đây là máy quay đĩa dây thiều .cách đây gần 8,90 năm .ko biết trên thế giới còn sãn xuất loại đĩa này ko .ae chú bác nào biết ai còn đĩa này ,nếu có bán thì ới em một tiếng nhe . cám ơn trước nhiều!
Tiếc thật, ngày xưa mình có đến vài trăm cái dĩa loại này, của ông bà để lại,phải còn đến bây giờ thì giàu to rồi, các cụ gọi đó là dĩa đá, tốc độ chạy là 78 vòng /phút, còn loại dĩa sau này thì được gọi phổ biến là dĩa nhựa có tốc độ 45vòng và 33 vòng /phút, nó có đường kính to hơn đĩa 45 một tí nhưng nhỏ hơn đĩa 33, nhạc Pháp có, Nhạc Việt có, mỗi mặt chỉ có đúng một bài, nhưng cảm nhận hồi nhỏ sao nghe chán lắm, nhiều dĩa chỉ có giọng hát thôi, chả có nhạc đệm gì cả, không có echo, không có reverb, chất tiếng theo cảm nhận lúc nhỏ là quá thô, giống như cầm máy phóng thanh mà hát vậy, chứ không như cảm nhận bây giờ, gọi là chất mộc. Không biết dĩa được làm bằng gì mà nặng lắm, dầy hơn dĩa nhựa nhiều, chỉ toàn màu đen như than đấy,có thể vì vậy mà các bác miền ngoài gọi là dĩa than, rồi thành quen đến bây giờ, thử đập dĩa ra thì thấy ở giữa có một lớp giấy dai dai như là để chịu lực tăng độ bền, máy quay dĩa thời này không dùng điện, mà được lên dây thiều như các loại đồ chơi trẻ em thời bấy giờ, và được ổn định tốc độ bằng sức cản không khí vào cánh quạt gió, sau này những máy quay dĩa chạy điện hát dĩa nhựa đời đầu sử dụng cây kim có 2 mặt, một mặt dùng cho dĩa đá tốc độ 78vòng /phút, và mặt kia dùng cho dĩa nhựa 45,sau này khi ra loại dĩa 33vòng phút, tôi vẫn thấy máy quay dĩa thời bấy giờ có 3 tốc độ 78, 45, và 33. nếu dùng nhầm kim dĩa nhựa cho dĩa đá thì mau hỏng kim, còn ngược lại thì chóng hỏng dĩa nhựa vì dĩa nhựa mềm hơn, và rãnh bé li ti trong khi dĩa đá rãnh to, sâu và thưa, không dễ hư được. Từ khi có dĩa nhựa, các cụ bỏ bê dĩa đá. nên tôi và bọn trẻ thường lấy dĩa này chế thành xe đẩy, xe kéo, và làm cả dĩa bay nữa, nhưng dĩa lại này “bay” không “đã” bằng dĩa nhựa vì quá nặng , nên lâu lâu các cụ cũng bị “mất cắp” dĩa nhựa. Một lần cho dĩa đá bay xuống ao, gặp mặt nước nó tưng lên vài lần rồi mới biến mất, quá đã, thế là tôi lẳng liền một lúc khoảng 20 cái xuống ao, cái ao ấy đã bị lấp và là nhà của....tôi bây giờ , chẳng nhớ là những cái dĩa ấy đang nằm ở vị trí nào, nhưng ngày xưa cái ao đó sâu khoảng 3 mét. Và cách đây khoảng 10 năm tôi cất nhà trên cái bãi đất mà ngày xưa là cái ao đấy, khi đào móng nhà cũng có ý tìm lại những món đồ chơi mà ngày xưa bị rơi xuống ao và vùi lấp nhưng hầu như cũng chẳng thấy gì, chỉ còn thấy kỷ niệm trong ký ức.
Cái Radio philips berody columbia, nhà em có nhưng giờ không biết còn trong kho không nữa, để hôm nào em fone về hỏi "Ông Bô" xem cất chỗ nào.
Ơ. Nó là đĩa than, làm từ Carbon mà các cụ. "Đá" là "than đá" chứ "đá tảng" gì đâu. Máy này xài dây cót, Nam kỳ gọi là dây thiều (ngôn ngữ vùng miền) Vào thời điểm ngày xưa thì nó giá trị (ông cụ thân sinh của em nói thía) còn bây giờ thì nó cũng chẳng giàu có gì đâu, vì chất lượng ghi âm thời đó kém, lại dùng kim to như cái kim khâu nên mòn nhiều. Tiếng kém xa đĩa nhựa (nhựa Vinyl) Ngày nay, có nhiều cụ vẫn nhầm lẫn giữa "đĩa than" với "đĩa nhựa" nên thường xuyên gọi cái đĩa Vinyl là "đĩa than" ----> cái này SAI[/size] hoàn toàn Em chỉ chi mạnh tay cho đĩa nhựa vì dù sao mình vẫn cần nội hàm của âm nhạc. Còn đĩa than thì cũng chỉ để bày cho nó thêm ...long trọng Có nhiều thì cũng chẳng giàu có (âm thanh, âm nhạc & giá trị kinh tế) gì đâu bác chủ ạ :lol:
bác hỏi sớm 1 năm thì em có khoảng 40 cái cho bác luôn,bây giờ bác hỏi thử bác An_haiphong thử xem.trước em chuyển hết cho bác ấy,toàn trương trình nhạc Nga,Pháp,Việt thôi
Cái loại đĩ này tớ có cả thùng (mỳ tôm), nhưng lại ko có máy nghe. Nguyên do là đi mua đĩa, trong mớ đĩa đó có cả đĩa nhựa và đĩa than, ông chủ yeu cầu phải mua hết cả mớ chứ ko đc chọn. Thành ra ôm một lô đĩa than về để gác xép! Bác nào có cái máy dùng được loại đĩa này ới tớ với
Hôm có lên nhà cậu bạn em nghe thử cái đĩa này thì thấy tiếng méo sẹo, toàn thể loại nhạc giống trong film hề séc lô ấy Chắc giá trị sưu tầm lớn hơn giá trị âm nhạc