Trong dòng nhạc trữ tình trước năm 1975, một mảng đề tài đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhạc sỹ, đó là những ca khúc viết về xứ đạo. Đặc trưng nổi bật trong những sáng tác thời kỳ này là trạng thái cảm xúc của tác giả được thể hiện rất rõ. Đó là nỗi bi thương trong thời buổi loạn ly, dù là âm hưởng trang nghiêm của giáo đường với “hồi chuông tha thiết”, “Tiếng cầu kinh khe khẽ”, hay là một câu chuyện tình đầy cảm động của “người em xóm đạo”... dưới đây là một vài ca khúc tiêu biểu Bóng nhỏ giáo đường Có ai về miền quê lửa khói cho tôi nhắn vài câu ... Cách xa lâu rồi không biết em còn giận hờn anh nữa thôi Chuyện ngày xưa hai đứa thương nhau trong đêm nhiều sao sáng Dưới lầu chuông anh khắc tên nhau Chung trong lời khấn xin chan chứa niềm tin. Nhớ mãi ngày ấy quân cướp xô bừa hạ gác chuông. Có ai ngờ tình yêu ngày đó gieo ngang trái sầu lo Lửa bình lan tràn hai đứa đôi đàng mộng đẹp kia vỡ tan Từng hồi chuông tha thiết bi ai vang trong mùa quan tái Tiếng cầu kinh khe khẽ thôi vang Khi quân giặc dẫm tan ngôi thánh lầu chuông. Nước mắt em tuôn xót xa quỳ trên đống tro tàn Nhớ mãi ngày ấy anh góp tre dựng lại gác chuông Với trí ngây thơ vững tin tầm vông giữ nhà thờ Kỷ niệm của chúng ta. . Mấy năm rồi buồn vui ngày đó theo anh giữa trời sương Dẫu xa phương trời nhưng sống muôn đời chuyện lầu chuông thuở xưa Và từng đêm anh chắp hai tay xin cho tình yêu đó Thấm nhuần trong tay Chúa ban ơn Anh xây lại gác chuông trên kỷ niệm xưa. Người Em Xóm Đạo Ngày xưa, tôi có người yêu rất đẹp ở xóm Đạo Những buổi tan trường, mình hay gặp nhau xây mơ ước ngày sau Nhặt cành trắng, thiết tha tôi cài lên trên áo lụa xanh màu lá Say sưa trao nhau kỷ niệm phút giây ban đầu Tình ta sẽ dài lâu như hoa trắng không phai màu Một hôm, tôi đến tìm em đễ từ giã lên đường Gửi lại phố phường chuyện đôi mình thương, mai xa cách ngàn phương Cuộc đời sương gió, chiến chinh nơi miền xa, qua những vùng xa lạ quá Quê hương bao la, những chiều đóng quân ven rừng, gặp hoa trắng ngày xưa, thương em nói sao cho vừa. Về đây, hoa lá cỏ cây cũng buồn theo tháng ngày Trở lại xóm Đạo, giờ nay còn đâu, sao hoang vắng đìu hiu Nhặt cành hoa trắng xót xa tôi cài lên trên nấm mộ xanh cỏ lá Em ơi, em ơi! Chúng mình nhớ nhau muôn đời, vì chinh chiến ngược xuôi nên em cách xa tôi rồi." Chuyện tình hoa trắng Lâu quá không về thăm xóm đạo Từ ngày binh lửa cháy quê hương Khói bom che lấp chân trời cũ Che cả người thương nóc giáo đường Từ lúc giặc tràn qua xóm đạo Anh làm chiến sĩ giữ quê hương Giữ màu áo tím cành hoa trắng Giữ cả trường xưa nóc giáo đường Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng Súng gầm vang đổ gạch nhà thờ Anh gom gạch nát xây tường cũ Chiếm lại lầu chuông nóc giáo đường Nhưng rồi người trai anh hùng ấy Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ Chuông đổ ban chiều hồi vĩnh biệt Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ Hoa trắng thôi cài trên áo tím Mà cài trên nắp áo quan tài Hoa trắng thôi cài trên áo tím Nỗi buồn ôi kỷ niệm ban đầu Xe tang đã khuất nẻo đời Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu Chiều nay áo tím bơ vơ Thương cành hoa trắng trên mộ người xưa Xe tang đã khuất nẻo đời Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu Chiều nay áo tím bơ vơ Thương cành hoa trắng trên mộ người xưa
Em thấy bài này cũng rất matched pair với 2 bài trên của bác nongvandan : Làng Tôi Sáng tác: Văn Cao Làng tôi xanh bóng tre, Từng tiếng chuông ban chiều, Tiếng chuông nhà thờ rung Đời đang vui đồng quê yêu dấu Bóng cau với con thuyền, một giòng sông. Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn. Đường ngập bao xương máu tơi bời, Đồng không nhà trống tan hoang. Chiều khi giặc Pháp qua, Chiều vắng tiếng chuông ngân, Phá tan nhà thờ xưa. Làng tôi theo đoàn quân du kích, Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa. Bao căm hờn từ xa quê nhà, Rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa. Từ xa quê trông lớp cây già, Làng quê còn thấy buồn đau. Ngày diệt quân Pháp tan, Là lúc tiếng chuông ngân, Tiếng chuông nhà thờ rung. Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng, Đánh tan lũ quân thù về làng xưa. Dân tưng bừng chặt tre phá cầu, Cùng lập chiến lũy đào hào sâu. Giặc chưa tan chiến đấu không thôi, Đồng quê chào đón ngày mai.
Mắt biếc Nhớ tới năm xưa bên nhau bước trong chiều mưa phím ru nhẹ đưa Bến cũ đam mê say sưa lá thu còn rơi người xa vắng người Mắt biếc năm xưa nay đâu cánh sao còn đây tóc mây nào bay Phố vắng mênh mang mưa rơi ước mơ nào nguôi tình đã phai rồi Tình yêu như mây khói thoảng theo gió buồn mơ hồ Tình yêu như giông tố qua phố đìu hiu Nhớ dáng xưa yêu kiều trong chiều nhạt nắng, cung đàn gợi ý Chờ nhau trong tê tái... Mắt biếc năm xưa nay đâu bến ga tịch liêu vắng xa người yêu Lá úa đơn côi bơ vơ cuốn theo chiều rơi người xa cách rồi Dĩ vãng như bao cung tơ lướt theo chiều mơ kết muôn bài thơ Nuối tiếc yêu đương xa xưa tháng năm nào trôi để nhớ nhung hoài Tình yêu như kiếp mây trôi...
Bài này cũng rất hay Tình Khúc Thứ Nhất Tác giả: Vũ Thành An Tình vui theo gió mây trôi Ý sầu mưa xuống đời Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi Mấy tuổi xa người Ngày thần tiên em bước lên ngôi Đã nghe son vàng tả tơi Trầm mình trong hương đốt hơi bay Mong tìm ra phút sum vầy Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài Lời nào em không nói em ơi Tình nào không gian dối Xin yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say Lá thốt lên lời cây Gió lú đưa đường mây Có yêu nhau xin ngày thơ ngây Lúc mắt chưa nhạt phai Lúc tóc chưa đổi thay Lúc môi chưa biết dối cho lời Tình vui trong phút giây thôi Ý sầu nuôi suốt đời Thì xin giữ lấy niềm tin dẫu mộng không đền Dù trời đem cay đắng gieo thêm Cũng xin đón chờ bình yên Vì còn đây câu nói yêu em Âm thầm soi lối vui tìm đến Thần tiên gẫy cánh đêm xuân Bước lạc sa xuống trần Thành tình nhân đứng giữa trời không Khóc mộng thiên đường Ngày về quê xa lắc lê thê Trót nghe theo lời u mê Làm tình yêu nuôi cánh bay đi Nhưng còn dăm phút vui trần thế
Vâng 2 bài đều hay nhưng em nghĩ hình như lạc đề của chủ topic là "hồi chuông xóm đạo" bác ạ Thân mến
CHUYỆN TÌNH BUỒN-PHẠM DUY. Năm năm rồi không gặp, từ khi em lấy chồng Anh dặm trường mê mãi, đời chia như nhánh sông Phong thư tình ngây dại, và vai môi rất mềm Những hẹn hò cuốn quít, trên lối xưa thiên đàng Ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong chăn Như con sâu làm tổ, trong trái vải cô đơn Ngày nhà em pháo nổ, tâm hồn anh nhuốm máu Ôi nhát chém hư vô, ôi nhát chém hư vô Năm năm rồi ly biệt, đường xưa chưa lối về Trong đìu hiu gió cuốn, nằm chơ vơ gác chuông Năm năm rồi cách biệt, cỏ hoang sân giáo đường Chúa buồn trên thánh giá, mắt nhạt nhòa mưa hoang Ngồi bâng khuâng nhớ biển, bê bãi đời quạnh hiu Anh mang hồn thủy thủ, cùng năm tháng phiêu du Anh một đời rong rũi, em tay bế tay bồng Chiều hắt hiu xóm đạo, hồi chuông giáo đường vang Năm năm rồi không gặp, từ khi em lấy chồng Bao kỷ niệm chôn kín, dường như đã lãng quên Năm năm rồi trở lại, một màu tang ngút trời Thương người em năm cũ, thương góa phụ bên song
HẬN THA LA-DŨNG CHINH. Ðây Tha La Ðây xóm đạo tiêu điều Cây buồn quanh hận thù dâng ai oán Ðây mênh mông, Tha La buồn quạnh quẽ Kìa rừng cây trái ngọt khách một dạo về thăm xóm Hồn ngây ngất và buồn xưa lây lất Nhìn hoa máu rưng sầu. Ðây Tha La Ðây xóm đạo hoang tàn Mây trời vây quanh màu tang khói lửa Bao năm qua, Tha La còn chờ đó Ðoàn người đi giết thù đã hẹn về từ dạo ấy Lòng viễn khách, bồi hồi như thương tiếc Mùa thu nắng hanh vàng. Tha La ơi, xóm đạo ơi Còn đâu nữa chiếc áo ngày xưa Ðành khép kín, khoác vào bộ chiến y Lòng hờn căm, một chiều xưa lửa dậy Nghe não nùng chưa, Tha La sầu khuất biếc Xóm đạo chắc hận thù. Ðây Tha La Ðây xóm đạo yên lành Nay còn Ðây một rừng xanh suối mát Tha La ơi, khi nao giặc tan hết Ngày vui xưa trở lại, khách sẽ hẹn về thăm xóm Hồn lây lất, và buồn xưa chất ngất Hận kia đến bao giờ.
HAI NĂM TÌNH LẬN ĐẬN-PHẠM DUY. Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng xanh xao Hai năm trời mùa lạnh, cùng thở dài như nhau Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao Hai năm tình lận đận, hai đứa đành xa nhau... Em xưa còn thắt bím, nuôi dưởng thêm ngây thơ, Anh xưa còn lính quýnh giữa sân trường trao thư... Em thường hay mắt liếc, anh thường ngóng cổ cao, Ngoài đường em bước chậm, quán chiều anh nôn nao... Em bây giờ có lẽ toan tính chuyện lọc lừa Anh bây giờ có lẽ xin làm Người tình thua... Chuông nhà thờ đổ lạnh, tượng Chúa gầy hơn xưa Chúa bây giờ có lẽ xuống trần gian trong mưa... Anh bây giờ có lẽ thiết tha hơn tín đồ Xin làm cây Thánh Giá trên nóc cao nhà thờ Cô đơn nhìn bụi bậm, xanh xác rêu phủ mờ, Trước ngày lên ngôi Chúa, ai chắc không dại khờ... Hai năm tình lận đận, hai đứa già hơn xưa Hai năm tình lận đận, mình đã già hơn xưa... ... Mình đã già hơn xưa...
Người hỡi tôi biết yêu là khổ Xin kể lại chuyện xưa lưu bút trong nhật ký Chiều nay nghe hồi chuông xóm Đạo vẫn nhớ thương và buồn. Chuyện mười trăm trôi qua khi em còn đến trường Tuổi đời đẹp như thơ hoa bướm mộng mơ Ngày xưa tôi còn dại khờ yêu em chẳng dám hẹn hò đôi câu. Hồi Chuông Xóm Đạo Ca sĩ: Mạnh Đình Ngày xưa em xinh đẹp mỹ miều Tóc thề buột cheo leo yêu quá là yêu Ngày xưa tôi học thì lười Yêu em chỉ nhớ nụ cười môi em. ĐK: Trường em ngó ngát chuông nhà thờ Chúa Nhật em xem lễ tôi học bài vu vơ Giờ tan lễ hai đứa chung đường về Em thẹn thùng không nói tôi đứng lại không đi. Rồi mười năm trôi êm hoa trắng cài áo tím Không từ giã một lời từng hồi chuông xóm đạo Rộn ràng mừng thành lễ áo tím ngày vu quy ..!!!
Giáo Đường Im Bóng Tác giả: Nguyễn Thiên Tơ Nhớ tới đêm đầy ánh sáng Hương trong gió tràn mênh mang Giây phút như ngừng trôi Tiếng kinh muôn đời Dáng xinh xinh bao tiên kiều quỳ ngân Thánh kinh ban chiều Trong giáo đường đêm Noel ấy ngàn đời tôi mến yêu Tiếng A men đều âm u Hòa theo gió vàng đêm thu làm xao xuyến tâm hồn quá Thời khắc mơ Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân Hồn thánh thoát mưa dầm buồn tối âm thầm Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ Chiều bên giáo đường Tác giả Lê Trọng Nguyễn (1962) Vàng rơi bên gót chân son mềm Trên lối đi về xứ hoa duyên Tà áo trinh nguyên tung bay nụ cười thân ái Hồi chuông thiêng sức loang mây trời Rung nắng Xuân chiều xuống chơi vơi Lời hát vang đưa cô liêu bên giáo đường yêu Nguyện cầu gục đầu bên hoa mắt ướt nhòa Hồn anh buồn trống duyên anh còn sống đời bềnh bồng Nguyện cầu gục đầu bên nhau mắt ráo sầu Xa dần đen tối tìm màu Xuân mới trên làn môi. Rồi đây mây xám bay qua rồi Trong gió reo hẹn ước không thôi Là lúc tin yêu lên ngôi Ta hát khúc chung đôi Tha La Xóm Đạo Thơ: Vũ Anh Khanh - Phổ nhạc: Dzũng Chinh (?) Đây suối rừng xanh đùn quanh Đây mây trắng nghìn hoa với cây lành Còn gì viễn khách về đây chi hỡi người Đất Việt giặc tràn lan Biết Tha La hận căm Nhẹ bước gặp cụ già, ngạo nghễ đang ngóng gióo Em chẳng biết gì ư Cười run run dấu trắng Đã từ bao năm qua khói loạn khu mịt mù Khách về chi đây, nghe tiếng hát khách hận do đây buồn Tiếng hờn ai oán, cời ra áo một chiều thu lửa dậy Nghe não nùng chưa, Tha La buồn tiên kiếp, Tha La giận mùa thu Ôi khi hết giặc xong hãy về thăm Tha La có trái ngọt cây lành Cây lá ngẩn ngơ nằm trên nghìn hoa máu làm hoen cả ven rừng Lòng người viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh với rừng già mong manh Đám mây tan phủ quanh, trời tối về bàng hoàng Lạnh dài đôi khúc hát Vang giữa chiến trường xa, giặc đang gieo tan tóc từng đoàn trai ra đi đã thề chẳng về nhà Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím Thơ Kiên Giang- Nhạc Hùynh Anh Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím Từ ngày binh lửa ngập quê hương Luyến thương chan chứa tình quê mẹ Sông nước phù sa gợi tình Lâu quá không về thăm xóm cũ Để nhìn mây chiều nhẹ im trôi Để nghe khe khẽ lời em nguyện Đôi bóng vai kề một lối đi Từ khi giặc tràn qua xóm đạo Anh làm chiến sĩ giữ quê hương Giữ màu áo tôi thương, Giữ màu tím tôi mơ Giữ hàng tre, cây đa xiêu đầu làng Pháo hồng đưa chuyến đò sang sông Áo tím ngày xưa đi lấy chồng Chuông đổ ngân vang lời vĩnh biệt Đưa em về bến đục hay trong? Hoa trắng thôi cài trên áo tím Tàn rồi bao kỷ niệm xa xưa Núi xanh, sông biếc còn rơi lệ Hoa trắng nay thành hoa cố nhân
Các Bác Trưởng Lão cho em hỏi: địa danh Tha La Xóm Đạo trong bài hát là ở đâu vậy? Em nghe nói là đâu ở miệt Củ Chi có đúng kg ạ? Còn nữa, rừng lá thấp (trong bài Rừng Lá Thấp) có phải là rừng cao su miệt Long Khánh bây giờ không? Cám ơn nhiều.
Em chưa tới lão,nhưng củng xin góp tí thông tin với bác!(vì TN là quê em mà ) Tha la(Schla),nguyên bản là tiếng khơ me, có thể là do dân ta đọc trại ra rùi lâu dần thành tên luôn- Thông thường ở đâu có đồng bào khơ me sinh sống thì đều có địa danh Tha la! Còn Tha La trong bài hát trên là một địa danh thuộc huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, cách Thị trấn Trảng Bàng khoảng 3 cây số!
Quê em có nhiều người Khơme sinh sống nên em biết chút chút. Tha La là tên gọi của cái nhà(chòi) để nghĩ chân ven đường của người Khơme,cái nhà này chỉ có cái nóc,4 cây cột lớn chung quanh,nối từ cây cột này qua cây cột khác là một cái băng ghế dài làm bằng gổ ở cả 4 mặt của nhà. Theo em được nghe kể thì ngày xưa phương tiện đi lại không có,chợ thì ở rất xa nên mổi khi đi chợ thì người ta phải đi bộ một quãng đường rất dài,khi đi thường phải nghĩ chân vài lượt mới đến chợ,khi về cũng vậy .Cái Tha La ra đời phục vụ cho mục đích đó,bên trong Tha La thường có thêm 1 cái lu nước mưa để người nghĩ chân uống,Khi trời nằng gắt thì mấy chú bé chăn Trâu cũng vào đây nghĩ ngơi,vui đùa,tránh nắng... Hiện tại các Tha La bằng gổ thường bị mục nát,xuống cấp,rất nhiều cái biến mất hoàn toàn do người ta đã có phương tiện xe,ghe xuồng...nên ít khi phải đi bộ và vì vậy nó bị bỏ hoang không ai tu sửa nên dần dần rồi sẽ biến mất chỉ còn lại cái tên mà người ta truyền miệng nhau. Ở gần nhà em có ít nhất 4 cái Tha La như vậy đã biến mất,khi còn nhỏ em cũng rất hay vào trong Tha La để ngủ trưa nhưng giờ đây đi ngang đó em không còn nhận biết được vị trí chính xác của nó nữa...
Mình có nghe Sơn Ca 3 nhạc lossless, chủ đề là nhạc Giáng Sinh, có khá nhiều các bài trên. Các bác có biết đĩa nhạc Giáng Sinh nào tương tự như vậy không. Hình như Sơn Ca 3 trước 75, mình rất thích đĩa này mà không biết kiếm ở đâu vì chỉ có lossless.
Tản mạn nhân dịp Giáng sinh 2009 Lúc còn nhỏ, nhà tôi ở xóm đạo bên cạnh nhà thờ nên tiếng chuông đối với tôi là một cái gì không thể thiếu được, sau này khi tôi đi xa lập nghiệp tôi vẫn muốn tìm nhà ở gần nhà thờ để nghe tiếng chuông. Một hôm tôi tình cờ nghe chương trình Asia có bài Hồi chuông xóm đạo : ....Chuyện mười trăm trôi qua khi em còn đến trường Tuổi đời đẹp như thơ hoa bướm mộng mơ Ngày xưa tôi còn dại khờ yêu em chẳng dám hẹn hò đôi câu... Tôi bồi hồi tự hỏi sao Mạnh Đình hát bài này giống mình lúc đó quá, tôi thích MĐ trong thời gian dài với HCXĐ và những bài khác như Chuyện giàn Thiên lý, Đừng nói yêu tôi... Và bây giờ sáng sáng tôi vẫn nghe tiếng chuông nhà thờ Hầm TB nhất là những ngày chủ nhật. ........................... Trong đĩa Merry Christmas Mùa An Lành của các bạn Luxman fan - càfê Khang, tôi thích nhất bài Lá thư trần thế (Hoàng Oanh, Trung Chỉnh và một bé gái hát), tôi rất cảm động vì lời nguyện cầu của người con còn tuổi học trò : An vui cho người đầu tuyến Trẻ thơ yên tâm sách đèn Để mẹ hiền con hết ưu phiền. Mới thấy được lòng tin là vô biên, nguyện cầu cũng là một cách để linh hồn thư thái để chịu hơn nhiều. Vì vậy tôi vẫn thường hay nguyện cầu với mong muốn an lành trên bước đường nghe audio và trong cuộc sống.
Tôi không rõ forum có điều luật hạn chế phổ biến nhạc Thánh ca Công giáo không? Nếu không có thì tôi xin nhân dịp Giáng sinh 2009, cổ súy cho dòng nhạc Thánh ca, một thể loại nhạc cũng nên nghe, theo tôi. http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,9000 Phần mềm chất lượng tốt của thể loại nhạc này vẫn còn ít và chưa phổ biến, mong được chia sẻ từ mọi người. Trân trọng,
Mời các bác đọc bài viết về Nhà Thơ Kiên Giang để biết thêm về tác giả của bài thơ mà nhạc sĩ Huỳnh Anh đã phỏng theo. http://blogcogaidolong.multiply.com/journal/item/544
Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ của Phạm Duy Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ Này cô em tóc demi garson, Chiều hôm nay xuống đường đón gió, Cô có tình cờ, Nhìn thấy anh không? Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ Này cô em có nụ cười ngây thơ Thành khi không quãng đường im gió, Không gió lấy gì lang thang, Cô có thương thầm anh không? Đời chim muôn nhánh khổ nguy nan (àn ...) Mà anh mang tội gốc chưa tan (àn ...) Cửa chùa nào mà không rộng mở (ơ ớ ...) Quỷ sứ nào chẳng muốn nương thân? Rồi khi qua giáo đường kiếm Chúa, Đội Thánh Giá xin làm chiên ngoan Thấy có đứa đuôi dài đầu sừng, Chúa cũng xót thương người lầm than ... Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ Này cô em tóc demi garson, Đạp xe vô lối chờ anh ngó Quên hết giận hờn, Thù ghét đám đông ... Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ Này cô em mắt trời bao dung, Nhìn anh đi hãy nhìn cho rõ Trước khi nhìn đám đông, Trước khi vào đám đông ...
Nhớ tới đêm đầy ánh sáng... http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/ ... 31555.aspx 22/12/2009 23:15 Ông bà Nguyễn Thiện Tơ - Vũ Hà Tiên thời xuân sắc - Ảnh: tư liệu Ca khúc Giáo đường im bóng của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ ra đời cách đây hơn 70 năm - được coi như một bản “tình ca hòa trong thánh ca” và là một nhạc phẩm tiền chiến kinh điển - vẫn vang lên trong mỗi mùa Giáng sinh... Không tưng bừng rộn rã như những ca khúc Giáng sinh khác, Giáo đường im bóng của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ phảng phất chút hoài niệm xa vắng, chút đượm buồn vương vất: “Nhớ tới đêm đầy ánh sáng. Hương trong gió tràn mênh mang. Giây phút như ngừng thôi rơi. Tiếng kinh muôn lời. Dáng xinh xinh bao tiên kiều, quỳ ngân thánh kinh ban chiều. Trong giáo đường đêm Noel ấy, ngàn đời tôi mến yêu... Tiếng Amen đều âm u. Hòa theo gió đêm thu, làm xao xuyến tâm hồn quá. Thời khắc mơ...”. Sở dĩ ca khúc này có cái “hơi nhạc” buồn buồn như vậy là bởi nó được viết cho một chuyện tình. Câu chuyện ấy bắt đầu vào một đêm tháng 5.1938 tại thành phố Nam Định. Lúc ấy chàng trai Hà Nội tên Nguyễn Thiện Tơ mới 17 tuổi, được phong trào Hướng đạo sinh mời về thành Nam biểu diễn trong một đêm văn nghệ từ thiện quyên tiền giúp người nghèo. Nguyễn Thiện Tơ học đàn guitar Hawaii lúc 12 tuổi với thầy giáo Trần Đình Khuê, chỉ 3 tháng sau ông đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh. Ông còn học đàn guitar với một người Pháp. Lúc này ông đang là thành viên của nhóm nhạc Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh... Đêm văn nghệ từ thiện ấy như là một định mệnh gắn liền với cuộc đời ông khi có một người con gái thỏ thẻ nhờ ông lên hộ dây đàn. Tim chàng trai như ngừng đập trước vẻ đẹp thanh thoát và ánh mắt “như có sóng” của cô gái. Đêm đó, nàng ôm đàn banjo hát nhạc Pháp, còn chàng thì độc tấu Hạ uy cầm và Tây ban cầm... Dọ hỏi, chàng biết nàng tên là Vũ Hà Tiên, hoa khôi của một xứ đạo thành Nam. Từ đó thỉnh thoảng họ có gặp nhau, hoặc viết thư thăm hỏi. Nguyễn Thiện Tơ yêu thầm mà không dám nói bởi sự khác biệt tôn giáo và cả xa cách về địa lý (Hà Nội - Nam Định). Tuy vậy, mỗi lần có dịp về Nam Định thì chàng nhạc sĩ trẻ lại đưa nàng đi lễ chiều và mình thì đứng bên cửa sổ nhà thờ nghe thánh ca. Chính những điều tưởng như vụn vặt ấy đã đem tình yêu đến với hai tâm hồn thơ trẻ. Nhưng rồi “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, cha mẹ nàng cương quyết không gả con cho một người ngoại đạo. Trong những ngày tháng tuyệt vọng, Nguyễn Thiện Tơ đã trút tâm sự với người bạn thân là nhà thơ Phi Tâm Yến. Nhà thơ này đã viết bài thơ Giáo đường im bóng để chính chàng nhạc sĩ 17 tuổi dùng những nốt nhạc trang trải nỗi lòng qua bản nhạc đầu tay. Ở Giáo đường im bóng có một không gian u uẩn và “đôi mắt huyền” của Vũ Hà Tiên luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi: “...Thánh giá xa vời lắm với tiếng chuông chiều ngân. Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm. Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng. Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ... Tới chốn xưa nàng vắng bóng. Tôi mơ mắt huyền nhung trông...”. Cô tiểu thư xứ đạo thành Nam - Vũ Hà Tiên nhận được bản nhạc và cảm được cái tình sâu nặng của chàng, bỗng trở nên cương quyết: “Mẹ bảo lấy anh thì không cho vàng bạc, nữ trang. Em trả lời rằng con có thể sống mà không có vàng bạc nhưng không thể sống thiếu anh ấy!”. Và rồi họ đã cùng nhau vượt qua những nghịch cảnh khắc nghiệt để có một đám cưới vào năm 1944. Có một chi tiết khá thú vị, theo nhạc sĩ Phạm Duy thì hồi ấy nhạc sĩ Lê Thương cũng đã yêu thầm cô gái xứ đạo thành Nam này và đã sáng tác ca khúc Nàng Hà Tiên. Hiện nay, ông bà Nguyễn Thiện Tơ vẫn sống ở căn nhà số 22 phố Mai Hắc Đế - Hà Nội (căn nhà được xây dựng từ năm 1930, và Giáo đường im bóng đã ra đời trong căn nhà này).Ông đã 86 tuổi, bà kém ông một tuổi nhưng vẫn xưng hô “anh, em” ngọt ngào. Bà vẫn thích tự tay nấu cơm cho ông dù có tới 8 người con và cháu chắt đầy nhà. Và mỗi dịp Noel, ông bà vẫn đưa nhau đi lễ... Chẳng biết đôi “tài tử, giai nhân” ngày ấy, Noel này có còn “Nhớ tới đêm đầy ánh sáng. Hương trong gió tràn mênh mang... Tôi tiếc thời tươi sáng trôi cùng năm tháng. Trí óc âm thầm nhớ mắt nàng huyền mơ...”. Hà Đình Nguyên
Bài Làng tôi nghe căng thẳng quá, toàn thấy: thù, giặc, diệt, cướp, máu. Thời này nghe mấy bài của bác Phạm Duy nhẹ nhàng hơn