Dàn nhạc giao hưởng

Discussion in 'Âm nhạc' started by caithang, 30/10/06.

  1. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Những bài viết về nhạc giao hưởng của các bác hay quá, giúp hiểu biết thêm rất nhiều.
    Em cũng chỉ thích nghe chứ chưa biết về nhạc giao hưởng nhiều.
    Mong các bác cho vài bài giới thiệu cho em biết về kết cấu 1 dàn nhạc giao hưởng, các cách trình diễn, sắp xếp trong 1 dàn nhạc và nếu có thể các nhạc cụ chủ yếu của 1 dàn nhạc giao hưởng.
    Cám ơn các bác
     
    Tags:
  2. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    Âm thanh của giàn nhạc đại hòa tấu tùy thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp vị trí của các nhạc công trên sân khấu. Mỗi bận trình diễn, các thành viên của giàn nhạc đều có một chỗ ngồi đã được định sẳn. Tùy theo tấu khúc mà giàn nhạc có đầy đủ số nhạc công hay chỉ có một phần mà thôi. Các nhạc cụ cũng tùy thuộc vào bản nhạc, nhất là các nhạc cụ của bộ gõ (percussion). Các nhạc công ngồi theo nhóm, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng, conductor.

    Đứng giữa sân khấu, có khi còn đứng trên cái bục cao là nhạc trưởng. Ai cũng hiểu nhạc trưởng điều khiển giàn nhạc. Nhưng vai trò của người nhạc trưởng còn rộng rãi hơn nhiều . Phải nói nhạc trưởng là linh hồn của giàn nhạc. Ông là người thiết lập chương trình trình diễn cho toàn năm, chọn lựa các bản nhạc trình tấu, chọn lựa những nhạc sĩ để trình diễn các tấu khúc solo với giàn nhạc. Cùng với giám đốc của trung tâm nghệ thuật (sân nhà của giàn nhạc giao hưởng), nhạc trưởng phát huy và chỉ đạo con đường nghệ thuật cho giàn nhạc, và còn cho tỉnh nữa, nếu tỉnh chưa trưởng thành trên mặt âm nhạc. Tất nhiên, vai trò quan trọng của ông là hướng dẫn những buổi thực tập, tìm hiểu sâu xa các bản nhạc, điều khiển giàn nhạc, quyết định các phần kỹ thuật cho bản nhạc, tỷ như những nhạc khí nào tấu vào các đoạn khởi đầu và phần chấm dứt của bản nhạc.

    Giàn nhạc giao hưởng gồm có bốn nhóm nhạc cụ sau đây:

    1. Bộ Đàn Dây: violin (vỹ cầm), viola, cello & double bass

    2. Bộ Đàn Gió: flute (sáo), oboe, bassoon, clarinet

    3. Bộ Kèn Đồng: horn, trumpet, trombone, tuba

    4. Bộ Gõ: timpani, xylophone, cymbals, triangle, snare drum, Bass Drum, woodblocks, gongs (chiêng), chimes

    1. Bộ Đàn Dây(Strings) gồm có violins, viola, cello, double bass, luôn là nhóm ngồi hàng đầu trong giàn nhạc trên sâu khấu, vì đàn dây là âm thanh chính của toàn bộ giàn nhạc.

    - Hàng đầu bên tay trái của nhạc trưởng là nhóm đàn vỹ cầm nhất (first violins). Nhóm vỹ cầm nhị (second violins) và nhóm violas được xếp bên tay phải, làm thành một bán vòng tròn chung quanh nhạc trưởng. Nhóm đàn cello ngồi phía tay mặt của nhạc trưởng, ngồi sau nhóm đàn vỹ cầm, có lúc lại được xếp ngồi chính giữa giàn nhạc. Nhóm đàn double bass ngồi phía sau. Theo mô hình của giàn nhạc Pacific Symphony Orchestra (PSO), thì nhạc trưởng St Clair xếp nhóm violas phía ngoài cùng, bên tay mặt ông, và nhóm đàn cellos ngồi vào trong, sau nhóm violas, vì ông muốn khán giả tận hưởng âm vang của tiếng đàn violas, nếu không âm thanh đàn violas nhỏ hơn, và sẽ bị át bởi đàn cellos, âm của đàn cellos mạnh hơn. (Sơ đồ giàn nhạc PSO sẽ cho lên sau).

    Mỗi nhạc công được xếp vào một chỗ nhất định, tùy tấu khúc. Trong bộ đàn dây, các nhạc công được xếp thành từng cặp. Theo giàn nhạc PSO ta thấy có tất cả 14 nhạc công trong nhóm vỹ cầm nhất, và 12 nhạc công trong nhóm Vỹ Cầm Nhị. Cũng thế nhóm nhạc công Cellos, violas và double bass đều có một số chẳn nhạc công. Tạm dùng từ nhạc công để phân biệt nhạc sĩ sáng tác, nhưng phải nói các “nhạc công” được tuyển vào trong một trong giàn nhạc đại hoà tấu là những người đã có bằng cấp âm nhạc cao, ít nhất là bằng cử nhân về âm nhạc, chuyên về bộ môn mà người đó chọn.

    2. Bộ Đàn Gió (Woodwinds) gồm có flute (sáo), oboe, bassoon và clarinets, là nhóm đàn kế tiếp, ngồi sau bộ đàn dây, thường họp thành một hình vuông nằm vào vị trí chính giữa giàn nhạc .

    3. Kế tiếp là Bộ nhạc cụ Kèn Đồng (Brass). Thường thì nhóm kèn horns ngồi phía tay trái của nhạc trưởng, và các kèn đồng khác ngồi phía tay phải, nhưng cũng có lúc các nhạc công chơi kèn horns được xếp thành một hàng dài và các nhạc cụ kèn đồng trong cùng bộ xếp thành hàng phía sau.

    Thường hai bộ kèn đồng và kèn gió được xếp ngồi trên các bục cao hơn bộ đàn dây để khán giả có thể trông thấy họ, vì vị trí hai bộ này ở vào phần cuối sân khấu.

    4. Cuối cùng là Bộ Gõ (Percussion). Nhóm này được xếp bên tay trái hay vào hàng cuối của giàn nhạc. Trống timpani có thể ở vào vị trí đối diên kèn đồng và đàn dây, để cân bằng âm thanh thấp nhất của giàn nhạc. Vị trí của các đàn gõ khác được xếp đặt tuỳ theo tấu khúc. Nhạc công chơi đàn gõ có thể chơi nhiều loại đàn cùng một lúc, vì thế các nhạc cụ này phải xếp gần nhau để nhạc công dễ dàng điều khiển các nhạc cụ.

    Mỗi nhóm nhạc cụ đều có một một nhạc công trưởng, và được xếp vào ngồi ghế đầu của nhóm. Người này còn có bổn phận sắp xếp các nhạc công trong nhóm mình chơi tuỳ đoạn của tấu khúc .


    ( Trích nguồn ttvn)
     

Share This Page

Loading...