Để trở thành người nghe giỏi "tiếp theo...

Discussion in 'Dành cho thành viên mới' started by Wilson Fans, 13/10/07.

  1. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    Midrange
    J.Gordon Holt,người sáng lập tạp chí âm thanh Stereophile nổi tiếng của Mỹ từng nói:"Một khi midrange đã không tốt thì không còn gì lôi cuốn nữa"
    Midrange quan trọng vì một số lý do.Thứ nhất,hầu hết các hoạt động âm nhạc nằm ở midrange,nhất là tần số âm thanh của các nhạc cụ. Giải tần này quan trọng k chỉ vì nó chứa đựng hầu hết những hoạt động âm nhạc mà còn vì tai ta nhậy với Mid và Lower treble hơn là Bass và upper treble.Chúng ta đặc biệt nhậy cảm với tần số 800Hz-3KHz, cả ở âm lượng thấp cũng như với những biến đổi nhỏ trong khoảng tần số này.Ví dụ,những âm thanh êm dịu gây cảm xúc mạnh nằm ở Midrange hơn là những tần số thật cao.
    Chúng ta nhậy với tiếng mid có lẽ vì hầu hết những âm thanh mà ta nghe thấy thường ngày như tiếng người,tiếng động vật hay tiếng lá cây xào xạc đều tập trung ở Midband.
    Midrange colored(tạm dịch là lệch lạc,mầu mè)nghe rất khó chịu.Những loa bị Peaks hoặc Dips(trồi hoặc sụt về tần số)ở tiếng Mid nghe rất mất tự nhiên;Midrange chắc chắn là điểm tệ nhất của những cặp loa tồi.
    Bây giờ chúng ta hãy bàn luận một chút về loa.Midrange colored làm che lấp tiếng nhạc thật do nhấn mạnh một số âm thanh.Giọng nam giới thể hiện rất rõ tiếng Mid colored.Một số âm thanh dường như bị dính với những âm thanh khác. Hiện tượng colored này thường được ví như khi phát âm 1 nguyên âm.Đặc biệt,Coloration làm nổi trội âm "aaww".Coloration ở tần số thấp hơn thì nhấn mạnh âm "ooohhh".Coloration ở mức độ cao nghe như nguyên âm "eeeee'.
    Một kiểu coloration nữa gọi là Hooty(la hét).Tiếng Mid nghe như 1 người nói với 2 bàn tay chụm lại làm loa quanh miệng vậy.Bạn hãy thử nói với 2 bàn tay chụm lại quanh miệng.Xòe tay ra rồi chụm tay lại,bạn sẽ nghe thấy tiếng nói của mình thay đổi thế nào.Đó là 1 kiểu Midrange colored mà ta đôi khi nghe thấy ở những loa "Hàng chợ".
    Nói tóm lại,nếu giọng nói Nam giới nghe đơn điệu,buồn tẻ,mệt nhọc hay rền,thì nguyên nhân có thể là do Dips hoặc Peaks trong đáp ứng của loa.Những hiện tượng Colored này lộ ra rất rõ ràng với giọng Nam khi nghe với 1 loa.
    Những thuật ngữ mô tả Midrange nghèo nàn ,kém chất lượng baogồm:peaks,colored,chesty,boxy,nasal,congested,honky,và thick.Chesty mô tả giọng nói bị lệch lạc ở lower midrange khiến cho giọng nói nghe như của người bị cảm lạnh.Boxy ám chỉ giọng nói nghe như phát ra từ 1 cái hộp chứ k phải ở ngoài không gian mở.Nasal gắn với một tần số hẹp bị peak,tạo ra âm thanh nghe như nói với cái mũi bị kẹp vậy.Honky tưong tự như nasal nhưng ở tần số cao hơn và rộng hơn.
    Thiết kế loa trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ để tránh bị colored(nhất là dòng loa hi-end)nhưng nó vẫn còn tồn tại ở những cặp loa rẻ tiền,tuy ngày càng bớt lộ liễu hơn.
    Một kiểu colored ở lower midrange vẫn còn gây khó chịu cho ta ngay cả với những loa hi-end giá trung bình,do thùng loa gây nên.những loa này sẽ cộng hưởng ở vài tần số và tạo ra tiếng của thùng loa khi gặp những tần số này. Tiếng thùng loa nghe như có một số nốt nhạc "ló ra","nhảy ra phía trước".Tiếng rung thùng loa rõ nhất khi ta nghe những bản solo piano.Những nốt này bị nhảy ra vì nó mang nhiều năng lượng hơn.Một số âm thanh do màng loa tạo ra chứ k phải do thùng loa.
    Điều tương tự cũng xảy ra với các nhạc cụ. Người ta cũng mô tả những hiện tượng tương tự khi giọng nói của các nhạc sỹ nghe như "Tiếng chó sói".Hiện tượng này ảnh hương cả tới upper bass.
    Như đã mô tả ở phần Perspective,tiếng mid quá trội sẽ gây ra Forward và"ở ngay mặt".Midrange bi Dips ở giải rộng tạo cảm giác như là khoảng cách giữa ta và âm nhạc xa hơn.
    Khi các bạn chọn loa hãy lưu ý những những kiểu coloration mô tả trên đây.Những điều tưởng như rất nhỏ,k gây sự chú ý khi nghe thoáng qua lại có thể trở nên rất bực bội khi ta nghe lâu.
    Những vấn đề mô tả trên đây áp dụng chủ yếu cho tiếng mid của loa.Những thiết bị khác như:preamps,poweramps,hay bộ nguồn(LP, digital source)Cũng có những vấn đề khác nhau với tiếng mid mà ta cần chú ý.
    1 yếu tố quan trọng trong tiếng mid là text ture(Hồn) của các nhạc cụ được tái hiện ra sao.text ture là ấn tượng về âm thanh của các nhạc cụ.Texture được định nghĩa nôm na là cái"hồn"của giọng ca,tiếng đàn.Nó tạo nên sự khác biệt giữa các giọng ca,tiếng đàn. Thuật ngữ gần nhất với text ture là âm sắc.Âm thanh giả tạo mà các thiết bị thêm vào thường ảnh hưởng cái hồn và âm sắc của các nhạc cụ.
    Thuật ngữ grainy dùng mô tả tiếng treble có vấn đề cũng áp dụng với midrange.Thực tế, midrange grain gây khó chịu hơn là treble grain.
    Midrange grain thể hiện ở nhạc cụ khiến âm thanh của chúng nghe thô thiển,vô hồn.Âm sắc của các nhạc cụ sẽ bị hột chứ k êm dịu.Cái Hồn của tiếng mid cũng có thể mang đặc điểm cứng và giòn. Cứng thấy ở những bản đồng ca.Giọng ca của ban đồng ca nghe Glassy(Chát chúa),Shiny(Chói tai) và giả tạo.Lỗi này còn rõ rệt hơn khi ban đồng ca cất cao giọng hát lên.Ở âm lượng thấp có thể ta k nghe thấy vấn đề này nhưng khi ban đồng ca cất bổng giọng ca thì âm thanh trở nên cứng và gây khó chịu.Piano cũng thể hiện rất rõ khi cái Hồn của midrange bị cứng.Những nốt cao nghe giòn giã,khó chịu.Khi midrange k bị những hiện tượng giả tạo khó chịu này,ta nói rằng chất âm liquid(uyển chuyển),smooth(êm dịu),sweet(ngọt ngào),velvety(mượt mà) và lush(dịu dàng).,
    Một hiện tượng nũa gặp ở midrange kiểu là tiếng “The thé”.Theo Tôi, nguyên nhân là do Thiness(thiếu ấm áp),Hardness(cứng) và forward kết hợp với nhau ở midrange.Giọng the thé nhấn mạnh tiếng nhép môi và che mất cái Hồn bằng tiếng chói tai .Tiếng Saxophone nghe mỏng và the thé(khác với grainy của tiếng Treble).Tiếng Saxophone the thé nghe cứng,forward ở tần số mid và âm sắc bị hột.
    Tiếng the thé cũng có thể do sự hiện diện của Thiness ở lower midrange,làm cho upper mid trở nên quá trội.
    Một sản phẩm mà bị gọi là “Strident” thì có nghĩa là bị đánh giá quá tệ.Những vấn đề của mid và treble hợp với nhau lại dưới thuật nghữ “Harshness”.
    Những vấn đề khác của midrange ảnh hưởng tới độ trong,rõ,chi tiết sẽ đượ bàn sau trong những phần khác.,. :lol:
     
    Tags:
  2. XQHT

    XQHT Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    174
    Likes Received:
    0
    Location:
    Ha Noi
    Hay quá, cảm ơn bác nhiều. Xin bác tiếp tục nhé.
     
  3. Quang-nguyen

    Quang-nguyen Advanced Member

    Joined:
    12/9/07
    Messages:
    135
    Likes Received:
    1
    Location:
    BTA- Sai gon
    Hay qua Bác nntrung 1958 ơi.
    Mong Bác viết tiếp cho Anh Em nhé.
    Cám ơn Bác nhiều.
     
  4. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    ryply

    Nếu các bác hưởng ứng và có lời động viên như thế thì tôi xin cám ơn và sẽ cố gắng hoàn thành nốt loạt bài này để qua vấn đề khác. :lol:
     
  5. dang

    dang Approved Member

    Joined:
    19/9/07
    Messages:
    27
    Likes Received:
    0
    Nhờ bài viết của anh Trung,tôi hiểu ra được rất nhiều vấn đề mà trước đây chỉ biết nhưng không hiểu.Cám ơn anh nhiều
     
  6. TOM

    TOM Advanced Member

    Joined:
    17/7/07
    Messages:
    61
    Likes Received:
    0
    Bác Trung cố gắng hoàn tất nhé. Đang đọc bài kia của bác thì chuyển qua bác khác viết, mặc dù nội dung giống nhau nhưng mạch văn bị đứt nên newbie như mình theo không nổi :)
     
  7. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    Soundstage

    Soundstaging-Sân khấu âm thanh
    Là kích thước bầu âm thanh do dàn máy tạo ra khi ta nghe nhạc
    Mỗi khi nhắm mắt lại trước một dàn máy tốt,ta sẽ "thấy"ca sỹ và các nhạc cụ hiện lên trước mặt trong 1 bầu âm thanh như thể dang ngồi ở nhà hát vậy.Soundstage mang những đặc tính độ sâu,độ rộng,khiến ta cảm nhận được về độ lớn cũng như cảm giác không gian trong phòng nghe.Soundstage bao trùm hình ảnh,hay cách mà các nhạc cụ hiện hiện ra trong không gian 3 chiều đúng như chúng tồn tại trong bối cảnh khi thu âm.
    Trong phương cách tái hiện âm nhạc thì Soundstaging là đáng ngạc nhiên nhất.Thử nghĩ mà xem.2 loa dược điều khiển bởi những tín hiệu điện tử 2 chiều,mà htu75c ra chỉ là những điện thế thay đổi theo thời gian.Từ 2 điện thế này,1 bức tranh âm nhạc toàn cảnh rộng lớn,3 chiều trải rộng ra trước mắt ta.Chúng ta k cảm thấy âm nhạc chỉ như 1 bức tranh phẳng với những nhạc cụ nằm lẫn lộn với nhau; Chúng ta thấy Violon ở phía trước-trái,Oboe xa hơn về phía sau và gần giữa hơn,kèn đồng thì ở sau Contrebass và lệch về bên phải,còn bộ gõ ở xa nhất,sau tất cả các nhạc cụ khác.
    Â thanh mà từng nhạc cụ riêng biệt tạo ra sẽ hiển hiện trong 1 không gian hệt như ta vẫn thấy khi tới nhà hát vậy.
    Hơn nữa,ta nghe thấy tiếng của nhạc cụ nào thì đi ra đúng từ vị trí của nhạc cụ đấy với âm hửong của nhà hát bao bọc quanh chúng.Phòng nghe của ta dường như tan biến,thay vào đó là không gian rộng lớn của nhà hát.Tất cả chỉ từ 2 điện thế mà thôi.
    Thật là lý thú,1 Soundstage được tạo ra trong óc ta bởi thời gian và những biên độ khác nhau mã hóa trong 2 kênh âm thanh.Khi ta thấy 1 nhạc cụ nào đó di chuyển,quy trình tai/não đã ghi nhận thông tin về 1 một chút khác biệt ở 2 tín hiệu đi tới tai ta và tổng hợp nên hình ảnh đó.
    Thị giác chúng ta cũng hoạt động theo 1 quy trình tương tự.Tuy k có thông tin nào về độ sâu hiên diện trên võng mạc,nhưng não bộ vẫn tạo dựng được chiều sâu dựa trên 2 hình ảnh phẳng.
    Những sản phẩm âm thanh có sự khác biệt rất lớn về khả năng thể hiện phương diện không gian này của của âm nhạc.. 1 số sản phẩm làm co nhỏ lại cả bề rộng lẫn chiều sâu của soundstage.Số khác lại tạo ra 1 soundstage hoành tráng.Soundsrage tốt sẽ quyết định sự thỏa mãn khi ta thưởng thức âm nhạc.Nhưng k may là nhiều sản phẩm đã tiêu hủy hay làm suy yếu những tín hiệu tinh tế cung cấp cho soundstaging.
    Những mô tả nổi bật nhất về soundstage là các chiều của nó-rộng và sâu.Chúng ta nghe thấy âm nhạc hiện ra như vượt quá ranh giới của 2 loa,mở rộng ra xa hơn cả bức tường phía sau loa..
    Những thuật ngữ mô tả 1 Soundstage kém về độ rộng là: Narrow(hẹp),Contricted(hạn chế).Âm thanh như quấn vào với nhau giữa 2 loa,K bao phủ người nghe.Những soundstage thiếu độ sâu gọi là:flat(phẳng),shallow(nông),hoặc foreshortened((ngắn).Những soundstage lý tưởng sẽ có chiều rộng hơn chiều sâu.Soundstage hẹp làm mất đi độ lớn và không gian âm nhạc.
    Cảm nhận về độ sâu của soundstage sẽ tăng thêm nhờ hiệu quả của những tín hiệu không gian mức độ thấp như tiếng vang vọng của nhà hát.Khi ta nghe thấy dư am của vang vọng ở sau 1 cao trào âm nhạc và đi theo sau nó là 1 khoảng nghỉ ngắn,tiếng vọng sẽ định rõ ranh giới không gian âm nhạc.Tín hiệu lớn giống như 1 ánh chớp trong lóe lên trong 1 phòng tối.Không gian hiện ra trong 1 khoảnh khắc cho phép ta nhận thấy kích thước và các đặc điểm của nó.
    Ở 1 bình diện liên quan,khoảng không âm thanh bao quanh các nhạc cụ và tiếng vọng sẽ xuất hiện như tách rời khỏi hình ảnh các nhạc cụ đó.Những sản phẩm tốt hơn sẽ đặt hình ảnh vào nền âm thanh được thu hơn là gắn vào nó..Tiếng vang vọng và âm thanh của nhà hát phải tách rời khỏi hình ảnh của chính nó để tạo nên cảm giác sống động của 1 nhạc cụ thật trong 1 không gian âm nhạc thật.Những sản phẩm tồi sẽ k hóa giải nổi những tín hiệu tinh tế này.Chúng làm giảm đi độ sâu của soundstage,chặt mất dư âm của tiếng vọng,và hợp nhất tiếng vọng vào hình ảnh các nhạc cụ.Khi điều này sảy ra,khả năng cảm nhận ra không gian nguyên thủy của chúng ta k còn nữa.
    Bay giờ chúng ta hãy xem xét hình ảnh các nhạc cụ xuất hiện trong không gian như thế nào. Hình ảnh sẽ chiếm 1 vị trí không gian đặc biệt trong soundstage.Ví dụ tiếng Bassoon sẽ sẽ xuất hiện ở 1 điểm nào đó trong k gian chứ k phải là 1 hình ảnh tản mạn,mờ mịt.Các nhạc cụ khác như Guitar,piano,sax.v.v cũng sẽ xuất hiện như vậy trong bất cứ thể loại nhạc nào.Giọng ca chính hiện ra 1 cách vững vàng, rõ nét từ 1 điểm có thể chỉ ra được ở giữa 2 loa.Hơn nữa, hình ảnh các nhạc cụ k bị che lấp,giọng ca là 1 hình ảnh hoàn toàn tách biệt trong âm nhạc.
    1 số sản phẩm, nhất là những loa lớn tạo nên kích thước k thật do làm cho các nhạc cụ dường như lớn hơn thực tế.Guitar classic đột nhiên nghe rộng tới 3m.
    Tuy nhiên,1 dàn máy phải thể hiện tượng đối chính xác kích thước hình ảnh,từ 1 dàn hợp xướng cho tới 1 Violon solo..Tôi dùng từ tương đối vì k thể tái hiện thật chính xác khoảng cách không gian gữa 2 loa đặt cách nhau 2-3m,dù cho những thông tin về kích thước và vị trí có chứa trong băng đĩa.Các thiết bị trong dàn máy đã làm ảnh hưởng theo lối "kịch hóa" vị trí và độ lớn của hình ảnh các nhạc cụ.
    Những thuật ngữ mô tả soundstage được tách bạch rõ ràng là: focus(tập trung),tight(chắc),delineated(như được vẽ lên) và sharp(sắc nét).1 số kiểu mô tả đặc biệt là:tight image focus và pinpoint spatial accuracy,nói chung mang ý nghĩa chặt chẽ, rõ nét như tập trung thành 1 điểm.
    Còn soundstage kém chất lượng thường được mô tả:homogenized(đồng nhất),blurred(mờ),confused(hỗn độn),congested(chật cứng),thick(dầy,nặng) và thiếu focus.
    1 minh họa tốt về hình ảnh sắc nét là những giọng phụ họa của nhạc Pop hay những giọng ca trong các ban đồng ca.Ta sẽ nghe thấy những giọng ca này hiện ra cạnh nhau chứ k mớ mịt trong khung cảnh chung.
    1 hiệu ứng đi với soundstaging là các lớp của nó. đây là khả năng của dàn máy trong việc tái hiện 1 số hình ảnh ở những khoảng cách xa gần khác nhau mà ta hay gọi nôm na là "lớp lang".Số lượng lớp theo chiều sâu càng nhiều thì càng tốt.Những sản phẩm kém chỉ tạo được 3-4 lớp mà thôi.Còn những sản phẩm tốt nhất tạo ra các lớp 1 cách liên tục,lớp này tới lớp kia và những mức độ chiều sâu tinh tế nhất cũng được lột tả rõ ràng.Ngược lại,nếu thiếu đi những đặc tính này,chúng ta sẽ có cảm giác như nghe 1 thứ âm nhạc giả tạo nào đó.Còn khi mà những cảm giác không gian cùng hiển hiện ra sẽ khiến chúng ta quên đi rằng chúng ta k nghe " :" cái thật" :lol:
     
  8. Quang-nguyen

    Quang-nguyen Advanced Member

    Joined:
    12/9/07
    Messages:
    135
    Likes Received:
    1
    Location:
    BTA- Sai gon
    Cám ơn bác nntrung1958 đã có bài viết tiếp tục thật là hay.
    Mong bác dành thời gian cho mục này nhé.
    Cám ơn bác nhiều
     
  9. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    ko biết có phải ko nhưng em thấy phần trung trầm- superbass ảnh hưởng soundstage khá nhiều
     
  10. duongmt1980

    duongmt1980 Advanced Member

    Joined:
    4/7/06
    Messages:
    346
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ba Đình
    Bác nntrung1958 viết hay quá. Tiếp tục phát huy bác nhé! Em chờ bài viết tiếp theo của bác.
     
  11. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    Bloom(Soundstage tiếp theo)

    Bloom
    Bloom là ấn tượng các nhạc cụ như được bao quanh bởi 1 vầng hào quang không khí,gắn liền với soundstaging.
    Mặc dù ranh giới giữa các hình ảnh đã được phân định rõ ràng,soundstage bloom cho ta thêm cảm giác như có 1 vầng hào quang tỏa ra quanh chúng.Đó là cảm giác như có 1 bầu không gian nhỏ bao quanh các nhạc cụ mà trong đó chúng có thể "thở". Bloom làm cho soundstage tự nhiên hơn,rộng mở hơn,và có cảm giác thư giãn hơn.
    Để đánh giá được chất lượng thể hiện soundstage của các sản phẩm ta phải dùng nhiều loại nhạc khác nhau.1 số sản phẩm cho 1 soundstage tuyệt vời khi nghe nhỏ và chỉ sụp đổ khi âm lượng tăng lên ở những cao trào của bản nhạc.Vì thế các bạn phải chú ý tới những thay đổi tùy theo mức độ tín hiệu mạnh hay yếu. 1 số sản phẩm cho 1 soundstage trong suốt cho phép người nghe thấy suốt từ trước ra sau.Soundstage trong suốt tạo cảm giác như thật,khiến ta nghe thấy rõ ràng mọi chi tiết.
    Ngược lại, soundstage tồi sẽ bị thick(dày,nặng) hay Murky(tối tăm,âm u),khiến ta không thể nhìn thấu vào khoảng không.Veilling thường dùng để mô tả 1 soundstage thiếu trong suốt.Có thể lấy một ví dụ cho hiện tượng này:Khi ta ngắm nhìn 1 phong cảnh qua 1 khung cửa kính.Nếu lớp kính dơ bẩn.hình ảnh sẽ kém sống động,trực tiếp.Mầu sắc bị sỉn và k rõ chi tiết.Nhưng khi cửa kính được lau sạch sẽ,ta thấy phong cảnh sẽ hiện ra rõ ràng,có chiều sâu và giàu chi tiết.
    Soundstage là 1 trong những đặc tính âm thanh mà tôi coi trọng hàng đầu.
    Khả năng thể hiện âm nhạc như là 1 tập hợp những hình ảnh độc lập,được không gian bao bọc chú k chỉ như 1 bức tranh lớn là rất quan trọng trong việc tạo ra tính hiện thực trong âm nhạc.
    1 soundstage có space(không gian),,focus(rõ nét),layering(nhiều lớp),bloom và transparency(trong suốt) thì k gì khác ngoài ngoạn mục.
    Nhưng để thấy và đánh giá được những đặc tính tôi đã mô tả trên đây của soundstage,các bạn phải sử dụng những băng đĩa nào chứa đựng những thông điệp về không gian này.Những băng đĩa thu trong các phòng thu sử dụng nhiều microphone và lồng tiếng quá mức hiếm khi thể hiện được những phẩm chất của soundstage đã mô tả ở trên..Chỉ những băng đĩa thu trong những âm trường thực,sử dụng kỹ thuật Microphone stereo và giàu tín hiệu không gian là cơ sở cho ta nghe thấy hết những khía cạnh của soundstage.
    Tóm lại,soundstaging được tạo ra là nhờ sự kết hợp của cả băng đĩa và thiết bị.Nếu những thông điệp về soundstaging k có trong băng đĩa thì các bạn k bao giờ đánh giá được dàn máy thể hiện tốt,xấu ra sao cả.
    Hầu hết những băng đĩa của giới Audiophile được thu rất kỹ thuật(thường dùng 2 microphone) sẽ thâu tóm một cách tự nhiên những thông điệp không gian có mặt trong khi thu âm.
    Cuối cùng,1 soundstage tuyệt hảo rất mong manh.Các bạn phải ngồi nghe đúng giữa 2 loa và mọi bộ phận trong dàn máy đều phải có chất lượng cao.Soundstage rất dễ bị triệt tiêu ở những sản phẩm chất lượng kém,phòng nghe tồi,hay đặt loa k đúng.Điều này cũng k có nghĩa là các bạn phải chi ra 1 số tiền khổng lồ thì mới có 1 soundstage thật tốt.Nhiều sản phẩm giá phải chăng vẫn có thể cho ta 1 soundstage tốt,nhưng đòi hỏi ta phải dành nhiều công sức để tim kiếm ra chúng.,. :lol: :lol: :lol:
     
  12. thao_prosound

    thao_prosound Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    2.330
    Likes Received:
    92
    Location:
    HAI PHONG City
    BÁc nntrung1958 quả thật là uyên thâm !!! :D
     
  13. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    Dynamic

    Dynamic
    Dynamic range của 1 dàn máy hay 1 thiết bị nào đó là khỏang cách giữa những âm thanh êm dịu nhất và những âm thanh lớn nhất mà chúng có thể tạo ra.Dynamic range thường được định nghĩa kỹ thuật là mức độ khác biệt giữa độ ồn của 1 sản phẩm và âm lượng tối đa mà nó có thể tạo ra.
    Dynamic range k phải k nói lên 1 dàn máy có thể kêu to tới đâu,mà là mức độ khác biệt giữa những âm thanh êm dịu nhất và những âm thanh lớn nhất.1 dàn đại hòa tấu có dynamic range ít nhất vào khoảng 50 dB.trong khi đó dynamic range trung bình cúa đĩa nhạc Rock chỉ khoảng 10 dB.Nhũng ban nhạc Rock luôn chơi với âm thanh rất lớn nhưng lại ít Dynamic.
    Dynamic là 1 phần rất quan trọng trong việc tái hiện âm nhạc,nó là đặc tính đẩy âm nhạc về phía trước và lôi cuốn chúng ta tới âm nhạc. Rất nhiều cảm xúc âm nhạc được truyền tải bằng dynamic, từ pp của 1 khúc nhạc êm dịu tới fff cùa triple fort.
    có 2 chất lượng nổi bật của dynamic: macro và micro. Macrodynamic nói tới cảm giác thể hiện tổng thể của Slam,mạnh mẽ và có uy lực-ví dụ tiềng gõ trống cái hay âm thanh lúc cao trào của 1 dàn đại hòa tấu.Nếu dàn máy có macrodynamic kém,ta nói âm thanh của nó bị compressed(đè nén) hay Squashed(dồn nén).Microdynamic xuất hiện ở thang độ nhỏ hơn.Nó k tạo ra cảm giác mạnh mẽ nhưng lại là nền tảng đễ tái tạo dynamic thực thụ.Microdynamic mô tả 1 cấu trúc dynamic tinh tế trong âm nhạc,từ tiếng gõ triangle ở cuối sân khấu tới tiếng đàn acoustic guitar gẩy bất thình lình.Cả 2 âm thanh này rất lớn,nhưng đều mang tính dynamic đòi hỏi dàn máy phải đáp ứng được với tốc độ cao(tức thì).
    Những sản phẩm macrodynamic lẫn microdynamic đều tốt sẽ làm cho âm nhạc trở nên sống động hơn,cho phép cảm xúc và cuộc sống toát ra.Những thay đổi trong dynamic là 1 phương tiện quan trọng trong việc thể hiện âm nhạc.Càng nghe thấy nhiều ý tưởng của nhạc sỹ thì sự đồng cảm âm nhạc giữa người nghe và người biểu diễn càng lớn .Tuy vậy,1 số sản phẩm lại thiếu khả năng bộc lộ 1 phạm vi rộng lớn về tuơng phản dynamic.Những đặc tính này thường đi đôi với khả năng đáp ứng nhanh nhạy của thiết bi với tín hiệu đi vào nó.Âm thanh khi gõ 1 cái trống có dạng sóng với khởi đầu rất dốc.
    Nếu như 1 thiết bi nào đó trong dàn máy k thể đáp ứng kịp thời với thay đổi của sóng âm,sẽ xuất hiện sự sai lệc về dynamic của bản nhạc,và độ dốc của sóng âm sẽ chậm lại. Loa Electrostatic(tĩnh điện) và loa mành là những dạng loa có ưu thế về khả năng tái tạo những âm thanh có xuất phát đột ngột. những loa này được gọi là Quick hay Fast(nhanh,nhậy).
    Tuy vậy.1 sản phẩm có thể tạo ra những mức âm lượng lớn,nhỏ k có nghĩa là chúng có dynamic tốt.Cái mà chúng ta quan tâm ở đây k chỉ là độ dynamic rộng.1 dàn máy cần phải có khả năng thể hiện cả những mức độ tinh tế của dynamic chứ k chỉ ở chỗ kêu to hay nhỏ.Khi bản nhạc thay đổi cao độ ta phải nghe thấy độ lớn thay đổi 1 cách liên tục và uyển chuyển chứ k phải là những bước nhảy rời rạc về mức độ.
    1 khía cạnh khác nữa của dynamic mà chúng ta quan tâm là khả năng tạo ra âm thanh lớn mà k bị nghẹt.Nhiều sản phẩm ,nhất là CDP và DAC sẽ trở nên Thick(dày,nặng) ở những cao trào của bản nhạc.Khi tiếng nhạc mạnh lên,âm thanh trở nên cứng,âm sắc mờ mịt và soundstage sụp đổ thành 1 mớ hỗn độn.Từ Congeal(đóng băng) dùng để mô tả hiện tượng đánh đồng hình ảnh các nhạc cụ trong soundstage.Cảm giác đẹp về không gian và vị trí các hình ảnh ở âm lượng vừa phải thường sụp đổ khi chuyển qua âm lượng lớn.Hiện tượng này gây cho ta cảm giác căng thẳng ở những cao điểm của bản nhạc,lấy mất của ta khoái cảm khi thưởng thức âm nhạc.
    Khi 1 sản phẩm k mắc những vấn đề nêu trên,ta nói rằng chúng có đủ dynamic.,. :lol:
     
  14. ruby

    ruby Advanced Member

    Joined:
    6/9/07
    Messages:
    651
    Likes Received:
    1
    Location:
    Q8.HCM
    Rất cám ơn sự nhiệt tình và các tài liệu quý của bác Trung đã post lên cho AE mở rộng kiến thức.
    Tuyệt lắm.Đề nghị bác Trung luôn giử vững phong độ!

    Kính.
     
  15. Meomuop

    Meomuop Advanced Member

    Joined:
    29/11/06
    Messages:
    193
    Likes Received:
    11
    Location:
    Ha Noi
    Đọc những bài của bác này thấy choáng quá.
    Đến bao giờ mới săm được bộ dàn đáp ứng được những tiêu chí thế này nhỉ?
     
  16. Quang_lan

    Quang_lan Advanced Member

    Joined:
    20/6/06
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    7
    Location:
    BaDinh-HaNoi
    Những bài viết của bác rất bổ ích, đề cập nhiều khía cạnh của vấn đề 1 cách mạch lạc dễ hiểu.

    Chúc bác khoẻ để tiếp tục viết ! :)
     
  17. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    Detail

    Detail
    Detail ám chỉ những thành phần nhỏ bé hoặc có mức độ thấp trong tái hiện âm nhạc.Những cấu trúc tinh tế của âm sắc các nhạc cụ là 1 loại detail.Thuật ngữ này cũng gắn liền với những tiếng nhanh(có khởi phát đột ngột) ở bất kỳ mức độ nào(ví dụ như âm thanh của bộ gõ). 1 dàn máy có độ phân giải detail tốt sẽ truyền tải nhiều cảm súc âm nhạc.
    Phối ghép 1 dàn máy hoặc lựa chọn giữa 2 sản phẩm thực ra là sự đánh đổi giữa êm dịu và chi tiết.Nhiều sản phẩm quá detail lại làm cho âm thanh bị Etched(gắt).Khi nghe những sản phẩm này,chắc chắn chúng ta thấy đầy đủ chi tiết nhưng âm thanh trở nên quá chói,gắt,và dễ mệt mỏi.Những tiếng nhỏ bi khuyếch đại lên và lao vào người nghe,và ta sẽ thấy dễ chịu hơn khi tiếng nhạc nhỏ đi hay dừng lại-Đây k phải là 1 dấu hiệu tốt
    Những sản phẩm đi theo chiều hướng ngược lại k bị etched hay Analytical(quá chi tiết tới mức vụn vặt),nhưng lại k thể bộc lộ hết những chi tiết có trong băng đĩa.Những sản phẩm này được mô tả là Oversmooth(quá êm dịu) hay thiếu độ phân giải.Chúng có xu hướng làm cho âm thanh dịu đi bằng cách cắt xén bớt những phần tín hiệu cần thiết để tạo ra 1 âm thanh sống động và nghe thật hơn.Những sản phẩm này k thu hút sự chú ý của người nghe vào bản nhạc.Âm thanh ôn hòa nhưng k lôi cuốn.
    Chúng ta k đả kích những dàn máy có kiểu âm thanh Analytical,ngoại trừ những khiếm khuyết để giúp ta thõa mãn âm nhạc.1 số sản phẩm thực sự được thiết kế có chủ định che lấp bớt chi tiết để nghe có vẻ nhiều "Nhạc tính"hơn.Thiếu chi tiết thường là hậu quả ngẫu nhiên khi cố gắng làm cho tiếng Treble k bị chói hay hột.Lối thiết kế này cũng làm tiêu tan luôn khả năng tạo ra 1 âm nhạc chân thực.Những sản phẩm này bị gọi là có độ phân giải kém.Tuy nhiên,1 số người nghe lại khoái nghe kiểu âm thanh ít chi tiết này hơn là âm thanh tự nhiên,âm thanh thật.
    Có rất ít những sản phẩm thể hiện được đầy đủ chi tiết mà vẫn k bị Etched.Những sản phẩm tốt nhất là những sản phẩm có khả năng bộc lộ hết những chi tiết làm cho bản nhạc lý thú nhưng k làm cho ta mệt mỏi khi nghe.Dàn máy phải đi trên ranh giới nhỏ bé giữa phân giải đầy đủ những chi tiết âm nhạc đích thực và Analytical.
    Những dàn máy giúp chúng ta thỏa mãn âm nhạc được lâu dài là những dàn máy thể hiện đầy đủ những chi tiết tinh tế nhất mà vẫn k bị Etched(chói,gắt).,. :lol:
     
  18. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    Pace,rhythm,and timing

    Pace,rhythm,timing-Nhip độ,nhịp điệu,và nhịp nhàng.
    Những thuật ngữ này nói về khả năng lôi cuốn người nghe của máy móc vào dòng chảy và sự dẫn dắt của âm nhạc.
    Pace(nhịp độ) là khả năng làm người nghe muốn đung đưa cơ thể,chân gõ nhịp,đầu lắc lư theo nhịp nhạc - Cảm giác bị lôi cuốn theo tiếng nhạc.
    Nhịp độ và nhịp điệu tốt của dàn máy tạo cho ta cảm giác hưng phấn với âm thanh .Mặc dù nhịp điệu của 1 bản nhạc k thay đổi về cảm giác khách quan từ máy này qua máy khác(ví dụ từ amply này qua amply khác),nhưng cảm giác chủ quan về sự khác nhau ở nhịp điệu lại rất sâu sắc. Một số sản phẫm kéo lê nhịp điệu,làm cho nó chậm đi hay sluggish(uể oải, lờ đờ).Số khác lại upbeat(chơi gấp lên),truyền tải 1 nhịp điệu âm nhạc toutness & drive(căng & khẩn trương).Thêm vào nhịp điệu đã chậm sẵn,những sản phẩm với nhịp độ kém(poor pace) tạo cảm giác ban nhạc như kém chặt chẽ và "Tăng" nhạc tính.Bản nhạc nghe thiếu sức sống,thiếu sinh lực,và ban nhạc chơi như k được trơn tru.
    Pace & rhythm quan trọng với nhạc Rock,Jazz,Blue hơn là nhạc cổ điển do có nhiều cảm giác hưng phấn của tiếng trống và tiếng bass kết hợp với nhau.
    Có 1 số tình huống sảy ra với nhịp độ và nhịp điệu.Bất kỳ 1 năng lượng bất thường nào xuất hiện,như ở power supply của amply,ở thùng loa hay thậm chí cả những loa bị lỏng vis xiết loa vào thùng loa,đều có thể làm ảnh hưởng xấu tới nhịp độ và nhịp điệu.
    Coherence-sự thống nhất,liền lạc.
    Coherenc cảm tưởng âm nhạc như được hợp thành 1 thể thống nhất trong trong cảm giác thỏa mãn toàn vẹn chứ k phải là 1 tập hợp của Bass,Mid,Treble. Tấm thảm âm nhạc du dương được dệt nên 1 cách đồng nhất chứ k phải là 1 tấm mền chắp vá.
    Thuật ngữ này cũng áp dụng với Dynamic của 1 dàn máy hay 1 thiết bị nào đó,đặc biệt là ấn tượng các nốt đệm được nối liền với nhau.Điều này tạo cho chúng ta cảm giác hái lòng với 1 âm thanh thống nhất,liền lạc.
    Coherence là cảm giác về 1 âm thanh đúng đắn hơn là 1 đặc tính đặc biệt.
    Musicality-Nhạc tính
    Cuối cùng.chúng ta đề cập tới tới phương diện quan trọng nhất trong việc tái hiện âm nhạc là nhạc tính.K giống như những đặc tính khác, nhạc tính k phải là 1 phẩm chất đặc biệt mà ta có thể nghe thấy.Đây là cảm giác thỏa mãn âm nhạc mà dàn máy tạo ra cho chúng ta.
    Cảm nhận về nhạc tính của chúng ta sẽ tan biến nếu chúng ta tập trung sự chú ý vào 1 đặc tính cụ thể nào đó(ví dụ nghe thẩm định)
    Nhạc tính là 1 thể thống nhất,là đáp ứng của chúng ta đối với âm nhạc được tái hiện.
    Người ta cũng sử dụng thuật ngữ Involvement khi mô tả tính thống nhất của âm nhạc.Hơn hết,nhạc tính chứ k phải là mang âm thanh ra chia cắt thành từng mảnh nhỏ chính là mục đích mà Hi-end audio nhắm tới.,. :lol:
     
  19. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Cám ơn các bài viết của Bác nntrung1958, đọc các bài của Bác xong có bổ ngang bổ dọc hay không nhưng Em không biết sẽ hiểu như thế nào về dàn máy "HI-END" nửa, vì nếu dàn máy nghe thỏa các yêu cầu mà Bác viết tức là nghe hay thì chưa phải là dàn máy trung thực, vì âm nhạc Trung thực như khi Em đi nghe nhạc Live cũng khó lòng thể hiện các ý mà Bác viết trên, theo Em thì thích nghe những dàn máy càng gần giống nhạc sống, tức càng gần nhạc Live càng tốt cho dù nó có nổi lên những lổi thô thiển trong hòa âm, phối khi hay thu âm chăng nửa thì càng tốt, bởi thế Em cứ nghe Live xong về chỉnh và setup bộ dàn làm sao cho các thứ tiếng thể hiện càng gần giống nghe Live là OK,
    Lúc đó khi nghe những album thu âm hay (bao gồm tất cả như hòa âm , phối khi , nhạc , giọng hát ....) thì nghe rất phê, còn ngược lại những album dở thì dù có 1 lổi nhỏ của nhạc công chơi vẫn thấy nó lồ lộ lên ngay ....
     
  20. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    Âm nhạc thực thụ thì chỉ có một cho nên thứ âm nhạc mà 1 số người cho là "hay" hay ta thườg gọi là "gu nghe" thực chầt chỉ là lối nghe riêng của họ và chỉ hay với họ mà thôi.Tiếng 1 cây Saxophone chẳng lẽ khi thổi ở Sài gòn lại nghe khác khi thổi ở Hà nội hay sao ?Những lỗi mà bạn nói là thô thiển trong hòa âm là do yếu kém của người hòa âm chứ đâu phải lỗi của dàn máy.Cũng chính vì điều này mà mới có những Audiophile CDs.Dàn máy Hi-end thì băng đĩa cũng phải Hi-end thôi,K thể khác được.Dàn máy càng hi-end thì khi nghe đĩa có chất lượng kém sẽ càng lộ ra những cái dở.Đó là điều tất yếu. Còn nghe giống như live music chính là cái đích của Hi-end audio rồi còn gì nữa. :lol:
     
  21. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :p he he . bác trung đang dẩn giải Audio home mà ,bác thì đòi live musíc ... vậy thì bác thích audio studio rồi . 2 cái này khác nhau xa lắc ... tùy gu thôi :p
    :p nếu chỉ để hòa âm phối khí cho hay và chuẩn thì cần chi Đặng thái Sơn ngồi đó dạo đàn làm chi cho tốn khối tiền
    âm thanh thật rỏ ràng mà lại có thêm phần lung linh, lung linh... ma quái ... cái đó em mới khoái :p
     
  22. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.352
    Location:
    TPHCM
    :p he he . bác trung đang dẩn giải Audio home mà ,bác thì đòi live musíc ... vậy thì bác thích audio studio rồi . 2 cái này khác nhau xa lắc ... tùy gu thôi :p
    :p nếu chỉ để hòa âm phối khí cho hay và chuẩn thì cần chi Đặng thái Sơn ngồi đó dạo đàn làm chi cho tốn khối tiền
    âm thanh thật rỏ ràng mà lại có thêm phần lung linh, lung linh... ma quái ... cái đó em mới khoái :p[/quote
    Nếu bác Dũng mà thích lung linh, ma quái thì có khoái nghe Patricia barber hay Ray charles k nhỉ ? :roll:
     
  23. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :p không hẳn vậy , lung linh ma quái thì hơi khó nói quá . cái cd đó thì kỉ thuật ghi âm với dàn nhạc phối hợp
    ví như em hay nghe cô ca sĩ này hát , khi nào thấy cô ấy hát như thở vậy là đạt yêu cầu :D mà hát như thở thì chỉnh dàn máy muốn bể cái đầu, tới giờ vẩn chưa xong
    khi nào cô ấy mà hát như tự nhiên buột miệng hát , bất thần muốn hát ... lên xuống thật nhẹ nhàng ... là hết sẩy luôn . sau đó , bỏ mấy cái cd hòa tấu hay gì gì khác nữa thì sẻ thấy lung linh lắm .. he he , ý em nói ..đó là hồn nhạc hay nhạc tính ấy :p đúng tinh thần topic này cũa bác , em khoái lắm :p
     

    Attached Files:

Share This Page

Loading...