Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - updated Rach 3 - Horowitz Album

Discussion in 'Âm nhạc' started by searchervn, 13/4/08.

  1. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Hehe :-D , XX bắt đầu giới thiệu các album do các nghệ sĩ Piano Cổ Điển chơi, mở đầu là nghệ sĩ Emil Gilels

    Gilels, Emil​


    [​IMG]

    “Emil Gilels là một huyền thoại, một nghệ sĩ với tâm hồn rộng mở và
    nền tảng văn hoá vững chắc. Tên tuổi ông đã đi vào lịch sử của cây đàn
    piano trong thế kỉ 20… Phẩm chất nổi bật nhất ở ông là sự hoà quyện
    hoàn toàn vào âm nhạc, một Gilels hoàn toàn tinh khiết vượt xa những gì
    chúng ta tưởng tượng. Tất cả những gì sâu sắc nhất của bất kì tác phẩm
    nào đều được ông truyền tải với một cảm xúc chân thật khiến
    chúng ta không thể nào quên. Chúng ta còn có thể mong muốn
    điều gì đẹp hơn vậy?” - Tatyana Golland​


    Emil Grigoryevich Gilels được coi là một trong những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất của Liên Xô và thế giới trong thế kỉ 20.

    Emil Gilels sinh tại Odessa vào ngày 19 tháng 10 năm 1916 trong một gia đình Do Thái có truyền thống âm nhạc, cha mẹ ông đều là các nhạc công. Trong hồi kí của mình, ông kể về gia đình và cha mẹ mình như sau: “Gia đình tôi rất lớn. Cha và mẹ tôi đều thuộc diện “rổ rá cạp lại” và đã có con riêng trước khi đến với nhau. Mẹ tôi có 2 con gái riêng, còn cha tôi cũng có 3 con trai. Tôi và em gái Liza là nhỏ nhất và lớn lên trong tình thương của các anh chị. Trong nhà lúc nào cũng náo nhiệt và vui vẻ. Cha tôi rất nhân hậu, dịu dàng và khiêm tốn, rất chỉnh tề, ông viết rất đẹp, kể cả các bản nhạc. Ông có tai nhạc tuyệt đối và đôi khi hát các bài thánh ca bằng một thứ tiếng mà tôi không hiểu. Mẹ tôi là người gánh vác tất cả mọi khó khăn vất vả, và gia đình tôi nhờ có mẹ mà đứng vững. Mẹ tôi có cá tính và ý chí mạnh, rất độc lập và kiêu hãnh. Không bao giờ người ngoài được biết rằng gia đình tôi sống trong nghèo khó”.

    Gilels ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 12 tuổi trong một buổi hoà nhạc độc tấu vào ngày 11 tháng 6 năm 1929. Năm 1979, 50 năm sự kiện này đã được kỉ niệm ở Liên Xô và cả ở nước ngoài. Chương trình buổi biểu diễn rất nặng, dù nghệ sĩ mới 12 tuổi: Sonata “Pathetique” của Ludwig van Beethoven, các tác phẩm của Domenico Scarlatti, Felix Mendelssohn, Robert Schumann, Frederic Chopin và etude của Franz Liszt. Dù vậy, sự thành công rực rỡ của nó đánh dấu sự trưởng thành của Gilels - pianist.

    Năm 1933, ở tuổi 16 ông giành chiến thắng trong cuộc thi piano toàn Liên bang mới được tổ chức lần đầu tiên. “Bài biểu diễn của Emil Gilels tại cuộc thi này giống như một cú sốc trong thời thanh niên của tôi - về sau này, giáo sư Nhạc viện Moscow Yakov Flier viết trong hồi kí của mình. Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng vào năm 16 tuổi Gilels đã là một nghệ sĩ piano tầm cỡ quốc tế.”

    Hai năm sau, ở tuổi 22 ông giành chiến thắng trong Ysaÿe International Festival tổ chức ở Brussels trước các đối thủ lừng danh như Arturo Benedetti Michelangeli và Moura Lympany. Ban giám khảo gồm rất nhiều tên tuổi nổi tiếng như Leopold Stokowski, Otto Klemperer, Walter Gieseking, Arthur Rubinstein, Samuel Feinberg, Robert Casadesus… Bạn của ông, Yakov Flier đoạt giải 3. Trước khi qua đời ít lâu, nhạc sĩ, nghệ sĩ piano huyền thoại Sergei Rachmaninov có nghe Gilels chơi đàn qua sóng phát thanh và coi Gilels là đứa con của cây đàn piano. Rachmaninov sau đó có gửi cho Gilels một tấm huy chương có hình Arthur Rubinstein và một tờ giấy nhắn nhủ tới Gilels với tư cách là một nghệ sĩ trong tương lai sẽ thay thế vị trí của Rubinstein, trên đó ghi trang trọng họ của Gilels: Emil Grigoryevich. Gilels giữ gìn rất cẩn thận di vật này và hầu như không nói cho ai biết.

    Gilels chịu ảnh hưởng đặc biệt từ âm nhạc của Sergei Prokofiev, nhạc sĩ mà ông được nghe lần đầu tiên vào năm 1927 khi mới 11 tuổi, tại một buổi hoà nhạc ở Odessa, khi nhà soạn nhạc tự trình diễn tác phẩm của mình. Cùng có mặt tại buổi biểu diễn đó còn có Sviatoslav Richter, người sau này sẽ cùng với Gilels chia sẻ danh hiệu "pianist hàng đầu" của Liên Xô. Về sau, Gilels có lần thừa nhận Richter là nghệ sĩ piano duy nhất mà ông cho là giỏi hơn mình. Tuy nhiên, ai là người trình diễn các tác phẩm của Prokofiev hay hơn, Gilels hay Richter thì vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi. Dù sao đi chăng nữa thì cả hai được thừa nhận là các nghệ sĩ piano vĩ đại nhất của Liên Xô, và cả hai đều khiến người ta liên tưởng đến các tác phẩm dành cho piano của Prokofiev: Richter đã trình diễn ra mắt công chúng hai sonata dành cho piano của nhà soạn nhạc này, còn Gilels cũng trình diễn một bản. Prokofiev dành cho Gilels piano sonata số 8, và ông đã trình diễn ra mắt bản nhạc này ngày 30 tháng 12 năm 1944 tại phòng hoà nhạc lớn của Nhạc viện Moscow.

    Gilels là nghệ sĩ Liên Xô đầu tiên được phép lưu diễn ở phương Tây. Sau chiến tranh, ông đã thực hiện chuyến lưu diễn châu Âu từ năm 1947 với tư cách là nghệ sĩ piano, và ra mắt công chúng châu Mĩ ở Philadelphia năm 1955 với Piano concerto No. 1 giọng Si giáng thứ, Op. 23 của nhà soạn nhạc thiên tài người Nga Peter Ilyich Tchaikovsky với Fritz Reiner và dàn nhạc Chicago Symphony Orchestra. Sau khi kết thúc một buổi biểu diễn của ông tại Carnegie Hall, New York, thay vì những tràng pháo tay vang dội là sự im lặng và một bộ phận rất lớn khán giả đã khóc, họ khóc vì hạnh phúc! Tên tuổi ông lúc này đã trở nên rất nổi tiếng. Báo chi Pháp viết: “Emil Gilels vĩ đại đã đến với chúng ta”. Thính giả Anh quốc nổi tiếng lạnh lùng cũng đứng lên vỗ tay hoan hô ông suốt 17 phút. Tại Ý, buổi biểu diễn đã không thể kết thúc vì khán giả như phát điên lên khiến ông phải ra ngoài bằng lối thoát hiểm.

    Thế những ông vẫn sống rất trầm tĩnh, thậm chí là khép kín. Những buổi biểu diễn của ông có thể nói là khổng lồ: trong thập niên 60 - 70 của thế kỉ 20 ông biểu diễn các tác phẩm của 70 nhạc sĩ với hơn 400 tác phẩm khác nhau cho piano. Trong những năm 50, ông chơi toàn bộ piano concerto của Beethoven và nhận hai hợp đồng lớn. Ông thu âm với rất nhiều nhạc trưởng khác nhau, và những bản thu âm này được đánh giá là chuẩn mực. Trong đó đáng chú ý nhất là bản thu âm cùng nhạc trưởng George Szell và Cleveland Orchestra do EMI Classics phát hành. Tạp chí “Piano” của Anh đã gọi đây là những bản thu bất tử.

    Cái tên Gilels, không còn nghi ngờ gì nữa đã thực sự trở thành một trong những cái tên đáng kính nhất của nền âm nhạc Xôviết. Năm 1958, ông là Trưởng ban giám khảo (bộ môn piano) của cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Tchaikovsky lần đầu tiên được tổ chức tại Moscow. Và cùng với người bạn, người đồng nghiệp thân thiết Sviatoslav Richter, Gilels đã dũng cảm đứng về phía sự thật, đi ngược lại mong muốn của một số thành viên khác trong ban giám khảo cũng như chính quyền Xôviết là để một nghệ sĩ Liên Xô giành giải nhất. Bằng sự công tâm, chính trực của một nghệ sĩ đích thực, Gilels đã góp phần giành giải nhất về cho người xứng đáng với nó: pianist người Mĩ Van Cliburn bắt chấp cuộc chiến tranh lạnh đang leo thang.

    Ông từng vinh dự được nhận các giải thưởng danh giá như giải Stalin năm 1946, Huân chương Lenin các năm 1961 và 1966, và giải thưởng Lenin năm 1962. Năm 1954 ông được nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân Xôviết, và năm 1976 – danh hiệu Anh hùng lao động Liên Xô. Ông là Viện sĩ danh dự của Viện âm nhạc hoàng gia Anh quốc, Viện hàn lâm Quốc gia “Santa Cecilia” (Rome), Viện âm nhạc quốc gia Liszt (Budapest).

    Gilels vô cùng nổi tiếng với kĩ thuật điêu luyện và phong cách bốc lửa. Dù các tác phẩm nhạc cổ điển Đức - Áo, đặc biệt là Beethoven, Johannes Brahms và Schumann luôn là đỉnh cao trong sự nghiệp của Gilels, nhưng ông cũng toả sáng với Scarlatti, Bach và các tác giả cổ điển cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 như Claude Debussy, Bela Bartók và Prokofiev. Năm 1958, Gilels tiến hành ghi âm piano concerto số 2 giọng Si giáng trưởng, Op. 83 của Brahms cùng Reiner và Chicago Symphony Orchestra và đây được coi là bản thu âm hay nhất nước Mĩ năm đó. Năm 1972, Gilels cùng nhạc trưởng người Đức Eugene Jochum và Berlin Philharmonic ghi âm cả 2 piano concerto của Brahms cho Deutsche Grammophon và trong một cuộc phỏng vấn một năm trước khi Jochum qua đời, ông cho biết bản thu trên là đĩa nhạc tốt nhất trong cuộc đời hoạt động âm nhạc lâu dài và nhiều đỉnh cao của mình. Và nếu chúng ta biết được rằng vai trò của dàn nhạc và nhạc trưởng trong concerto “chỉ là” đệm cho soloist thì ta mới nhận thức được rằng Gilels đã xuất sắc như thế nào.

    Gilels được coi là một trong những nghệ sĩ piano suất sắc nhất mọi thời đại. Danh mục các tác phẩm mà ông biểu diễn vô cùng rộng lớn, bao gồm gần như toàn bộ các tác phẩm dành cho piano từ Bach và Scarlatti cho đến các nhạc sĩ thế kỷ 20. Các đỉnh cao về trình diễn có thể kể các nhạc phẩm của Liszt, đặc biệt bản âm các fantasia theo chủ đề từ opera “La nozze di Figaro” (Mozart) S. 697 hay Rhapsodie espagnole, S. 254 được coi như một sự kiện gây chấn động. Sau khi chứng kiến Gilels biểu diễn Rhapsodie espagnole tại Grand Hall của Leningrad Philharmonic Society, nghệ sĩ piano Valery Afanassiev đã thốt lên: “Tôi chưa bao giờ nghe thấy một âm thanh mạnh mẽ đến như vậy ở bất cứ nhà hát nào. Ngay cả Berlin Philharmonic dưới đũa chỉ huy của Herbert von Karjajan cũng không thể”. Ngoài ra Gilels cũng được đánh giá rất cao khi biểu diễn các nhạc phẩm của Camille Saint-Saens, Debussy, Ravel, Tchaikovsky, Rachmaninov, Alexander Scriabin, Prokofiev, Dmitri Shostakovich và Feinberg. Ông từng biểu diễn và ghi âm các tác phẩm của Dmitri Kabalevsky, Frānsisa Pulenka, Pancho Vladigerov. Chiếm vị trí đặc biệt trong danh mục các tác phẩm ông biểu diễn là Beethoven, những năm cuối đời ông thực hiện ghi âm tất cả các piano sonata của Beethoven, nhưng đáng tiếc đã không kịp thực hiện trọn vẹn dự định của mình. Đối với Evgeny Kissin, Gilels là một trong 3 nghệ sĩ piano trình diễn hay nhất các tác phẩm của Beethoven cùng với Arthur Schnabel và Wilhelm Kempff.

    Hình ảnh Emil Gilels sẽ còn ở mãi trong tiềm thức của tất cả những người yêu nhạc cổ điển với tư cách là một trong những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất mọi thời đại.

    Nguồn: Tykva và Apomethe (tổng hợp) - Nhaccodien.info

    XX giới thiệu album Gilels chơi concerto số 1 của Tchaikovsky, XX mê vô cùng bản nhạc này...xin mời các bác cho thêm thông tin về tác phẩm này với :-D

    [​IMG]

    Download (Loseless, cover included)

    http://www.mediafire.com/?yndxrecjbzz
    http://www.mediafire.com/?hbdccmxgzyj
    http://www.mediafire.com/?ssv9cgzzwmu
    http://www.mediafire.com/?mdxlnyttiny

    Hehe :-D
     
    Tags:
  2. ttanh

    ttanh Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    3.460
    Likes Received:
    42
    Location:
    hanoi
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    cám ơn bác thật to, em đang down, hy vọng bác up thêm nhiều album nữa ạ
     
  3. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    cám ơn bác thật to, em đang down, hy vọng bác up thêm nhiều album nữa ạ
     
  4. Secky

    Secky Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.008
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    Em nghe Concerto này với nhiều người trình bày rồi, ví dụ như Evgeni Kissin (Karajan conductor), Michael Rudi (Maris Janson conductor), Andre Watts (Bernstein conductor), Van Clinburn, Giles và một số pianist kém nổi tiếng khác.
    Bản của Giles em chưa nghiên cứu kỹ lắm nhưng đến nay em thích Kissin chơi concertor này vì tiếng đàn trẻ trung trong sáng của cậu ấy (Kissin ít tuổi hơn em).
    Em đã nghe kỹ Giles chơi sonata của Bettoven, cảm giác là không thích. Giles có lẽ không hợp với Bett.
    Tiếng đàn của Giles hoa mỹ, lung linh như pha lê, phóng khoáng, thậm chí theo em nhiều khi hơi "mầu mè". Có lẽ Giles hợp với List hơn với Bett.
    Vài lời vậy, nếu em sai chắc cũng vì nghe Giles chưa nhiều.
     
  5. Apomethe

    Apomethe Advanced Member

    Joined:
    3/3/06
    Messages:
    51
    Likes Received:
    3
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    Cái Tchakovsky No. 1 em thích nhất là bản của Richter.
    Còn Gilels chơi sonata của Beethoven em nghĩ là hay đấy chứ. Có lẽ ít ai chơi Moonlight được như Gilels
     
  6. Secky

    Secky Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.008
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    Em thích Brendel chơi Bett, em có trọn bộ sonata của ông này chơi Bett, 10 CD. Theo em, Giles chơi rất có nhạc cảm nhưng với các sonata của Bett, em nghĩ cần có chất duy lý trong đó.
    Nếu thấy Richter chơi em cũng sẽ mua ngay bản Concerto số 1 của Tchaicovsky, thank bác về thông tin này.
     
  7. dlamtv

    dlamtv Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    221
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    Bản này em thấy Martha Argerich chơi cũng hay lắm đó, ngoài ra còn Earl Wild nữa.
    Em cũng đồng quan điểm với bác Secky.
    Mà mỗi người chơi một kiểu, cũng như là tài nghệ nấu ăn, có cùng nguyên liệu đấy, mỗi người có cách riêng chẳng thể nói là ai hơn ai đâu ợ.
     
  8. SNAKE-K

    SNAKE-K Approved Member

    Joined:
    24/5/06
    Messages:
    6
    Likes Received:
    0
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    Chào các bác. Các bác cho em hỏi ty.
    Em đã download được hết các file rùi nhưng khi em ghi ra đĩa thì nó báo như thế này:

    Finished processing file #1.
    Finished processing file #2.
    Finished processing file #3.
    Finished processing file #4.
    Finished processing file #5.
    Finished processing file #6.
    Finished processing file #7.
    Finished processing file #8.
    Finished processing file #9.
    Finished processing file #10.
    Finished processing file #11.
    Finished processing file #12.
    Finished processing file #13.
    Finished processing file #14.
    Finished processing file #15.
    Finished processing file #16.
    Finished processing file #17.
    Finished processing file #18.
    Finished processing file #19.
    ERROR:
    ERROR: Cannot open audio file "D:/burrrn_temp/01_Gilels, Reiner, Chicago SO - Tchaikovsky Piano Concerto No. 1 etc..wav": Invalid request code
    ERROR: C:\Program Files\Burrrn\burrrn.toc:91: Cannot determine length of track data specification.
    Như vậy file em download bi lỗi hay chương trình burrrn của em bi lỗi hay do cái gì bị lỗi mong các bác chỉ giùm em với.
    Thank các bác nhiều nhiều :)
     
  9. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    Hehe, có khi XX cũng bị như thế, và cũng chẳng hiểu sao, XX cứ copy toàn bộ thư mục chứa loseless đấy sang 1 ổ đĩa khác, rồi burrrn lại thì OK :-D
     
  10. SNAKE-K

    SNAKE-K Approved Member

    Joined:
    24/5/06
    Messages:
    6
    Likes Received:
    0
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    :) Em cũng làm như bác, em chuyển hẳn sang máy khác để burrrn nhưng cũng vẫn bị như thế :)
     
  11. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    Tiếp theo là nghệ sĩ Piano của Ý, ông này XX rất thích nghe

    Pollini, Maurizio
    1942 -

    [​IMG]
    "Một tài năng kỹ thuật siêu phàm chứa đựng sâu sắc những chất thơ
    đẹp tinh tế và truyền cảm" - BBC Music Magazine, London, 7/2005



    Maurizio Pollini sinh ngày 5 tháng 1 năm 1942 ở thành phố Milan xinh đẹp. Bố của Maurizio là kiến trúc sư Gino Pollini, một trong những đại diện hàng đầu của chủ nghĩa duy lí (rationalism) Italia và cũng là một nghệ sĩ violin tài giỏi. Nhưng mẹ của Maurizio, Renata Melotti học piano và thanh nhạc và là em gái của nhà điêu khắc nổi tiếng Fausto Melotti, mới được coi là người có ảnh hưởng quyết định đến con trai. Năm 1948, Maurizio bắt đầu học piano với với Carlo Lonati. Trong những năm 1955 - 1959 anh tiếp tục theo học bậc thầy Carlo Vidusso và năm 1958 bắt đầu học sáng tác với Bruno Bettinelli. Cho đến bây giờ, tên tuổi của hai nhà sư phạm Lonati và Vidusso vẫn được nhắc đến khá nhiều. Nguyên nhân chính là bởi vì họ đã từng dạy người học trò Maurizio Pollini - một trong những nghệ sĩ dương cầm lớn nhất của thế kỷ 20.

    Âm nhạc mà Pollini trình diễn bao quát từ những kiệt tác của Johann Sebastian Bach cho đến cả các tác phẩm đương đại mang tính táo bạo nhất. Ông đã chơi toàn bộ các piano sonata kinh điển của Ludwig van Beethoven tại nhà hát Carnegie Hall ở New York, La Scala ở Milan, Musikverein ở Vienna, Philharmonie ở Berlin, Salle Pleyel ở Paris và Royal Festival Hall ở London. Năm 1987, Pollini được trao tặng Kỷ niệm chương Danh dự (Ehrenring/Honorary Ring) của Vienna Philharmonic nhân dịp ông biểu diễn toàn bộ các piano concerto của Beethoven với dàn nhạc này ở Carnegie Hall. Trong những năm sau đó, Pollini cũng nhận thêm những giải thưởng quan trọng như Giải Âm nhạc Ernst-von-Siemens ở Munich năm 1996, giải "Một cuộc đời cho âm nhạc - Arthur Rubinstein" ở Venice năm 1999 và giải "Arturo Benedetti Michelangeli" ở Milan năm 2000.

    Tiếng đàn của Pollini được trau chuốt đến độ chính xác và sắc nét một cách hoàn hảo. Có người cho rằng, tiếng đàn quá trong trẻo của ông có lẽ sẽ bị thiếu đi tính ấm áp mà nhiều tác phẩm của Chopin đòi hỏi. Nhưng đó là phong cách của Pollini, nó làm nên sự diễn đạt Chopin mang tính khác biệt, độc đáo và sáng tạo nên những vẻ đẹp mới, cách cảm nhận mới. Có lẽ Pollini đã nhiều lần cảm thấy miễn cưỡng khi phải để cho dòng cảm xúc tự nhiên hoàn toàn vượt lên trên cái nền tảng âm nhạc, cũng như phải tách một giai điệu ra khỏi phần đệm của nó, để nó trôi tự do. Cách chơi Chopin của Pollini thiên về sự thanh cao, sáng sủa và quý phái. Ông đạt đến sự nghiêm túc cao độ trong từng bản Nocturne, chi tiết, cẩn thận và cố gắng biểu đạt đến cao nhất phạm vi của cảm xúc trong từng ô nhịp nhỏ. Pollini không coi âm nhạc như một thực thể cần phải được diễn giải. Ông muốn âm nhạc tự nói lên chính nó, nhằm giữ nguyên những đặc trưng cơ bản của nó. Tiếng đàn của ông được ví như một sự "cứng rắn dịu dàng", có đủ sự mềm mại để chảy như một dòng nước mùa xuân trong trẻo.

    (trich dan: nhaccodien.info)

    [​IMG]

    XX xin chia sẻ cùng các bác tòan bộ 5 Concerto cho Piano của Beethoven do Pollini chơi cùng Giàn nhạc Berlin (do Claudio Abbado chỉ huy), bộ này khá nặng, gồm 3 CD (gần 800Mb) nhưng rất xứng đáng để nghe :-D

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Download (Loseless)

    http://www.mediafire.com/?5ojynwdvo01
    http://www.mediafire.com/?ugvo5exj5gq
    http://www.mediafire.com/?zcmjnvyxqxm
    http://www.mediafire.com/?ycntl14yby2
    http://www.mediafire.com/?ttvtt9nkzzo
    http://www.mediafire.com/?fzeydnt9m0i
    http://www.mediafire.com/?x9tz4nunzgy
    http://www.mediafire.com/?9lnwd01jry9
     
  12. Yundi

    Yundi Approved Member

    Joined:
    12/6/08
    Messages:
    6
    Likes Received:
    0
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Maurizio Pollini

    Topic này của bác Searchervn "ngủ yên" lâu quá, nhân dịp mới tham gia diễn đàn em xin đóng góp một bài về nghệ sĩ piano Evgeny Kissin:

    KISSIN, EVGENY

    [​IMG]

    “Tất cả nhà hát đều ghi dấu thiên tài này. Một dấu ấn khiến chúng ta
    không thể dùng những ngôn từ hời hợt để nói về nó. Đó là xúc cảm
    ngập tràn, là âm vang, là từng nhịp ngón tay chói lọi và hơn cả là
    năng lực tưởng tượng đầy cảm hứng. Thực sự hấp dẫn, đó chính
    là nghệ thuật biểu diễn piano của Kissin. Âm nhạc của anh luôn tươi
    tắn, ngay cả với những khúc nhạc thân quen nhất; sắc thái ấy gắn với
    từng nốt nhạc anh chơi. Và cuối cùng, thật chậm rãi, chất thơ trong
    dòng cảm xúc của anh toát ra sức cuốn hút, mê hoặc
    đến tận sâu thẳm trong mỗi khán giả trong khán
    phòng” - Tạp chí Times ngày 10 tháng 5 năm 1999

    Mặc dù hệ thống phát hiện, bồi dưỡng và đào tào các tài năng âm nhạc trẻ của Liên Xô luôn được đánh giá rất cao và trên thực tế trong bao năm qua đã cung cấp cho thế giới một số lượng nghệ sĩ rất đáng nể phục nhưng sự xuất hiện của Evgeny Kissin vẫn gây cho chúng ta một sự kinh ngạc thật sự. Evgeny Kissin luôn tỏ ra nổi bật hơn hẳn bất kì một nghệ sĩ piano nào đồng trang lứa. Nhiều nhà phê bình âm nhạc đã so sánh anh với Wolfgang Amadeus Mozart vì tài năng âm nhạc phát triển quá sớm của mình. Chơi piano, đối với Kissin, tự nhiên như hơi thở. Và ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, Evgeny Kissin đã trở thành một cái tên được mong chờ nhất tại mọi phòng hoà nhạc danh tiếng trên khắp thế giới.

    Evgeny Igorevich Kissin sinh ngày 10 tháng 10 năm 1971 tại Moscow trong một gia đình có nguồn gốc Do Thái và bắt đầu đến với âm nhạc bằng việc nghe và sáng tác trên cây đàn piano từ khi mới 11 tháng tuổi. Đến 6 tuổi, anh theo học một trường đặc biệt dành cho trẻ em có năng khiếu âm nhạc, trường Genssin School of Music, Moscow. Nơi đây, anh là sinh viên của Ann Pavvlovna Kantor, người cho đến nay vẫn là giáo viên duy nhất của Kissin.

    Lên 10 tuổi, Kissin lần đầu tiên trình diễn cùng dàn nhạc khi anh chơi Piano concerto số 20 giọng Rê thứ, K. 466 của Mozart cùng Orchestra of Ulyanovsky và anh thực hiện buổi biểu diễn độc tấu đầu tiên của mình ở Moscow một năm sau đó. Harold C. Schonberg - nhà phê bình âm nhạc của New York Times được Vladimir Spivakov mời đến tham dự buổi hoà nhạc của Kissin đã thốt lên: “Cậu bé này có mọi thứ: ngón tay, tiếng đàn và một kĩ năng phi thường trong việc điều khiển tốc độ, tất cả đều tràn đầy âm nhạc. Và đó là một cậu bé mới 12 tuổi”.

    Thế giới bắt đầu chú ý đến Kissin vào tháng 3 năm 1984 khi chỉ mới 13 tuổi anh đã trình diễn hai piano concerto số 1 và 2 của Frederic Chopin tại nhà hát Great Hall of the Moscow Conservatory cùng dàn nhạc Moscow State Philharmonic dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Dimitri Kitaenko. Buổi trình diễn này được hãng Melodya thu âm trực tiếp và một đĩa đôi LP (đĩa nhựa) được phát hành năm sau đó, đây cũng là đĩa nhạc đầu tiên của Kissin (sau này RCA Victor đã mua lại bản quyền phát hành đĩa nhạc này). Suốt 2 năm sau, hàng loạt các buổi trình diễn của Kissin tại Moscow được thu âm trực tiếp và gần 10 đĩa LP của cậu đã được Melodya phát hành.

    Sự xuất hiện lần đầu tiên của Kissin bên ngoài nước Nga là tại Đông Âu năm 1985. Sau đó 1 năm là chuyến lưu diễn đầu tiên của anh tại Nhật Bản và vào năm 1987, Kissin có buổi biểu diễn đầu tiên của mình tại Tây Âu khi anh tham gia Nhạc hội Berlin. Năm 1988 anh có chuyến lưu diễn vòng quanh châu Âu với Moscow Virtuosi và nhạc trưởng Vladimir Spivakov đồng thời trình diễn lần đầu tại London với London Symphony Orchestra dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Valery Gergiev. Tháng 12 năm đó, anh trình diễn bản Piano concerto số 1 của Peter Ilyich Tchaikovsky với nhạc trưởng huyền thoại Herbert von Karajan và Berlin Philharmonic tại một buổi biểu diễn mừng năm mới, chương trình được truyền trực tiếp trên toàn thế giới. Buổi biểu diễn này được lặp lại năm sau đó tại nhạc hội Salzburg Easter. Các bản thu âm và ghi hình của buổi biểu diễn chào mừng năm mới đó đều được Deutsche Grammophon phát hành. Sau khi nghe đĩa nhạc này, Schonberg đã nói: “Một nghệ sĩ piano trẻ đầy lãng mạn trên nền tảng truyền thống của nước Nga”.

    Kissin xuất hiện lần đầu trong buổi hoà nhạc BBC Promenade Concert của BBC tại London năm 1990. Và vào ngày 20 tháng 9 năm 1990 anh trình diễn lần đầu tiên tại Bắc Mĩ. Kissin đã chơi hai bản concerto cho piano của Chopin với New York Philharmonic do nhạc trưởng Zubin Mehta chỉ huy tại Avery Fisher Hall, New York. Tuần kế tiếp, ngày 30 tháng 9 năm 1990, anh mở màn mùa diễn kỉ niệm 100 năm của Carnegie Hall bằng buổi trình diễn độc tấu lần đầu tiên tại đây. Trong chương trình Kissin trình tấu các tác phẩm của Robert Schumann, Sergei Prokofiev, Franz Liszt và Chopin. Chương trình này đã diễn ra thực sự ngoạn mục và được hãng RCA Victor thu âm.

    Các giải thưởng và danh hiệu dành cho nghệ sĩ trên khắp thế giới hầu như đều được dành cho Kissin. Năm 1987 anh nhận giải Crystal của Osaka Symphony Hall cho buổi trình diễn xuất sắc nhất năm 1986 (lần trình diễn đầu tiên của Kissin tại Nhật Bản). Năm 1991 anh nhận giải thưởng Nhạc sĩ của năm từ học viện âm nhạc Chigiana Siena, Italy. Anh là khách mời đặc biệt trong lễ trao giải Grammy năm 1992, buổi biểu diễn được truyền trực tiếp ước tính trên 1 tỉ khán thính giả, và năm 1995 anh trở thành Nghệ sĩ trẻ xuất sắc nhất trong năm của Mĩ. Năm 1997, Kissin nhận giải thưởng uy tín Triumph cho sự đóng góp nổi bật cho văn hoá Nga, một trong những giải thưởng danh giá nhất của Cộng hoà Nga. Anh cũng là người trẻ nhất được nhận giải thưởng này. Anh cũng là nghệ sĩ đầu tiên được mời đến biểu diễn độc tấu trong BBC Promenade Concert 1997, và trong mùa diễn năm 2000, anh là nhạc sĩ độc tấu đầu tiên được mời đến chơi trong các buổi trình diễn Promenade (buổi hoà nhạc mà một bộ phận khán giả phải đứng nghe ở một khu vực không có ghế ngồi). Tháng 5 năm 2001 Kissin nhận bằng tiến sĩ âm nhạc danh dự của trường âm nhạc Manhattan. Vào tháng 2 năm 2006, trong lễ trao giải Grammy lần thứ 48, Kissin giành được giải thưởng dành cho nghệ sĩ độc tấu xuất sắc nhất với đĩa nhạc anh chơi các tác phẩm của Alexander Scriabin, Nicolai Medtner và Igor Stravinsky.

    Trong âm nhạc của Kissin, sự sâu lắng, chất thơ, sự mơ mộng là đặc trưng cho sự thể hiện của anh và tài năng thiên bẩm phi thường đã đặt anh tại vị trí hàng đầu của thế hệ các nghệ sĩ piano trẻ. Anh được ngưỡng mộ trên khắp thế giới và đã làm việc với nhiều nhạc trưởng xuất sắc gồm Claudio Abbado, Vladimir Ashkenazy, Daniel Barenboim, Christoph von Dohnanyi, Sir Colin Davis, Carlo Maria Guilini, James Levine, Lorin Maazel, Seiji Ozawa, Evgeny Svetlanov và Yuri Temirkanov. Anh cũng đã làm việc cùng hầu hết các dàn nhạc giao hưởng lớn trên thế giới. Kissin đều đặn có các chuyến lưu diễn ở Mĩ, Nhật Bản và khắp châu Âu.

    Các bản thu của anh nhận được vô số các giải thưởng, gồm giải Edison Klassiek tại Hà Lan và giải Diapason d'Or cùng Grand Prix của La Nouvelle Academie du Disque Pháp, cùng với các giải thưởng từ các tạp chí âm nhạc khắp trên thế giới. Bản thu âm đầu tiên của anh năm 1988 với RCA Victor là bản piano concerto số 2 giọng Đô thứ, Op. 18 cùng 6 Etude-Tableaux Op. 39 của Sergei Rachmaninov dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Gergiev cùng London Symphony Orchestra. Các bản ghi âm được đánh giá rất cao trong những năm đầu của thiên niên kỉ mới của Kissin là một đĩa gồm các tác phẩm Toccata, Adagio and Fugue giọng Đô trưởng của Johann Sebastian Bach được Ferruccio Busoni chuyển soạn, The Lark của Mikhail Glinka được Mily Balakirev chuyển soạn và Pictures at an Exhibition của Modest Mussorgsky xuất bản năm 2001, và một bản thu Piano sonata số 1 giọng Pha thăng thứ, Op. 11 và Carnaval, Op. 9 của Schumann năm 2002. Bản thu tiếp theo với hãng ghi âm này là đĩa biểu diễn một số tác phẩm dành cho piano độc tấu của Johannes Brahms (tháng 9 năm 2003).

    Trong số các bản thu khác của Kissin cho RCA Victor là hai CD trình diễn các tác phẩm cho piano của Chopin: 4 Ballade, Barcarolle, Berceuse và Scherzo số 4, Op. 54, và tiếp theo gần đây là 24 Preludes Op. 28, Sonata số 2 và Polonaise giọng La giáng trưởng; ngoài ra còn kể đến các đĩa Kreisleriana của Schumann, Chaconne của Bach được Busoni chuyển soạn, Rondo a capriccio cho Piano giọng Son trưởng, Op. 129, Rondo cho Piano giọng Son trưởng, Op. 51 no. 2 của Ludwig van Beethoven; Sonata "ánh trăng" của Beethoven; Những biến tấu trên chủ đề của Paganini của Brahms, Prelude, Choral, Fugue của Cesar Franck và Fantasy, Op. 17 của Schumann, 5 Etudes d'execution transcendante của Liszt.

    Với hãng Deutsche Grammophon, Kissin đã ghi âm (đĩa tiếng và đĩa hình) các đĩa Four Songs của Franz Schubert được Liszt phối lại cho piano, Wanderer Fantasie của Schubert, Seven Pieces, Op. 116 của Brahms, Hungarian Rhapsody No. 12 của Liszt. Với Sony, anh đã ghi âm Sonata số 30 giọng La trưởng, Sonata số 62 giọng Mi giáng trưởng của Joseph Haydn, Sonata giọng La thứ D.784 của Schubert.

    Các bản ghi âm các Piano concerto của Kissin gồm concerto của Schumann với Vienna Philharmonic và nhạc trưởng Giulini (Sony Classical); Các concerto số 2 và số 5 dành cho Piano của Beethoven với Philharmonia Orchestra và nhạc trưởng Levine (Sony Classical); Các concerto số 1 và 3 của Prokofiev với Berlin Philharmonic và nhạc trưởng Abbado (Deutsche Grammophon); Concerto số 3 của Rachmaninov với Boston Symphony Orchestra và nhạc trưởng Ozawa (hãng RCA Red Seal); Các concerto số 12, 20 và bản Rondo giọng Rê trưởng, KV. 382 của Mozart, concerto giọng Đô trưởng của Haydn, Concerto số 1 của Dmitri Shostakovich với Moscow Virtuosi và nhạc trưởng Spivakov (hãng RCA Red Seal); Bản Choral Fantasy của Beethoven với Berlin Philharmonic và nhạc trưởng Abbado (hãng Deutsche Grammophon). Qua những buổi biểu diễn và các bản thu âm, tên tuổi của Kissin ngày càng trở nên nổi tiếng, anh được ca tụng bằng các mĩ từ như: thần đồng, thiên tài, nghệ sĩ xuất chúng… Nhưng bản thân Kissin không hề thích mọi người gọi mình bằng “thiên tài”, anh từng tâm sự với Newsweek: “Trong sự nghiệp của tôi, đã có những thời điểm tôi chơi tồi tệ vì sức nặng của từ “thiên tài”, và để vứt bỏ gánh nặng đó tôi đã đến với âm nhạc của Beethoven. Với những người trẻ tuổi, chơi các tác phẩm thời kì Lãng mạn có lẽ là dễ hơn vì hoàn toàn dựa vào cảm xúc. Còn với Beethoven, sẽ tuyệt diệu hơn nếu bạn dồn hết trí tuệ vào tác phẩm. Và đó là lí do tại sao tôi trở nên già hơn”. Từ năm 2005, Kissin đã mở rộng danh mục biểu diễn của mình bằng cách biểu diễn một số tác phẩm của những nhà soạn nhạc thế kỉ 20 như Arnold Schoenberg và Olivier Messaien.

    Bộ phim tài liệu của Christopher Nupen về Evgeny Kissin mang tên: Quà tặng của âm nhạc (The Gift of Music) vừa được hãng RCA Victor phát hành dưới cả 2 định dạng băng video và đĩa DVD. Trong năm 2005, Kissin cùng với nhạc trưởng - nghệ sĩ piano James Levine biểu diễn các tác phẩm dành cho piano 4 tay của Schubert tại Boston Symphony Hall và 4 ngày sau đó là tại Carnegie Hall, New York. Một trong những đĩa nhạc mới nhất của Kissin được phát hành chính là đĩa ghi âm lại chương trình diễn ra tại Carnegie Hall. Và trong năm 2007, Kissin đã có bản thu âm đầu tiên của mình với EMI Classics. Trong đĩa nhạc này, Kissin đã trình diễn piano concerto của Schumann và piano concerto số 24 của Mozart dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Sir Colin Davis và London Symphony Orchestra.

    Basten (tổng hợp) - Nhaccodien.info

    Và dưới đây là bản thu huyền thoại của Evgeny Kissin, mời pà kon thưởng thức:

    [​IMG]

    Format: Lossless

    * Composer: Frederic Chopin
    * Conductor: Dmitri Kitayenko
    * Orchestra: Moscow Philharmonic Orchestra
    * Performer: Evgeny Kissin

    Download:

    Part 1: http://www.mediafire.com/?ldczxmw1191
    Part 2: http://www.mediafire.com/?eo1mnomtjyx
    Part 3: http://www.mediafire.com/?e2q4z99yzia
    Part 4: http://www.mediafire.com/?amtizc1ulzy
    Part 5: http://www.mediafire.com/?g4bhl0edzgw
    Part 6: http://www.mediafire.com/?lyir3dzglxx
     
  13. dlamtv

    dlamtv Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    221
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Maurizio Pollini

    EVGENY KISSIN Một nghệ sỹ công huân của Nga ngang tầm thế giới.
    Em cũng thích nghe tiếng đàn của đồng chí này ( bằng tuổi em đấy)
    Cái CD trên là hình của buổi biểu diễn năm 1984 thì phải ( lúc này cậu bé Kissin mới có 13 tuổi)
    Đúng là nhân tài không đợi tuổi.
    Em đang lùng mua Lp của nghệ sỹ này, bác nào có san sẻ cho em đi.
     
  14. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - EVGENY KISSIN'

    Hehe, cám ơn bác Yundi đã giới thiệu thêm 1 nghệ sĩ piano mà XX lâu nay vẫn thích thú. Tiếng đàn của Kissin đúng như bác đã nói, nhiều chất thơ, như tâm hồn người Nga thời ấy, XX rất hay đọc các tác phẩm của Nga: Đất Vỡ Hoang, Tuyết Bỏng, Bên Bờ Sông Hoang Vắng...nhiều lắm, thì XX thấy rằng cho dù là chủ đề gì đi nữa, người Nga vẫn lãng mạn, thi vị hóa lên, chứ không đau khổ, quằn quại...:-D

    [​IMG]

    Như XX đọc Đất Vỡ Hoang, trong đó nói về công cuộc xây dựng Nông Trang ở Nga, thời ấy vô cùng khắc nghiệt, lại có sự phá hoại của bọn Kulắc, Sa Hoàng cũ....nhưng tác giả (SôLôKhốp thì phải :-D) đã thi vị hóa câu chuyện bằng cách đưa nhân vật lão Suka vào, thật hóm hỉnh xuyên suốt 2 tập của tiểu thuyết...và như một văn sỹ người Nga đã từng nói "Cho dù quá khứ có đau khổ gì nữa, người ta vẫn sẽ nhìn lại bằng một nụ cười". Hay người Trung Quốc cũng có đôi câu (XX chỉ nhớ đại khái thôi)

    Cuộc đời như thể Phù Vân
    Can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười​


    Và có những khi nào thấy chán nản, buồn bực thì XX lại mở Kissin lên (tất nhiên, có khi cũng mở ông khác :-D) và gặm nhấm tiếng đàn tự nhiên, trong sáng của Đất Nước Nga này....

    [​IMG]
     
  15. yeuamnhacbvnt

    yeuamnhacbvnt Advanced Member

    Joined:
    5/11/06
    Messages:
    826
    Likes Received:
    14
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - EVGENY KISSIN'

    Cảm ơn bác searchervn có topic này để anh em hiểu thêm về Piano, em được biết có 1 nghệ sĩ cũng thời với Đặng Thái Sơn là IVO, hôm vừa rồi em được nghe tiếng đàn của ông hay quá, bác có thể giới thiệu một vài thông tin và các chương trình của ông được không?
     
  16. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - EVGENY KISSIN'

    XX cũng chỉ nghe là chính, còn thông tin thì cũng tìm kiếm trên các diễn đàn, đặc biệt là vào nhaccodien.info có rất đầy đủ thông tin về tác giả, tác phẩm, nghệ sĩ, và đã được các bác bên ấy Việt hóa nên rất dễ tham khảo :-D (Bravo)

    Ivo Pogorelich là người Crostia, sinh năm 1958, cùng tham gia cuộc thi Chopin với bác Đặng Thái Sơn năm 1980, nhưng đã bị loại ở vòng 3. Điều này đã làm bà Martha Argerich là thành viên BGK đã bỏ về, vì theo bà thì Ivo là xứng đáng được vào vòng tiếp theo. Nhiều người cho rằng, Ivo chơi Chopin thì lại thích thể hiện cái "tôi" của mình vào tác phẩm nên không được ưa chuộng. Thế nhưng chính việc Ivo bị loại và bà Martha rời bỏ BGK đã làm Ivo trở nên nổi tiếng hơn :-D

    [​IMG]

    Năm 1981, Ivo đã có buổi ra mắt tại Mỹ ở Nhà Hòa Nhạc New York's Carnegie Hall. Năm 1988 Ivo trở thành "Đại Sứ Thiện Chí" của UNESCO.

    [​IMG]

    XX cũng có vài album của Ivo (CD thôi), nhưng xin chia sẻ là cũng chưa thích ông này lắm. Có lẽ không tránh khỏi là do nghe đại cao thủ nhiều quá, nên ..., mong các bác bỏ quá cho :-D
     
  17. Yundi

    Yundi Approved Member

    Joined:
    12/6/08
    Messages:
    6
    Likes Received:
    0
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - EVGENY KISSIN'

    Ivo Pogorelich được mệnh danh là "phù thủy" của cây đàn piano. Mời các bác thưởng thức 6 Moment musicals nổi tiếng của Rachmaninov do Pogorelich chơi. Em up theo track và đều là file FLAC:

    01 Andantino in B flat minor:
    http://www.mediafire.com/?jzvwydxjqsn

    02 Allegretto in E flat minor:
    http://www.mediafire.com/?dxhbndutzzw

    03 Andante Cantabile in B minor:
    http://www.mediafire.com/?dmjljhxtzml

    04 Presto in E minor:
    http://www.mediafire.com/?d22t3ace9y7

    05 Adagio sostenuto in D flat major:
    http://www.mediafire.com/?yfjjxnncent

    06 Maestoso in C major:
    http://www.mediafire.com/?mfcmznmey9z
     
  18. yeuamnhacbvnt

    yeuamnhacbvnt Advanced Member

    Joined:
    5/11/06
    Messages:
    826
    Likes Received:
    14
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - EVGENY KISSIN'

    Thế còn nghệ sĩ Rubinstein thì sao ạ? xin Bác cho vài dòng giới thiệu về nghệ sĩ này. Cảm ơn Bác trước.
    Đây là đĩa ông chơi tác phẩm của Chopin:
    http://www.amazon.com/Chopin-Waltzes-No ... B00000GCA8
     
  19. yeuamnhacbvnt

    yeuamnhacbvnt Advanced Member

    Joined:
    5/11/06
    Messages:
    826
    Likes Received:
    14
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - EVGENY KISSIN'

    Theo sự giới thiệu của Bác em đã tìm được bài viết về nghệ sĩ này, em xin post lại ở đây để mọi người cùng đọc

    Rubinstein

    "Trên sân khấu tôi luôn luôn thay đổi, đó là một yếu tố táo bạo cần thiết của một tài năng lớn. Những nghệ sĩ trẻ hiện nay quá cẩn thận, họ biểu diễn vì túi tiền của họ thay vì trái tim” - Arthur Rubinstein
    Kể từ khi ông qua đời tại Thụy Sĩ năm 1982 ở tuổi 95, sự nghiệp âm nhạc và những phẩm chất cao đẹp ở con người Arthur Rubinstein đã được những nhà phê bình âm nhạc đánh giá lại. Sự đánh giá lại này có lẽ cũng là một kết quả thường gặp ở những người nổi tiếng và dù cho có sự tham gia của một số kẻ cố tình muốn hạ thấp ông, Rubinstein vẫn được coi là nghệ sĩ biểu diễn Chopin xuất sắc nhất của thế kỉ. Đó có lẽ là một sự tưởng thưởng xứng đáng dành cho ông nhưng trên thực tế, ông chỉ được nhận danh hiệu này khi đã cao tuổi và đó là sự nỗ lực, không ngừng phấn đấu trong cả cuộc đời. Những năm đầu thế kỉ 20, khi ông lần đầu biểu diễn các tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài này, Rubinstein đã bị những nhà phê bình đương thời chê rằng chơi Chopin quá khô khan, lệ thuộc nhiều vào tổng phổ và thiếu chất thơ. Những lời phê bình này cũng nhằm vào cả Ferruccio Busoni, Jozef Hofmann và thậm chí cả Sergei Rachmaninov. Tất cả những điều này đã góp phần tạo ra một thế hệ các nghệ sĩ dương cầm mới – những người đã tỉnh táo nhận thức và chia tay với lỗi biểu diễn truyền thống, cổ lỗ mới phát sinh từ sau khi Chopin qua đời. Trên thực tế, bản thân Chopin đã chối bỏ những buổi hòa nhạc của chính mình trong những năm 1830, những buổi biểu diễn với tình trạng thể lực ngày một suy giảm, để kiếm tiền thay cho việc dạy học. Vào cuối thế kỉ 19, những học trò của Chopin vẫn luôn nhớ mãi rằng Rubinstein được miêu tả như một sự “trái ngược truyền thống” – với những đặc điểm: rubato quá thừa thãi, xáo trộn và phóng tác nguyên mẫu. Bất kì sự tự do nào được cho phép, thậm chí được khuyến khích. Và hầu hết những pianist hàng đầu nào thời kì đó như Ignacy Jan Paderewski và Vladimir de Pachmann đều ngại ngùng khi phải sử dụng.

    Arthur Rubinstein sinh ngày 28 tháng 1 năm 1887 tại Lód´z, Ba Lan trong một gia đình có nguồn gốc Do Thái. Khi lên 3 tuổi, cậu bé đã bắt đầu học piano và khi 5 tuổi đã có buổi biểu diễn chính thức đầu tiên. Khi Arthur lên 10, mẹ của cậu đưa cậu đi nghe một buổi hòa nhạc của nghệ sĩ huyền thoại Joseph Joachim đồng thời muốn người nghệ sĩ tài năng này nghe thử con mình chơi đàn. Quá ấn tượng khi nghe Arthur biểu diễn các tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart, Joachim đồng ý trở thành người đỡ đầu cho Arthur. Chấp nhận để con mình theo học tại Berlin, bà mẹ quay trở về Lód´z và đó cũng là lần cuối cùng Rubinstein được sống với gia đình mình.

    Âm nhạc của Frederic Chopin là một phần cơ bản nhất trong di sản văn hóa của Rubinstein, tuy vậy dù là 1 người Ba Lan, Rubinstein lại được đào tạo theo trường phái piano của nổi tiếng của Đức. Sau một vài trải nghiệm bất hạnh với những thầy giáo Ba Lan mà rõ ràng là không tương xứng với tài năng của mình, Rubinstein đã tới Berlin dưới sự bảo trợ của Joachim – một người bạn thân thiết của Johannes Brahms. Joachim đã giới thiệu cậu với Heinrich Barth, một trong những nhà sư phạm nổi tiếng nhất của Berlin thời kì này mà một trong những học trò ưu tú nhất của ông là Wilhelm Kempff. Tuy nhiên, mối quan hệ thầy trò thật khó để nói là thân ái. Barth cố gắng trong việc sắp đặt lại nền tảng kĩ thuật vốn đã rất vững và phong cách biểu diễn đầy lí trí của chàng trai trẻ nhưng Rubinstein chống đối lại sự cố chấp của Barth. Với tư tưởng chống đối sẵn có cộng với tính kỉ luật đến mức hà khắc của ông thầy người Đức đã khiến Rubinstein từ chối công việc trau dồi kĩ thuật buồn tẻ nhưng vô cùng cần thiết này. Dù rằng có sự khác nhau đó, năm 1899 là năm đầu tiên trong sự nghiệp biểu diễn chuyên nghiệp của Rubinstein, cậu bé có buổi ra mắt rất thành công tại Great Hall of the Berlin Hochschule (Beethoven Saal) với Berlin Philharmonic. Trong chương trình này Rubinstein đã biểu diễn những tác phẩm của Mozart, Chopin và Robert Schumann cũng như Piano concerto số 2 giọng Son thứ, Op. 22 của Camille Saint-Saëns – tác phẩm mà cậu sẽ chơi trong suốt cuộc đời mình. Quá ấn tượng với những gì mà Rubinstein đã thể hiện, một nhà phê bình đã viết: “Cậu bé chơi mọi thứ, nhưng không phải là 1 thần đồng mà là một nghệ sĩ thực thụ, một người đã trưởng thành”. Buổi biểu diễn diễn ra dưới con mắt dò xét của Joachim và ông đã tỏ ra rất mãn nguyện. Và sau 6 năm không hạnh phúc dưới bàn tay của Heinrich Barth, năm 1903 Rubinstein rời Berlin trở về Ba Lan. Kể từ đó trở đi, cậu bé đã hoàn toàn tự lập.

    Năm 1913, khi 16 tuổi, sau một thời gian học với nghệ sĩ bậc thầy Paderewski, chàng trai trẻ chuyển tới Paris với ước mong được học thêm nữa và tại đây Rubinstein có những buổi gặp gỡ với Paul Dukas và Maurice Ravel. Cũng trong thời gian này, anh đã chơi Piano concerto số 2 của Saint-Saëns cho chính tác giả nghe và Saint-Saëns đã dành tặng cho cậu bé những lời ngợi khen tốt đẹp nhất. Trong những năm tiếp theo, Rubinstein tiếp tục có hàng loạt những buổi biểu diễn tại Paris cũng như tại nhiều thành phố khác tại châu Âu và giành được rất nhiều thiện cảm của giới phê bình cũng như của công chúng. Năm 1906, Rubinstein đến New York và có buổi biểu diễn đầu tiên tại Carnegie Hall. Dù rằng sự đón tiếp tại Mĩ khá lạnh nhạt nhưng anh cũng hoàn thành 75 buổi hòa nhạc như kế hoạch ban đầu đã đề ra. Dù vậy thì đây không hẳn là một sự thành công. Công chúng thì rất hài lòng nhưng giới phê bình thì lại tỏ ra thờ ơ. Sau này Rubinstein bình thản ngồi đúc kết lại: “Tôi không là một thần đồng nữa và cũng không phải là một nghệ sĩ đã trưởng thành. Những nhà phê bình đã tỏ ra nghiêm khắc, thậm chí là quá nghiêm khắc. Tôi đã nghĩ rằng tôi đã vĩnh viễn mất nước Mĩ”. Anh quay trở về Paris, tiếp tục miệt mài tập đàn trong 4 năm, trong khoảng thời gian này, Rubinstein không biểu diễn một buổi nào. Đây là thời kì dông bão trong cuộc đời của Rubinstein, cuộc sống thì nghèo túng và đôi khi anh còn không có chỗ để cư trú nhưng bù lại là anh được sống trong một môi trường hội tụ những tinh hoa của châu Âu thời bấy giờ. Anh cũng may mắn trở thành bạn của nhạc trưởng Serge Koussevitzky và nhạc sĩ Igor Stravinsky.

    Cuối cùng thì Rubinstein cũng giành được một chỗ đứng tại Paris trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra và trở thành người tiên phong trong việc biểu diễn các tác phẩm dành cho piano của những nhà soạn nhạc như Manuel de Falla, Claude Debussy, Ravel, Stravinsky và Karol Szymanowski – nhạc sĩ mà sau này Rubinstein gần như quên lãng. Rubinstein xuất hiện đầy thành công tại Berlin vào năm 1910 và sau đó là chuyến lưu diễn tại Moscow và Saint Peterburg cùng Serge Koussevitzky.

    Sau một loạt những buổi biểu diễn đầy ấn tượng tại Áo, Italy và Nga, Rubinstein có buổi ra mắt tại Bechstein (bây giờ là Wigmore) Hall, London năm 1912 và từ đó anh chủ yếu sống tại đây trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi chiến tranh xảy ra, Rubinstein trở thành phiên dịch viên trong quân đội (anh sử dụng thành thạo 8 ngoại ngữ) nhưng vẫn tham gia đệm đàn cho Eugene Ysaÿe trong một số buổi hòa nhạc. Sau đó anh chuyển tới Paris và tham gia trong Quân đoàn Ba Lan (Polish Legion). Đã nhiều lần đối mặt với tử thần nhưng thật may mắn cho chúng ta là thần may mắn đã can thiệp và kết thúc cuộc chiến tranh, Rubinstein đã trở về yên lành. Quân đoàn bị giải tán và anh trở về London và chuẩn bị cho một loạt các buổi hòa nhạc tại Tây Ban Nha. Chuyến lưu diễn này đã trở thành một mốc son trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Rubinstein. Anh đã thực sự trưởng thành và tiếng đàn đã tràn đầy cảm xúc hơn hẳn hồi ở Carnegie Hall, khán giả đã say mê thưởng thức các buổi biểu diễn của Rubinstein. Trong thời gian ở đây, Rubinstein học tiếng Tây Ban Nha và chơi nhiều các tác phẩm của những nhạc sĩ bản xứ như Manuel de Falla, Isaac Albéniz và Enrique Granados. Tiếng đàn của Rubinstein không trầm tĩnh, khoan thai như cách chơi truyền thống mà bùng nổ, dữ dội, phóng túng. Đó là tiếng đàn tràn đầy cảm xúc và toát ra một thứ ma lực khiến khán giả không thể không im lặng lắng nghe, điều này có lẽ đáng chú ý hơn là kĩ thuật đáng nể của anh. Rời đất nước Tây Ban Nha, Rubinstein đến Nam Mĩ – nơi có những nét văn hóa tương đồng. Những buổi biểu diễn tại đây giúp anh có thêm nhiều tiền cũng như sự cam đảm cho một cuộc chinh phục những khán giả khó tính nhất tại châu Âu. Anh trở lại châu Âu năm 1916 và tổ chức hơn 100 buổi recital và lặp lại thành công như đã từng có tại Nam Mĩ, thời gian này Rubinstein vẫn trung thành với các tác giả như Granados, Albeniz, Heitor Villa-Lobos và đặc biệt là de Falla. Sau này nhìn lại, Rubinstein đánh giá rằng các buổi biểu diễn này vẫn còn nhiều nốt nhạc chưa được như ý nhưng với những khán giả Tây Ban Nha và Nam Mĩ, cái hồn của tác phẩm quan trọng hơn sự chính xác của kĩ thuật.

    Những năm 1920, Rubinstein đã thiết lập vững chắc danh tiếng của mình trong những buổi hòa nhạc quốc tế và năm 1924 được "Modern Music and Musicians" miêu tả như “một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất của thời đại chúng ta” nhưng khi đó, ông chưa có được một bản thu âm nào. Công nghệ thu âm cũ kĩ không thể truyền tải được đầy đủ âm thanh trong trẻo, ngọt ngào của cây đàn piano cho đến khi công nghệ ghi âm bằng điện ra đời năm 1925. Đến lúc này, rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có Rubinstein, mới bắt đầu tiến hành những bản thu âm đầu tiên của mình. Những bản thu của Rubinstein trước năm 1935 khắc họa rõ nét tâm hồn và bản chất con người ông, dù rằng với sự phán xét nghiêm khắc thì đôi lúc có những chỗ sai lầm khó tha thứ được. Bản thu âm đầu tiên của ông là với Bacarolle của Chopin vào năm 1928. Tạp chí Gramophone đã phàn nàn: “nghệ sĩ piano đã hoàn toàn phá hủy tác phẩm với tất cả những đoạn rubato không cần thiết”. Tuy nhiên đó chỉ một trong số ít ỏi những lời chê trách trong suốt sự nghiệp hơn 50 năm ghi âm của ông.

    Một lần ở Paris, Rubinstein lại phải sống trong sự khủng hoảng mà ông từng có như hồi trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Với những người bạn, Jean Cocteau và Pablo Picasso, ông thích một cuộc sống tự do, phóng túng theo đúng phong cách nghệ sĩ nhưng rồi dần dần cảm thấy bế tắc. Điều này chỉ được giải tỏa khi ông 40 tuổi và quyết định chọn một cuộc sống ổn định. Thời điểm đó là lúc ông gặp con gái của nhạc trưởng nổi tiếng người Ba Lan Emil Mlynarski. Bất chấp việc Nela Mlynarski kém Rubinstein gần 20 tuổi, họ vẫn quyết định cưới nhau vào năm 1932 tại London. Hơn bất kì điều gì, mối quan hệ này và việc bắt đầu có một gia đình đã khiến Rubinstein phải nghĩ đến việc chơi đàn một cách nghiêm túc hơn. Ngay sau khi đứa con đầu lòng của họ ra đời, Rubinstein thuê một điền trang nhỏ và lao vào tập luyện 12 đến 16 giờ đồng hồ một ngày.

    Trong những năm tháng mà Rubinstein rời xa cái vali của mình, trình độ kĩ thuật siêu việt của những nghệ sĩ piano trẻ hơn, ví dụ như Vladimir Horowitz đã chiếm trọn tâm trí công chúng và đẩy Rubinstein về phía sau. Ông tự hỏi: “Liệu người ta có đồn đại về tôi rằng tôi có thể trở thành một nghệ sĩ piano vĩ đại? Liệu đây có phải là thứ tài sản mà tôi có thể để lại cho vợ con tôi?”. Rubinstein rút lui khỏi các chương trình hòa nhạc và âm thầm tập luyện một cách điên cuồng nhằm hoàn thiện kĩ thuật chơi đàn và khi ông trở lại vào năm 1935, Rubinstein nhận được sự tán thưởng của nhà phê bình nguời Mĩ Harold Schonberg: “người khổng lồ đã trở lại”. Năm tiếp theo, ông đến biểu diễn tại châu Âu, lần đầu kể từ năm 1929 và trở thành một trong những nghệ sĩ được hâm mộ nhất. Quân đội Hiller tiến vào Paris năm 1940 và Rubinstein cùng gia đình phải đến Mĩ sinh sống, ông nhập quốc tịch Mĩ năm 1946. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông đã trở thành một trong những nghệ sĩ piano nổi tiếng nhất, một người khác chính là Horowitz nhưng Horowitz với tính khí kì quặc của mình đã rời xa sân khấu trong vòng 12 năm (từ 1953 đến 1965) còn Rubinstein thì không bao giờ làm như vậy.

    Rubinstein trở lại Ba Lan vào năm 1958, sau 20 năm trời, ông đã khóc trước khán giả Warsaw và trở thành người thứ 2 tại đây giành được sự nhất trí tung hô của công chúng (người đầu tiên là Paderewski).

    Tháng 5 năm 1964, Rubinstein có mặt trong buổi lễ ra mắt Arthur Rubinstein Chair of Music tại Hebrew University, Jerusalem. Ông cũng để lại toàn bộ số tiền có được từ những buổi recital tại Israel cho đất nước này. Một lần nữa, năm 1974, nhà nước Israel lại dành cho ông một vinh dự khi lấy tên ông đặt cho một cuộc thi piano: Arthur Rubinstein International Piano Master Competition. Năm 1977, Rubinstein được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ nhưng vì ông không mang quốc tịch Anh nên trên các văn bản, trước tên ông không đề Sir mà chỉ đề KBE (Honorary Knight of the British Empire).

    Thật là lạ thường và kì diệu khi ở độ tuổi 70 và 80, Rubinstein thường xuyên biểu diễn cả 2 piano concerto của Brahms hoặc 3 piano concerto của Ludwig van Beethoven trong một chương trình. Trong địa hạt hòa tấu, Rubinstein thường xuyên biểu diễn với Jascha Heifetz, Emanuel Feuermann (sau này là Gregor Piatigorsky), Paul Kochinski, Henryk Szeryng và nhóm hòa tấu thính phòng Guarneri Quartet vào những năm 1960 và 1970.

    Trong suốt 4 thập kỉ cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1976, Rubinstein được công nhận là một trong số những nghệ sĩ được kính trọng và yêu mến nhất. Thị giác yếu dần là nguyên nhân chính khiến ông không thể tiếp tục công việc mà ông đã gắn bó trong suốt gần 8 thập kỉ. Bất chấp tuổi cao và sức khỏe suy giảm, Rubinstein vẫn tiếp tục biểu diễn khi đã ngoài 80 tuổi. Kể cả khi thị lực suy giảm đáng kể, ông vẫn đi khắp thế giới để dạy học và truyền đạt kinh nghiệm cho những sinh viên trẻ. Ở tuổi 83, ông cho xuất bản tập 2 cuốn hồi kí: “My Many Years” (tập 1 xuất bản năm 1973 tại London với tiêu đề “My Young Years”). Buổi biểu diễn cuối cùng của Rubinstein diễn ra vào tháng 5 năm 1976 tại Wigmore Hall, London. Ông qua đời tại nhà riêng ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 20 tháng 12 năm 1982 khi 95 tuổi, để lại một di sản khổng lồ với hàng nghìn recital, concert trong cả tư cách nghệ sĩ độc tấu và hòa tấu cùng hơn 200 bản thu âm, trong đó không thể không nói tới toàn bộ các tác phẩm dành cho piano của Frederic Chopin – người nhạc sĩ mà khi ta nhắc đến Rubinstein không thể không nói tới. Theo nguyện vọng của Rubinstein, đúng một năm sau, thi hài ông được di chuyển về Israel và chôn cất tại một cánh rừng – sau này cánh rừng được mang tên ông: “Rừng Rubinstein”.

    Khi còn là một chàng trai trẻ, Rubinstein là nhà vô địch với sự nhiệt thành giới thiệu những tác phẩm của những tác giả đương thời như Szymanowski, Stravinsky, Debussy, Ravel, Francis Poulenc, Sergei Prokofiev cũng như các nhạc sĩ Tây Ban Nha và Nam Mĩ. Nhưng Chopin vẫn là tác giả trung thành của ông, tuy nhiên càng về sau, Chopin đã dần dần bị Brahms thay thế, nhà soạn nhạc người Đức này đã khơi dậy những bản năng mạnh mẽ và thầm kín nhất của Rubinstein. Và cũng không vì vậy mà vầng hào quang của Rubinstein với âm nhạc của Chopin bị phai mờ. Trong tất cả những tác phẩm dành cho đàn piano của Chopin, từ các concerto cho đến Nocturne op. 15 no. 2 (thường được ông biểu diễn như một đoạn encore để khép lại chương trình), dưới những ngón tay tài hoa của người nghệ sĩ thiên tài luôn tràn đầy sự ấm áp, nhiều màu sắc và đẹp một cách rực rỡ, đúng như những gì mà chúng ta luôn nghĩ về Chopin, đó không phải là sự hoàn mĩ về mặt kĩ thuật mà là một tâm hồn đầy cao quý, cháy bỏng và không thể bắt chước được. Ông chơi đàn với một niềm hứng khởi kì lạ, ông yêu cây đàn piano, yêu các tác phẩm mà mình biểu diễn và thôi miên khán giả trên khắp thế giới.

    Nguồn: nhaccodien.info
     
  20. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Emil Gilels

    Anh Secky à, em nghe và rất thích Gilels chơi Concerto số 1 của Chopin.
     
  21. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Ivo Pogorelich

     
  22. yeuamnhacbvnt

    yeuamnhacbvnt Advanced Member

    Joined:
    5/11/06
    Messages:
    826
    Likes Received:
    14
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Ivo Pogorelich

    Em cũng được nghe có 1 danh thủ mới nổi là Lang Lang người trung Quốc, xem anh này chơi như bị lên đồng nhưng tiếng Piano của anh chơi cũng thật tuyệt vời.
    Các Bác thông tin về nghệ sĩ này post lên cho anh em thêm hiểu biết với.
    Đây là clip về anh:
    http://www.youtube.com/watch?v=ru84UVcPHDo
     
  23. Revox

    Revox Advanced Member

    Joined:
    21/11/06
    Messages:
    868
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Ivo Pogorelich

    Em cũng rất thích nghe IVO ( Nhưng thích nghe thôi chứ ko hiểu :lol: :lol: )
     

    Attached Files:

  24. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.532
    Likes Received:
    4.963
    Location:
    Hà Nội
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Ivo Pogorelich

    Cám ơn bác XX chia sẻ nhiều chương tình hay quá.
    chỉ khổ em, download chậm dã man, có khi cả buổi chiều kô xong 1 tệp, hoặc nửa đường gãy gánh. Thành ra nhìn link cứ như Bá Kiến ngó thịt bò, khổ thế :cry:
     
  25. Yundi

    Yundi Approved Member

    Joined:
    12/6/08
    Messages:
    6
    Likes Received:
    0
    Re: Các Nghệ Sĩ Piano Cổ Điển - Ivo Pogorelich

    Tôi không nhớ đoạn văn sau mình đã đọc ở đâu nhưng đại thể thì thế này:
    "Hãy chọn một đêm hè, trăng khuyết, ngồi dưới một khóm tử đinh hương, hít thở cái không khí tịch mịch và ngát hương đó, nghe tiếng họa mi thổn thức giữa đêm thâu, tắm mình trong ánh trăng non thượng tuần…, rồi hãy chơi hay lắng nghe những bản dạ khúc bất hủ của Chopin"
    Dạ khúc (Nocturne) là một thể loại tiểu phẩm trữ tình nhỏ thường dành cho piano độc tấu do nhà soạn nhạc người Ireland John Field sáng tạo ra vào đầu thế kỉ 19 và được Frederic Chopin kế thừa và đưa lên đỉnh cao.
    Khi bác yeuamnhacbvnt hỏi về Rubinstein, tôi đã nghĩ ngay đến các bản Nocturnes của Chopin được Rubinstein trình bày vô cùng xuất sắc (thông tin về nghệ sĩ này đã được trình bày rất đầy đủ ở trên nên tôi ko nhắc lại nữa). Xin giới thiệu đến các bác tuyệt tác này (2 CDs)

    [​IMG]

    Download (Lossless)

    http://www.fileden.com/files/2008/5/5/1 ... .part1.rar

    http://www.fileden.com/files/2008/5/5/1 ... .part2.rar

    http://www.fileden.com/files/2008/5/5/1 ... .part3.rar

    http://www.fileden.com/files/2008/5/5/1 ... .part4.rar

    http://www.fileden.com/files/2008/5/5/1 ... .part5.rar

    http://www.fileden.com/files/2008/6/20/ ... .part6.rar

    http://www.fileden.com/files/2008/6/20/ ... .part7.rar

    (Đây là các link download trực tiếp rất ổn định, các bác không lo bị "nửa đường đứt gánh" như ở mediafire nữa nhé)
     

Share This Page

Loading...