THƯA TOÀN THỂ 4R . EM THẤY THẾ NÀY .ĐA PHẦN CÁC BÁC ĐI KIẾM LOA THÌ ĐÒI Độ NHẬY CÀNG CAO CÀNG TỐT . MẤY BÁC BẢO DB CAO THÌ AMPLY DẾ ĐÁNH , VÍ DỤ MẤY HÃNG SẢN XUẤT LOA KO LÀM ĐỘ NHẠY CAO 100DB & 200DB ĐỂ CHO DẾ BÁN MÀ ĐỠ KÉN AMPLY.NHƯ TRẲNG HẠN NHIỀU LOA 4-5 NGÀN USD MÀ ĐỘ NHẬY CHỈ CÓ 86- 88DB THÌ LOA ĐÓ KO HAY & KÉN AMPLY HAY SAO [ CHÚNG TA ĐANG CẦN NGHE HAY . HAY LÀ DẾ ĐáNH NHỈ] ?
Chủ đề này mình đang quan tâm nhưng không rành kỹ thuật nên không dám có ý kiến. Dự định tìm cặp loa có độ nhạy cao để chơi đèn. Kính mời các cao thủ ra tay. Thân
Re: MỔ SẺ ĐỘ NHẬY CỦA LOA Cái này liên quan rất nhiều đến kỹ thuật & vật liệu chế tạo loa bác ạ . Độ nhạy cao quá là không thể (200dB :shock: ) Vì loa thường đựoc ghép 2 3 4 way . Mỗi loa chịu trách nhiệm 1 dải tần khác nhau , mà độ nhạy cũng lại phụ thuộc tần số . Nên để phối ghép các loa trong thùng sao cho hài hòa về mặt chất âm thì người ta phải tính đến sự tuơng quan công suất , dải tần , độ nhạy của các driver , mà so với âm trung thì âm bass cần công suất lớn hơn để tai người có thể cảm nhận sự thay đổi âm lượng.. Các bác nào làm loa cho ý kiến đê
Theo em là người ta tìm kiếm sự hài hòa tổng thể trên toàn bộ dải tần của bộ loa . Hay thì phải hài hòa , chứ to chưa chắc đã hay . Nếu để công suất lớn thì đơn giản quá , để cho hay mới khó
Chào các bác ! Loa có độ nhạy cao và thấp, trở kháng 4 ôm, 6 ôm hay 8 ôm. Biển cả mênh mông, nói biết chừng nào mới hết hỡi các bác. Tôi thì thấy độ nhạy cao dễ kéo, trở kháng 8 ôm dễ kéo hơn 4 ôm. Tuy nhiên loa càng dễ kéo chừng nào thì tạp âm, xung nhiễu do thiết bị nguồn gây ra càng dễ chừng ấy. Lúc ấy bác sẽ thấy đôi loa có độ nhạy cao và rất nhiều tiền sẽ nghe rất dỡ và rất ồn, chi chít trong tiếng nhạc là một mớ rất nhiều tạp âm hỗn độn, chẳng thà lúc đấy nghe cái cassette bèo bèo còn dễ chịu hơn. Nhiều khi đôi loa có độ nhạy 90 nhưng chưa chắc là dễ kéo và hay đâu đấy ( chẳng hạn ONKYO 2000X monitor ). Thường thì loa có độ nhạy cao người ta hay phối ghép với amp đèn có công suất nhỏ nhất là amp SE, nghe các dòng nhạc cổ điển, jazz, blue, classic. Còn loa có độ nhạy thấp phối ghép với amp bán dẫn và nghe các dòng nhạc mạnh mẽ. Việc phối ghép còn tùy thuộc vào từng người và sở thích của cá nhân. Thân ! :lol:
Em thấy là heaphone là độ nhạy vô địch, lại không cần amply làm gì cho rách việc, cắm vào CD hay máy tính gì cũng hát
Em nghe nói độ nhạy cao hay thấp là do cục nam châm ở củ loa quyết định. Mà sao đa số loa B&W nào cũng chỉ có 90db thôi à !!
Cũng có lần post bài hỏi các bác trên này làm thế nào đo được độ nhạy loa! Tôi về nghiên cứu thêm thấy loa có độ nhạy cao hình như độ thò thụt của loa nó mềm mại hơn loa độ nhạy thấp! Tại tôi ấn thử vào 1 số loa thấy có loa rất nhẹ tay và mềm có loa thì cứng tay
Sao vợ bác dễ chịu thế mình thì có tới 3 sợi : 1 ==> CD, 1 ==>minidisk, 1 ==> cassette, con mắc đem nhảy dây, vợ chửi quá trời. Hehe! :lol:
Không hẳn vậy đâu bác ơi . Thường thì độ cứng mềm của màng loa phụ thuộc vào thiết kế , công suất loa ( nhất là loa bass)
Ý bác nói là loa kín phải ko ạ? Vì loa thùng kín đẩy tay vào màng loa còn phải thắng áp suất không khí trong thùng nữa, nên nó nặng tay là phải . :lol: Em thấy hồi xưa có loại loa nén , nhưng nó bọc kín trong lưới sắt , ứ sờ màng được
theo em DB cao ko phải là loa hay. DB cao thì phù hợp với jazz & classic còn DB thấp thì phù hợp với pop & tiết tấu nhanh. vì DB thấp nghe tiết tấu nhanh đỡ dính hơn là DB cao. [nói trung DB cao thấp đều có điểm yếu & điểm mạnh của nó .Nếu mà DB cao mà hay thì nhà sản xuất làm loa nào cũng cao cho dễ bán. theo em nhà sản xuất muốn làm DB cao bao nhiêu mà ko được . vì DB cao quá ko nghe được . vì dính tiếng]...
Cho em hỏi là : kết cấu của phân tần có ảnh hưởng tới độ nhạy của loa ko? và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào ??? Bác nào giải thích giùm với , em xin cảm ơn
bộ phân từng có ảnh hưởng đến độ nhậy của loa như loa jbl 3100mkII LÀ 93db nhưng bộ phân từng có thêm pin 9v nó là 95db.
He he Chào bác, Cái này thì em không đồng ý với bác đâu nhá, vì rằng cặp loa hay là cặp loa thể hiện hết khả năng của nguồn âm (phụ thuộc vào CDP,AMP, dây dợ...), nếu bác đã gặp trường hợp như vậy thì bác nên thay cái CDP đi, vứt mấy cái đĩa CD chất lượng thấp vào sọt rác thì ...." một mớ rất nhiều tạp âm hỗn độn" sẽ biến mất. Chúc bác vui nhé. DIY-một phong cách đích thực
he he anh em nhà ta mà ai cũng nắm đc về cái vụ độ nhạy và trở kháng của loa thì đâu có cần đau khổ tốn tiền học phí làm gì nữa nhẩy các bác, theo em vấn đề này vô chừng lắm.cứ cho là amp đánh ra thì hay hay ko lại là chuyện khác
Chào các bạn! Mình chưa được nghe qua nhiều loại loa nên chưa hiểu về độ nhạy của loa cũng như trở kháng loa nhưng theo cảm nhận riêng thì có một chi tiết quan trọng là công xuất chịu đựng của loa. Có nghĩa là công xuất chịu đựng càng lớn thì ampli phải có công xuất tương ứng mới có thể khiến cho loa hát hay được. Kinh nghiệm bản thân khi dùng ampli công xuất 80w kéo loa có công xuất 200w nghe hay hơn ampli 70w khi dùng ampli 170w thì nghe hay hơn nữa. Còn về chất âm thì phụ thuộc vào đặt trưng chất âm của từng hãng.
Em chơi con loa nhạy 100db, nhích nhẹ volume 7h là âm thanh ra ầm ầm Con loa trước đó em chơi nhạy 94db vặn volume 9h nghe mới bằng => nhạy cao đỡ mỏi tay :lol:
Theo em thì loa có độ nhạy thấp dễ lợi tiếng bass nhưng chất âm cứng và có thể khô, ngược lại loa có độ nhạy cao thì khó tìm amp để ra hết tiếng bass nhưng lại cho trung âm tốt. Lại quay về chuyện hợp với tai mình nghe cả các bác ạ.
[marq=down] Cái vụ này là em thích nhất đây . độ nhạy cao thấp gì củng được miễn nghe hay là ok :shock: ,cơ bản là đừng để viêm túi đang bệnh mà nghe nhạc hay mới là lạ :!:
Vấn đề này em cũng đang lăn tăn đây .Em xin phép hỏi các bác một tí, khi sản xuất loa thi các hãng dựa vào những thông số gì để tính ra độ nhạy của loa??
Vấn đề này em cũng đang lăn tăn đây .Em xin phép hỏi các bác một tí, khi sản xuất loa thi các hãng dựa vào những thông số gì để tính ra độ nhạy của loa??