Jazz và những phân nhánh

Discussion in 'Âm nhạc' started by longauto, 1/6/12.

  1. longauto

    longauto Advanced Member

    Joined:
    3/7/08
    Messages:
    1.304
    Likes Received:
    12
    Location:
    Việt Hưng, Gia Lâm, HN
    Nhạc Jazz cũng như các thể loại âm nhạc khác như nhạc cổ điển, Rock... đều được chia làm nhiều phân nhánh nhỏ trong sự phát triển của mình với những phong cách đặc trưng khác nhau.

    Vẫn biết mọi sự phân loại đều là tương đối, nhưng cũng không thể phủ nhận, với những người yêu âm nhạc thì sự phân loại giúp họ dễ dàng hơn trong việc định hình gu nghe, thẩm mỹ âm nhạc cũng như có một cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử và sự phát triển của hình thức âm nhạc mà mình yêu thích.

    Em xin mạn phét được giới thiệu các phân nhánh của jazz để các bác có thể tham khảo, tài liệu trên là do em tham khảo, nếu có gì còn thiếu xót hay chưa chính xác thì rất mong được các bác đính chính và ủng hộ.


    Jazz và những phân nhánh

    [​IMG]

    Nhạc Jazz được sinh ra từ đầu thế kỷ 20 giữa cộng đồng dân Mỹ gốc Phi ở Miền Nam nước Mỹ, là kết quả của cuộc hôn phối giữa hai dòng nhạc truyền thống Phi và Âu. Kể từ những ngày đầu chào đời, nhạc Jazz đã mang những nét đặc trưng của âm nhạc phổ thông Mỹ giai đoạn thế kỷ 19 và 20. Bên cạnh đó, dòng máu châu Phi trong Jazz được thể hiện đậm nét qua những note blue, qua sự ngẫu hứng, đa điệu, nhấn nhả, và trong những note swing đầy quyến rũ.
    Cái tên Jazz (lúc đầu viết là Jass) lần đầu tiên xuất hiện ở vùng bờ Đông, ban đầu được dùng để chỉ thể loại nhạc tồn tại ở Chicago vào khoảng năm 1915.

    Ngay từ thủa sơ khai, Jazz đã liên tiếp sinh hạ những đứa con với những nét cá tính rất riêng biệt như: New Orleans Dixieland, ra đời từ đầu những năm 1910, phong cách swing big band ra đời trong giai đoạn 1930 – 1940, bebop sinh ra giữa thập niên 1940, Free Jazz và hàng loạt các phong cách Jazz Latin như Afro-Cuban trong giai đoạn 1950 – 1960, Jazz Fusion sinh ra trong thập niên 1970, Acid Jazz thập niên 1980, và Nu Jazz thập niên 1990. Khi Jazz lan rộng ra khắp thế giới, nó đã có những ảnh hưởng tới nền văn hóa âm nhạc của các địa phương, quốc gia cũng như khu vực mà nó đi qua. Những nét đặc trưng của Jazz được kết hợp một cách linh hoạt và phong phú với những môi trường khác nhau, và từ đó, sản sinh ra rất nhiều những phong cách âm nhạc đầy cá tính.

    Ragtime

    Ngày tàn của chế độ nô lệ đã mở ra những cơ hội mới cho những người Mỹ gốc Phi được tiếp cận với nền giáo dục. Mặc dù sự phân biệt chủng tộc khắc nghiệt vẫn hạn chế những cơ hội việc làm đối với hầu hết người da đen, nhiều người trong số họ vẫn tìm được chỗ đứng trong ngành giải trí. Các nhạc sỹ da đen được giao nhiệm vụ phụ trách các tiết mục giải trí cấp thấp như nhảy múa hay hài kịch. Cũng nhờ đóm nhiều ban nhạc diễu hành đã được thành lập. Các nghệ sỹ piano da đen chơi trong những quán bar, các câu lạc bộ, và các nhà chứa. Đây chính là lúc Ragtime hình thành.

    Tác phẩm Ragtime đầu tiên được xuất bản bởi Ben Harney. Dòng nhạc này được truyền sức sống bởi những giai điệu đặc trưng trong nhạc dance châu Phi, nó đầy sự rung động, nhiệt huyết và hết sức ngẫu hứng. Ernest Hogan, nổi tiếng với những bản hit năm 1895, là người có vai trò lớn trong việc khiến Ragtime phổ biến. Đỉnh cao của nhạc Ragtime là giai đoạn từ 1897 đến 1918. Nét đặc trưng chủ đạo của dòng nhạc này chính là những giai điệu mạng tính ngẫu hứng cao. Xuất hiện đầu tiên ở những thành phố như St. Louis và New Orleans, ragtime chính là sự biến tấu của nhạc diễu hành kết hợp với nét đa giai điệu của âm nhạc Châu Phi.

    [​IMG]
    Ben Harney​

    Classic Jazz

    Vào những năm đầu thập niên 1900, các phong cách nhạc Jazz được hình thành dưới hình thức các band nhạc nhỏ, và xuất hiện đầu tiên ở New Orleans. Đôi khi phong cách nhạc này bị nhầm là “Dixieland” nhưng trên thực tế, chúng mang ít tính solo hơn. Và mặc dù New Orleans Jazz được biểu diễn bởi những người da đen, da trắng và người lai, “Dixieland” là khái niệm được dùng để chỉ phong cách nhạc này khi được biểu diễn bởi những người da trắng.

    Classic Jazz hay New Orleans Jazz có nguồn gốc từ những band nhạc chơi nhạc khí bằng đồng và bộ gõ chuyên biểu diễn cho các buổi tiệc hoặc khiêu vũ vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Nhiều nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong giai đoạn nội chiến như kèn clarinet, saxophone, cornet, trombone, tuba, đàn banjo, bass, ghitar, trống, và đôi khi có cả piano. Thể loại âm nhạc mới này kết hợp nét ngẫu hứng của Ragtime một cách linh hoạt với các giai điệu dân dã, các bài thánh ca, nhạc diễu hành, các bài ca lao động và nhạc Blues. Vào giữa những năm 1990, một lần nữa người yêu nhạc lại được chứng kiến sự trỗi dậy của dòng nhạc Classic Jazz.

    Hot Jazz

    Năm 1925, Louis Armstrong ghi âm những bản nhạc đầu tiên của band nhạc Hot Five của ông, đây cũng chính là lần đầu tiên Armstrong ghi âm bằng chính tên thật của mình. Những bản ghi do band Hot Five và Hot Seven của Louis Armstrong thực hiện được xem như là những tác phẩm Classic Jazz tiêu biểu đồng thời cũng là tiếng nói thể hiện sức mạnh sáng tạo của Armstrong. Hai band nhạc này không bao giờ biểu diễn trực tiếp, nhưng họ vẫn tiếp tục thực hiện các bản thu âm cho tới năm 1928.

    Thứ âm nhạc đặc trưng bởi sự kết hợp giữa những đoạn solo đầy tính ngẫu hứng cùng với cấu trúc nền của bản nhạc đã tạo nên một hiện tượng jazz mới đầy cảm xúc và rất “Hot”. Các trường đoạn giai điệu được đưa đến đỉnh điểm nhờ các nhạc cụ như trống, bass, đàn banjo và guitar, đôi khi khiến người nghe nhớ lại âm hưởng và nhịp độ của các bản nhạc diễu hành. Một cách nhanh chóng, các band nhạc lớn hơn cũng như các dàn nhạc bắt đầu đi theo trào lưu âm nhạc này, và cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ ghi âm mới, phong cách Hot Jazz nhanh chóng lan ra khắp nước Mỹ.

    [​IMG]
    Louis Amstrong​

    Chicago style Jazz

    Chicago là mảnh đất nuôi dưỡng rất nhiều những nghệ sỹ trẻ luôn háo hức tìm tòi cái mới. Đặc trưng bởi sự kết hợp hài hòa và sáng tạo giữa các nhạc cụ cùng với khả năng kỹ thuật điêu luyện của người nghệ sỹ, nhạc Jazz phong cách Chicago thực sự đã đưa âm nhạc thời đó lên một tầm cao mới. Những nghệ sỹ có những đóng góp to lớn đối với dòng nhạc này phải kể đến Benny Goodman, Bud Freeman và Eddie Condon. Ngoài ra, sẽ là thiếu sót nếu như không kể đến Gene Krupa, người nghệ sỹ đã phá vỡ những lối mòn trên con đường âm nhạc, góp phần tiên phong trong việc nuôi dưỡng nhạc Jazz từ thủa ban đầu và truyền nhiệt huyết cho những thế hệ kế cận tiếp bước.

    Swing

    Thập niên 1930 chứng kiến sự thống trị hoàn toàn của nhạc Swing. Trong kỷ nguyên âm nhạc này, hầu hết các nhóm nhạc Jazz đều là các Big Band. Là con đẻ của phong cách Jazz New Orleans, Swing thật mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Swing cũng là một kiểu nhạc dance bởi mỗi khi cất lên, nó ngay lập tức kết nối được với người nghe. Mặc dù là một phong cách thể hiện thế mạnh của âm thanh hòa tấu, Swing vẫn đem đến cho các nhạc sỹ cơ hội ứng tác, thể hiện cái tôi của mình. Chính vì vậy, đôi khi, trong giai đoạn này, người nghe được thưởng thức những đoạn solo cực kỳ đặc sắc và phức tạp.
    Giữa thập niên 1990, người ta cũng được chứng kiến sự hồi sinh của Swing do sự phát triển của xu hướng retro trong dòng nhạc dance. Lại một lần nữa, những cặp trai gái khắp nước Mỹ và Châu Âu lại được nhún nhảy theo những điệu nhạc Big Band tràn đầy cảm hứng.

    [​IMG]
    Duke Ellington​

    Kansas City Jazz

    Trong thời kỳ Khủng hoảng và Cấm đoán (1920 – 1933) Kansas City Jazz được xem như một thánh địa Mecca của âm nhạc đương đại giai đoạn cuối 1920 và 1930. Được sinh ra trong một thời kỳ rối ren của xã hội Mỹ, thật dễ hiểu khi đặc trưng của phong cách nhạc này chính là những giai điệu sâu lắng và thoáng chút buồn được thể hiện vẫn qua hình thức là các Big Band với quy mô nhỏ hơn so với Swing. Cách phối khí thường dành đất diễn nhiều cho những đoạn solo tràn đầy năng lượng, như là một cách để người nghệ sỹ bộc bạch chính mình với khán giả. Một tên tuổi lừng lẫy xuất hiện trong giai đoạn âm nhạc này chính là tay Alto saxophone tiên phong Charlie Parker.

    [​IMG]
    Charlie Parker​

    Gypsy Jazz

    Được khởi xướng bởi tay guitar người Pháp Django Reihardt, Gypsy Jazz là một kiểu nhạc pha trộn giữa thể loại Swing những năm 1930 của Mỹ, nhạc dance của Pháp và các nhánh nhạc dân ca Châu Âu. Cũng được biết đến với cái tên Jazz Manouche, thể loại âm nhạc này nhấn chìm người nghe trong một không gian âm nhạc chậm rãi nhưng đầy quyến rũ, được tạo nên bởi nhịp phách quanh co, và những giai điệu lôi cuốn.

    Nhạc cụ chính được sử dụng là guitar dây nylon, đôi khi được phối cùng violin và bass violin. Các đoạn solo được chuyển tiếp từ nghệ sỹ này sang nghệ sỹ tiếp theo dựa trên sự phát triển của giai điệu. Trong khi các phong cách jazz cổ thường được ưa chuộng ở Châu Âu, Gypsy Jazz được người yêu nhạc trên toàn thế giới yêu thích.

    [​IMG]
    Django Reinhardt​

    Bebop

    Được phát triển vào đầu thập niên 1940, đến năm 1945, Bebop đã trở thành thứ âm nhạc đặc biệt thịnh hành. Những người có công lớn trong việc phát triển dòng nhạc này chính là tay alto saxophone Charlie Parker và tay kèn trumpet Dizzy Gillespie. Cho tới tận lúc đó, các đoạn Jazz ngẫu hứng đều được sinh ra từ những dòng giai điệu đã có, tuy nhiên, các tay solo của thời đại Bebop đã tạo ra một thứ gọi là sự ngẫu hứng hài hòa, họ tránh lặp lại giai điệu đã có, đồng thời họ có quyền tự do sáng tạo không theo bất kỳ thứ khuôn khổ nào, chỉ cần đoạn nhạc đó hợp với kết cấu chung của tác phẩm.
    Rất khác biệt với Swing, Bebop ngay từ đầu thời kỳ phát triển của mình, nó đã cách ly hoàn toàn với nhạc dance, tự tạo dựng hình ảnh của một kiểu âm nhạc nghệ thuật những cũng mang đầy những giá trị thương mai. Trớ trêu thay, vốn được coi là một kiểu nhạc Jazz cấp tiến, Bebop cuối cùng đã trở thành thứ nhạc nền tảng cho mọi sự sáng tạo sau đó.

    [​IMG]
    Dizzy Gillespie​

    Cool

    Là con đẻ của dòng Bebop phát triển mạnh mẽ trong hai thập niên 1940 – 1950, Cool có được sự kết hợp hài hòa và sống động giữa Bop và Swing. Cool còn được đặt cho nickname là “West Coast Jazz” vì nhiều nét cách tân quan trọng của dòng nhạc này được xuất hiện ở Los Angeles. Cool trở nên hưng thịnh khắp nước Mỹ vào cuối thập niên 1950 với những đóng góp to lớn của các nhạc sỹ và tác giả đến từ vùng bờ Đông.

    [​IMG]
    Gerry Mulligan - Chet Baker​

    Hard Bop

    Là một dòng nhạc nữa được sinh ra từ Bebop, nhưng những giai điệu Hard Bop lại sâu lắng hơn nhiều so với Bebop nhờ việc vay mượn chủ đề của nhạc Rhythm & Blues, và đôi khi của cả Gospel. Các đoạn nhịp của Hard Bop thường phức tạp và đa dạng hơn so với Bebop thủa sơ khai. Tay piano Horace Silver là người nổi tiếng với những cống hiến mang tính đổi mới quan trọng của ông cho sự phát triển của Hard Bop.

    [​IMG]
    Horace Silver​

    Bossa Nova

    Là một dòng nhạc bến tấu của West Coast Cool, với sự hài hòa của nhạc cổ điển châu Âu, sự quyến rũ của những điệu Samba Brazil, Bossa Nova, hay chính xác hơn là “Brazilian Jazz” đã đến với nước Mỹ vào năm 1962. Những giai điệu guitar đặc trưng vừa huyền hoặc vừa lôi cuốn kết hợp với giọng hát bằng tiếng Anh hoặc tiếng Bồ đã đi vào lòng người. Khởi xướng bởi hai người Brazil là Joao Gilberto và Antonio Carlos Jobim, trào lưu âm nhạc này chính là sự thay thế cho Hard Bop và Free Jazz vào thập niên 1960. Bossa Nova trở nên thịnh hành ở vùng bờ Tây nhờ những nghệ sỹ như tay guitar Charlie Byrd và tay kèn saxophone Stan Getz.

    [​IMG]
    Antonio Carlos Jobim​

    Modal

    Đến một thời điểm, các tay solo trở nên thèm một hướng đi mới mẻ hơn, nhiều người đã đi tìm kiếm những phong cách mới, vượt ra khỏi ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây. Trên con đường kiếm tìm cái mới ấy, họ đã thấy được nguồn cảm hứng mới từ dòng nhạc nhà thờ thời Trung cổ, một lối chơi nhạc có sự biến đổi linh hoạt các quãng tám giữa các quãng trường thông thường. Các tay solo giờ đây có thể giải thoát mình khỏi những giới hạn của các điệu trường, và tạo ra những thay đổi làm nên sự hài hòa mới lạ trong âm nhạc của họ. Phong cách này đặc biệt phù hợp với các tay piano, guitar, cũng như các tay chơi kèn trumpet và sax. Tay piano Bill Evan là người đặc biệt nổi tiếng với lối chơi nhạc Modal.

    [​IMG]
    Bill Evans​

    Free Jazz

    Đôi khi còn được gọi là “Avante Garde”, với Free Jazz thực sự, các nghệ sỹ solo thậm chí còn thay đổi hoàn toàn các cấu trúc tiết tấu, đem lại một thứ trải nghiệm âm nhạc hoàn toàn tự do, đúng như cái tên của nó. Nếu như Ornette Coleman được coi như là người sáng lập ra Free Jazz, thì John Coltrane chắc chắn là môn đệ xuất sắc nhất.

    Trên thực tế, sự tách ly của Free Jazz ra khỏi các phong cách nhạc trước đó đã tạo ra khá nhiều những tranh luận về việc liệu nó có thực sự đủ tiêu chuẩn để được coi là âm nhạc hay không. Nhiều ý kiến còn cho rằng, chẳng mấy chốc nó sẽ nằm sâu dưới ba tấc đất trên thánh địa nhạc Jazz. Tuy nhiên, cũng thật là mỉa mai, Free Jazz dường như hoàn toàn phớt lờ những lời chỉ trích cũng như tiên tri đó và vững bước trở thành một trong những dòng nhạc có ảnh hưởng lớn nhất đến nhạc Jazz chính thống ngày nay.

    [​IMG]
    John Coltrane​

    Soul Jazz

    Được sinh ra từ dòng Hardbop, Soul Jazz có lẽ là phong cách Jazz phổ biến nhất trong những năm 1960. Mang đậm nét ngẫu hứng với những đoạn hợp âm ấn tượng của Bop, các tay solo dòng Soul đã vượt lên phong cách truyền thống để có được những đoạn nhạc sôi động và đầy nhiệt huyết. Cách tổ chức nhóm nhạc tập trung vào việc tạo ra một nền nhạc trơn tru và nổi lên trên nền ấy là một tông trầm mạnh mẽ nhưng biến tấu đa dạng.

    Horace Silver là người có những ảnh hưởng sâu rộng đối với phong cách Soul nhờ việc đưa những âm điệu sôi nổi và tiếng đệm piano phong cách Gospel vào trong những sáng tác của ông. Cây đàn Hammond organ cũng trở thành một nhạc cụ đặc trưng của dòng nhạc Soul Jazz.

    Groove

    Là một nhánh của Soul Jazz, tông nhạc của Groove được lấy cảm hứng từ dòng blues và chủ yếu chú trọng đến giai điệu. Đôi khi còn được gọi là “Funk”, dòng nhạc này tập trung vào việc duy trì dòng chảy liền mạch của giai điệu được kết hợp một cách nhẹ nhàng và tinh tế với các nhạc cụ và đôi khi cả lời hát.

    Groove tràn đầy một cảm giác hưng phấn và vui vẻ, luôn khiến người nghe như muốn nhảy, cho dù đó có là một đoạn một đoạn nhạc đệm với giai điệu chậm rất blues hay một đoạn nhạc sôi động.

    Fusion

    Đến đầu thập niên 1970, Fusion đã trở thành một thương hiệu được khẳng định với sự kết hợp của sự ngẫu hứng đầy chất Jazz với cái năng lượng tràn đầy và giai điệu mới mẻ của Rock. Cùng với sự thoái trào của rất nhiều các nghệ sỹ nhạc Jazz thuần túy, nhiều người tiên phong đã tiến một bước dài trong công cuộc chuyển giao từ Hardbop đương thời để đến với Fusion. Mặc dù nhiều người cho rằng Fusion là một bước phát triển mang lại nhiều lợi ít hơn cho cuộc cách mạng nhạc Rock, song, ta vẫn có thể cảm nhận được những ảnh hưởng của nó trong hơi thở Jazz ngày nay.

    [​IMG]
    Miles Davis​

    Afro-Cuban Jazz

    Còn được biết đến với cái tên Latin Jazz, thể loại này là một sự kết hợp của sự ngẫu hứng cùng với những giai điệu có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Khởi thủy của dòng nhạc này bắt nguồn từ tay kèn trumpet Mario Bauza và tay chơi bộ gõ Chano Pozo. Sinh ra từ dòng Bop sơ khai, Afro-Cuban đã trở thành một dòng chảy liên kết nhạc Jazz ở Bắc, Nam và Trung Mỹ lúc bấy giờ. Arturo Sandovalm Pancho Sanchez và Chucho Valdes chính là những đại diện xuất sắc của Afro-Cuban Jazz.

    [​IMG]
    Chucho Valdes​

    Post Bop

    Khái niệm Modern Mainstream hay Post Bop được dùng để chỉ bất cứ một phong cách nào mà không có sự gắn kết chặt chẽ với các thể loại mang tính lịch sử của nhạc Jazz. Cái tên Post Bop cũng nói nên rõ ràng cái ý nghĩa của nó, là thời điểm khi Bop kết thúc và mở ra một giai đoạn mới, với vô vàn những sáng tạo mới mẻ. Với nhiều người, giai đoạn đó được đánh dấu vào năm 1955 với sự ra đi của cánh chim đầu đàn Charlie Parker. Bắt đầu từ năm 1979 xuất hiện một loại các nghệ sỹ có cách tiếp cận rất mới mẻ đối với Hard Bop của thập niên 1960, nhưng thay vì biến đổi nó trở thành Groove và Funk như thế hệ nghệ sỹ trước đó đã làm, họ đã đưa thêm vào âm nhạc của mình những nét đặc trưng và ảnh hưởng của thời đại những năm 1980 – 1990.

    [​IMG]
    Wayne Shorter​

    European

    Vào cuối thế kỷ 20, nhiều nhạc sỹ vùng Scandinavi và Pháp cảm thấy dòng Mainstream Jazz của Mỹ bắt đầu đi đến thoái trào nên đã khởi xướng một phong cách mới và đặt tên là “European”.

    Cùng với Acid Jazz, European muốn trở về nguồn cội của Jazz như một phong cách nhạc dance. Thể loại này gồm các yếu tố của House (một thể loại disco dựa trên Funk, với các đoạn thu âm được chỉnh sửa bằng công nghệ điện tử) cùng với các chất âm acoustic và điện tử để tạo ra một phong cách Jazz đương thời phổ biến với dân chúng. Các nghệ sỹ tham gia vào trào lưu này bao gồm nghệ sỹ piano người Na-Uy Bugge Wesseltoft, tay kèn trumpet Nils Petter Molvaer, các nghệ sỹ piano người Pháp Martial Solal và Laurent de Wilde, và tay kèn sax Julien Lourau.

    .................
     
    Tags:
  2. phuongdk

    phuongdk Advanced Member

    Joined:
    6/9/06
    Messages:
    662
    Likes Received:
    36
    Location:
    Hòn ngọc Viễn Đông
    Đọc một bài dài quá đã, trúng ngay món em thích, mong bác tiếp tục với các nghệ sĩ Jazz :)
     
  3. Cai thang

    Cai thang Advanced Member

    Joined:
    22/3/12
    Messages:
    1.067
    Likes Received:
    6
    Thanks bác Longauto, dài quá, đã hết chưa bác hay còn phần tiếp
     
  4. longauto

    longauto Advanced Member

    Joined:
    3/7/08
    Messages:
    1.304
    Likes Received:
    12
    Location:
    Việt Hưng, Gia Lâm, HN
    Chưa bác à, nếu có thời gian em sẽ viết kỹ hơn nữa ạ. Còn vài thể loại nữa mà em chưa có thời gian viết thêm :mrgreen:

    @ bác phuongdk

    Có thời gian em sẽ dần lách cách về các nghệ sỹ :mrgreen:
     
  5. tepkho

    tepkho Advanced Member

    Joined:
    10/9/08
    Messages:
    83
    Likes Received:
    1
    Thks bác longauto về thông tin rất bổ ích. Dạo này kinh tế khủng hoảng, 4rum vnav cũng im ắng quá, các bác chia sẻ thêm món ăn tinh thần như thế này thì các vnaver thật là vui.
     
  6. dohaithanh

    dohaithanh Advanced Member

    Joined:
    16/9/09
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Bài viết công phu và sinh động quá, tuy nhiên em chưa hiểu rõ đoạn bôi đỏ dưới đây lắm, bác Long nói kỹ hơn được không ?
     
  7. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.841
    Likes Received:
    2.347
    Location:
    Q3, Saigon
    Cho em xin mỗi thể loại một bài hát minh họa đặc trưng đi bác chủ ơi...
     
  8. longauto

    longauto Advanced Member

    Joined:
    3/7/08
    Messages:
    1.304
    Likes Received:
    12
    Location:
    Việt Hưng, Gia Lâm, HN
    Bác có thể xem vài ví dụ sau đây ạ.

    Fusion Jazz

    Một trong những bản Jazz nổi tiếng nhất của fusion có lẽ là Bitches Brew, trong album nổi tiếng cùng tên. Ngoài ra có thể tham khảo các album của Pharaoh Sander, Sun Ra... Nói chung Fusion không dễ nghe và thường khá phức tạp


    Cool Jazz

    Tiết tấu chậm, giàu giai điệu, sâu lắng và có cấu tứ rõ ràng là đặc trưng điển hình của Cool. Ví dụ là bản It Never Entered My Mind của Chet Baker trong album Chet, Chet Baker là "hoàng tử của cool jazz". Các nghệ sỹ cool jazz thường là nghệ sỹ da trắng, có thể kể những cái tên rất quen thuộc như Dave Brubeck, Gerry Mulligan, Chet Baker...


    Bebop

    Đầy ngẫu hứng, mang đặc trưng của jazz, tính ứng tác. Các nghệ sỹ chơi ngẫu hứng, nhưng vẫn trong sự tương tác với nhóm. Bác có thể thử tiếng sax của John Coltrane và piano của Thenonious Monk trong bản Nutty này. Những nghệ sỹ của Bebop thì rất nhiều, và cũng rất nhiều những người khổng lồ của jazz như Coltrane, Miles, Monk, Gilespie, Gordon, Max Roach...


    Em sẽ từ từ giới thiệu tiếp ạ :mrgreen:
     
  9. qbho

    qbho Advanced Member

    Joined:
    11/7/09
    Messages:
    1.885
    Likes Received:
    7
    Location:
    Sài Thành
    Nếu bác chủ có được 1 vài album tiêu biểu và hay nhất cho từng loại Jazz thì còn gì bằng. Mong bác chia sẽ thêm cho ae. Thks bác trước nhé!
     
  10. longauto

    longauto Advanced Member

    Joined:
    3/7/08
    Messages:
    1.304
    Likes Received:
    12
    Location:
    Việt Hưng, Gia Lâm, HN
    Hôm nay cũng rảnh rảnh, em lại viết lách một chút theo yêu cầu của các bác về các album, nghệ sỹ tiêu biểu của các dòng jazz.

    Cool Jazz

    Như đã nói, cool jazz thực chất là một sự hòa trộn giữa bop và swing, trong đó sự nghịch tai được làm mượt đi, những hợp âm được trau truốt mềm mại hơn, và sự sắp đặt hài hòa lại trở nên quan trọng thay vì sự ứng tác, những tông giai điệu không bị nghịch tai nhiều nữa. Vì đa phần nghệ sỹ đến từ bờ tây nước Mỹ nên Cool Jazz còn được gọi là West Coast Jazz. Đến cuối những năm 50 thì Cool dần được thay thế bằng Hard Bop, tuy vậy sự phát triển của Cool vẫn còn tận đến ngay nay.

    Các nghệ sỹ của Cool có thể kể đến: Lester Young, Miles Davis, Gerry Mulligan, Stan Getz, Shorty Rogers, Dave Brubeck, Paul Desmond, Jim Hall, Art Peper...

    Một vài album tiêu biểu các bác có thể tham khảo, có rất nhiều album hay nhưng em chỉ lấy mỗi nghệ sỹ một cái đại diện, việc đánh giá một album vào một thể loại nhất định là rất khó khăn, và thường nó sẽ có thể hòa lẫn nhiều thể loại khác nhau:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  11. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Bờ Tây chứ bác...........................................
     
  12. longauto

    longauto Advanced Member

    Joined:
    3/7/08
    Messages:
    1.304
    Likes Received:
    12
    Location:
    Việt Hưng, Gia Lâm, HN
    Chết chết, mapping skill lại có vấn đề rùi bác :mrgreen: em đính chính lại rùi nhé
     
  13. pangaea

    pangaea Advanced Member

    Joined:
    21/6/11
    Messages:
    341
    Likes Received:
    1
    Location:
    :D
    Đố bác Long ô tô tìm đc mầm non jazz giống bác dohaithanh tìm đc mầm non rock?
     
  14. longauto

    longauto Advanced Member

    Joined:
    3/7/08
    Messages:
    1.304
    Likes Received:
    12
    Location:
    Việt Hưng, Gia Lâm, HN
    Thú thật cả 2 món này em đều toàn xài mầm già, bó tay chưa thấy có mầm non nào hay. Hoặc giả là em chưa bít?
     
  15. dohaithanh

    dohaithanh Advanced Member

    Joined:
    16/9/09
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    EM tìm luôn hộ bác Long, bác Pan đừng thách nhà nghèo húp tương :mrgreen:

    Ông này mà da đen tý thì tương lai có thể thay được Oscar Peterson :lol:


    Còn cu này hơn hẳn Dave Brubeck vì chơi Take five = guitar :D


    Cu này thì tương lai chắc chả kém John Coltrane là mấy

     
  16. longauto

    longauto Advanced Member

    Joined:
    3/7/08
    Messages:
    1.304
    Likes Received:
    12
    Location:
    Việt Hưng, Gia Lâm, HN
    He he cảm ơn bác dohaithanh nhé, bác Pan chết chưa.... :lol:
     
  17. pangaea

    pangaea Advanced Member

    Joined:
    21/6/11
    Messages:
    341
    Likes Received:
    1
    Location:
    :D
    bùm mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
    ợ ợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợợ
     

Share This Page

Loading...