấy đồng hồ đổ chuông cùng một lúc!


    Đĩa than, máy hát và loa cổ
    Tô Sơn có một đồng hồ quả lắc tạ hiệu Sohmidl do một gia đình tư nhân bên Pháp sản xuất với tuổi trên dưới 120, mặt tráng men, kim bằng đồng, lốc bằng đồng tráng men, quả tạ lắc cũng bằng đồng hình cây vĩ cầm, hộp gỗ hoa văn rất đẹp, cao chừng 2,7m. Ngoài ra, anh còn có ba đồng hồ bằng đá cũng thật quí hiếm, phải lặn lội đến một vùng quê rất xa mới tìm được.
    Quách Chí ở phố Huế tự hào được bố truyền lại thú chơi này. Bố anh là chủ Hãng xe đạp Dân Sinh ở Hà Nội những năm 1940, và ngày đó cụ đã có hai chiếc đồng hồ thật đắt tiền, một số tượng cổ và nhiều tranh của các danh họa Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên...
    Nhờ ông thân sinh mà ngày nay Quách Chí sở hữu khá nhiều đồng hồ cổ, trong đó phải kể đến chiếc đồng hồ ODO 36 có nhạc như đàn organ, tiếng chuông đổ như chuông nhà thờ hiện số lượng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, và chiếc J 100 năm tuổi độc nhất vô nhị ở đất Hà thành. Không chỉ chơi đồng hồ treo tường, Chí còn có những chiếc đồng hồ đeo tay cổ mà có khi phải bỏ hàng tháng trời đi săn tìm.
    Như nghe hát ca trù
    “Trong cuộc đời không có thú chơi riêng thì thật tẻ nhạt nhưng cũng không thể chơi đồ cổ chỉ để mà... chơi thôi!” - những tay chơi đồng hồ cổ thường bảo thế. Tô Sơn cho rằng chơi đồng hồ cổ giúp anh rõ hơn giá trị của cuộc sống thực. Những tiếng chuông thánh thiện giải tỏa căng thẳng từ những tính toán, công việc, thương trường hằng ngày.
    Đó là cách đánh thức phần thiện trong mỗi trái tim, để thấy cuộc đời còn rất nhiều ý nghĩa và thời gian qua đi không gấp gáp, hối hả. Nghe những âm thanh của chuông đồng hồ cũng như nghe hòa nhạc, nghe hát ca trù vậy. Tuấn lại cho rằng chính tiếng chuông gợi cho anh nhiều điều, trong đó có thời TS đi qua không bao giờ trở lại, và phải chăng những thanh âm ấy đang níu giữ lại thời gian?…


    Trần Quang Vinh trên chiếc xe cổ trong một cuộc đua
    Trong khi đó, quán cà phê xe cổ của vợ chồng Trần Quang Vinh ở phố Hàng Bún thu hút nhiều khách. Có thể gọi Vinh là một “đại gia” trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với nhiều nhà cho thuê, nhưng anh đến với thú chơi xe cổ từ trước khi phất lên. Trước năm 1975 anh đã bắt đầu chơi những môtô “cá vàng” (xe AV89 Dencan do Pháp sản xuât những năm 1950).
    Vào cuối những năm 1980 anh bắt đầu chơi ôtô cổ song song với việc mở xưởng phục hồi những chiếc xe cũ. Bây giờ anh có một bộ sưu tập khoảng 30 chiếc với đủ các loại xe vespa, lambrella, velo solec... mà nhiều nhất là các chủng loại vespa nhiều đời khác nhau. Vinh dành hẳn cả một bãi ở Cầu Diễn làm kho giữ và sửa xe, và chính tay anh tự phục hồi những chiếc xe cổ đưa về bãi trong tình trạng hư hỏng.
    Vinh có cái thú mỗi ngày cưỡi một con xe ra phố, thích những vòng quay chậm chạp của chiếc xe cổ và tiếng nổ hiền lành của nó. “Anh không sợ sẽ bị cho rằng là kẻ hợm hĩnh thích khoe của?”, “Ồ, không. Nếu đã khoe thì phải khoe những xe thời thượng đắt tiền chứ. Còn trong nhóm chơi xe cổ của tôi có nhiều người bình thường, những sinh viên trường kiến trúc hay trường mỹ thuật...”.
    Trong nhà anh không chỉ có xe cổ mà dường như tất cả mọi vật dụng đều “cổ”. Hơn 30 chiếc chân bàn quán cà phê của anh đều là chân máy khâu cổ mà anh đã mua từ thời bao cấp khi người ta thay chân đạp bằng chân máy điện. Chiếc máy ảnh Vinh thường dùng đi săn ảnh là chiếc Kodak có từ năm 1920, chụp bằng phim âm bản khổ lớn.
    Một trong hai chiếc điện thoại trong nhà anh dễ gặp trong các phim có bối cảnh đầu thế kỷ 20 ở phương Tây, và hàng loạt những dàn âm thanh xưa cũ với những đĩa hát đã có tuổi trên nửa thế kỷ mà nếu khách yêu cầu anh sẵn sàng mở cho nghe. Đã có lần một người khách trẻ từ Sài Gòn ra ngồi nghe bằng hết vở cải lương Sầu vương biên ải chỉ vì quá yêu giọng ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn.
    “Tôi chơi đồ cổ vì còn am hiểu về chúng. Không có món đồ gì trong nhà mình mà tôi không hiểu biết về nó cũng không có món gì hỏng mà tôi không sửa được, nên tôi thường mất thời gian để bảo dưỡng chúng. Con gái tôi không có sở thích như tôi, và sau này nó có tiếp tục thú chơi của bố hay bán hết đi thì tùy nó. Riêng tôi muốn lưu giữ quá khứ, vì những đồ cổ ấy xét về mặt kỹ thuật và mỹ thuật ngày nay không thể sản xuất được nữa”- Trần Quang Vinh tâm sự.
    HOÀNG NHẬT LINH
    Đỗ Duy Ngọc - Nghe Nhịp thời gian nghe cả tiếng linh hồn



























    Ngôi nhà xinh đẹp của anh ở một con đường yên tĩnh mang tên Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận, bước vào là một khoảng sân thoáng mát có cây Ivy (đọc là Ai vi, tức cây thường xuân) xanh quanh năm leo kín bờ tường rào. Trong nhà, từ phòng khách đến cầu thang lên các lầu, tôi ngỡ ngàng đến bàng hoàng vì toàn đồng hồ cổ, đồ sứ cổ và hoành phi, câu đối, lồng chim vô cùng quý, hiếm, độc đáo.



    Hoạ sĩ Ngọc đang chơi hàng ngàn món đồ cổ. Trong đó nổi bật là 120 chiếc đồng hồ, đủ loại, đủ kiểu bằng đồng, bằng kim loại tráng men, bằng kim loại đặc biệt…(có loại 1000 ngày mới phải lên giây, có loại chạy bằng không khí, không phải lên giây…); 500 bình sứ, tượng sứ cổ; 400 món đồ cổ bằng đồng; 40 món bằng ngọc và vài chục món bằng ngà. Ngoài ra còn tranh khảm xà cừ óng ánh bẩy màu; liễn, câu đối, hoành phi, bình phong và nhiều đồ gỗ quý… có niên đại từ 90 năm trở lên.



    Đỗ Duy Ngọc sinh năm Canh Dần 1950 tại Quảng Bình, lớn lên tại thành phố Huế, học Mỹ thuật Huế khoá 1967-1971. Mười lăm tuổi anh xuất bản tập thơ tại Đà Nẵng mang tên Khung tình vỡ. Nhưng rồi anh nhận ra ngay sở trường của mình không phải là sáng tác văn học! Vô Sài Gòn, anh vừa vẽ vừa học, lấy thêm bằng cử nhân của Văn khoa, Sư phạm và Vạn Hạnh. Trước 1975, hoạ sĩ Ngọc đã hai lần mở triển lãm tranh. Trong hội hoạ, anh mê say vẽ thế nào thì trong thú chơi sưu tập đồng hồ, đồ cổ, anh cũng say mê như thế.





    Ngọc giới thiệu với tôi lai lịch từng chiếc đồng hồ làm thủ công, từ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặt tráng men, vỏ ngoài là những pho tượng bằng đồng. Đó thật sự là những tác phẩm điêu khắc cao cấp xuất xứ từ Đức, Pháp. Đồng hồ treo tường hay để bàn thì Đức là số Một, (Thuỵ Sĩ chỉ nổi danh với đồng hồ đeo tay). Anh phải tốn rất nhiều thời gian để lùng tìm mua những cuốn sách viết về lịch sử chế tác đồng hồ, lịch sử gôm sứ…



    Anh Ngọc có một cuốn sách về những chiếc đồng hồ quý, độc nhất vô nhị trên thế giới. Trong cuốn sách này có nói đến và có ảnh một chiếc đồng hồ mà tôi đang ngắm nghía, chụp ảnh tại nhà anh Ngọc. Với đồ sứ cũng vậy. Nghĩa là anh dày công nghiền ngẫm từ sách vở đến nguồn gốc từng món đồ khi chơi sưu tập. Anh bảo: Ai đã mê chơi thứ này rồi thì chả thiết gì những thú vui trần thế khác! Thảo nào, đã lâu lắm tôi không thấy Ngọc xuất hiện ở những tụ điểm (như 81 Trần Quốc Thảo Q.3 chẳng hạn) mà giới hoạ sĩ, văn nghệ thường ngồi tào lao, uống bia với nhau. Anh nói: " Ngoài thời gian làm việc ở xưởng vẽ, tôi lao vào sưu tập đồng hồ, đồ cổ, mê đến mức chả thiết nhậu nữa! Tuổi anh em mình, đâu còn uống được nhiều như cách nay vài năm! Tôi mê đồ cổ, có khi còn hơn cả ngày xưa mê người đẹp. Nghĩa là cũng tương tư, cũng thổn thức, cũng mất ngủ quên ăn. Một lần, tôi được dẫn tới xem một chiếc đồng hồ có tuổi gần 200 trăm năm. Tuổi cao, quý đã đành, nhưng chiếc đồng hồ này hình như được chế tác theo đơn đặt hàng, rất độc. Nó thật sự là một pho tượng nghệ thuật vô cùng sinh động. Chủ hàng nói giá quá cao, tôi quyết mua nên trả sát giá, họ vẫn không bán. Tôi mất nửa ngày ngẩn ngơ bên chiếc đồng hồ này, rồi ra về, định bụng ngày mai sẽ mang tiền tới mua. Nào ngờ tôi bận công việc đột xuất, ba ngày sau mới tới được thì… ván đã đóng thuyền rồi! Không mua được chiếc đồng hồ ấy, tôi tiếc đến… quên cả đường về nhà, thay vì quẹo tay mặt đi về hướng Đông để về Phú Nhuận, tôi lại quẹo tay trái, đi tuốt xuống Phú Lâm, quận Sáu! Cả tuần lễ sau, tôi cứ như người mất hồn…



    - Người đàn ông, khi đã phải lòng một cô gái, dù cô ấy không đẹp tót vời, ta cũng cứ nghĩ là cô ấy đẹp nhất trần gian này! Anh có quá yêu, quá mê đồng hồ mà nói vậy chăng?

    Hoạ sĩ Ngọc nhìn tôi, không trả lời ngay… Bỗng hàng chục chiếc đồng hồ đổ chuông. Tiếng chuông vang lên, ngân nga, mỗi chiếc đồng hồ đánh chuông theo một âm vực khác nhau, chỉ có thể cảm nhận được chứ khó mà tả được! Những con chim quý trong lồng son nghe chuông đồng hồ cũng đua nhau hót đáp lại! Chờ dứt những tiếng chuông, tiếng chim, Ngọc nhìn như hút vào những chiếc đồng hồ của mình:" Chúng đang trò chuyện với tôi! Với tôi, những chiếc đồng hồ không còn là máy móc, không là vật vô tri. Nó như một sinh vật, biết rung động, hỉ nộ ái ố như người! Những chiếc đồng hồ cổ là cả một thế giới cuốn hút tôi. Tôi chìm trong nó, nó thấm trong tôi, như tri âm, tri kỷ. Đồng hồ là cái máy đo thời gian, vậy mà không một chiếc đồng hồ nào đồng giờ nhau, không một tiếng chuông đồng hồ nào ngân nga giống nhau! Mỗi đồng hồ như một cá thể, có cá tính, có bản sắc riêng, và niềm khát khao riêng! Anh thấy đó, chỉ cần đụng nhẹ tay ta vào quả lắc đồng hồ là nó đứng liền, cơ thể đồng hồ chẳng khác chi sự sống. Sự sống rất mong manh, dễ bị tổn thương lắm! Trong tiếng tích tắc của đồng hồ, tôi cảm nhận được mạch máu, nhịp tim của một cơ thể đang đập, đang hiện hữu, đang làm việc, đang vui thú và cống hiến cho cuộc đời…



    Một điều ngẫu nhiên mà chưa chắc ai cũng để ý: Nhịp tim lý tưởng cho một vận động viên là 60/phút, nó tương đương với 60 giây là một phút của đồng hồ! Ra thế! Từ ngàn xưa, người ta đã nghĩ ra những điều vĩnh hằng rồi! Đêm đêm, khi tĩnh tâm, nghe nhịp đồng hồ, nhịp thời gian đi, tôi ngộ ra một điều là Tất cả đều có tâm hồn, linh hồn. Đồng hồ là thế! Cái tâm của nó sáng lắm"!

    Bộ sưu tập đồng hồ của Hoạ sĩ Ngọc do những mối lái tìm mua được từ miền Tây Nam Bộ. Dường như có sự phân công khu vực chơi, sân chơi! Những gia đình giầu có ở Bắc và Trung thì chơi đồ sứ làm ở bên Tầu. Những gia đình giầu có ở miền Tây Nam Bộ thì lại chơi đồng hồ và đèn (đèn đầu, đèn tọa, đèn treo…) làm thủ công ở châu Âu, cụ thể là Đức và Pháp! Nghề chơi quả là lắm công phu! Cụ Nguyễn Du đã viết thế trong Truyện Kiều.



    Một hôm hoạ sỹ Ngọc đến tôi chơi. Tôi mở một chai rượu ngon, anh chỉ uống đúng một ly. Tôi hỏi: Anh mê đồng hồ, đồ cổ đến bỏ cả rượu? Trả lời: "Không, do sức khoẻ thôi mà!". Tôi hỏi:" Tôi đã từng xem tranh của Bửu Chỉ vẽ đồng hồ. Anh Ngọc có thích không? Trả lời: " Thích! Thời tôi còn là sinh viên, tôi đã mê tranh của Savaldor Dali (Tây Ban Nha). Hoạ sỹ này được người ta xếp vào trường phái Đađa. Ông Savaldor vẽ cái đồng hồ dị dạng, như đang chảy ra… Càng ngắm bức tranh này, người xem càng liên tưởng đến cuộc đời và số phận của từng kiếp người, hơn thế nữa, người ta ngộ ra cái vô hình mới là vĩnh hằng, cái có thể cầm nắm được chỉ là hữu hạn!"



    . Mua đồng hồ cổ, có khó lắm không? Đáp:" Rất khó, nhưng đôi khi lại quá dễ, bởi nó là cơ duyên, như là bạn tri âm tri kỷ tìm đến nhau! Nó đến với mình, mình tìm đến nó. Cái thú ở chỗ: món mình đang lùng tìm thì gặp; món mình đang thiếu thì mua được; món mình đang thích thì có người giới thiệu; và cuối cùng là mua được vật quý với giá hời! Thí dụ anh có một cái ấm trà đời Càn Long, chẳng may bể nắp ấm, tình cờ anh mua được chiếc nắp ấm này. Còn gì thú hơn! Bởi vậy, nhiều khi có tiền mà vẫn không mua được đồ cổ. Nó là Trời ban cho, cầu ước cũng không gặp, ngẫu nhiên mà gặp, duyên kỳ ngộ…".



    Thú chơi sưu tập đồng hồ, đồ cổ có giúp gì cho nghề hoạ của anh? Hoạ sĩ Ngọc trả lời: Tuyệt vời lắm! Nó bồi bổ sự nhạy cảm, nó là nguồn cảm hứng!Tôi ngộ ra nhiều chuyện lắm! Từ lịch sử tiến hoá của nhân loại, văn hoá từng vùng, từng dân tộc, đất nước, con người, thời đại, nhân tình thế thái, thân phận người nghệ sĩ chế tác ra những sản phẩm đó… Những gì người xưa tâm huyết được hiển hiện trong giá trị vĩnh hằng của tác phẩm nghệ thuật. Theo tôi, giá trị nhất là họ đã truyền cái hồn của họ vào tác phẩm. Giá trị về phần hồn, theo tôi mới là giá trị lớn nhất của đồ cổ, bên cạnh giá trị niên đại và nghệ thuật! Ngày nay, một món đồ gọi là nghệ thuật, liệu có mấy giá trị phần hồn?
     
    Tags:
  2. cuoc_song_tuoi_dep

    cuoc_song_tuoi_dep Advanced Member

    Joined:
    8/5/07
    Messages:
    564
    Likes Received:
    14
    em nó đây, chụp có đèn nên xấu tệ :)
     
  3. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.496
    Likes Received:
    4.697
    Location:
    Hà Nội
    Đẹp quá bác ạ. Chúc mừng bác cùng 2 câu con cóc:

    Canh khuya vang một tiếng đồng
    Giật mình cô quạnh đèn trông vắng người....
     
  4. cuoc_song_tuoi_dep

    cuoc_song_tuoi_dep Advanced Member

    Joined:
    8/5/07
    Messages:
    564
    Likes Received:
    14
    sao bác Trâu hiểu em thế, vợ con vẫn ở nhà ngoại, đêm khuya khó ngủ lắm, cứ 15 phút lại giật mình bởi một âm thanh nhè nhẹ tình tang tính tình từ cái đồng hồ :D
     
  5. hangxachtay

    hangxachtay New Member

    Joined:
    10/6/12
    Messages:
    3
    Likes Received:
    0
    Các bác cho em hoi địa chỉ nhà bác Chu văn Tiệp chuyên sửa đồng hồ quả lắc tại Hà tây với?
     

Share This Page

Loading...