Em đang băn khoăn vụ này, ko biết nên sử dụng chân loa bằng gỗ hay sắt thì cho mức độ vững và triệt rung tốt hơn, con loa của em thì bé tí (15x25x30) .Bác nào kinh nghiệm xin chỉ giáo. :mrgreen:
Tỷ trọng của sắt lớn hơn của gỗ nên nếu cùng 1 thiết kế thì chân sắt nặng và vững chãi hơn là điều chắc chắn.
Iem có chút kinh nghiệm về việc này. Em làm cặp chân sắt như nặng cái cùm để cặp loa VA Haydn ngồi lên trên. Vì sợ trẻ con nó xô ngã nên em làm cặp chân rất "bạo lực", so với cặp loa và có chỗ bắt bulon vào đáy loa. Cặp loa Haydn bé téo em để lên trên, hai trạng thái bắt bulon và không bắt bulon (có lót miếng dạ dày 5ly ở đáy loa). Khi nghe kiểm tra. Trạng thái bắt bulon, chân loa rung dù mở công suất vừa phải. Trạng thái không bắt bulon, chân loa vẫn rung dù vẫn mở công suất như cũ. Tạm thời kết luận: Chân loa to chình ình và nặng ko triệt được rung. Không bắt bulon cũng ko hạn chế được việc truyền xung động từ vỏ loa xuống chân loa. Để chống rung, chắc phải làm cái chân to, có chỗ đổ cát vào trong hoặc thêm một số thứ gì gì nữa... các bác nghiên cứu thêm. Cặp chân loa của em nặng chắc phải 20 kg/bên. Ống 10cm, tôn ống dày 3ly, có thể đổ cát vô. Mặt tiếp xúc với loa dày 4 ly, chân đế dày 12 ly, rộng 30cm x 40 cm để chống bị lật (do trẻ xô vào). Vài dòng kinh nghiệm các bác tham khảo.
Nặng ì mà vẫn rung chắc chân loa của bác thiếu cái này: Để chống rung triệt để cho loa thì bác tham khảo thêm cái này:
Nếu xài bookself các bác cũng nên lưu ý 4 miếng dán lên mặt chân chổ tiếp xúc với đáy loa nhé, không nên dùng cao su, tốt nhất là các bác tìm loại vật liệu giống như dép xốp hoặc nỉ, mấy thứ này chống rung rất tốt. Cao su quá dẻo hay quá cứng đều ảnh hưởng đến độ vang của thùng loa.
Cách đây hơn chục năm em đã từng làm một cặp chân loa nặng hơn một tạ. Bằng tấm thép (dày khoảng 6cm=60mm). Các địa chỉ bác có thể mua thép giá rẻ và họ có nhận gia công cắt bằng gió đá cho bác luôn theo hình bác muốn - Chợ sắt đường hà tôn quyền (em không nhớ rõ tên lắm, cứ đến đường tạ uyên hỏi người ta chỉ cho. Đây là chợ sắt lớn nhất tp. HCM) cắt đường hùng vương Q5, song song với đường tạ uyên. - Nếu bác ở gần Thủ đức thì ngay ngã ba Tô Ngọc Vân và Xa Lộ Đại Hàn. Họ tính theo kg. Với những đế dày như vậy, bác không nên hàn và nhờ thợ tiện móc lỗ trên tấm đáy chân và dùng ben để ép ống chân đế vào sẽ rất đẹp. Nếu cầu kỳ thì đưa thợ họ bào hoặc phay chân đế luôn. Chân nên tiện hình côn rồi cấy vào đế. nếu kỹ nữa thì ống chân đế nên thiết kế một lỗ vặn răn để cho thêm cát vào Bảo đảm chống rung. Chúc bác thành công.
Còn ăn chắc nữa bác cứ kêu họ cắt mấy tấm dày cỡ 10cm =100mm rồi cứ xếp lên nhau cho đến khi đủ chiều cao của chân bảo đảm chống rung luôn :mrgreen: . Nhưng nhớ hàn các tấm thép lại :twisted:
À mà quên nữa bác không nên để trên lầu mà nên để ở dưới tầng trệt kẻo lại bị sập sàn hehehe. Đùa chút cho vui chứ nếu bác thích xem cặp chân phế liệu em kể trên thì PM cho em nhé hehehe.
Bác pktuong hôm nào rảnh úp dùm em cái hình cho em xem thỏa lòng mong ước, trước đây trong lúc quẫn trí em có tính đến việc đặt làm một trụ đá 20cm x 22cm cao 60cm để làm chân loa búc seo, nhưng nghĩ đến cảnh khiêng lên lầu em hoảng quá.
Em post trước một tấm toàn cảnh. Sẽ post tiếp hình chi tiết. Đây là cái chân từ sắt ve chai em làm cách đây hơn chục năm để bác tham khảo chơi
H1: Chân hình côn, 3 chân tạo nên thế chân vạc. H2: Lỗ mặt trên của chân loa cho phép mở ra để bỏ chì vụn và cát vào Ống thân chân đế (đường kính 114mm) để tăng độ nặng cho chân loa loa nhằm chống rung (cái này là tư vấn của một bác khoai tây ạ).
Ống chân đế được ép bằng ben thủy lực áp lực cao vào miếng đế (đã khoét lỗ hình côn vừa khít với ống chân đế 114mm) vì vậy không thấy một dấu hàn nào chỗ tiếp giáp cả. Cũng may là bác chưa làm :mrgreen:
Em cảm ơn bác pktuong rất nhiều ạ, niềm đam mê và lòng can đảm của bác thật tuyệt vời Em có cảm giác độ chắc chắn của tấm trên có vẻ không tương xứng với trụ và chân đế? Thật ra chắc cũng không cần thiết lắm vì quan trọng nhất vẫn là độ cứng của phần trụ giáp với chân đế, theo em đây là điểm yếu nhất của chân loa. Với trọng lượng chân loa của bác pktuong chắc khỏi cần đổ thêm cát Bác Secky cho em hỏi thăm thêm tí, phần liên kết mặt trên, chân đế với trụ loa bác xử lý thế nào ạ? miếng dạ dày 5ly là chất liệu gì ạ? Nếu được bác cho xem vài tấm hình thì tốt quá. Theo kinh nghiệm bèo nhèo của em độ triệt rung của miếng lót này có vẻ cần thiết hơn cả độ chắc của chân loa nên em muốn hỏi thêm bác cho rõ ạ. Cảm ơn các bác nhiều và chúc các bác vui vẻ.
Nếu miếng thép ở trên (ngay dưới đáy loa) quá lớn và nặng sẽ dẫn đến khả năng bị nghiêng đổ rất cao vì còn thêm trọng lượng loa nữa. Vì theo qui luật vật lý thì nếu trọng tâm của vật nặng rơi khỏi chân đế , loa và chân đế sẽ đổ. Hãy thử tượng tượng việc gì sẽ xảy ra nếu bị em bé hoặc ai đó quẹt vào làm nghiên chân đế ------> bị đổ. Chính vì vậy miếng thép ở trên (ngay dưới đáy loa) chỉ cần đủ lớn và đủ cứng để chịu tốt loa là được. Trên nguyên lý là càng nhẹ, càng nhỏ nhưng phải đủ cứng. Riêng cái chân đế trong hình, em đã thử để nghiêng một góc tầm 70 độ vẫn chưa bị đổ! và luôn có xu hướng quay lại vị trí thẳng đứng vuông 1 góc 90 độ so với mặt sàn. Giống như con lật đật bác ạ. Em thiết kế dựa trên nguyên lý đó. Ống chân đế to để vững. Cho chì vụn và cát vào lắm tăng trọng lượng giúp chân càng vững và triệt tiêu độ rung động. Phải dùng cát và những vật liệu có đường kính nhỏ, không đồng khối mới giúp hấp thụ và giảm bớt rung động được. Nếu vì ngẫu hứng mà đổ chì vào đặc trong ống thì coi như phản tác dụng. Nói cho cùng, loa dạng bookself loại nhỏ mới nên dùng chân đế này. Còn loa to thì nên đặt thẳng xuống sàn. Ngoài ra, 3 chân cao su dưới đế loa cũng giúp giảm rung động. Nếu gắn buloon chết bằng thép vào chẳng khác nào giúp rung động của loa truyền nhiều xuống đế càng làm cộng hưởng rung động. Thay bằng boloon em lại phải dùng thêm dây đai bằng dây dù giúp cố định loa lên trên chân đế. Mục đích và giải pháp chỉ mang tính hạn chế rung động càng nhiều càng tốt. Chứ chắc khó có thể triệt tiêu toàn bộ được! Vài dòng chia sẻ. Có thể là sai bét, các bác đừng cưới :mrgreen:
:lol: Thưa bác , mèo thì được chứ chân loa thì khác đó ạ ! Có một lần em bán cặp Sonus faber Extrema , do chân zin quá nặng nên em cho chở sau . Đến nhà khách , lấy chân sắt của khách đang có (nhưng loại nhẹ hơn chân zin) thử loa . Sau khi kết nối , mở volume thì loa không thể có tiếng bass , các dãi khác bổng trở nên lùng bùng không sao nghe được dù tại cửa hàng đã thử đúng amp đó . Đoán là do chân loa , phải chở ngay nó đến . Và chất âm tuyệt vời của loa mới chịu lên tiếng của nó . Em rút ra một điều : - loa bookshelf nếu có chân zin thì các bác nên lấy . - Loa dộ nhạy càng thấp thì chân loa càng nên nặng (tốt nhất là bằng săt ) và mặt để loa dừng quá nhỏ (nên bằng đáy loa) nếu là chân tự làm . - Riêng loa có độ nhạy cao thì thì chân săt hay gỗ đều không ảnh hưởng lắm , chỉ đừng quá nhẹ . -Tất cả các chân loa nên gắn vít nhọn để triệt tiêu độ rung , giúp loa ổn định khi phát âm lượng lớn , độ trầm sâu ... - và các bác có thể thêm đế nỉ lót loa , cao su ... VV và VV ... như đang bàn ạ !