Bộ "Tam Quốc" các bác ạ,em thấy ở Wincom bán 40.000(vnd)/cuốn mà tới 20 cuốn lận. Ở Hà nội có chỗ nàp có bán Rẹ hơn chút ko các bác???
Thánk nck kool nhé. Sẽ l hệ với Giang Đã mất công mua đĩa cọp thì phải cố mua loại ..rẻ nhất các bác nhỉ. Em máu "Tam quốc chí"từ bé cơ,rất thần tượng bác Tào Tháo ạ.
em tổng hợp cho các bác xem trước ! he he muốn mua thì ra 80 Tông thất tùng Q1 Bộ đĩa VCD "Tam quốc diễn nghĩa" gồm 60 đĩa bản đẹp lồng tiếng của Hải ngoại.Chất lượng hình ảnh âm thanh rất tốt. Mô tả: Đạo diễn : Vương Phù Lâm , Trương thiệu Lâm , Trần Hạo Phong , Trương trung Nhất , Thái Hiểu Tình ,Tôn Quan Minh Biên kịch : Đỗ Gia Phúc , Lý Nhất Ba , Chu Khải , Chu Hiểu Bình , Diệp thức Sanh , Lưu Thọ Sanh Diễn Viên Chính : Bào Quốc An , Dương Tuấn Dũng , Vương Lương Ba , Vương Quan Huy , An Chí Dũng , Đường Quốc Cường ... Số lượng tập : 84 Nội dung: Lâm giang tiên Dương Thận (đời Minh) Cổn cổn trường giang đông thệ thủy Lãng hoa đào tẫn anh hùng Thị phi thành bại chuyển đầu không Thanh sơn y cựu tại Kỷ độ tịch dương hồng Bạch phát ngư tiều giang chử thượng Quán khán thu nguyệt xuân phong Nhất hồ trọc tửu hỉ tương phùng Cổ kim đa thiểu sự Đô phó tiếu đàm trung tạm dịch ( theo VN thư quán ) : Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng Thịnh suy, thành bại theo dòng nước Sừng sững cơ đồ bỗng tay không Núi xanh nguyên vẹn cũ Bao độ ánh chiều tà Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi Vốn đã quen gió mát trăng trong Một vò rượu nếp vui bạn cũ Chuyện đời tan trong chén rượu nồng Tam Quốc Diễn Nghĩa (Hoa giản thể: 三国演义; Hoa phồn thể: 三國演義, Pinyin: sān guó yǎn yì) là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ thứ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa mà ngày nay nhiều người trong chúng ta biết đến do La Quán Trung viết ra vào khoảng những năm 1330 và 1400 (khoảng cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh). Tiểu thuyết này được viết bằng thứ chữ Hán dễ đọc và được xem là tác phẩm chuẩn mực trong suốt 300 năm. La Quán Trung đã sử dụng phần lớn tư liệu lịch sử trong Biên niên sử Tam Quốc do Trần Thọ biên soạn bao gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm 184 cho tới lúc thống nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280. La Quán Trung đã kết hợp những kiến thức lịch sử này cùng với tài năng kể chuyện hấp dẫn của mình để tạo ra một loạt tính cách nhân vật tiêu biểu. Toàn bộ tiểu thuyết xoay quanh cuộc chiến phân chia quyền lực của ba thế lực phong kiến Ngụy Thục Ngô , với ba người đứng đầu là Tào Tháo , Lưu Bị , Tôn Quyền . Trong đó xen lẫn những giá trị nhân văn về tinh huynh đệ , nghĩa vua tôi , vợ chồng và những âm mưu toan tính , chiến thuật , ngoại giao .... ( trích wikipedia ) Tác phẩm đã được các nhà làm phim TQ dựng lại với quy mô và tầm vóc to lớn . Phản ánh khá chân thực những nhân vật , cũng như tính cách của họ . Với dàn diễn viên dược coi là gạo cội của TQ , bộ phim đã thu hút rất nhiều lượt người xem khi được trình chiếu tại các nước Đông Nam á . Năm 1995 bộ phim lần đầu tiên được phát sóng trên truyền hình Singapore , sau đó các nước lân cận khác vào năm 1997 với thời lượng 2 tập 1 tuần . Năm 1999 bộ phim lần đầu tiên được phát sóng trên đài HTV . Đi sâu thêm vào 1 số nhân vật chính : - Gia Cát Lượng : nhà chiến lược đại tài Gia Cát Lượng (181–234) là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả, kỹ sư lỗi lạc. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như : Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu ngựa gỗ). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng) và món bánh bao. Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Gia Cát Lượng là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán (Tam Quốc), tự Khổng Minh, Gia Cát (諸葛) là một họ kép ít gặp. ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm". Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tháo (Tư Mã Đức Tháo) có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Phục Long và Phượng Sồ. Phục Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 207, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi. Khổng Minh đã giúp Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định ích Châu, Hán Trung, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía Bắc, Ngô ở phía Tây làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa Tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch. Nhưng trước thắng lợi đã đạt được, một số sai lầm nghiêm trọng họ cũng đã mắc phải, làm cho nước Thục rơi vào khốn cảnh. Gia Cát Lượng có trách nhiệm chính trong những sai lầm đó. Lần thứ nhất vào năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết. Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp. Thất bại thứ hai là thất bại Hào Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống tào của Gia Cát Lượng". Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng sợ Lưu Bị nên không dám can ngăn mạnh, vì thế mà thiếu biện pháp ngăn chặn việc Lưu Bị ra quân. Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng :"Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiền con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiền phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ. Nhà vua Lưu Thiền mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi anh ta thực sự chịu phục. Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 5 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều bị thua do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội bộ của nước Thục mâu thẫn mà nửa chừng lui quân thật bất lợi. Tháng 8 năm 234, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. ông được chôn tại một ngọn núi ở vùng Hán Trung. ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiền đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong. Suốt hai đời tiên chủ là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự, và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế coi là một tấm gương sáng cho muôn đời, muôn thuở. (wikipedia ) - Bàn đến Gia cát võ hầu , quả thật đây là nhân vật mình khâm phục nhất trong toàn bộ tác phẩm TQC . Một người có thể ngồi 1 chỗ mà có thể liệu quân , đoán việc , bày binh bố trận từ xa vạn dặm . Tài năng như ông phải phục vụ 1 người như Lưu Bị quả thật đáng tiếc , giá mà ông có thể đến với Tào Tháo hoặc Tôn Quyền thì ko biết sự nghiệp còn oanh oanh liệt liệt đến chừng nào . Nhưng suy nghĩ cho cùng thì , trong ba bên ở thế chân vạc , chỉ có Lưu Bị là người bất lợi nhất , vì ngoài ưu thế nhân hoà , ông ta ko còn gì khác . Có lẽ vì vậy mà Gia cát tiên sinh muốn ra sức để một mình xoay chuyển cơ đồ , chuyển xoay đại cuộc , chỉ tiếc là .....một "con rồng" ko làm nên nổi mùa xuân . Đưởng Quốc Cường đã hoàn thành xuất sắc vai diễn , với phong thái nhẹ nhàng , ung dung , trầm tĩnh thể hiện sự tinh thông , thần cơ diệu toán . Từng điệu bộ cử chỉ vung quạt khi còn trẻ , ánh mắt u uất buồn bã suy nghĩ , lo toan một mình chống chọi cho cả vương triều khi về già , đã khiến cho người xem như cảm nhận được 1 Gia Cát Lượng bằng xương bằng thịt trước mặt . Người sau có thơ rằng: Thân chưa bay nhảy, tính lui rồi, Ngày khác thành công, hẳn nhớ lời. Bởi Chúa nghiêng lòng đem phó thác, Trận tiền gió lạnh, ánh sao rơi... Lại có bài thơ cổ phong như sau: Cao Hoàng vung kiếm thần ba thước, Rắn trắng Mang đường đổ máu loang. Diệt Sở, bình Tần, xây xã tắc, Hai trăm năm lẻ, dứt triều cương. Lạc dương, Quang Vũ kế ngai rồng, Truyền đến Hoàn, Linh lại lở long. Hiến ðế dời đô về huyện Hứa, Bốn phương hào kiệt nổi như ong! Chuyên quyền Tào Tháo được thiên thời, Mở nghiệp, Tôn Quyền cũng vững nơi. Huyền Đức riêng mình không đất đứng, Nương thân Tân Dã tạm thời thôi... Nam Dương Gia Cát ẩn tài danh, Bụng chứa kinh luân với giáp binh. Từ Thứ ra đi, vừa tiến cử, Lưu Quân ba lượt đến lều tranh! Tiên sinh hăm bảy tuổi đương xuân, Thu xếp cầm thư, giữ ruộng vườn. Tây Thục, Kinh châu trời sẳn để... Cho người mở rộng túi kinh luân. Một lời đầu lưỡi, nổi ba đào, Muôn kế tung ra, sấm sét gào! Rồng cuộn, hổ vờn yên bốn cõi, Muôn đời ai dễ sánh tài cao? (vietnamthuquan) Lưu Bị (161 – 222), là một vị anh hùng và vị vua có tài lảnh đạo trong TQDN,tất nhiên trong cuộc đời chinh chiến của mình ông cũng có nhiều thất bại ,và thất bại lớn nhất là ở Di Linh vào năm 221, sau lần bại này ông mất năm sau đó. Người ta biết ông như một người chung nghĩa(chung với vua),nhân nghĩa(thương dân như con),biết quí trọng hiền tài(ba lần cầu Khổng Minh).Người có thể lảnh đạo quần long như ông thì trong lịch sử TQ thật chẳng có nhiều. Thế nhưng Lưu Bị trong tác phẩm TQC của La Quán Trung cũng làm ta có nhiều suy nghỉ thêm về nhân vật này. Thứ nhất là Độc(chử độc đây kô có nghĩa là độc ác,mà hàm ý thâm sâu), khi Tào Tháo đánh bại Lử Bố ở Hạ Phì, liền dẩn Lử Bố lên đài phán xử. Lúc này,ngồi chung với Tào Tháo có Huyền Đức.Vừa thấy Tào Tháo đi ra,Lữ Bố ngỏ lời cầu cạnh Lưu Bị nói giúp cho mình,nhớ đến ân tình xưa trước đây từng nhận anh em,Lưu Bị không nói gì,chỉ khẻ gật đầu,Lử Bố thấy vậy mừng lắm. Tào Tháo vừa trở lại Lữ Bố vội xin hàng.Tháo hỏi Lưu Bị:'việc hôm nay như thế nào?',Lưu Bị trả lời "ngài còn nhớ chuyện Đinh Nguyên(ngày trước Lử Bố giết cha nuôi để theo Đổng Trác), Đổng Trác hay không?" Tháo nghe đến đây liền lập tức kêu mang ra chém. Thật ra nói giúp Lử Bố vài lời thì chẳng có khó khăn gì,nhưng Lưu Bị không muốn sau này phải đối mặt với đạo quân mà chủ tướng Tào Tháo,phó tướng Lử Bố...quả là độc. Thứ hai: tầm tàng bất lộ.Tào Tháo biết Lưu Bị là con rồng dử,nên giử bên cạnh mình ở Trường An.một hôm ông mời Huyền Đức dùng cơm.Trong lúc ăn thì Tào Tháo luận về anh hùng đời này,hắn nói:"thiên hạ này thì chỉ tôi với ông là xứng đáng gọi là anh hùng" nghe đến đây thì Lưu Bị giật mình,làm rơi đôi đũa.lúc đó có tiếng sét đánh,Lưu Bị mượn cớ là tiếng sét làm mình giật mình,Tháo thấy Lưu Bị cũng tầm thường không còn đề phòng gì nữa,hôm sau Lưu Bị xin xuất binh diệt trừ thảo khấu,Tháo lập tức cho đi. Nói đến đây,quả thật Lưu Bị không hề sợ tiếng sét, nhưng cũng chẳng phải sợ câu nói của Tào Tháo cho là mình là anh hùng đâu(tất nhiên làm anh hùng chung với anh Tào thì chết chắc với anh ta), mà chỉ là một động tác giả để Tháo không nghi kỵ mình,cho rằng mình chỉ là ta nhát gan. Giả nhân nghĩa(hơi quá,nhưng nhân vật này tiềm ẩn bên trong tính cách này),từ khi Tào Tháo đóng binh ở kinh đô,Tôn Quyền vững chắc ở Đông Ngô,nếu thật muốn tranh phong Lưu Bị phải có đất cho riêng mình,để tạo thế chân vạt. Mượn tiếng là đi giúp Lưu Chương ở Ba Thục,như kỳ thực sau đó là cướp mất đất người ta. Lưu Bị ngoài mặt kô chụi nhưng trong bụng biết rằng các tướng sỉ của mình sẽ làm giúp cho mình.quả nhiên rồi Bàng Thống,Gia Cát Lượng cũng ra tay.ngày xưa Lưu Biểu nhường Kinh Châu kô lấy,sau này lại cướp đất của Lưu Chương,mượn Kinh Châu không trả(Đời sau hay có câu nói:đừng như Lưu Bị mượn Kinh Châu kô trả), tâm tính của Lưu Hoàng Thúc thật kô đơn giản. Nhớ đến chuyện cầu Trường Bản(208), Hoàng Thúc dẩn theo dân chạy nạn,bị quân Tào truy sát.Triêu Tử Long nhận nhiệm vụ bảo vệ gia quyến Lưu Bị.Quân Tào đuổi đến máu chảy thành sông,mổi người lạc một nơi. TTL một mình trong vòng vây của địch tìm kiếm gia quyến Lưu Bị,đến một bức tường đổ thì gặp Can Phu Nhân(vợ của Lưu Bị) đang bồng A Đẩu,giọt máu của Lưu Bị. Can phu nhân bị thương ở chân,sợ làm cản trở TTL liền nhảy xuống giếng khô cạnh đó tự vẩn.TTL vì cảm đức lớn một mình đột phá vòng vây không mang sinh tử mang A Đẩu về cho Lưu Bị,vừa gặp Lưu Bị thì quì xuống đất,hai tay dâng A Đẩu, tạ tội đã không bảo vệ đc phu nhân.Lưu Bị nhìn TTL mặt đầy khói bụi,máu đẩm chiến bào, liền vứt A Đẩu xuống đất,mắng rằng:"thằng nghiệt xúc này,tí nữa làm ta mất đi một đại tướng),TTL vội chụp lấy A Đẩu, thề rằng chiến đấu đến chết để báo đáp công ơn của chủ công. Năm 229,ông lâm bệnh, chết trên đường hành quân trở về. Qua câu chuyện thấy rõ Lưu Bị rất biết lấy nhân tâm,vợ yêu vừa chết,con mình sau không thương,nở nào vứt xuống đất,vứt con xuống đất để lấy lòng dũng tướng quả là kịch rất giỏi. Nhưng suy cho cùng thì Lưu Bị vẩn là một đại anh hùng,là một nhân quân. TQC hay không chỉ vì cốt chuyện giả sử của nó mà vì mổi nhân vật trong nó,tính cách rất đặc sắc.Một nhân vật đặc sắc khác là Tào Tháo,muốn bàn về nhân vật này e tôi không đủ sức. Muốn đánh giá đc Tào Tháo thì chắc phải khách quan, hắn ta là một tên giang hùng,nhưng cũng là một anh hùng thời loạn. các bạn có thể xem thêm các bài bình luận về phim này tại đây: http: //www.dienanh.net/forums/showthread.php?t=18036
Bái phục bác 208 quá,đúng là bộ phim vĩ đại thì cũng cần phải có ..đại review thế mới xứng.Xưa đọc truyện Tam Quốc,em vẫn nhớ đoạn mô tả lúc Khổng Minh chết đại khái:"trời sầu đất thảm,Khổng Minh thiêm thiếp về thiền...sau khi Khổng Minh chết,đọc Tam Quốc cũng thấy bớt hay đi . Nhưng mua đĩa nên mua DVD vì nó chỉ có 20 cuốn thôi,VCD thì nhiều quá Mà 20 cuốn thì phải mua đĩa lậu Rẹ nhất cho nó kinh tế(!) Mà đĩa lậu thì khó kiếm quá đi,em mua mãi chưa được. @nck kool:Giang dạo này ko làm đĩa nữa.
em cũng muốn tìm mua bộ Thủy Hử, phim do TQ làm, đã chiếu trên TV một lần. Bác nào biết mua ở đâu cho e biết với. tks
Đúng rồi Bác, phim "Thủy Hử" do Hồng Kông làm ngày xưa rất hấp dẫn. Giờ chẳng thấy phát lại. Nhạc phim đó cũng phê.
:arrow: o trong SAIGON có bán thủy hử &tamquoc bản original chỉ có phụ đề tiếng Anh va hoa ma thoi, tamquoc (28 dvd)giá 600ngan,thủy hử (15dvd) gia 550ngan mot bo.
Tam Quốc thì mấy hôm nay đang phát lại trên VCTV7, phê quá, phát tầm 10h-12h đêm mà vẫn phải thức xem. Thủy hử ngày xưa đó e đánh giá là 1 trong những phim làm xuất sắc của Hồng Kông
Đồng ý với bác, Đây là bộ phim cổ trang xuất sắc nhất mà e đã từng xem. Xem phim này cứ như thấy xã hội thời đó đang tồn tại cùng minh vậy. Cấc nhân vật thì thật hơn cả thật . Quá hay nên rất đáng sưu tầm.
các bác lưu ý , trên thị trường tồn tại song song 2 bộ , một bộ là của hải ngoại lồng tiếng , một bộ do ta lồng tiếng , bộ do ta lồng là phát trên Tivi nên hình ảnh hơi mờ , còn của hải ngoại là "ấy " từ DVD ra nên hình ảnh tốt hơn , nhưng tiếng lồng hơi ngồ ngộ ! khi mua nhớ xem kỹ nhé ! DVD hay VCD thì chất lượng cũng như nhau nếu là đĩa ghi lại từ Tivi !
Link đọc trên mạng, "Tam Quốc": http://www.avsnonline.net/library/ebook ... /index.htm "Thủy Hử": http://www.quangio.com/thuyhu/
Báo cáo các bác,em vừa mua được bộ "Tam quốc",21DVD,giá có 16.000vnd/cuốn.Hình ảnh mức độ khá,chỉ ghét là lông tiếng chứ ko thuyết minh,nguồn gốc thấy ghi là của "thư viện quốc hội Hoa kỳ.."(???)
thuyết minh thì chỉ có một người đọc , giọng nam hay nữ , già hay trẻ ,một người hay một đống ngừoi cũng chỉ có 1 giọng ! còn lồng tiếng thì có một đội ngũ riêng đọc theo nhân vật , phân biệt trai gái , già trẻ .... phim lồng tiếng hay hơn thuyết minh chứ !
tuananh sưu tầm dc mấy bộ chuyện hay quá.thêm mấy bộ nữa đi tuan anh.mình khoái nhât là bộ liêu trai chí dị mà chưa được đọc. mình ở bên anh quốc.mở cửa ra là chỉ nhìn thấy tuyết và tây lên chỉ đọc chuyện giết thời gian.........
tuananh sưu tầm dc mấy bộ chuyện hay quá.thêm mấy bộ nữa đi tuan anh.mình khoái nhât là bộ liêu trai chí dị mà chưa được đọc. mình ở bên anh quốc.mở cửa ra là chỉ nhìn thấy tuyết và tây lên chỉ đọc chuyện giết thời gian.........
Cho Dzê em xin lạm bàn Tam Quốc 1 chút với các bác nhe. Em xin lỗi trước nếu có gì mộ phạm vì em cũng rất mê sử không thua gì tube và mu zic. Em xim phim và nghiên cứu Tam Quốc ngoài truyện ra còn theo sử học đồng thời theo 1 số tư liệu sử vật tìm được sau này mà ngày xưa nguyên tác Tam Quốc chưa biết nên chưa nói tới. Em xin bàn về nhân vật KHổng Minh vì là nhân vật ai cũng nhắc tới khi nói đến Tam Quốc cũng như Tào Tháo hay Lưu Bị và Tôn Quyền. Nói về tài lẫn đức thì Khổng Minh đã được nói đến rất nhiều em không cần phải lạm bàn ở đây. Nhưng nói về mặt phản hồi thì Khổng Minh cũng có rất nhiều nhưng sách vở ít bàn tới: Một: Ông Tư Mã ngừoi giới thiệu về KHổng MInh cho Lưu Bị về mặt tiên đoán có thể còn giỏi hơn KHổng MInh. Ông nói "KHỏng Minh tìm được chúa nhưng không tìm được thời". Ông là 1 nhân vật có thật sau này lập ra 1 phái tu đạo tiên. Hai: Về mặt dụng binh do ông đoán trước được sự việc xảy ra nên ông mới thắng được Tào Tháo khi ở thế phòng thủ. Nhưng đến khi tấn công 6 lần ra Bắc ông đều không thành công và đổ lỗi cho người cấp lương không kịp hoặc do trời. Nếu ông đoán trước được thì ông phải biết những truyện này chứ nhỉ ? Thật ra nếu đoc kỹ tài dụng binh của ông chưa chắc đã hơn Tư Mã Ý chăng qua thắng được là do ông đoán trước ý đồ của Tư Mã Ý làm Tư Mã Ý sợ mà thôi. Tuy nhiên khi Tư Mã Ý đã biết ý đồ và quân cơ của KM rồi thì TMY thắng KM không gì khó khăn. Bằng chứng là việc TMY thủ thành không ra để KM tức tối mà phải đưa cái quần đàn bà để khích tướng TMY. TMY không mắc mưu mà còn nhờ người đem quần nói vài câu khích KM làm KM sau này uất ức mà chết. Ấy thế người sau có nói "Khồng Minh khí Chu Du; TMY khí kHổng Minh". Tào Tháo cũng rất giòi đồng thời thế lực, tài nguyên và quân sô đông gấp 10 lần Lưu Bị. Cho dù KM có tài đến thế nào thì cũng khó mà thành công vì lực bất tòng tâm. Đệ Nhất và đệ nhị Thế Chiến đã chứng minh Đức tuy rất giòi nhưng cũng đành thua trận. Phòng thủ thì dễ tấn công mới khó. Ba: Ông không phải là ngừoi làm việc theo Nhóm có tính đoành kết hay còn gọi là Team Work mà rất ư là chú ý những việc nhỏ hay còn gọi là Micro Management. Đây là 1 trong những nguyên do chính ông và Ngụy Diên đã bất đồng từ đầu mặc dù Ngụy Diên là người rất giỏi vì Ngụy Diên đua ý nào ra đều bị KHổng Minh gạt qua. Đây cũng giải thích tại sao sau khi KHổng Minh mất đi thì rồi thì tướng nước Thục tuy nhiều người rất giỏi nhưng chỉ máy móc làm theo di trúc của Khổng Minh mà ngay chính ông ta còn lo không nổi thì hậu duệ sau rập khuông như ông theo ông làm sao thành công. Một nước phát triển vì nhiều chất xám kết hợp lại. Bởi cá tính ông như vậy nên phù hợp nhất là quân sư hay thừa tướng để phò vua chứ không thể làm vua. Sai lầm của Lưu Bị là khi mất đi giao hết quyền hành cho Khồng Minh. Đây cũng là sự khác nhau giữa quan niệm chính tri Đông (Trung Nguyên) và Tây (La Mã) Bốn: về mặt chính trị thì ai cũng thâm độc cả chứ khó nói là có đức hay không. KM lúc đầu thế lực đang còn yếu nên mới mưu mô nhờ Tôn Quyền để che trở liên quân đánh Tào Tháo đồng thời tạo thế lực riêng cho mình. Chắc chắn đến khi thành công thì thì 3 nước sẽ thống nhất chỉ còn 1 nứoc và 1 vua và tất nhiên 1 trong 3 nước sẽ là nước chiến thắng. Nước Thục Lưu Bị thành công thì sẽ đè bẹp nứoc Ngô của Tôn Quyền và Ngụy của Tào Tháo. Chu Du biết ý đồ của KM nên cứ đòi giết KM chứ không phải ông dở mà ông không theo KM. Ông biết theo KM nếu Lưu Bị thành công thì vua và nước ông sẽ vào tay kẻ khác trong khi nước ông và vua đang giàu mạnh bình yên khi không phải liên doanh với kẻ yếu hơn là Lưu Bị rồi nuôi ong tay áo để sau này nó hại mình. Như thế xét ra Chu Du là bậc trung thần và giỏi nên đề cao. .... Tất nhiên còn nhiều điều để bàn lắm tuy nhiên truyện Tam Quốc ra đời ngoài những điều hay của cổ nhân cũng không tránh khỏi mục đích nói lên vua là trên hết đẻ xxx muội dân chúng thời đó rồi để mù quán phục vụ cho quyền lợi của một ông vua và sở hữa của ông vua đó. Dzê em xin hết ạ !
Phim truyền hình kiểu Hàn Quốc,no tỳ Isaura...có khi lồng tiếng là hay,nhưng các phim hoành tráng kiểu Tam quốc,Thủy Hử...lồng tiếng làm cho mất các âm thanh hoành tráng,trận mạc,giọng hoạn quanV..V..thành ra chưa chắc đã là hay.
đúng là gãi đúng chỗ ngứa ! em cũng viết vài lời ! như chúng ta đều biết Khổng Minh đã lập đàn cầu trời cho có gió đông nam trong mùa đông giúp Chu Du thắng trận Xích Bích lịch sử , nhưng có một câu hỏi lớn đặt ra , liệu Khổng Minh có tài hô mưa gọi gió hay không ? thực tế là không ? Khồng Minh có thể mượn được gió là vì ông đã nắm khá rõ qui luật phong thủy của vùng đó , vì khu vực đó đang mùa rất lạnh tức là Âm nên sẽ có luồng khí Dương tức là gió Đông nam sẽ tràn về ! và chính vì sự kiện đó mà Chu Du mới cảm thấy là cần giết Khổng Minh để trừ hậu họa ! và việc có gió Đông không chỉ mình Khổng Minh biết , mà ngay cả Tào Tháo cũng biết , vì khi thấy có gió Đông một viên hầu cận đã báo cho Tào Tháo biết , nhưng Tào Tháo đã vẩy tay và bảo đó chỉ là chuyện bình thường trong mùa Đông ! điều đó cho thấy việc vận dụng đúng cũng như thông thạo Chu dịch đã giúp Khổng Minh thắng nhiều trận thắng quan trọng ! chứ không phải ông là một ông thánh !
Em rất thích nghiên cứu Kinh Dịch và Kỳ Môn em hoàn toàn đồng ý với bác điều này. Chỉ kẹt cái là Tam Quốc Chí làm người đọc dễ thần thánh hóa ông ta. Tuy nhiên cũng phải công nhận ông là bậc kỳ tài.
Hehehe em mê bộ truyện Tam Quốc Chí này dã man , em đọc từ hồi học lớp 4, 5 gì đó, sau đó đọc đi đọc lại cũng phải mươi lần nhưng vẩn chưa nghiệm được hết cái hay của bộ sách này. Thấy các bác bình luận chẵng khác gì lời bàn của Mao Tôn Cương ( nếu em nhớ không lầm , nếu có nhầm xin các bác sửa giùm em ) hehehe. Em khoái nhất là câu nói "bất hủ" của bác Tào " Thà mình phụ người chứ không để người phụ mình", ấy thế nhưng chưa bao giờ em áp dụng được vào cuộc sống cả, cứ toàn bị mấy em phụ "tình" thôi hehehehe Em sưu tập được mấy cái link để d/l bộ phim này( 84 tập), xin được post 5 tập đầu để hầu các bác ở phương xa, không có điều kiện mua băng đĩa... copy như em hehehe. Tập 1: Code: http://rapidshare.de/files/29449624/Tam ... .part1.rar http://rapidshare.de/files/29449511/Tam ... .part3.rar http://rapidshare.de/files/29449522/Tam ... .part2.rar http://rapidshare.de/files/29449455/Tam ... .part4.rar Tập 2: Code: http://rapidshare.de/files/29449439/Tam ... .part4.rar http://rapidshare.de/files/29449503/Tam ... .part2.rar http://rapidshare.de/files/29449620/Tam ... .part1.rar http://rapidshare.de/files/29449817/Tam ... .part3.rar Tập 3: Code: http://rapidshare.de/files/29449483/Tam ... .part1.rar http://rapidshare.de/files/29449476/Tam ... .part2.rar http://rapidshare.de/files/29449486/Tam ... .part4.rar http://rapidshare.de/files/29449609/Tam ... .part3.rar Tập 4: Code: http://rapidshare.de/files/29449450/Tam ... .part1.rar http://rapidshare.de/files/29449432/Tam ... .part3.rar http://rapidshare.de/files/29449559/Tam ... .part2.rar http://rapidshare.de/files/29449748/Tam ... .part4.rar Tập 5: Code: http://rapidshare.de/files/29449668/Tam ... .part4.rar http://rapidshare.de/files/29449794/Tam ... .part2.rar http://rapidshare.de/files/29449869/Tam ... .part1.rar http://rapidshare.de/files/29449991/Tam ... .part3.rar Nếu các bác có hứng thú thì em xin post toàn bộ