Các fan yêu O.K, người thường xuyên sử dụng các thiết bị điện lưu ý: Tai nạn chết người khi hát O.K http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/09/3BA0645F/ Các bạn nên sử dụng CB có tính năng chống giật sau cầu dao điện (sau điện kế), CB sẽ cắt điện khi có dòng điện rò, 1 số loại cho phép điều chỉnh giới hạn dòng rò. Nhà tui có dùng 1 CB như thế và nó đã vài lần cứu mạng tui đấy
Trường hợp như vậy cách nay 10 năm đã bị dính rồi mà may ko sao, khi đó cái amp KOK của anh Ba dùng ở cơ quan làm em té lăn ra sàn. Theo em cần cẩn thận nhất là nhà có trẻ em. Em cũng mua cái CB tốn hết 600K dùng cho mạng điện nhà.
Nói chung những bộ âm thanh sờ vào vỏ máy thấy tê tê là phải cẩn thận , nhiều khi đưa tay chân chạm vào thì đã bị giật rồi , chưa nói tới đưa ...môi , mà chân chạm đât , điện trở tiếp xúc thấp là ..đi ngay :shock:
Cái này nếu ta gắn cái CB chống giật thì khi micro chạm vào thân thể thì CB nhảy cái cụp và dàn máy nó bị tắt liên tục làm sao hát hò được. Bực bội thấy mồ Tốt hơn hết, bác trang bị thêm cái biến áp cách ly đầu nguồn thì em bao hàng cho các bác đụng micro vào chỗ nào nhạy cảm nhất trên thân thể nõn nà cũng chẳng thấy phê tý nào :lol: TB : bác trang bị 1 cái BACL nho nhỏ thôi chở theo xe, vào quán gắn cái dàn máy của bà chủ vào thì yên tâm công tác
Cách đơn giản nhất nối sợi dây đồng vào vỏ máy và nối xuống đất ( quăng thẳng xuống nền nhà ). Em làm vậy và không bị tê tê nữa.
Không phải nó hở đâu bác ơi mà tại mấy thiết bị nó lấy mass chung với vỏ mới sinh giật, tê tê. Dùng BACL bác có dí micro vào ly bia cũng chẳng hề gì :lol:
Lắp bộ chống điện giật thật ra không phải là khi lắp thiết bị vào rồi thì người sử dụng hoàn toàn không còn bị điện giật nữa mà là khi thiết bị dùng điện bị hở điện, người sử dụng chạm vào vẫn bị giật như thường, nhưng bộ chống điện giật sẽ kịp thời cắt điện trước khi dòng điện giật gây chết người. Nguyên tắc hoạt động của bộ chống điện giật dựa trên nguyên lý dòng điện đi qua tải (thiết bị dùng điện) giữa hai sợi dây điện, gọi nôm là dây nóng & dây nguội là bằng nhau. Cho nên người ta thiết kế một bộ phận cảm biến so sánh dòng điện đi qua hai sợi nóng & nguội này tại một vị trí (thường là đầu nguồn). Nếu sợi nóng bị hở, người chạm vào sẽ có một phần dòng điện đi từ sợi nóng đi qua người xuống đất (gây giật) làm cho dòng điện đi qua sợi nguội ở điểm lắp thiết bị chống giật sẽ nhỏ hơn dòng điện đi qua sợi nóng (do phân dòng qua người xuống đất gây giật) Lập tức thiết bị sẽ cất điện bảo vệ cho người không bị giật chết. Độ nhậy của thiết bị chính là khả năng tác động khi có dòng dò là bao nhiêu miliampere. Sử dụng bộ chống giật này sẽ có một phiền toái là nếu lắp loại có độ nhạy thấp thì người chẳng may bị giật vẫn bị đau đớn (khả năng nguy hại cao). Còn lắp loại có độ nhạy cao thì với thời tiết nóng ẩm nhiệt đới gió mùa như ở nước mình thì nhà tự dưng bị cúp điện bất thường không rõ nguyên nhân là thường xuyên xảy ra, cho nên lắp bộ phận chống giật cũng không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối. Để giải quyết tuyệt đối tình trạng bị điện giật là nối mát đất toàn bộ thiết bị dùng điện (giải pháp này ở châu âu họ đã thực hiện triệt để từ nhiều năm trước). Nếu thiết bị bị hở điện (chạm mát) dòng điện sẽ đi xuống đất & automate sẽ tự động cắt, bảo đảm sẽ không có bất cứ dòng điện nào đi qua người (gây giật) an toàn tuyệt đối. Nếu trường hợp xấu nhất sảy ra là automate, cầu chì ... không tự cất được điện thì sẽ gây chập cháy, dù sao thì cháy tuy có thiệt hại, nhưng còn có thể cứu được, chứ chết người rồi là mất tất cả ... phải không các bác ? :mrgreen: Thân mến !
Nhưng em thấy ở nước ta toàn dùng jack 2 chấu, Chỉ có các bác audio thì chơi jack 3 chấu và có tiếp mass đất 10 cái nhà cất mới thì hết 9,5 cái dùng ổ cắm 2 lổ Em thấy thật là tiếc, đến khi muốn tìm cái chỗ đóng cọc tiếp đất thì kêu thầy địa lý tới cũng bó tay
Vấn đề bác nêu đúng quá rồi nhưng thà bị giựt đau một cái xong thôi cũng còn đỡ hơn...tèo luôn. Nối mass toàn hệ thống thì tốt quá nhưng ở ta chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống cũ mà bày ra để nối mass cũng mệt. Thôi hạn chế được chừng nào hay chừng đó. CB chống giựt loại tốt thì thường nhạy mà hệ thống dây điện nhà ơ Miền Bắc ko tốt thì gặp mùa gió nồm cũng phiền vì CB hay bị nhảy. Trong Nam thì đỡ hơn vì khí hậu luôn khô ráo.
Nhà em xài CB chống Dòng rò - Quá tải - Ngắn mạch CB an toàn 50A: Cầu dao tự động chống điện giật, bảo vệ quá tải, ngắn mạch. CBA-2.501, 50A, 120-240V, 50-60Hz của Viettronics Bình Hòa Sử dụng CB chính loại Multi 9, MB45, C50 của Merlin Gerlin Đặc tính: * dòng rò tác động: 3 chế độ 5/15/25mA * dòng ngắn mạch cho phép 10kA * thời gian max tác động 0.05 giây Thử nghiệm: quẹt bất cứ dây nguội hay lửa xuống đất, hoặc song sắt cửa sổ đều tác động. Như vậy hát KOK có cần BACL nữa không các bác? :roll:
Em vừa mua tức thời 890.000 vnđ dùm cho bác X_L đấy bác ạ, nhà em cũng đang xài, thân. À, mà mua dùm bác :twisted: Sợ-lờ :twisted: là SAFETY-SMART PowerEco model: AT 01 (Viettronics Binh Hoa), là đời MK2.
Em thấy mua một sợi dây điện đg kính 2ly quấn quanh nhà làm dây nối mát chắc cũng chưa tới chừng đó :mrgreen: Mà nối mát đất đâu có quá khó phải không các bác (?) "bàn tay ta làm nên tất cả" mà. Nói chung là tùy địa hình, địa vật mà ta áp dụng thôi. vd như nhà có hệ thống ống nước bắng sắt thì buộc vào đo. Nhà chung cư sử dụng hệ cột chịu lực thì đục nhể cái cột đó ra buộc vào cốt thép tòa nhà. Nhà gần cột điện có sợi thép nối đất thì ta buộc dây vào đó. Rồi đóng cọc xuống đất (nếu có nền) .v.v... & .v.v... Nhiều cách lắm, chỉ sợ mình có dám "dụng tâm" hay không mà thôi. "Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" mà ... Sorry, bác Thích đừng oánh em nha ...! Kể ra nểu dư rả mà áp dụng tất cả các thiết bị an toàn thì còn gì tốt hơn nữa...! Thân mến !
Tiếp đất dùng trong nhà tuy chỉ mới gọi là tiếp đất bảo vệ, an toàn. Nhưng thi công hệ thống tiếp đất này đắt hơn CB chống giật nhiều chục lần . Và vẫn dùng CB chống giật cho các máy móc như máy nước nóng, ổ cắm cho bàn ủi, dàn Karaok ở trên... nói chung là dụng cụ dùng điện bằng kim loại Có bác nào rành về tiếp địa bảo vệ thì nói rỏ hơn, chi tiết hơn cho ae biết với :roll:
nhà em ở ngay cạnh trạm bơm của chung cư , em đang tính tiếp mass xuống ống kẽm của trạm . nhưng nếu rò điện thì nhỡ ai trong chung cư đang tắm thì có bị giật ko các bác nhỉ ? Nếu thiết bị điện mà bị rò với dòng kha khá , ta ko phát hiện đc , để lâu như vậy có tốn điện ko ạ ? Làm sao mà khi rò điện aptomat cắt được hả bác ? nó chỉ cắt đc khi quá tải hay chập mạch thôi chứ nhể ?
bác nào rành trả lời cho em tí: truờng hợp ta tiếp đất bằng ống nuớc , lan can , cọc nhà v v ... mà ta ở chung cư , nếu nhà hàng xóm cũng làm tiếp đất chung 1 hệ thống với ta . Hiện tuợng gì sẽ xảy ra nếu : nhà ta và hàng xóm cùng bị rò điện , và 2 nhà dùng 2 pha điện khác nhau . Cái này rất thực tế với bác nào ở chung cư , giống như em . Mời các bác cho ý kiển
Nếu dỡ bỏ & thi công lắp đặt mới lại một hệ thống điện sẵn có trong nhà cho có tiếp đất thì đúng như bác nói là "đắt hơn CB chống giật nhiều chục lần". Nhưng ta chỉ kéo thêm một sợi tiếp địa (nối đất) tốt cho hệ thống có sẵn, hoặc thêm một sợi tiếp địa từ đầu cho một căn nhà đang xây thì giá thành cho sợi tiếp địa em nghĩ cũng chỉ khoảng 1chiêu VNĐ (chưa kể công. Mà công là hơi bị nhiều đó nha) thui bác ơi ! Trước đây loại ổ & phích cắm có dây tiếp địa ở VN là không có, hoặc khó kiếm, nhưng nay thì hơi bị sẵn. Cách nối dây tiếp địa thì muôn hình vạn trạng như một vài vd em đã mô tả ở trên, có điều để chắc chắn dây tiếp địa là tốt thì bác phải dùng một bóng đèn sợi đốt khoảng 100w trở lên để thử. Đấu dây nóng vói dây tiếp địa vào bóng đèn, thắp sáng trong khoảng 1h đồng hồ mà độ sáng không thay đổi là bác hoàn toàn yên tâm vói hệ thống tiếp địa của mình. Nếu hệ thống dây điện trong nhà sử dụng toàn dây điện có đg kình từ 2mm trở lên & đg dây tiếp địa tốt (cũng phải dùng dây 2mm trở lên), em dám đảm bảo là an toàn tuyệt đối. Bất cứ chỗ nào hở dây nóng chạm mát (tiếp địa) là lập tức Automate sẽ cắt điện ngay (trương hợp này khác nào đoản mạch), chỉ sợ dùng dây bé quá, điện trở trên dây sẽ lớn (giống như dây may-so) thì khi chập, dây đỏ (cháy) lên rồi mà vẫn không đủ dòng cho Automate tác động. Với bình tắm nóng lạnh dùng điện, bắt buộc phải có dây tiếp địa tốt nếu không muốn thường xuyên bị điện giật (cho dù bị giật cũng không chết ...). Trước đây em đã từng DIY một bình tắm nước chảy qua là nóng ngay sử dụng tới 5 cái ruột ấm điện LX để tắm trong nhiều năm, nhưng do tiếp địa tốt mà em chưa từng bị giật lần nào, mà các bác biết rồi đấy, ấm điện LX, nhất là loại về sau này chỉ cần một cái ruột lắp trong ấm, không cẩn thận còn bị giật cho tung diều lên nữa là ... Còn lắp bộ CB (nói cho đầy đủ là thiết bị chống giật chết người) quả thật là rất tốt, nhưng chỉ có ý nghĩa phòng xa thôi, theo em nó không phải là thiết bị thật sự an toàn. Biết đâu sau một thời gian dài có mặt ở trong nhà chúng ta, tự dưng nó dở chứng, hay bị thạch sùng đái vào, bụi chui vào làm tổ ... hoặc muôn vàn lý do nào khác mà khi lâm sự nó không chịu làm việc, hoặc điện giật chết người rồi nó mới cắt điện thì sao (?) Quả thật là em không dám nghĩ tiếp nữa. Với lại biến áp cách ly có mức điện áp là 220v, thậm chí là 100v cũng đâu phải là ta sờ vào là không bị giật đâu ? Trước đây các thợ mỏ, hay thợ đường ống làm việc trong môi trường ẩm ướt thì người ta sử dụng biến áp cách ly có mức điện áp ra là 36v (có một số thiết bị chuyên dùng chạy điện 36v) thì mới thật sự là biến áp cách ly chống giật. không tin bác nào có BACL thử dũng cảm đứng chân không trên mật đất rồi sờ thử vào sợi dây nóng 220v, hoặc 100v (đã qua cách ly) xem nó có giật cho tung diều lên không ? :mrgreen: . BACL mà ae ta nói tới ở đây nó chỉ có tác dụng như một mắt lọc cho âm thanh hay hơn mà thôi, không phải là thiết bị chông giật đâu ... ạ ! Tóm lại, đừng vì ngại một chút công sức mà dừng lại ở CB các bác ơi ...! Thân mến !
Trước đây, khi mà "điện là của ta" cách đơn giản nhất để không phải trả tiền điện là đảo ngược đầu dây vào công tơ, rồi dùng một sợi nóng & một sợi tiếp ống nước, sử dụng bếp điện ... có công xuất từ 1000w trở lên dùng trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm, tác chiến hợp đồng nhiều nhà trong cùng một lúc thì có thể những đường ống nước xấu, hoặc cốt thép, lan can tiếp đất lâu ngày bị nóng lên, chỗ tiếp đất bị khô đi mất khả năng tiếp đất thì mới xảy ra hiện tượng như bác nói. (Nhà em hiện cũng đang sử dụng ống nước làm tiếp địa đã nhiều năm mà chưa từng sảy ra sự cố lần nào) Còn nếu chỉ dò điện tê tê, không tới mức tác động của Automate (chập mạch) thì vô tư, trường hợp dò kiểu này cũng có thể công tơ nhạy sẽ nhảy số chút đỉnh. Còn ở đây, trường hợp dò ra mát gây chết người có nghĩa là nếu tiếp đất thì nó sẽ như là đoản mạch thì Automate đã ngắt đi rồi, nếu Automate không ngắt thì chỗ dây nào yếu nhất sẽ bị nóng, cháy & đứt đi rồi thì làm sao còn ảnh hưởng được đến hàng xóm (?) Trường hợp xấu nhất như bác mô tả, có nghĩa là bị chập pha 380v thì nếu Automate trong nhà, ngoài cột không "nổ" thì bốt điện sẽ "nổ" đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bác :mrgreen: khỏi lo ! Bây giờ "điện là của ông điện lực" không còn cảnh cắm điện "ống nước" với lại không phải lúc nào thiết bị cũng bị chạm mát, nên tình cảnh như bác mô tả, em dám đảm bảo là không thể sảy ra. Ở đây chỉ còn là phải thử xem sau khi mình nối rồi nhưng đường tiếp địa ấy có đảm bảo yêu cầu hay không mà thôi (cách thử em đã trình bày bên trên) Mong rằng cách giải thích ngây ngô của em không làm bác khó chịu ... :lol: ! Thân mến !
Em xài CB chống giật tổng cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Theo suy nghĩ ngờ nghệch của em thì 1-mil VNđ như thế là hợp lý.
Em đã từng làm nhiều hệ thống tiếp đất đúng nghĩa, 3 tia 4 cọc, cọc sắt mạ đồng d=18 dài 2.4m, dây đồng trần 25mm2. Các bác hãy thử làm đi rồi sẽ thấy không hề rẻ hơn, cực công và khó khả thi cho loại nhà phố (nhất là chung cư) trừ phi ta thực hiện ngay từ lúc xây dựng công trình, và tác dụng bảo vệ của nó cũng khác so với CB chống giật. Bác Tuhodogo vui lòng cho em xin địa chỉ để em đến học hỏi nhé :twisted: (sẽ mang theo mục 6, điều 7, chương I, Luật số 28/2004/QH11, để tham khảo)