Hybrids AMP Tube OTL

Discussion in 'Đèn điện tử' started by buiducbac, 20/1/17.

  1. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Trên thực tế em đã chạy xuất âm bằng fet IRF840 cho con Pre nối tầng trực tiếp từ cathode vào lưới G tương tư như trên. Chạy ngon lành an toàn mấy năm nay chưa thay em Fet nào.
    Bác để ý thì thấy áp cực G khó có thể đạt được 20V vì điện trở Cathode là 22R. Muốn đạt 20V tại cực G thì dòng qua đèn lái phải là 20V / 22R = 0.9 A. trong khi đó dòng Max của đèn <0.3A. Do đó điện trở cathode 22R cũng chính là điện trở bảo về Fet.

    Mặt khác Nối tầng trực tiếp có nhiều ưu điểm so với nối tụ hoặc biến áp và quan trọng hơn là âm thanh không bị ảnh hưởng bởi chất lượng linh kiện.
     
    truong_tran_van likes this.
  2. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    84
    Location:
    TBG - HCMC
    Về tính toán điểm làm việc tĩnh thì Bác lập luận hoàn toàn chính xác đó, nhưng thực tế thống kê thì Em gặp hỏng FET khá nhiều.
    Tải Loa nó khác tải Trở vài chục KOhms của Pre nhiều lắm, không thể áp dụng tùy tiện được.

    Lý thuyết này Em thấy được lập luận từ xưa tới giờ rất nhiều nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Nối tầng trực tiếp làm cho chế đô làm việc của các linh kiện bị dính chùm với nhau, rất khó điều chỉnh, 1 linh kiện hỏng có thể làm cả Ampli bốc khói.
     
  3. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Vậy theo bác lại gắn thêm vài con tụ và thêm cái mạch chỉnh bias. Hay thêm cái biến áp nối tầng và mạch chỉnh bias nữa. Em được biết bác Bùi đã chạy mạch này bằng cặp 10n20n rồi. Vẫn đề trôi bias vì nhiệt thì có phương pháp để xử lý rồi đó là dùng lateral mosfet ok hết mỗi tội tiền
     
  4. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Em đồng ý với ý kiến này. Kể từ khi tải loa gắn vào mạch chỉ cần 1 chút ko cân bằng 2 nhánh DC sẽ vọt ra loa ngay. Rất khó để cân bằng, vì vậy cụ Bùi nên dùng mạch DC offset có chung áp tham chiếu cho cả 2 nhánh.
    Pre trước của cụ vấn đề khác hẳn mạch này.
     
  5. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Trôi nhiệt phải là cái này chứ cụ. Cùng Vgs là 4v, 25 độ I là 0A đến 175 độ I đã 3A rồi. Tất nhiên nó ko đến 175 độ. Nhưng chung quy lại cùng Vgs nhiệt tăng I tăng. Quan trọng nhiệt dương hay âm. Nhiệt tăng I tăng dẫn đến nhiệt tăng I lại tăng.
     

    Attached Files:

    • Vgs.png
      Vgs.png
      File size:
      31,4 KB
      Views:
      602
  6. AGC

    AGC Advanced Member

    Joined:
    21/5/10
    Messages:
    3.582
    Likes Received:
    33
    Location:
    379 Minh Khai - Hà Nội
    Cụ Bùi nghiên cứu quả nguồn cấp cho FET đóng trễ sau khi phần tín hiệu và lái bằng đèn phía trước đã ổn định.

    Leteral Mosfet thì có lẽ là lành hơn cho phần trôi nhiệt còn DC offset thì do chơi Circlotron nên cũng không quá quan ngại việc DC phọt ra loa
     
  7. Tun_audio

    Tun_audio Advanced Member

    Joined:
    14/11/12
    Messages:
    1.315
    Likes Received:
    86
    Đóng trễ ah? Nếu dùng VĐK em có thể giúp được ah!
     
  8. jamahamvui1978

    jamahamvui1978 Advanced Member

    Joined:
    9/12/13
    Messages:
    2.554
    Likes Received:
    221
    Nếu em làm mạch này em sẽ bias cho Mos tham gia xuất ngay khi mở máy, dễ làm dễ kiếm linh kiện hơn. Theo hướng cụ Bùi có 3w đầu thuần tube, mos ở vùng nạp chờ mở nghe rất hấp dẫn nhưng em sợ ứ hợp với nb nhất đoạn chuyển tiếp Mos tham gia vào xuất. Lựa chọn linh kiện không kỹ, căn không cân thì dự BVL sẽ nhảy liên tục tại thời điểm này.
     
  9. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Với đồ thị này bác phải xét cả Vgs từ 5V trở lên. Đồ thị của đường nhiệt 175 độ C dòng lại thấp hơn đồ thị nhiệt 25 độ C.
    Cụ thể Vgs 6V: nhiệt độ sò 175 độ C dòng qua sò là khoảng 28A. Trong khi Nhiệt độ sò 25 độ C thì dòng 30A.
    Khi Vgs >5V thì sò chạy nhiệt âm.
     

    Attached Files:

    • Vgs.png
      Vgs.png
      File size:
      31,4 KB
      Views:
      525
  10. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Cứ làm cho nó chạy thực tế rồi tính chứ đẻo cày thì tốn nhiều gỗ cũng chả ra được cày
     
  11. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.673
    Likes Received:
    718
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Làm kiểu thử sai khi mạch chưa ổn tương đối về lý thuyết và mô phỏng, thì lục tốn thời gian công sức với Đô nan chum. Lúc ný thuyết ko góp ý chân thành khi ra cái bo rẻ bèo lỗi tí là làm um lên như bắt đền :p Có ko nhiều sự cảm thông.
     
  12. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Mạch Circlotron bác thử tính xem dòng tĩnh của nó là bao nhiêu mà trôi nhiệt kinh thế. Kính cụ sư phụ tính cho em cái dòng của mạch khi chưa có tín hiệu vào cái , Circlotron là dạng mạch huyền thoại rồi bây giờ làm thế nào khác được.
     
  13. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Nghe nói cụ Già có một lô bóng hịn mói về ạ chạy cho Circlotron thì tốt quá
     
  14. Hai-KHCN

    Hai-KHCN Advanced Member

    Joined:
    25/3/12
    Messages:
    199
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà Nội
    Em nghĩ cái hướng Hybrid này cũng hay, vì nó giải quyết đc vấn đề của anh em vấp từ xưa đến nay là khả năng kiểm soát dòng lớn cho tầng công suất đầu ra mà vẫn đảm bảo có chất âm đặc trưng của đèn. Có lẽ việc vấn đề quan trọng nhất là làm sao kiểm soát được phần driver cho phần công suất thôi. Trước đến nay anh em chưa có làm nhiều nên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, hy vọng các bác thử nghiệm có nhiều kinh nghiệm để anh em cùng chia sẻ.
     
  15. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Chế độ làm việc của mạch Công suất:
    - Tube KT88 điện áp Anode 170V dòng tĩnh 162mA, tương đương 27.5W bằng 69% công suất max của phiến. Đảm bảo tuổi thọ của đèn.
    - Sò Công suất IRF540 áp 50V dòng tĩnh 43mA tương đương 2.2W. Sò phải gắn tản nhiệt cỡ khoảng 0,3kg nhôm để khi chạy với công suất lớn không quá nóng.
    - Có thể phải dùng Relay đóng chậm ra loa như tư vấn của bác AGC để khi khởi động làm nóng tube, mạch ổn định hơn.
    - Thông số chi tiết như hình dưới.
     

    Attached Files:

  16. AGC

    AGC Advanced Member

    Joined:
    21/5/10
    Messages:
    3.582
    Likes Received:
    33
    Location:
    379 Minh Khai - Hà Nội
    KT88 mà áp chạy 170V, nối 3 cực thì em chưa từng được nghe nhưng dự đoán nó lừ đừ lắm :D
     
  17. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Điểm mầu đỏ trên đồ thì là điểm làm việc tĩnh của KT88 ở chế độ Triode. Nó nằm trong vùng có đặc tuyến thẳng tưng. Độ méo sẽ là thấp nhất và lọt hoàn toàn trong khu vực làm việc tuyến tính của đèn. xét về mặt kỹ thuật thì rất tốt.
    Xét về âm thanh thì phải do gu nghe và quan trọng là các tầng trước xử lý thế nào :)
     

    Attached Files:

  18. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Phần Driver Stage và Input Stage:
    Có nhiều mạch có thể ứng dụng cho phần này, việc lưạc chọn theo sở thích về chất âm. Em có 2 mạch có chất âm khác biệt nhau hoàn toàn.

    Phương án 1: Input, đảo Phase, Driver chung 1 tầng.
    - Mạch có ưu điểm đơn giản, ít linh kiện, chỉ cần dùng 02 tụ nối tầng cho 1 kênh. Âm thanh nhanh, mạch chính xác, méo thấp, phù hợp với các thể loại nhạc phức tạp như giao hưởng, hợp xướng.
    - Nhược điểm: đảo Phase dùng vi sai, nên sẽ có sai lệch nhỏ về phase và biên độ tín hiệu sau đảo phase. Khi dùng CCS bằng LM317 ở cathode 12AT7 đã khắc phục được sai lệch này đến 99%. Chạy mô phỏng 2 phase cân đét; gain của tầng chỉ 18,6 lần do vậy muốn đạt full công suất, độ nhậy đầu vào cần 2vrms. do đó gọi là Pow thì đúng hơn.
    - Chế độ làm việc của 12AT7: 150V - 8mA kiểu mạch visai kết hợp SRPP có trở kháng xuất khoảng <1K đủ lái full tầng công suất.
     

    Attached Files:

  19. AGC

    AGC Advanced Member

    Joined:
    21/5/10
    Messages:
    3.582
    Likes Received:
    33
    Location:
    379 Minh Khai - Hà Nội

    Phần FB cụ phải đẩy 2 nửa tín hiệu về 2 vế đèn đầu chứ hiện nay FB có 1/2 tín hiệu thôi à.

    Trở nhận tín hiệu về là 220K thì con trở series sẽ lớn lắm đấy :)
     
  20. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Hồi tiếp 1/2 tín hiệu cân hơn so với lấy cả 2 nửa về 2 vế đèn đầu.
     
  21. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Có thể làm non feadback không bác chon đèn có MU thấp thôi có được không bác
     
  22. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Mạch trên Không dùng FB vẫn ok. Vì gain có 18 lần.
    FB là option thôi
     
  23. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Phương án 2:
    - Phần Input, đảo phase, Driver được tạch riêng độc lập.
    - Input và đảo Phase dùng bóng 12Au7 chạy ở 114V - 4.2mA
    - Driver stage dùng bóng 12BH7A chạy 170V - 9.7mA trở kháng xuất khoảng 11K đủ lái tầng công suất.
    - Ưu điểm của mạch âm thanh ngọt dễ nghe phù hợp với thể loại Vocal. Đảo phase cân hoàn toàn về biên độ và time. gain thoải mái do có 2 tầng khuếch đại áp. Nó đúng nghĩa là một Amp vì độ nhậy đầu vào khoảng 500mV là đẩy ra full công suất. Có thể chơi hồi tiếp thoải mái.
    - Nhược điểm: tốn nhiều linh kiện, phải dùng 4 tụ nối tầng cho 1 kênh.
    Em thích kiểu mạch này hơn dù nó có có đôi chút phức tạp.
     

    Attached Files:

  24. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Xem xét về nhạc tính của mạch Vi sai kết hợp với SRPP. Tại sao khi nghe có cảm giác nhanh hơn, mạnh và sắc sảo hơn ?

    Do cấu trúc mạch SRPP là đẩy kéo nên hài lẻ bao giờ cũng nhiều hơn hài chẵn.
    Mô phỏng về méo hài cũng chỉ ra điều đó. Méo hài tại 3K, 5K, 7K lớn hơn so với 2K, 4K, 6K.
     

    Attached Files:

  25. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Vậy cho out tại anode đèn 1 cho nó thành tải ccs hài bậc 2 đầy hehe
     

Share This Page

Loading...