Được bác @thelonelyone cho mượn đồ đo và một cục ENACOM loại cắm trực tiếp vào giảm nhiễu (cám ơn bác cho mượn). Tiện thể đo đạc như sau để mọi người tham khảo cho vui: - Đường điện ổ cắm nhà máy đo EMI báo 1242mV (cái loa kêu lào xào khá to) - Cắm trực tiếp sau BACL vào lổ 220V thì EMI còn 108mV. - Cắm cục hỗ trợ ENACOM vào lổ 110V (loại này dùng 110V) thì EMI còn 86mV (giảm được xíu). - Tháo cục ENACOM ra, cắm cục IFI ac ipurifier vào BACL, đo ở lổ còn lại EMI vọt lên 500mV - Tháo hết các cục hỗ trợ, Cắm ổ cắm lọc LIOA vào BACL. Đo trực tiếp trên ổ cắm lọc thì EMI còn 14mV. - Cắm cục hỗ trợ IFI AC ipurifier vào một lổ khác trên ổ cắm lọc, nhiễu EMI tăng lên 35mV. Kết luận riêng với nhiễu EMI (theo cái máy đo bình dân của Trung Quốc này, chứ ko phải loại xịn của phòng thí nghiệm nhé). Thì combo BACL + ổ cắm lọc, triệt nhiễu EMI tốt nhất kéo từ 1242mV xuống còn 14mV. Cục ENACOM có tác dụng nhưng rất ít. Cục IFI làm tăng nhiễu EMI lên. Đối với các loại nhiễu RF khác, chưa có đồ nghề đo nên chưa nói được gì. Mô hình trước mắt là vẫn dùng BACL + Lọc lioa , em IFI vẫn còn cắm vì mức EMI tăng nếu cắm vào ổ lọc không nhiều, hy vọng em ấy giảm nhiễu RF tốt, vẫn tận dụng chức năng surge protector của ẻm.
Về sự thay đổi âm thanh, với thiết bị của mình hiện có, mình phân biệt được sự cải thiện rõ rệt khi dùng BACL + lọc nguồn. Còn cục hỗ trợ ENACOM và IFI AC IPURIFIER thật sự là rất khó nghe ra sự khác biệt. Trước mắt với số đo và cảm nhận tai nghe như trên mình tạm ngưng việc nghịch ngợm cải thiện nguồn điện.
mình đang dùng dòng này 500VA http://daitronglobal.com/products/power/power-supply-transformer.html Còn các dòng khác không nói trước đâu nhé. Dòng này nó ghi rõ là Line noise suppressing Ultra ISOLATOR. Mình lấy bên bác DŨng Audio mất 2,2tr cho cục công suất nhỏ này. Thường thì dùng nó cho DAC, đầu phát các loại, PRE là hợp. Còn muốn chơi cho AMPLY thì cần loại rất lớn. Nên nếu muốn trải nghiệm bác cứ lấy cục nhỏ cho mấy bộ phận nhạy nhiễu như mình nêu trước đi. Nên mượn cục đo emi,rf mang theo đo lưa cho chắc ăn.
Bác Hoang_Anh đo được mức độ bẩn của dòng điện như trên thì đã là hay rồi. Nếu tiện còn cái máy, bác đo cụ thể khi dòng điện qua từng phụ kiện như BACL, ổ cắm lọc điện, dây nguồn...và nếu chi tiết hơn, có thể đo sau bộ phận nguồn của thiết bị như CDP, Pre....điều này chắc chỉ tốn thời gian thêm một chút mà thôi. Nếu thực hiện được các phép đo như vậy, sẽ kết luận được tác dụng làm sạch nhiễu của từng phụ kiện...sẽ có một bức tranh tổng quát hơn về mức độ bẩn của dòng điện. Trên cơ sở đó có nên dùng hay chưa nên dùng những phụ kiện khác và dùng ở mức độ nào để làm sạch nhiễu một cách hiệu quả...nếu một khi nhà sx đã xử lý tốt nguồn điện. Trân trọng.
mình đã cụ thể dòng điện qua từng bộ phận xử lý, với các cách ghép khác nhau như đã nêu. DO cục đo này là dạng đơn giản, đầu đo là jack AC 2 chấu (chạy được với điện 110V và 220, 50/60Hz), cắm thẳng vào ổ cắm điện nên ko dùng để đo nguồn điện sau biến áp bên trong thiết bị được. Nên mình có đoạn viết là cảm nhận về âm thanh để mô tỏa xem với thiết bị của mình đang dùng, dòng điện độ nhiễu EMI cao thì sau cải thiện, nghe trực tiếp thấy thế nào. Còn máy đo mình trả bác lonelyone rồi. Phải chi có ai có máy đo nhiễu RF cho mượn nữa là đo chuẩn luôn. (vì mới đo EMI thôi)
Ngồi suy nghĩ và tự đoán là em AC IFI ipurifier hoạt động theo nguyên tắc tạo ra NOISE ngược pha với nhiễu đầu vào để triệt nhiễu, nên trường hợp cắm vào chỗ còn nhiễu nhiều (sau BACL, trước ổ cắm LỌC), mạch điện em ấy phải hoạt động mạnh, nên EMI tăng lên. (từ 108mV vọt lên 500mV). Kết quả này chỉ là suy đoán thôi. THực tế Active Noise Canceling rất khó ở so với Passive Noise Filtering vì lý do sau: Mạch điện phải đo được chính xác và tức thời xung nhiễu, (tần số, cường độ, pha) ---> Tạo ra một cách hoàn toàn chính xác xung nhiễu ngược pha (cùng tần số, cường độ). Thấy một số hàng làm công nghệ này, nhưng trong cục to hơn của IFI rất nhiều, có thể nó hoạt động hiệu quả hơn IFI
@ Máy đo Line EMI Metr thu được tần số trong khoảng từ 10 KHz đến 10 MHz (phạm vi 1999mV, độ phân giải 1 mV) Bác Hoang_Anh yêu khoa học dùng Line EMI Metr có độ chính xác hơn rất nhiều so với thiết bị đo trong clip (chỉ thu được tần số 700Khz). Chào thân.
Tai người nghe được âm ở tần số 32Hz ~ 16Khz, nếu nhiễu ngoài tần số này thì nó có gây hại cho âm thanh mà con người có thể nghe được không nhỉ?
Dễ thấy nhất là với các thiết bị chống nhiễu kém, nếu để điện thoại di động kế bên, mỗi khi điện thoại di động có cuộc gọi đến, thế là âm thanh kêu rột rệt. Ở nhà mình thấy rồi, với dàn karaoke nhà mình. Mặc dù sóng di động là sóng cao tần. Còn ở thấp tần ví dụ như của con chuột trong bóng đèn neon, mỗi lần tắt mở nó là lại kêu lạo xạo, chứ nó có kêu ở đúng tần số hoạt động của dòng điện (là 50Hz đâu)
tùy vào thiết bị âm thanh mình dùng nữa cơ. Và các bộ lọc nguồn điện phần lớn lọc hiệu quả tần số cao hơn.
Em đang nghi vấn nhiễu tần số cao rất hại cho âm thanh nhưng không có cách nào kiểm chứng, đành chờ cao thủ vô chốt vấn đề thôi
vào trang audiosiencereview đọc bài ấy bác, trong đó có nhiều bài đo đạc chi tiết. Vì mức độ ảnh hưởng tùy vào thiết kế của thiết bị.
Âm thanh có hay đến đâu, nếu mở to quá...thành tiếng ồn, tra tấn thần kinh. Nghĩ và nói gì đến nhiễu nhọt. Phấn đấu có bộ nguồn điện sạch (nguồn chuyên cho Audio)...chắc lúc đó "cha đã già". À mà thấy bác Hoang_Anh nghe nhạc bằng tai nghe là có nhiều cái hại. WHO tổ chức y tê thế giới họ khuyến cáo: - Giảm thính lực cho đôi tai, - Tổn hại não...
Làm cái gì mà ko điều độ đều có hại. Oxy mà hít nhiều cũng thành khí độc. Quan trọng là điều độ. Nhân tiện mới có tin trên báo BÁC kia chống đẩy liên tục 5g (có dùng thuốc) mới lăn quay ra, bệnh viện cứu ko được. sợ chưa.
Vì mình cũng chỉ search mấy bài liên quan đến bệnh của dàn dàn mình thôi. Sau khi đọc thấy các trang đánh giá là nó cũng thuộc loại ổn với nhiễu bên ngoài thì thôi. Xử lý phần nguồn điện như cách mình nêu. Đến khi kết quả đo đạc khá OK thì tạm ngưng. ;-) Bác muốn sâu hơn phải đầu tư đồ đo đạc kiểm tra xem nhiễu điện ảnh hưởng vào đầu ra âm thanh thế nào. Ví dụ bác kẹp thiết bị đo vào cổng RCA. Bật máy phát sóng sin chuẩn (dùng phần mềm tạo sóng sine ở tần số cố định) Rồi bật tắt mấy thiết bị hay gây nhiễu như đèn neon, quạt, rồi wifi... Nếu thấy màn hình máy đo hiện nhiễu là biết rồi đấy. Quy trình thì như vậy. Máy đo thì bác hỏi anh em trên này có ai cho mượn được ko. Hoặc mua chỗ nào. Vì mình chưa chơi cầu kỳ vậy.