Điểm báo giùm bạn

Discussion in 'Công nghệ nghe nhìn' started by Aries, 6/2/07.

  1. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    55
    Location:
    VNAV
    Topic này cung cấp cho các bác (đặc biệt là những bác ở xa Tổ quốc) những bài viết về nghe nhìn trên sách báo - Tạp chí in tiếng Việt, sau khi đã được phát hành rộng rãi.

    Mở đầu là bài viết 4 trang trên Tạp chí Tư vấn Tiêu Dùng số xuân 2007 do một thành viên VNAV viết.

    [align=center]
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG][/align]
     
    Tags:
  2. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Để em nghiên cứu kỹ rồi review bài báo này một phát mới được. Mỗi tội em ở ngay Tổ quốc
     
  3. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    55
    Location:
    VNAV
    Tiện thể review giùm luôn bài này:

    [align=center][​IMG]


    [​IMG][/align]
     
  4. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Một là về bài báo thứ... một:

    Thật là tốt với một bài tổng hợp mang sắc màu của Tết, rất nhiều khía cạnh được bàn đến, từ phân chia các nhóm người chơi tới các hoạt động của cộng đồng. Rất đáng được đăng trên các tờ báo... tiếp thị Tết.

    Nhưng mà động đến các vấn đề thì chưa vấn đề nào sâu cả, mà lại nghe cứ quen quen, mang toàn màu sắc chủ quan của ông này ông nọ và ông... tác giả

    Tỷ như nói "không chậm hơn so với châu Mỹ, châu Âu hay Nhật bản..." thì quả là... không đúng.

    Rồi như là nói nghe Pop-Rock "cần amply (bán dẫn) công suất lớn" là không phải lễ với các bậc cao thủ trên thế giới. Về bản chất (đã được chứng minh) điện tử có thể thực hiện được mọi thử thách với kết quả làm vừa lòng dân DIY (điện tử) hơn nhiều. Không phổ biến là bởi vì... tốn kém cả trong kinh phí đầu tư lẫn chi phí thường xuyên...

    Vậy thì từ những câu chuyện tổng hợp như thế này, sang năm anh em VNAV tập trung viết báo chuyên sâu tí cho rôm đi
     
  5. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Hai là về bài báo thứ... hai:

    Về món này không dám đua :lol:
     
  6. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    55
    Location:
    VNAV
    Đua tiếp đê ;-)

    [align=center][​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    [/align]
     
  7. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    55
    Location:
    VNAV
    Một bài về nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải.


    [align=center]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [/align]
     
  8. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    55
    Location:
    VNAV
    Một bài về Sơn Loa.

    [align=center]

    [​IMG]


    [​IMG]
    [/align]
     
  9. anhchangngongan

    anhchangngongan Advanced Member

    Joined:
    7/12/05
    Messages:
    1.753
    Likes Received:
    2
    Location:
    Bình Thạnh, SG
    Cái này nghe giống một mục quảng cáo hơn là một bài viết :p
     
  10. Catear

    Catear Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    211
    Likes Received:
    4
    Location:
    Sài Gòn
    Em cũng thấy vậy,loa kèn Sơn Loa mà nghe hay hơn Avant-Garde, em ..chết liền
     
  11. No-Fear

    No-Fear Advanced Member

    Joined:
    13/11/06
    Messages:
    380
    Likes Received:
    3
    Loa traxtric của Sơn Loa làm nghe thất bại vì nó rất chói, không thể nào so sánh với Avant-Garde được.
    Còn mẫu 18 lổ này là làm gia công cho Bác PhuongThu như các Anh Em đã biết do Bác PhuongThu thiết kế, chứ đâu phải của Sơn Loa, thật là khổ cho tay viết báo tào lao này....
     
  12. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.754
    Likes Received:
    2.182
    Location:
    Q3, Saigon
    Ơ, các bác đọc kỹ lại coi, ông viết bài đâu có nói là hay hơn. Ổng chỉ nhận là tai ông í không phân biệt được thôi. Hì hì...
     
  13. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    55
    Location:
    VNAV
    Một bài về CES 2007 và Navinson Audio

    [align=center]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [/align]
     
  14. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    20
    Cảm ơn bác Aries rất nhiều.
    Đọc những bài này cảm thấy còn có chút gì gần gũi...

    Các bác có gì hay lạ thì xin cũng post lên đây.

    Mến :D
     
  15. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Em thấy bài viết này trên báo Thanh Niên có liên quan đến âm nhạc và cũng hay nên post vào đây:
    Cậu bé mù trở thành đại sứ âm nhạc

    [align=right]Bảo Thiên[/align]

    Chỉ một sợi dây mong manh của cây đàn bầu, đôi bàn tay kỳ diệu của người nghệ sĩ đã lay chuyển bao trái tim người yêu nhạc. Từ một cậu bé khiếm thị vì nhiễm chất độc dioxin không trường nào dám nhận, trở thành một nhân vật được chào đón khắp nơi trên thế giới. Trải qua một phần đời khổ ải gian lao, Nguyễn Thanh Tùng đã trở thành biểu tượng sống của con người biết vượt lên nỗi đau.

    Giấc mơ không bằng phẳng

    Nguyễn Thanh Tùng sinh ngày 20.10.1979 tại Hà Nội. Cha anh là Nguyễn Thanh Sơn, cựu chiến binh. Những năm tháng khốc liệt ở chiến trường Trường Sơn, ông bị nhiễm chất độc dioxin. Di chứng đã khiến đứa con gái đầu của ông bị câm điếc, mù, bại liệt toàn thân và thiểu năng tuần hoàn não. Còn Nguyễn Thanh Tùng bị khiếm thị bẩm sinh, một mắt chỉ thấy lờ mờ. Để gia đình có điều kiện chăm sóc đứa con bại liệt, ông nội đưa Tùng về nuôi lúc chỉ mới vừa tròn 8 tháng tuổi.

    Năng khiếu âm nhạc bộc lộ từ khi Tùng lên 4. Cậu thường ngấu nghiến các chương trình âm nhạc trên sóng phát thanh. Khi nghe được một bản nhạc độc tấu bằng đàn bầu, cậu đã bị mê hoặc. Để vui lòng cháu, ông nội làm cho Tùng một cây đàn từ nửa thân cây luồng, một khúc tre, một cái lon sữa và một cái ruột của phanh xe đạp. Được chạm vào cây đàn, niềm đam mê âm nhạc trong Tùng bùng lên dữ dội. Cậu ấp ủ một ngày nào đó chính mình sẽ chơi được các bản nhạc từ cây đàn bầu.

    Nhưng khi Tùng đến tuổi đi học thì không trường nào nhận. Nỗi thất vọng vỡ òa trong tâm hồn của cậu bé mù lòa. Hai ông cháu về nhà mày mò tự học qua các câu chuyện. Ông nội vừa học, vừa chỉ cho Tùng chơi guitar. Năm 1986, Cung Thiếu nhi Hà Nội mở cuộc thi đơn ca và kể chuyện lần I, Tùng đã tham gia. Câu chuyện Sự tích chùa Một Cột của Tùng đã đoạt giải đặc biệt còn tiết mục đơn ca Tiếng chày trên sóc Bombo, vừa hát vừa đệm guitar, thì giành huy chương vàng. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tùng.

    Tùng được trường PTCS Vân Hồ nhận vào học lớp 1 nhưng với điều kiện "phải biết đọc, biết viết". Hai ông cháu mừng vui khôn xiết. Ông hì hục viết các chữ cái, các dấu thanh, các con số lên một tấm bìa để Tùng nhận diện và học theo. Qua 3 tháng, Tùng được nhận vào lớp 1, lúc đó đã 8 tuổi. Một buổi học văn hóa ở trường, một buổi Tùng học kể chuyện và đàn bầu ở Cung văn hóa Thiếu nhi. Cứ thế, cậu miệt mài nhích từng bước để mong một ngày chạm tới ước mơ... Nhưng cuối học kỳ I năm lớp 6, một biến cố lớn xảy ra. Khi Tùng đang ngồi học thì đầu óc quay cuồng, mắt tối sầm lại. Kể từ đó, cuộc sống của Tùng hoàn toàn là bóng đêm... Ông nội đến trường Nguyễn Đình Chiểu mượn sách và đồ dùng học tập về kèm cho Tùng học bằng phương pháp chữ nổi.

    Khi Nhạc viện Quốc gia Hà Nội mở lớp học thí điểm cho trẻ khuyết tật tại trường, Tùng được tuyển chọn. Bằng đam mê và nỗ lực phi thường, cậu học hết sơ cấp, trung cấp, sau đó học tiếp khoa Âm nhạc truyền thống của Nhạc viện Quốc gia Hà Nội. Tùng phải nhờ ông nội đọc các tài liệu chuyên môn để tự chuyển qua chữ nổi. Sau này các bạn cùng khoa tình nguyện đọc giúp Tùng. Cứ thế, Tùng miệt mài như con tằm rút ruột nhả tơ trong suốt quá trình học của mình. Một ngày đều đặn 4 lần ông chở Tùng đi học trên chiếc xe đạp cà tàng.

    Năm 1996, Tùng được mời lưu diễn ở TP.HCM. Thời gian này, Tùng bị một cơn đau mắt dữ dội. Các bác sĩ khuyên anh phải nghỉ học, nghỉ chơi đàn một thời gian. Đây là một việc quá khó. Anh tâm sự: "Có thể bắt tôi hy sinh một cái gì đó trong cuộc sống nhưng nghỉ chơi nhạc thì không thể". Trong một buổi học về lịch sử âm nhạc thế giới, cô giáo giảng về Beethoven và bản giao hưởng Định mệnh, viết khi ông vừa trải qua một cú sốc lớn trong cuộc đời: bị hỏng thính giác. Định mệnh sau đó đã trở thành một tác phẩm vĩ đại, hút người nghe từ nốt nhạc đầu tiên đến nốt nhạc cuối cùng. Tùng nghiệm ra rằng, tiếng gõ cửa của định mệnh có thể đến với bất kỳ ai và bất cứ thời điểm nào. Nhưng quan trọng là sau tiếng gõ cửa đó người ta sẽ tiếp tục sống như thế nào. Cuộc giao tranh giữa niềm đam mê và nỗi đau thể xác kéo dài đằng đẵng. Năm 1997, Tùng quyết định phải bước lên một bước bằng việc thi vào khoa Lý luận sáng tác và Chỉ huy của nhạc viện. Sau đó anh tiếp tục học thêm piano.

    Đại sứ âm nhạc

    Tốt nghiệp đại học loại giỏi, Tùng được mời đi biểu diễn nhiều nơi trong và ngoài nước. Hội nghị thượng đỉnh APEC cuối năm 2006 tổ chức ở Hà Nội, Tùng cũng vinh dự được mời biểu diễn.

    Trước đó, năm 2005, trong cuộc vận động quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam ở VN, Tổ chức Vietnam les enfants de la dioxin đã mời Tùng qua Pháp biểu diễn. Từ đó, anh liên tục được mời đi diễn ở Đức, Bỉ, Hà Lan... Ở những nơi đó, người ta dàn dựng cho Tùng một chương trình riêng và mong muốn được thưởng thức âm nhạc truyền thống VN qua tiếng đàn bầu của anh. Nhưng Tùng thường biểu diễn ba mảng: dân ca VN, tác phẩm của các nhạc sĩ VN soạn cho đàn bầu và chơi các bản giao hưởng kinh điển của Mozart, Brahms, Schubert, Beethoven... đã được chuyển thể. Trước mỗi buổi hòa nhạc, Tùng đều nói lên mục đích chuyến đi của mình. Ngoài việc giới thiệu âm nhạc truyền thống VN, Tùng kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế với nạn nhân chất độc da cam VN. Thật kỳ diệu, tiếng đàn của Tùng đã đi vào lòng người một cách trọn vẹn. Sau những buổi hòa nhạc, khán giả không chỉ ký tên ủng hộ mà còn nhận hồ sơ của từng người. Họ trao học bổng, mua sắm các nhạc cụ, máy thêu, máy may, máy vi tính... Thấy ai có năng khiếu về cái gì thì họ tập trung ủng hộ để các em có điều kiện phát triển. Tùng tâm sự rằng, bản thân anh cũng chỉ mới bắt đầu, chưa có điều kiện để giúp các em về vật chất. Tùng muốn thông qua âm nhạc để nói với bạn bè quốc tế về nỗi đau da cam VN. Và một điều nữa, Tùng muốn thay đổi cách nhìn của mọi người về các nạn nhân. Họ không phải là đã tàn phế. Có những người vẫn tiếp tục sống, tiếp tục làm việc. Với phần sức khỏe còn lại, họ cố gắng tiếp cận tri thức để làm người có ích cho cuộc đời.

    Khi Tùng chơi những tác phẩm âm nhạc kinh điển bằng đàn bầu, khán giả châu Âu rất đỗi ngạc nhiên. Họ không ngờ đàn một dây của VN lại chơi được nhiều thứ nhạc như vậy. Tùng nói rằng đó là kết tinh rất nhiều đời của dân tộc VN. Anh thường mang những làn điệu "Ru con" sang làm quà cho bạn bè quốc tế. Đối với anh, ru con là tiếng hát đầy đặn nhất của người mẹ dành cho con, dù đứa con sinh ra lành lặn hay khiếm khuyết.


    Tại Bỉ, Tùng vinh dự được biểu diễn với cây đại thụ của Nhạc viện Brussels, giáo sư Phil Deli. Trong đêm hòa nhạc, bà để Tùng ngồi trên bục cao hơn mình, xung quanh thắp nến. Tùng đề nghị được ngồi cùng nhưng bà nói: "Anh là một nghệ sĩ đặc biệt. Tôi muốn mọi người nhìn anh rõ hơn để tôn vinh ý chí và nghị lực của con người VN". Những tiếng hô: "Thanh Tùng, Việt Nam" luôn vang lên ở những nơi anh đặt chân đến.
    Hiện tại Nguyễn Thanh Tùng đã cho ra đời một số tác phẩm có giá trị như Tự sự viết cho violon; Ánh xuân viết cho violon và piano hòa tấu... Và tác phẩm Sông trăng viết cho tam thập lục và bộ gõ đã đoạt giải đặc biệt trong cuộc thi sáng tác do Nhạc viện Quốc gia Hà Nội, Viện Nghiên cứu âm nhạc VN và Quỹ Phát triển văn hóa phối hợp tổ chức năm 2004. Tùng kể rằng, Sông trăng ra đời trong một đêm anh mất ngủ vì bị cơn đau hành hạ. Nằm nhớ lại những ngày thơ ấu được ông nội dắt đi bên bờ sông mát rượi dưới một đêm trăng vằng vặc. Qua lời ông mô tả, anh tưởng tượng ánh trăng sóng sánh dát bạc trôi trên mặt sông êm đềm. Và anh nghĩ cuộc đời mình cũng giống như dòng sông, phải trải qua bao bão tố, thác ghềnh mới có được những phút bình yên...

    28 năm qua, mỗi bước chân Tùng đi đều có sự dìu dắt của ông nội. Ông là người thầy đầu tiên, là người đồng hành với Tùng trong cuộc chinh phục niềm đam mê. Đã 82 tuổi nhưng trông ông rất tráng kiện. Râu tóc bạc phơ, da hồng hào, mắt sáng, trán cao. Ông sẽ tiếp tục đồng hành để Tùng làm tròn vai trò một đại sứ âm nhạc mà cuộc đời đã giao phó.

    (Trích từ báo " Thanh Niên " số ra ngày 2/4/2007)
     
  16. HungAudioNT

    HungAudioNT Advanced Members

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    365
    Likes Received:
    5
    Location:
    NHA TRANG-KHÁNH HÒA
     

    Attached Files:

  17. HBTrung

    HBTrung Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    617
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn - Vũng Tàu
    "Nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải lo chụp ảnh toàn bộ các thí sinh cho phần thi Hoa hậu Ảnh nên đã có một ngày làm việc khá mệt nhọc. Ngoài việc chạy tới chạy lui tìm vị trí có ánh sáng đẹp, góc chụp ưng ý để có các khuôn hình đẹp, bắt mắt, anh còn kiêm thêm vai trò ’’đạo diễn’’ chỉ dẫn nhẹ nhàng: ’’Em xoay người cho sáng khuôn mặt chút, thế, đẹp lắm’’, ’’Nhìn thẳng vào máy của anh nha, cười tươi, diễn thoải mái đi!’’..."

    http://vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2007/08/733776/
     
  18. HBTrung

    HBTrung Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    617
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn - Vũng Tàu
    TPHCM - Siêu ô nhiễm!:
    ... “Giặc” âm thanh

    Tiếng ồn cũng là một trong vô vàn nỗi-khổ-thời-ô-nhiễm mà người dân TP đang phải hứng chịu, đặc biệt ở các trục đường chính như Điện Biên Phủ, Nguyễn Văn Linh, Xa lộ Hà Nội…

    Phổ biến nhất là tình trạng còi xe khách, xe tải xin đường trong nội thành. Do các loại xe lưu thông quá gần nhau, cường độ âm thanh của còi xe quá lớn, người điều khiển xe hai bánh dễ bị giật mình lạc tay lái, gây ra tai nạn và ách tắc giao thông.


    Hậu quả nữa của tiếng ồn mà ít người nghĩ tới, đó là khả năng bị điếc hoàn toàn. Theo số liệu của bệnh viện Tai - Mũi - Họng TPHCM thì khả năng tiếp xúc với cường độ âm thanh thông thường của con người là từ 50-85 dB. Tiếng ồn từ 85-100 dB bắt đầu có hại cho tai (tai bị đau, sức nghe giảm dần). Cao hơn 120 dB có thể làm rách màng nhĩ. Trong khi đó, cường độ âm thanh của tiếng còi các loại xe tải, xe ben, xe khách là 90-150 dB.

    Trình độ thẩm âm của các Audiophile Sài Gòn sẽ ngày cành giảm???

    http://www11.dantri.com.vn/Sukien/2007/9/196516.vip
     
  19. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    32
    Location:
    nowhere
    Những mối nguy hại từ điện từ trường (24)
    02/08/2007

    (DQC) Phát triển bằng cách thích ứng là một trong các nguyên tắc chính của cuộc sống. Mọi người cần phải hiểu rõ điều này và đặc biệt là với những ai có vai trò quan trọng trong những kỹ thuật công nghiệp mà đã tạo ảnh hưởng ra môi trường xung quanh và nhất là trên sinh khí quyển.

    “Loài người không có khả năng nào để thích nghi với tần số vô tuyến và siêu tần số mà người taquan sát được trong môi trường bao quanh.”

    Presman

    Các thông tin qua chữ viết đã phát triển tương đối chậm vì người đọc phải để dành thì giờ để thích ứng với các thông tin theo lối giao tiếp. Thực vậy, điện tử học, hệ thống viễn thông vũ trụ, công nghệ tin học phát triển nhanh đến nỗi mọi người cần phải thực hiện việc thích ứng ngay. Cơn sốt thời đại điện tử - tin học tràn khắp thế giới, nhưng dường như ít ai chú ý đến mặt trái của nó.

    1. GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN HÌNH

    Các chương trình truyền hình dành cho tuổi trẻ được gia tăng theo cấp số nhân tạo nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái so với trước đây. Ngày xưa, phụ huynh chỉ cần liếc qua sổ điểm để cho phép hay không cho phép trẻ được xem truyền hình trong ngày.

    Với hơn 70 giờ/tuần, truyền hình đã rứt con cái khỏi vòng tay cha mẹ. Theo thống kê, trẻ em từ 5 đến 12 tuổi mỗi ngày ngồi trước màn hình từ 2 đến 3 giờ 30, tức trung bình 21 giờ/tuần.

    Qua khảo cứu suốt hai năm trên 300 trẻ từ 9 đến 16 tuổi, giáo sư Rufo phát hiện việc thích xem vô tuyến khiến học sinh kém năng động, thiếu tập trung trong học tập và là một trong các nguyên nhân của sự sút giảm thứ hạng trong lớp. Trẻ mỗi ngày xem vô tuyến dưới 50 phút sẽ có điểm số trong học tập cao hơn so với trẻ ngồi suốt 2 giờ/ngày trước màn ảnh nhỏ.

    2. Các nguy HẠI ĐIỆN TỪ TRƯỜNG VÀ VÔ TUYẾN

    Ngoài sự thụ động và tính ù lì do vô tuyến đem lại, ta còn chịu tác động của sự biến đổi môi trường do việc sử dụng máy thu thanh, thu hình, vi tính, vô tuyến điện, các đài radar, các hệ thống chống trộm... mà đôi khi ta không nhận ra. Các rối loạn sinh học được tạo ra bởi điện từ trường có 2 loại:

    - Việc tiếp nhận trong một thời gian lâu dài các thông tin bằng tiếng động và ánh sáng quá mạnh hay không được điều chỉnh đúng mức sẽ tạo mối nguy hại cho các rối loạn sinh lý có thể là thính giác, thị giác hay thần kinh.

    - Việc truyền tải các thông tin cần một sự hỗ trợ của sóng điện từ mà phạm vi của sự phát xạ bao phủ các khu vực cạnh các máy phát và đặt dân cư ở đó dưới ảnh hưởng của điện từ trường...

    Trước tầm quan trọng của vấn đề, Tổ chức Y Tế thế giới (OMS) và Hiệp hội Quốc tế về bảo vệ vô tuyến (radio protection) đặt ra các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đối với các tần số vô tuyến và siêu tần số. Báo cáo tổng kết này thật đáng báo động.

    a. SÓNG NÀO CÓ VẤN ĐỀ?

    Toàn bộ phổ điện từ, nhất là các tần số vô tuyến và siêu tần số đều có ảnh hưởng, đó là các tần số giữa 100 KHz và 300 GHz.

    Dãy tần số vô tuyến trong khoảng 100 KHz - 300 MHz nghĩa là bước sóng trong không khí từ 3 km đến 1 m. Thang siêu tần số từ 300 MHz tới 300 GHz nghĩa là bước sóng từ 1m đến 1 m/m.

    Các điều kiện trình bày trong bảng thống kê trên có thể thay đổi tùy theo kích thước, hình dạng, phương hướng và tính chất điện tử của sự vật.

    b. CÁC NGUỒN BỨC XẠ

    Nguồn bức xạ chủ yếu trong tự nhiên nằm trong bầu khí quyển do tĩnh điện tạo ra một trường điện từ khoảng 130 V/m. Mặt trời và các ngôi sao cung cấp một dòng năng lượng khoảng10 picowatts/m2 giữa 100 kHz và 300 GHz. Tóm lại, các cơn giông chỉ có vai trò cục bộ. Có thể nói là từ hàng ngàn năm nay, con người đã tự thích nghi với môi trường điện từ cũng như với môi trường hoá học (như đất đai, đại dương, khí quyển). Đó chính là lý do khi có một sự biến đổi quan trọng và đột ngột của tham số này tạo ra nhiễu loạn rất lớn dẫn đến tật bệnh.

    Ta có thể nói rằng việc hạ thấp tỷ lệ oxy trong khí quyển tạo ra sự sút giảm khốc liệt trong một thời gian có thể dẫn đến cái chết hàng loạt... Nhưng vẫn có một sự biến đổi tương đối quan trọng, đột ngột và không dẫn thẳng đến cái chết mà chỉ tạo ra những rối loạn tâm lý mà ta không thể lơ là. Mối quan hệ giữa hoá học và đời sống đã rõ ràng nhưng tác động của các chất phóng xạ và của các bức xạ không ion hoá thì phức tạp hơn nhiều. Hiện tượng bứt rứt, ô nhiễm tạo mối nguy hại trong những năm gần đây và càng ngày càng lan rộng khiến ta cần phải lưu tâm đặc biệt.

    Nguồn gốc tự nhiên của sóng có thể phân làm hai loại tùy vào nguồn phát có chủ ý hay chỉ là những nguồn bức xạ nhiễu, không quan trọng.

    - Trong các nguồn phát có chủ ý phải kể đến các máy phát thực sự chứa bức xạ: đó là các antenne phát thanh truyền hình. Chúng được thiết kế để phát các sóng điện từ ra môi trường bao quanh theo những thể thức nhất định. Tần số, hướng dẫn truyền và điểm phát sóng bị thay đổi tùy theo cấu tạo của máy phát. Mặc dầu luật lệ qui định rất khắt khe và sự tỉ mỉ trong khâu phát sóng, nhưng vẫn luôn có những rò rỉ bức xạ nhiễu.

    - Các bức xạ “nhiễu” mang hình thức một tiếng ồn lớn. Một số trường hợp, tia này tương ứng với các chương trình phát trong thang 100 KHz - 300 GHz.

    Các máy phát cổ điển gồm các đài phát thanh vô tuyến và truyền hình, radar và các hệ thống viễn thông, các vệ tinh. Các máy phát vô tuyến lưu động thường được một số lớn người dân mang theo mình hay trang bị trong xe hay gần đây nhất là điện thoại di động đều có nguy cơ tạo cho người sử dụng những nguy hại của điện từ trường.

    Các nguồn phát sóng nhân tạo thì khác, máy phát ra công suất bao nhiêu thì có bấy nhiêu dòng năng lượng bức xạ, vậy thì vấn đề bị ảnh hưởng bức xạ nhiều hay ít là tùy ở người sử dụng máy.

    c. MẬT ĐỘ CÔNG SUẤT BỨC XẠ TRÊN MỘT ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH

    Dân chúng thị thành tại các quốc gia công nghiệp phát triển có thể bị nhận bức xạ với một cường độ tổng quát tính theo microwatt/cm2.

    Cư dân tại các cao ốc ở gần với các antenne vô tuyến đặt trên mái nhà của những người láng giềng có thể sống trong mật độ bức xạtừ vài trăm microwatt đến vài milliwatt/cm2. Dân cư tại một thị trấn có thể bị sống trong môi trường có mật độ bức xạ như sau:

    - 50% nhận dưới 5 µ/cm2

    - 45% nhận từ 5 đến 10 µW/cm2

    - 4% nhận từ 10 đến 100 µW/cm2

    - 1% vượt quá 100 µW/cm2.

    Giới hạn qui định mật độ bức xạ không được phép vượt qua là 10µW/cm2.

    d. MỘT TAI HỌC CÔNG NGHỆ VÔ HÌNH

    Thật đáng tiếc là có quá ít người quan tâm đến vấn đề nóng bỏng là sự phát triển của máy phát và máy tạo sóng thuộc mọi loại mà lợi ích thực tế cần được chứng minh tính hiệu quả.

    Nhà Cảm xạ Địa Sinh học, hơn lúc nào hết, cần phải nghiên cứu sự khuếch tán rất lớn của các nguồn độc hại trong thiên nhiên. Mặt khác, phản xạ của nhà Cảm xạ bị lệch đi nếu bị một số bức xạ tác động đến, nhất là các bức xạ trong dãy từ 3 đến 30 GHz.

    Các chuyên viên điện tử không mảy may lo lắng đến các hậu quả về mặt y học và xã hội phát sinh từ các hệ thống do họ thiết kế.

    Các bác sĩ thì không được đào tạo về mặt chuyên môn cần thiết giúp họ đặt nghi vấn về mối liên hệ nhân quả có thể có giữa một số rối loạn, một số bệnh tật với các kỹ thuật hay máy móc cũng như môi trường bao quanh. Vai trò của nhà Cảm xạ Địa sinh học là gạch nối cho hai giới này.

    3. CÁC MỐI NGUY HẠI DO ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ

    a. Antenne nGƯỜI

    Con người lúc đứng thẳng có tác dụng như một antenne để tiếp nhận sóng. Các bộ phận trong cơ thể của chúng ta được cấu tạo để hấp thụ lượng bức xạ điện từ theo nguyên tắc giống như antenne. Tùy vào hình dáng mà từng bộ phận của ta sẽ nhạy cảm đối với một loại tần số nào đó. Chính tần số đó cho phép xác định biên độ cực đại của bức xạ độc hại đối với các bộ phận trong cơ thể.

    Tế bào được ví như một bộ tích điện và một mạch dao động. Do vậy, nó có một thế điện và cộng hưởng trên một tần số tùy vào vai trò của nó trong cơ thể. Năng lượng mà tế bào trao đổi thuộc về điện từ trường thiên nhiên. Tóm lại, các bộ phận của cơ thể tích giữ hạt ánh sáng (photons) và phát xạ các hạt. Ánh sáng này bảo đảm cho hoạt động điều hoà các cơ chế trọng yếu. Năng lượng điện từ phát ra theo tế bào sống gắn bó chặt chẽ tới toàn thể thông tin của bộ phận. Đó là dấu hiệu để nó có thể giúp cho các bộ phận của cơ thể đồng nhất hoá, tự biết mình trong mối liên hệ với tổng thể. Tế bào sẽ mất đi tính đồng nhất của mình khi không còn cộng hưởng với các dấu hiệu năng lượng điện từ tác động lên nó. Tế bào tuân thủ trước hết vào một định luật vật lý - sinh học sau đó vào sự tương tác hoá học. Như vậy, bệnh tật trước nhất chỉ là một sự rối loạn của điện từ trường. Mỗi cá nhân, tùy theo thể tạng sẽ có một mức độ nhạy cảm của riêng mình trước các tham số của môi trường xung quanh.

    b. Ảnh hưỞng sinh HỌC TÙY THUỘC VÀO CÁC TẦN SỐ

    Không cần phải căn cứ vào toàn bộ cơ thể mà chỉ cần căn cứ vào các bộ phận khác nhau hay thành phần cấu tạo ra chúng để nhận ra rằng những tần số cao (UHF, SHF và EHF) là những tần số có khả năng để gây ra xáo trộn nhất. Sự thâm nhập của sóng trong các mô, não bộ và trong một số bộ phận khác tùy thuộc vào tần số phát.

    VHF, UHF và SHF là những tần số thông dụng nhất đối với kỹ thuật hiện nay, các tần số này tạo ra một sự thâm nhập lớn vào trong các mô mỡ, thuỷ tinh thể. Những tần số ở giữa 30 MHz và 3 GHz đặc biệt nguy hại do ảnh hưởng không phát nhiệt của chúng. Máu và các thành phần khác cũng nhạy cảm vớibức xạ mà tần số vượt hơn mức 2,5 GHz.

    D. Depris xếp các ảnh hưởng sinh học phụ thuộc vào tần số và dẫn đến kết luận sau:

    - Tần số từ 25 đến 30 MHz (người chơi radio nghiệp dư, taxi….) thâm nhập từ 3 đến 4 cm vào bên trong não bộ, thâm nhập vàotoàn bộ tuỷ sống, thuỷ tinh thể của mắt. Các sóng này ảnh hưởng đến các mô và xương nhưng gây xáo trộn nhất cho não bộ và hệ thần kinh.

    - Tần số từ 88 đến 108MHz (truyền thanh vô tuyến có điều biến tần số) thâm nhập tối đa vào não bộ đến hơn 4cm, thâm nhập vào toàn bộ tuỷ sống và toàn bộ con mắt.

    - Tần số từ 174 đến 216 MHz (dãy III, VHF ở vô tuyến). Tác động giống như dãy trên. Dãy V - vô tuyến ảnh hưởng nhiều nhất đến các bộ phận trong cơ thể của trẻ còn đang lớn.

    - Tần số từ 614 đến 854 (dãy V, UHF ở vô tuyến, mobiphone). Thấm qua não bộ 2cm trong khi khả năng năng lượng gia tăng mạnh một cách rõ rệt: 10 lần nhiều hơn mức độ 88 MHz. Thấm vào toàn bộ tuỷ sống và trung tâm thần kinh.

    - Tần số từ 2,45 GHz (radar giám sát, vệ tinh vô tuyến, lò vi ba) thấm vào não bộ từ 5 mm đến 1 cm, ảnh hưởng tới toàn bộ tuỷ sống. Tần số này rất nguy hiểm cho mắt và nó bắt đầu tác động đến máu, đến các vi sinh vật (chuỗi phân tử, acid amin...) và thấm vào mỡ gần 5 cm.

    - Tần số từ 10 đến 100 GHz (radar dân sự và quân sự, vệ tinh vô tuyến, lò công nghiệp) thấm sâu đến tất cả diện tích của não bộ khoảng vài mm. Các sóng này phát triển từ 1000 đến 10000 lần năng lượng nhiều hơn một sóng 10MHz và tác động trực tiếp vào máu, vào tất cả các vi sinh vật và vào mỡ khoảng 1 cm. Mặc dầu khả năng thâm nhập yếu nhưng các tác động sinh học của chúng thật lớn lao.

    c. KẾT LUẬN

    Trong nhiều năm liền, tác động hỗ tương giữa các tần số vô tuyến, siêu tần số và các cơ thể sống được xem xét gần như chỉ chuyên về phần quang học trong lý thuyết của điện từ trường. Có thể kết luận là cơ chế quan trọng duy nhất nằm trong sự truyền tải năng lượng hấp thụ bằng động năng của các phân tử. Tuy thế các chênh lệch giữa một số quan sát dựa vào kinh nghiệm và các giải thích lý thuyết đã biết khiến ta nghĩ rằng các hiệu ứng không đổi nhiệt cũng đóng một vai trò nào đó.

    Theo Presman, giả thiết về sự giao thoa trực tiếp của cáctrường điện từ với các hiện tượng điện sinh học được thể hiện qua điện não đồ và điện cơ đồ trong việc truyền tải thông tin sinh học.

    Bác sĩ Milton Zaret chuyên viên giám định bức xạ, bác sĩ nhãn khoa ở Khoa Y, New York chứng minh rằng sóng có vài Hz gây ra sự lão hoá sớm cho các bộ phận trong cơ thể và nhanh chóng dẫn đến tử vong. Phải chăng đây là vật trung gian gây ra căn bệnh mà ta không hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh Alzheimer?

    Sự gia tăng nhanh chóng của người mắc bệnh này trong vài thập kỷ trở lại đây khiến ta phải suy nghĩ.

    Có phải đây là thủ phạm của việc gia tăng thường xuyên và đáng sợ về chứng bệnh thần kinh và tâm thần hay cả các tính hung hãn của các thanh thiếu niên tại một số địa bàn ở ngoại ô các thành phố công nghiệp phát triển?

    Người ta cũng có thể nghĩ đến sự gia tăng các bệnh về tim mạch, các nghiên cứu về ung thư, nhất là ung thư máu.

    Các ô nhiễm về hóa học và tiếng ồn trong môi trường bao quanh được giác quan của ta nhận biết sẽ giúp ta có thể tự bảo vệ. Trái lại các ô nhiễm có nguồn gốc điện từ trường lại không được bất cứ giác quan nào nhận ra.

    Bác sĩ Dernier qua các biểu đồ dòng điện chạy trong não bộ phát hiện rằng con người là trung tâm của một dòng điện cảm ứng với tần số 50 Hz. Sẽ ra sao cho một đối tượng thường xuyên chìm ngập trong một môi trường cộng hưởng với các dao động lạ? Việc hấp thụ các tiếng ồn này khiến con người ở trong trạng thái kích động thường xuyên chắc chắn sẽ gây cảm giác bất ổn cho đương sự.

    Hậu quả của sự chênh lệch giữa sự gia tăng các ô nhiễm điện từ và khả năng thích ứng của chúng ta được biểu hiện bằng: căn bệnh của nền văn minh, các hội chứng của sự mất thích ứng. Sự thoái hoá sớm cũng được biểu hiện bằng bệnh huyết khối, xơ hoá và ung thư.

    http://www.camxahoc.com/modules.php?nam ... e&sid=1019
     
  20. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    32
    Location:
    nowhere
    Sống cạnh đường dây cao thế (25)
    18/08/2007


    (DQC) Từ vài năm nay một số người nhất là các nông dân thường than phiền việc sống cạnh các đường dây cao thế. Có nhiều vấn đề phức tạp xảy ra. Chúng có thể phát ra các tia điện. Tai hại hơn là tai nạn có thể xảy ra trên những người yếu tim. Chúng làm nhiễu loạn các sóng phát thanh và truyền hình. Trường điện từ tạo sự xáo trộn oxy của không khí biến thành ozone. Loại này sẽ tấn công vào cây cối bằng mưa acide. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là các yếu tố tác hại đến sức khoẻ của con người và súc vật.

    Các nghiên cứu cho thấy có 5 loại bệnh tật:
    • Đau đầu, choáng váng, ói mửa.
    • Dị ứng.
    • Dấu hiệu stress.
    • Xáo trộn tim mạch và bạch huyết.
    • Ảnh hưởng di truyền.
    Các triệu chứng tăng lên khi áp thấp nhiệt đới, trời mưa, sương mù hay gió to.

    1. TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG
    a. TỪ NHÀ MÁY ĐIỆN ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG
    Nhà máy điện thường nằm xa những khu vực tiêu thụ
    nên cần hệ thống tải điện. Thoạt đầu dòng điện từ nhà máy phát ra cỡ 24.000 Volt. Biến thế nâng nó lên 400.000 Volt, điện thế dùng cho việc chuyển vận đường dài. Thường các nhà máy nối kết với hệ thống 220 kV, những thị trấn dùng hệ nhỏ là 22 kV và nhà riêng dùng hệ 220 V. Giữa mỗi hệ thống có một biến thế dùng để hạ thấp điện thế tùy theo nhu cầu của khách hàng.
    Theo ước định, để giúp cho việc quản lý và tổ chức, người ta phân biệt các hệ thống truyền tải mà điện thế cao hơn hay bằng 66 kV và các hệ thống phân phối mà điện thế thấp hơn 66 kV.

    b. TẠI SAO ĐIỆN THẾ CAO ?
    Dòng điện chạy trong một dây dẫn điện luôn phát ra năng lượng, đó là hiệu ứng Joule liên hệ đến việc chuyển đổi một phần năng lượng điện thành năng lượng nhiệt. Hiện tượng này đặc biệt xảy ra trong việc vận chuyển điện nên có sự gia tăng mất điện trên đường dây với cường độ dòng điện. Để tải một lượng lớn với tối thiểu mất mát năng lượng điện, ta phải làm giảm cường độ của dòng điện nhờ vậy sẽ gia tăng điện thế P = U.I. Đó là lý do tại sao việc tải điện được thực hiện ở điện cao thế.

    c. SỰ THÍCH NGHI SẢN XUẤT - TIÊU THỤ
    Nhu cầu tiêu thụ điện có thể thay đổi tùy giờ, ngày trong tuần, vùng, khu vực, mùa, nhiệt độ bên ngoài. Ta không thể lưu trữ điện năng. Các nhà máy điều chỉnh thường xuyên việc sản xuất tùy nhu cầu. Cường độ dòng điện trên đường cao thế do vậy cũng thay đổi. Để gia tăng tính uyển chuyển trong việc phân phối, bớt gây hại cho một máy phát và lựa chọn phương thức sản xuất rẻ nhất vào mọi lúc, mỗi trung tâm tiêu thụ được kết nối với toàn bộ các nhà máy sản xuất.

    d. ĐƯỜNG ĐIỆN CAO THẾ
    Việc chuyển tải được thực hiện bằng dây trên không tựa trên 2 trụ cách nhau 450 thước cho dây 500 kV và 350 thước cho dây 220 kV. Điểm thấp nhất so với mặt đất là 10m và 7m cho mỗi loại.
    Theo qui định: Các đường dây cao thế không được nằm cạnh, nằm song song với đường giao thông hay thông tin tín hiệu tàu hoả vì nó có thể phát sinh các điện thế cảm ứng có nguy cơ làm xáo trộn việc vận hành các tín hiệu... Trong mọi trường hợp, nó không được nằm cạnh hay song song các trục lộ lớn, nếu vượt qua các trục này phải được thực hiện dưới một góc ít nhất 15 độ.
    Nhiều yếu tố gây cản trở cho việc thiết lập các đường dây dẫn bằng cáp ngầm dưới lòng đất:
    - Về mặt kỹ thuật: Bên trong một đường dây dưới lòng đất tạo ra một dòng điện nhiễu làm giảm khả năng tải dòng điện. Riêng hệ thống phân phối có thể đặt ngầm dưới lòng đất.
    - Về mặt thực hành: Một đường dây đặt ngầm có nhược điểm hơn một đường dây trên đất, các hư hỏng khó định vị và thời gian sửa chữa sẽ dài hơn.
    - Về mặt kinh tế: Giá lắp đặt khoảng 10 lần.

    http://www.camxahoc.com/modules.php?nam ... e&sid=1025
     
  21. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    32
    Location:
    nowhere
    Nên tránh xa các trạm phát sóng vô tuyến

    Sóng điện từ tần số cao có thể gây vô sinh, bằng chứng là những quân nhân làm việc tại các trạm radar có thiết bị cũ, rò rỉ sóng rất hay bị hiếm muộn. Loại sóng này cũng đang bao vây cả người dân bình thường, từ TV, tủ lạnh, máy tính, điện thoại di động, lò vi sóng...

    Gần đây, người dân ở nhiều nơi tại Hà Nội liên tiếp "kêu cứu" trước tình trạng các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lắp đặt các trạm thu phát sóng ngay trong khu dân cư, vì cho rằng sóng điện từ sẽ gây hại cho sức khỏe của họ. Theo tiến sĩ Nguyễn Khắc Hải, Viện trưởng Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, nỗi lo sợ này không phải là vô căn cứ, vì rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh sóng điện từ tần số cao ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.

    Sóng điện từ khi đi qua cơ thể sẽ khiến cho các tế bào tự cọ xát với nhau mà sinh nhiệt; nhiệt lượng có thể lớn đến mức làm sôi dịch thể và hấp chín các tế bào (các lò vi sóng hoạt động theo cơ chế này). Với liều rất cao, sóng điện từ có thể gây hại cấp tính. Chẳng hạn một công nhân đang sửa radar, đứng ngay trước bộ phận phát sóng; nếu một người khác không biết, vô tình bật máy, công nhân này sẽ ngất xỉu ngay lập tức. Nếu liều thấp, hoặc khoảng cách không đủ gần, tác hại của sóng từ có thể tích tụ lâu ngày và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sinh sản, tim mạch, thị giác.

    Một số nghiên cứu trong nước cho thấy nhân viên bưu điện làm việc ở khu vực phát sóng, kỹ thuật dễ bị rối loạn sức khỏe với biểu hiện da dẻ không tươi tắn, luôn mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ, trí nhớ giảm. Còn khảo sát trong quân đội cho thấy nhân viên radar có tỷ lệ hiếm muộn cao.

    Trái đất cũng là một vật thể phát ra sóng điện từ. Sự "chu đáo" của tạo hóa giúp con người có sẵn khả năng thích nghi với loại sóng từ tự nhiên này. Mặt khác, ở mức độ vừa phải, sóng từ cũng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều thiết bị điện trong gia đình khiến con người hiện phải sống giữa làn sóng từ dày đặc, và chúng không thể không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu con người không biết tự bảo vệ.

    Để bảo đảm an toàn cho người dân, các nước phát triển đều đề ra các tiêu chuẩn về sóng điện từ trong khu dân cư và khu công nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam đến nay chỉ mới ban hành tiêu chuẩn ở môi trường làm việc mà chưa hề có quy định nào về liều lượng sóng điện từ cho phép ở các khu dân cư. Trong khi đó, các trạm thu phát sóng điện thoại di động ngày càng mọc lên nhiều, thậm chí ở ngay sát nhà dân. Theo "đặt hàng" của một số gia đình sống gần trạm thu phát sóng tại các khu Linh Đàm, Định Công, Mỹ Đình (Hà Nội), Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường đã đo sóng điện từ trong và ngoài nhà họ, kết quả là liều lượng vẫn nằm trong giới hạn an toàn (theo khuyến cáo của thế giới). Tuy nhiên, kết quả này không làm cho người dân và cả các chuyên gia yên tâm vì nó chỉ mang tính cá biệt.

    Đến nay, ở Việt Nam chưa từng có một khảo sát chính thức nào về sóng điện từ trong khu vực dân cư, vì vậy không ai khẳng định được rằng những người dân sống gần các trạm thu phát sóng điện thoại di động, phát thanh, truyền hình không đối mặt với nguy cơ ung thư, vô sinh, đục thủy tinh thể... Mặt khác, ngay cả khi có khảo sát và kết quả là liều lượng sóng từ quá cao thì cũng rất khó ép chủ nhân các trạm này khắc phục vì tiêu chuẩn chưa hề được ban hành.

    Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hải cho rằng, hiện nay, với thiết bị kỹ thuật hiện đại, không bị rò rỉ sóng, nguy cơ ở nhân viên kỹ thuật ở nơi thu phát sóng không cao như trước. Nhưng với người dân, mối nguy hại đang ngày một lớn do bị bủa vây bởi vô số làn sóng điện phát ra dày đặc và rất gần trong không trung. Bức xúc về điều này, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường đã chính thức kiến nghị Bộ Y tế tiến hành nghiên cứu đánh giá cụ thể về ô nhiễm điện từ tần số cao (sóng vô tuyến viễn thông) và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân đô thị. Viện cũng đề nghị Bộ sớm xây dựng tiêu chuẩn về bức xạ điện từ trường trong khu vực dân cư.

    Cách hạn chế tác hại của sóng điện từ

    Mọi đồ điện đều phát sóng điện từ, ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào cường độ, tần số và khoảng cách. Trong đó, chỉ có khoảng cách là yếu tố mà chúng ta có thể làm chủ được. Vì vậy, cách tốt nhất là tránh xa những nơi phát sóng từ, nhất là những trạm điện cao thế (từ 220 KV trở lên), vì sóng từ ở đây rất mạnh. Khi đường dây 500 KV Bắc-Nam mới xây dựng, đã có một nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đối với người dân và công nhân sống xung quanh, kết quả là không có nhiễm độc từ cấp tính. Nhưng về tác hại lâu dài thì chưa hề có khảo sát. Vì vậy, tốt nhất là không nên làm nhà gần khu vực điện cao thế, khoảng cách tối thiểu là 7 mét.

    Không nên cho trẻ em dùng điện thoại di động vì sóng của nó có thể ảnh hưởng đến sự phát dục, nhất là cơ quan sinh sản. Với người lớn cũng không nên để thiết bị này trên giường nằm. Nam giới nên bỏ thói quen cho điện thoại di động vào túi quần.

    Lò vi sóng cũ, bị hở cần được thay thế, không nên tiếc vì sóng trong lò này ảnh hưởng rất mạnh đến con người. Cửa lò đều có một tấm lưới sắt giúp hấp thu sóng từ, tuy nhiên nếu cửa hở thì sự an toàn sẽ không còn nữa. Để an toàn, tốt nhất là không đứng sát lò khi nó đang chạy, cũng không ghé mắt vào xem thức ăn trong đó vì vi sóng có thể hủy hoại thủy tinh thể.

    Tuy nhiên, tiến sĩ Hải cũng khuyên mọi người không nên quá lo sợ về tác hại của sóng điện từ ở những vật dụng gia đình, vì cường độ của chúng không cao, nếu thiết bị mới, không hỏng hóc thì chúng an toàn. Mặt khác, cường độ của sóng từ giảm rất nhanh theo khoảng cách.

    http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Nen-tranh-xa ... 42383/188/
     
  22. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    32
    Location:
    nowhere
    Mời các bác đọc bài này, thấy cũng zui zui, tẩu tẩu:

    Chơi âm thanh thời Internet: Không chỉ là thú chơi
    Cập nhật lúc 23h02" , ngày 07/02/2008


    Không phải cứ đôi loa tốt, cái ampli, cái đầu đọc ngon đã là có âm thanh hay, âm thanh đẹp mà còn ăn nhau ở công đoạn phối ghép.


    Ở đời, đã là cái sự chơi, hẳn là ai cũng phải lấy sướng làm đầu. Mà để đạt được cái sướng đó, ắt người chơi phải lọ mọ, phải mầy mò, phải lăn lộn. Từ thời các cụ thả mình vào cái thú tom chát, đá gà, cá cảnh, chơi chữ, chơi cây… cho đến chơi tem, chơi tiền cổ, rồi đám con cháu sau này lăn vào các thú chơi hiện đại như chơi xe máy, xe đạp, điện thoại… ai ai đều tâm niệm câu “nghề chơi cũng lắm công phu”. Chơi âm thanh cũng không nằm ngoài quy luật đó.

    Nghề chơi quả thật lắm công phu

    Chơi gì cũng thế, để được coi là sành sỏi chắc chắn phải trải qua một quá trình khám phá lâu dài, đặc biệt với một thú chơi cầu kỳ như âm thanh. Ai mới chập chững bước vào nghề này chả phải đôi ba lần nộp “học phí”. Không phải cứ đôi loa tốt, cái ampli, cái đầu đọc ngon đã là có âm thanh hay, âm thanh đẹp đâu. Còn ăn nhau ở công đoạn phối ghép nữa chứ. Mà dân sành chơi nào cũng biết, phối ghép đồ âm thanh là cả một nghệ thuật.

    Thế cũng vẫn chưa xong. Còn cả đống thứ tỉ mẫn nữa, sợi dây loa, sợi dây tín hiệu, phức tạp hơn thì đến cục lọc nguồn, bộ cách ly điện. Rồi phòng nghe. Bộ dàn hay mà vào phòng không đúng tiêu chuẩn cũng coi như vứt. Thế là lại phải quay quắt với tiêu âm, tán âm, thảm, rèm, cột chân voi, hộp cộng hưởng… Rồi đĩa. Đĩa CD thì phải đĩa xịn, còn “gấu” hơn nữa tiến lên đĩa thanh, băng cối cho nó đạt chuẩn analog thì lại kèm thêm trăm điều rắc rối khác.

    Không ít dân chơi đã phải thở dài, tự trách mình sao lại dại dột đâm đầu vào con đường này, càng đi càng thấy mờ mịt không có điểm dừng, mà quay đầu lại nhấp nhổm không yên vì “nghe nói mới về mấy cặp loa hay lắm”. Thế là máu nổi lên, lại lao vào bán mua, đổi chác.

    Rồi… các bà vợ nữa chứ. Hầu hết các ông chồng máu mê cái món này đều đã nói dối vợ ít nhất một vài lần. Đồ mua về chỉ dám khai nửa giá là cao. Đâu phải bà vợ nào cũng tin rằng cặp loa vừa cũ vừa xấu kia cũng tới chục triệu. Cái cục sắt đen thui với mấy cái bóng đèn lập lòe giá vài ngàn USD. Cái đĩa CD bình thường có vài ngàn đồng mà sao đĩa này những 20USD? Có ông mua được cặp loa quý, không dám mang về nhà mà chở thẳng sang nhà bạn thân, nhờ ông bạn chở sang nhà mình, rồi vào “tâu” với vợ là bạn anh nó gửi. Rồi lâu lâu lại phải nghĩ cách nói dối là sao mãi không đem trả cho người ta. Tóm lại là rắc rối đủ đường.

    Chơi âm thanh Việt Nam vốn chẳng phải mới mẻ gì, nó đã xuất hiện ở miền Nam từ trước năm 1975, nhưng kể từ sau hòa bình lập lại, thú chơi này đã tạm thời lui lại nhường chỗ cho những tất bật của cuộc mưu sinh, cho cơm gạo áo tiền. Chỉ khoảng 10 năm trở lại đây, khi nền kinh tế đã phát triển vững chắc trở lại, một bộ phận không nhỏ dân chúng đã có mức thu nhập khá cao đủ để nghĩ đến chuyện ăn sao cho ngon, mặc sao cho đẹp, thú chơi âm thanh mới bùng phát trở lại.

    Ban đầu chỉ là những nhóm bạn nhỏ có chung niềm đam mê, rồi sau này, cùng với sự bùng nổ của thông tin, đặc biệt là Internet, số lượng người chơi âm thanh ở Việt Nam đột nhiên thấy tăng vọt, những cuộc giao lưu Bắc – Nam và cả hải ngoại diễn ra thường xuyên hơn, hào hứng hơn, xôm tụ hơn. Đó là vì hầu hết người chơi đã tìm thấy cho mình sân chơi chung – đó là các diễn đàn âm thanh trên mạng, của người Việt, dành cho người Việt.

    Lại còn, nhiều người đã ví, chơi âm thanh chẳng khác nào áo gấm đi đêm. Không như xe máy hay ôtô cứ ra đường là cả thiên hạ đều thấy. Bộ dàn gấu thế, hay thế lắm khi chả biết khoe ai, bởi vì không phải cứ ai đến nhà cũng mang ra khoe được. Phải là người “cùng máu” với mình. Mà bạn âm thanh cũng đâu phải nhiều. Thế nên sự ra đời của các diễn đàn âm thanh như gãi đúng vào chỗ ngứa của các “con nghiện” audio.

    Sự xuất hiện đúng lúc

    Có thể nói ngay, diễn đàn âm thanh tiếng Việt lớn nhất, quy mô nhất và đông đúc nhất hiện nay là vnav.vn – Vietnam Audiovisual Network. Cho tới nay, vnav.vn đã chính thức hoạt động được hơn 2 năm với hơn 5.000 thành viên đăng ký và số lượng bài viết đã gần tới con số 200.000. Quá ấn tượng với một diễn đàn chuyên sâu. Tiền thân của vnav.vn là ở box Điện-Điện tử-Viễn thông bên ttvnol.com, đến năm 2004, các anh em đam mê âm thanh đã lập ra website riêng với tên gọi audiovnclub.net. Hoạt động được hơn một năm, vì bất đồng quan điểm nên một số thành viên chủ chốt của audiovnclub.net đã tách ra và sáng lập nên vnav.net, sau này đổi tên thành vnav.vn. Sự có mặt của website này thực sự đã góp phần không nhỏ vào công cuộc thúc đẩy và phát triển phong trào audio trên khắp cả nước.

    Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng vnav.vn đã có thể tự hào là một địa chỉ tin cậy nhất hiện nay cho những ai muốn tìm hiểu về thú chơi âm thanh. Có đầy đủ các trường phái cho mọi người tham khảo: người chỉ thích chơi đồ hãng mới cứng, kẻ chỉ xài second-hand, người thì nghiện DIY (do it youseft – chơi đồ âm thanh tự ráp), cũng có người suốt ngày chỉ loay hoay với hàng vintage (đồ cổ). Lắm người chỉ thích đồ bán dẫn với loa bass nhỏ, cũng không ít kẻ tôn thờ loa bass to.

    Đôi khi, chỉ là một sợi dây tín hiệu, một tiếng bass xuống thật sâu hay chắc nịch gọn gàng là hay hơn cũng tranh luận hàng chục trang, ròng rã ngày này qua tháng nọ. Mục Tư vấn – Hỏi đáp là nơi giải đáp mọi thắc mắc trên trời dưới bể của các thành viên, từ mua bộ dàn với 10 triệu đồng như thế nào, phối ghép ra làm sao, sửa chữa đồ ở đâu… nhưng nếu có thắc mắc gì cụ thể hơn vẫn có thể hỏi trực tiếp trong các phụ mục khác. Gần như tất cả các câu hỏi đều được trả lời bởi các thành viên thường xuyên online trên diễn đàn.

    Có vào vnav.vn mới thấy phong trào DIY đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khu vực dành cho dân DIY lúc nào cũng xôm tụ, cố thể tìm thấy ở đây những hướng dẫn tỉ mỉ cho việc lắp ráp một chiếc ampli cho tới các sơ đồ mạch nổi tiếng, giới thiệu về các loại bóng đèn, các loại thùng loa, củ loa, linh kiện cho DIY… Quả là muôn hình vạn trạng. Rất, rất nhiều tay chơi trẻ từ chỗ không biết gì sau một thời gian dài lăn lộn ở đây đã sở hữu cho mình cả một bộ âm thanh DIY từ dây dẫn tới ampli, loa và một con đầu CD đã mod (modify – chỉnh sửa) lại gần như toàn bộ.

    Kết nối niềm đam mê

    Có tham gia các chương trình offline của vnav mới thấy, chơi âm thanh ngày nay không chỉ là các bậc trung niên, mà cánh trẻ cũng tham gia nhiều lắm. Thành viên của diễn đàn đa số ở độ tuổi 30-40, thậm chí nhiều chàng trai còn chưa tới 30 tuổi nhưng đã có kiến thức và kinh nghiệm phong phú không thua các bậc lão làng. Thế nhưng dù già hay trẻ thì đều vẫn đang đi trên con đường chưa có điểm dừng, tức là vẫn tiếp tục vui thú với việc mày mò, tìm kiếm và lo nghĩ cách… đối phó vợ. Chẳng thế mà trong mục Góc thư giãn của vnav.vn đã có rất nhiều bài viết của các thành viên chỉ cho nhau cách nói dối vợ, cách làm cho vợ vui lòng mỗi khi mình bê một món đồ âm thanh về.

    Cũng không thể không kể đến loạt bài liệt kê các dạng “tẩu hoả nhập ma” của dân chơi audio, thôi thì đủ kiểu, nào là anh nọ quanh năm ngày tháng chỉ nghe đúng một bài hát, anh kia mua bóng đèn không cần nghe thử đã biết chất âm, đi mua đồ cứ phải bê thử xem có nặng hay không rồi tính tiếp, mua đồ về bất kể mới cũ gì cứ phải “mod 1 phát” mới yên tâm… “Tẩu” đấy nhưng mà đáng yêu vô cùng. Và gần như tất cả thành viên vnav.vn đều có một dạng “tẩu” giống nhau, đó là sáng ngủ dậy chưa biết thế nào, cứ bật PC lên đảo một vòng qua diễn đàn ngó nghiêng rồi mới làm gì thì làm.

    Chơi âm thanh là một thú chơi cầu kỳ, tao nhã và có một chút gì đó sang trọng, bởi ngoài lòng đam mê, nếu không có điều kiện kinh tế, khó mà theo đuổi được nó. Rồi để được liệt vào hàng “cao thủ” nữa lại không biết tốn bao nhiêu thời gian, tiền bạc. Thế nên, cũng như mọi thú chơi khác, chơi âm thanh cũng là một quá trình, một chặng đường không có điểm dừng, và người đi trên đó mãi mãi là một nhà khám phá. Nhưng đối với họ, được ngày ngày khám phá, hàng ngày tìm kiếm cái mới cũng là một sự sướng rồi. Còn gì bằng nữa. Bởi chơi lấy sướng làm đầu mà…



    (Theo Hoàng Cương - Tư vấn Tiêu dùng)



    http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?Ne ... 6&CatId=35
     
  23. Nacon

    Nacon Advanced Member

    Joined:
    16/11/06
    Messages:
    894
    Likes Received:
    5
    Location:
    HN
  24. Tromtrau

    Tromtrau Advanced Member

    Joined:
    5/9/06
    Messages:
    133
    Likes Received:
    1
    Khổ thân anh Thủy...
     
  25. socnau

    socnau Advanced Member

    Joined:
    31/10/07
    Messages:
    702
    Likes Received:
    3
    Location:
    Nghĩa Đô-Hà Nội

Share This Page

Loading...