Một vài chia sẻ về truyền phát dữ liệu âm thanh trong lĩnh vực digital music

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by Leean, 19/11/21.

  1. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    Chào mọi người

    Như đã nói ở các post trước về việc sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến digital music, hôm nay ta thử bàn đến nó dưới góc độ truyên dãn tín hiệu, đó là khâu đầu tiên trong một audio chain phục vụ cho streaming tại gia, chắc rằng các bác ở đây ítnhieefu cũng đã trang bị cho mình một hệ thống như thế.

    Dự định ban đầu là tối sẽ chia xẻ với các bác một vài điều cơ bản của định dạng một file âm thanh kỹ thuật số, các nó được tạo ra như thế nào và những thông tin nào mà một bố xử lý tín hiệu số cần co để đọc và xử lý tiếp sau đó, tuy nhiên tôi nhận thấy những thông tin này nó cũng chỉ mô tả cấu trúc và định dạng của một đặc tả âm thanh , ngoài ra là dữ liệu âm thanh , cũng giống như các định dạng dữ liệu khác có format. một tài liệu thuần túy cho các lập trình viên khi tạo ra các ra bộ encoder cho âm thanh, có thể nó không hữu ích lắm vì chứa quá nhiều thứ mà các bác ở đây không muốn đọc, có đọc nhưng không chắc sẽ hiểu, do vậy ta sẽ bàn về nó ở một chủ dề khác.

    Tôi nhận thấy trên diễn đàn này, người quan tâm đến nhạc số ngày càng nhiều và bắt đầu giai đoạn setup và trải nghiệm , vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh về chất lượng khi so với các loại âm thanh khác từ CD, LP với nhạc số, tuy nhiên có một yếu tố cũng khá quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm này mà mọi người ít đề cập đến, nếu có thì cũng quá sơ sài, và ảnh hưởng it nhiều trong việc lựa chọn thiết bị bởi tâm lý đám đông, đó là việc lựa chọn thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến (router-switch) đạt chuẩn để thực hiện các tác vụ streaming.

    Truyền dẫn tín hiệu trong một mạng cục bộ, ở đây ta xét phạm vi nhỏ đó là bao gồm một router đấu nối với nhà cung cấp, hoặc đôi khi chỉ làm nhiệm vụ định tuyến giữa các lớp mạng và chẳng đi ra ngoài, ngoài ra còn cần một con ws layer2 để kết nối các thiết bị với nhau, thường thì nó tích hợp chung trong các router của nhà mạng cung cấp.

    Một hạ tầng truyèn dẫn dù đơn giản ở mức home network vẫn luôn gồm có 2 lớp: đó là lớp chuyển mạch media access level (MAC) và lớp routing, ở các hệ thống lớn phục vụ cho một mạng doanh nghiệp, mạng đường trục, các giao thức mạng nó trải dài từ lớp 2-7 trên một mô hình OSI tham chiếu.

    Thường thì câu đầu tiên tôi hỏi một người chơi âm thanh số đó là bạn dùng switch và router của hãng nào? có xài các bộ nguồn đạt tiêu chuẩn, đầu tư bao nhiêu tiền cho phần nguồn cho cả hệ thống, kế đến mới đến lớp transport và các phần sau đó

    Vì sao lại có câu hỏi này?

    Ta đều biết tất cả các file âm thanh định dạng số đều là các file nhị phân chứa thành phần header, metadata chưa thông tin định dạng và cuối cùng là data region, dữ liệu được băm nhỏ ra thành các packet có MTU size cố định là 1500 bytes hay lớn hơn ở mức 9026 hay còn gọi là jumbo frame, dữ liệu này sẽ được truyền đến một điểm trong mạng (unicast) hay sẽ đến một group các đầu cuối đăng ký cùng đăng ký để nhận dữ liệu này (multicast) , dữ liệu quảng bá (broadcast) thì bỏ qua vì không liên quan trực tiếp đến câu chuyện dưới đây, dữ liệu được nhận từ đâu thu sẽ qua quá trinh resemble để lược bỏ đi các header được add vào khi đi qua các tầng nework và merge lại thành các file như nguyên bản trước khi truyền. File audio hires đêu có chưa thông tin về thời gian đồng bộ của các chu kỳ lấy mẫu khi được digitalized, trong một chuỗi thời gian tuần tự của một luồng data được truyền trên mạng, khỏang cách dữ liệu của hai packet được truyền phải nằm trong một khung thời gian tái lấy mẫu tính hiệu được xử lý tại đầu cuối. Do vậy việc tuân thủ về high precision timimg trong truyền phát thông tin cũng cực kỳ quan trọng không kém.

    Trong chủ đề hôm nay tôi sẽ đề cập đến một mảng it được đề cập đến trong một bức tranh audio streaming, điều mà rất ít topic ở đấy nói về nó.

    CÂU HỎI:

    Nếu ta gọi dữ liệu âm thanh hay các loại dữ liệu khác trong mạng là như nhau nên bản chất truyền dẫn dữ liệu âm thanh cũng chỉ là dữ liệu mạng thuân túy (network packets) thì nó có đúng không? Nó đúng trong trường hợp nào , và nó không còn đúng trong trường hợp nào?

    Trả lời được câu hỏi này thì cũng sẽ xuất hiện một câu hỏi khá thực tế: OK dữ liệu âm thanh nó khác dữ liệu thông thường (ví dụ như yutube, netflix, nhạccuatui, word, excel..... etc) vậy thì những con “switch âm thanh” , switch được mode lại phần nguồn bán giá vài trăm đến vài ngàn đô có thực sự hữu ích? có cái gì nó làm được và cái gì nó không làm được ?

    Để có được câu trả lời cho câu hỏi này , ta sẽ phải làm quen đến vài khái niệm mới về đồng bộ thời gian chính xác cao trên các thiết bị chuyển mạch (switch), định tuyến (router) cấp doanh nghiệp, carrier site, data center... hay các trung tâm cung cấp dữ liệu stream chất lượng cao như Tidal, Qobuz, hay Apple Music. Đó là khái niệm về Precision Time protocol, một giao thức rất quan trọng trong việc đảm bảo việc đồng bộ thời gian giữa các gói tin được chuyển phát khi các gói tin này được dán nhãn mức class A, và class B với độ trễ từ 20 - 50 nano second được dùng cho các mạng truyền dẫn với dữ liệu nhạy cảm với độ trễ thời gian (time sensitive data/network), high end audio data cũng được dán nhãn class A khi thực hiện việc truyền phát trên các thiết bị cuyển mạch hỗ trợ PTP.

    Tại sao tôi lại đề cập đến PTP trong chủ đề này? Đó là vì nó liên quan đến dữ liệu đồng bộ thời gian chứa trong metadata của các tập tin âm thanh , nơi mà nó được truyền đi và nhận tại đầu thu , trải qua quá trình decode và nạp dữ liệu vào các bộ xử lý tín hiệu số để tiến hành việc resampling dựa trên nhưng thông tin này.

    Tát nhiên là một con switch không thì chưa đủ để tạo nên một bức tranh đầy đủ của high-end audio streaming, ta vẫn cần phải có cable để làm môi trường truyền dẫn , các đặc tính của cable ngoài tốc độ và băng thôg tương ứng với mỗi một điều chế PAM ra, nó có các thông số khác như NEXT (Near End to cross talk), ACR (Attenuation to cross talk ratio), BER ( bit errors ratio) tạo ra nhiễu (jitter) tác động đến các mức tín hiệu âm thanh có tần số từ 0.0023 đến 1.0067 khz nơi mà dynamic range của một hệ thống âm thanh thể hiện, đây cũng là câu chuyện khá dài và phức tạp trong lĩnh vực computer network for....audio

    Bài viết sẽ chưa đựng nhiều nội dung thuần túy kỹ thuật đề cập đến các giao thức IEEE 802.1 AVB, một giao thức cha quy định chi tiết cách thức implement các giao thức con bao gồm:

    • IEEE 802.1AS: Generalized Precision Time Protocol (gPTP)

    • IEEE 802.1Qat: Multiple Stream Reservation Protocol (MSRP)

    • IEEE 802.1Qav: Forwarding and Queuing for Time-Sensitive Streams (FQTSS)

    ....

    Đặt vào dòng lấy chỗ để viết tiếp, và cũng muốn biết các bác ở đây liệu có thật sự quan tâm đến đề tài này hay không, nếu các bác muốn ta tếp tục thì xin cho ý kiến.

    Bổ sung thêm một ý để các bác khỏi mông lung không biết tôi đang định nói về cái gì, khi đưa ra một mớ loằng nhằng những cái giao thức trên. Nói một cách đơn giản là ta sẽ bàn về các audio switch dùng cho các tin đồ "audiophile" khi chơi nhạc số, tất nhiên là ta sẽ mô tả nó dưới góc độ các tiêu chuẩn công nghiệp, từ bộ giao thức đến implement sản phẩm có mặt trên thị trường.

    Switch cho audio là có, nhưng cần phải hiểu đúng về nó, điều mà các tay DIY chỉ thuần túy revert engineering lại phần hardware và clone nó, phần linh hồn cốt lõi của nó qua firmware, application tại mức NOS (network operation system) thì có thể không bao giờ làm được.
     
    Last edited: 19/11/21
    Tags:
  2. Nhan82

    Nhan82 Approved Member

    Joined:
    8/9/16
    Messages:
    8
    Likes Received:
    1
    Mình đang dần hiểu ra tại sao phải dùng streaming rồi. Đang hóng bác chủ tiếp
     
  3. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    896
    Likes Received:
    1.187
    MÌnh hóng lấy kiến thức cho tương lai. Hiện tại thì quan tâm đến local playback hơn. :)
     
    Leean likes this.
  4. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    ý bác Local playback = UPnP/DNLA streaming hay cắm usb stick/hdd, DAC->USB->computer ?
    nếu là UPnP/DNLA for home network stream thi không có gì khác cả, những cái còn lại lại là chuyện khác

    Những cái bác cho là tương lai nó thật ra đã có từ lâu, có điều bác chỉ local playback nên không quan tâm thôi.
     
    Last edited: 19/11/21
    tungdoanld and TrueHD like this.
  5. Tuilaai

    Tuilaai Advanced Member

    Joined:
    25/1/15
    Messages:
    87
    Likes Received:
    74
    Location:
    SG
    Em chờ các bài của bác từ lâu rồi, hihi

    Có thể nhiều khái niệm rất mới lạ đối với em, nhưng tổng thể em vẫn hiểu.

    Mong bác viết tiếp tục.
     
    Wilson Fans likes this.
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    896
    Likes Received:
    1.187
    Mình hiện dùng cái này thôi.

    Tương lai mà mình nhắc tới là "tương lai của mình". Có thể sau này kho nhạc nhiều và/hoặc di chuyển nhiều quá thì sẽ phải dùng
     
    tai cây and Wilson Fans like this.
  7. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    Bác đang hiểu sai câu chuyện mình đang chuẩn bị kể về nó rồi
     
  8. meotomvn

    meotomvn Advanced Member

    Joined:
    21/12/17
    Messages:
    356
    Likes Received:
    497
    Chủ đề hay, em xin chấm 1 phát để theo dõi. Tks bác chủ.
     
    Wilson Fans likes this.
  9. tungdoanld

    tungdoanld Advanced Member

    Joined:
    2/5/20
    Messages:
    102
    Likes Received:
    313
    Location:
    HCM
    Mời bác viết tiếp đi ạh
    Cá nhân e đang rất mong chờ để được hiểu biết thêm các kiến thức bác chia sẽ
     
    Wilson Fans likes this.
  10. lethientamtlnq

    lethientamtlnq Advanced Member

    Joined:
    17/3/14
    Messages:
    316
    Likes Received:
    200
    Phương án nghe nhạc online chưa chắc đã hay hơn offline đâu Bác, chẳng qua khi nghe nhạc từ HDD hoặc USB, file nhạc chất lượng khá tệ, đa phần down trên Fshare về rồi copy qua vài thiết bị nữa làm suy giảm chất lượng. Còn nếu Bác có file gốc hoặc file rip chuẩn từ CD chất lượng cao thì không cần lăn tăn stream hay online làm gì ?
     
    Wilson Fans likes this.
  11. cuongtruongvan

    cuongtruongvan Advanced Member

    Joined:
    18/4/12
    Messages:
    337
    Likes Received:
    406
    Chào bác Leean, nhờ bác tư vấn chút nếu bác không phiền. Mình khá mù mờ tin học, chỉ biệt cắm rút thôi (mình chỉ học và làm về động cơ tàu thủy). Mình có con esoteric D02, nó có cổng USB in type B. Dưới đây là mô tả của hãng:

    "USB input with asynchronous transmission and 24-bit/192kHz source support

    The D-02 uses Esoteric-original PC driver software to provide support for fully asynchronous transmission and input of high-sampling-rate sources of 24-bit/192kHz. The D-02 is also equipped with a USB isolator that prevents interference from a personal computer and other external devices in order to achieve high-grade playback of music files including studio master-quality source files."

    Hiện nay mình đang dùng một máy tính bàn loại thường (icore 4 gì đó, ram 4G, 1 ổ SSD 100G, chạy hệ điều hành, 2 ổ HDD ( 1 cái 2T & 1 cái 4T) chứa nhạc, ... nối máy tính vợi DAC P02 bằng dây usb A - B (Audioquest, giá mới đâu 2tr)
    Mình đang cài Tidal bản quyền.

    Về chất lượng âm thanh, mình thấy những bản nhạc gần đây tidal không kém đĩa CD đọc từ transport esoteric P02 mấy, thậm chí mình thấy bass cò sống động hơn. Còn các bản nhạc xưa (của các ca sỹ đã già hoặc chết) thì chất lượng âm thanh từ tidal cũng đạt khoảng 90%). Mình thấy phối ghép này cũng rất hay và tiện lợi vì mình chỉ quen làm trên mát tính và máy tính có sẵn không phải mua.

    Mình muốn nhờ bạn tư vấn:
    1/ Nếu mình thay máy tính bàn của mình bằng PC min không quạt cấu hình cao hơn (ví dụ NUC I5 thế hệ 8 hoặc 10, ram 8G,...) hoặc Mac nini thì chất lượng có hơn nhiều không?
    2/Các nên mua các streamer của Gia Huy, Quang hào, Sotm Sms, Dela N 1, ... không? Vì có bạn tư vấn nó các máy trên chỉ là máy tính cấu hình thấp,...

    Mình xin nói thêm, mình già rồi, tai của mình kém, mình gần như không nhận thấy khác biệt khi thay dây nguồn theo máy và dây 500 -700USd, dây tín hiệu giá sách 2500 usd với dây 700usd. Thay ổ cắm furutech 1tr5 thấy không khác ổ cắm Dũng audio bán 300 ngàn. Do vậy mình chỉ thay thiết bị nếu tìm hiểu biết việc thay vậy có hiệu quả (Khi thay Esoteric x50W bằng P70 & D70 thì thấy P70 & D70 hay hơn và P02, D02 thấy hay hơn D70, P70, hoặc khi mình chơi 1 cục luxman M900u đã thấy thích thì thêm 1 cục nữa thấy càng thích)

    Cám ơn bác!
     
    Wilson Fans likes this.
  12. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    Chào bác @cuongtruongvan , dạo này tôi bận nên ít vào đây, sáng nay tình cờ login vào thấy câu hỏi của bác nên tranh thủ trả lời vài ý cơ bản:

    Tôi không dám tư vấn gì về thiết bị vì không rõ tiêu chuẩn nghe nhạc để hay của bác thế nào, cái này cũng vô chừng và khó có câu trả lời đầy đủ được, tuy nhiên với hiểu biết hạn hẹp của mình tôi chỉ dám đưa ra và ý như sau:

    1/ Với tôi việc đầu tiên trước khi setup bất kỳ hệ thống nào thì cái đầu tiên tôi sẽ bỏ tiền ra để đầu tư và làm lại hoàn chỉnh đó là PHẦN ĐIỆN NGUỒN, có nhiều lý do để lưu tâm đến phân này vì đa phần mọi người thường theo thoi quen thông thường là đầu tư vào phần transport, source, DAC, amply và loa, tuy nhiên điện nguồn cấp cho hệ thống lại chiếm phần quan trọng đến chất âm, độ chi tiết và độ tĩnh của nền nhạc, ở hệ thống của mình tôi đã loại bỏ hết gần như các thể loại lọc nguồn, biến thế cách ly v.v. vì hiệu quả của chúng khá là khiêm tốn ngoài việc dùng để đổi điện từ 220 sáng 100/110v, chúng không làm không thay đổi theo kiểu một trời một vực như khi ta trang bị hẳn một bộ powerplant hay còn gọi là power regenerator với headroom dư dả một chút, tiếp đó là phần mass cho hệ thống theo tiêu chuẩn. Xong được phần điện thì mới bàn đến những cái sau ổ cắm, không thì thì cũng loay hoay , độ cái này, chế cháo cái kia, rồi không khéo lại thành đẽo cày giữa đường, tốn tiền vô ích.

    Lý do vì sao tôi nói nhiều đến phần nguồn điện, đó là vì mọi hệ thống đều hoạt động khi có... điện cấp cho nó, điện mà không ổn thì cũng khó nói lắm, việc chính của các bộ powerplant là tái tạo lại dòng điện với sine chuẩn, giàu năng lượng hơn, lọc hết các xung hài bậc lẻ (làm tiếng đục và mờ đi các giải cao, máy chạy nóng hơn và giảm hiệu xuất) nền âm không tĩnh, bass không gãy gọn và hay lag , powerplant còn giúp làm ổn định điện áp và dòng đầu ra, giảm trờ kháng đầu ra ( theo định luật Ohm) và nhiều cái khác nữa. Do vậy việc thiết kế hệ thống điện khá quan trọng cần làm đúng và chuẩn ngay từ đầu. Tất nhiên là một bộ powerplant thì giá cũng không rẻ, nhưng nó đáng để đầu tư cho mục dịch nghe nghiêm túc và lâu dài. Tất nhiên là tôi cũng chỉ nói về kinh nghiệm bản thân , còn sự lựa chọn thì ở mỗi người.

    2/Tôi chủ yếu giờ nghe Vinyls nên ít khi dùng đến streaming nữa, không hẳn là nó không hay, chỉ đơn giản là sở thích và sự đơn giản của hệ thống, tuy nhiên khi thích sự tiện dụng của nhạc số thì ta cũng cần lưu tâm đến các ý sau:

    - Thiết thị máy tính làm source hay transport thì hiệu quả không cao vì phải đối diện với vấn đề muôn thuở đó là nhiễu trên miền digital (jitter on digital domain) do CPU , giao tiếp USB đồng bộ/không đồng bộ vì các thành phần này đều share chung mass nguồn của PCB board, các music server được thiết kế ra để hạn chế vấn đề này ( CPU hoạt động ở xung nhịp thấp hơn và chỉ làm nhiệm vụ decoding), chi tiết linh kiện chất lượng cao hơn để giảm nhiễu nền ( dùng các nguồn tuyến tính thay vì nguồn xung PWM), và core OS được customize lại để loại bỏ các tack vụ chạy ngầm không liên quan đến mục đích chính, loại music server mà cá nhân tôi sẽ chọn để chơi nghiêm túc thì trước tiên sẽ là Roon Nucleus, giá cả thì bác tự google lấy, hàng mới cũng có và hàng dùng rồi cũng có, lên ebay mà tìm, chịu khó thì cũng tìm được cái như ý. các music server của các vendor trong nước thì tôi không biết nhiều và chưa dùng bao giờ, tuy nhiên tôi nghĩ việc tạo ra một music server cũng không khó, cái quan trọng là linh hồn của nó ở mức firmware/coreOS thì ở ta mới chỉ đạt được ở mức độ khiêm tốn vì cơ bản ta không làm chủ được công nghệ lõi ngoài việc reverse-engineering , copy thiết kế và nguyên lý và chế lại cái tương tự, tính năng rất hạn chế và chỉ dừng ở mức cơ bản, khi vặp vấn đề về chất lượng âm thanh thì các bản vá (patch) thường rất chậm đưa ra để update, gần như không có, thường thì phải nâng lên dòng cao hơn để có những tính năng và vá lỗi, mau lỗi thời, bán xonhg thì end of line luôn, và đặc biệt là giá cả không hề rẻ, cũng ngang ngửa với giá bên tây trong khi chỉ là hàng copy với hàm lượng chất xám vô cùng thấp vì có tự chủ được công nghệ lõi đâu? Tôi chưa dùng những loại hàng này bao giờ nên không cho ý kiến được, cá nhân tôi thì tôi sẽ không mua, đơn giản không phải vì không phải ủng hộ hàng trong nước, mà vì cái mức độ tậm tâm, chau chuốt cho sản phẩm và lắng nghe người dùng của các nhà sản xuất trong nước ở ta chưa theo kịp với văn hóa kinh doanh ở nước ngoài.

    - Nói đến các dịch vụ streaming, dù là local hay qua internet, ta cũng cần phải có một cái core network ở mức tương đối, rất nhiều người hay bỏ qua phần này và thường dồn tiền cho những cái đằng sau nó, việc build được cái home network đàng hoàng và đồng bộ từ media truyền dẫn( cabling) đến chuyển mạch( switching) và định tuyến(routing) thường chỉ đại khái miễn là nối mạng được là xong, có nhiều sự thật đằng sau câu chuyện này mà ít thấy đề cập ở đây trong cái diễn đàn này, đa phần chủ yếu xoay quanh những thảo luận về DAC nào ngon, tốt rẻ v.v . Người đầu tư bài bản và sở hữu bộ dàn tương đối và có hiểu biết nhất định thì chẳng rảnh vào đây đi so kè, cãi nhau với người khác làm gì, và tôi giờ cũng vậy. Tuy nhiên phần này nếu làm tốt thì hiệu quả tác động đến streaming là rất lớn, khó có thể bỏ qua, tôi không rõ bác thuộc trường phái nào listening hay measuring nên không cho ý kiến được. Ở hệ thống của mình, tôi chi ra khoảng 1/3 chi phí cho phần này, với tôi để nghe nhạc số và dùng dịch vụ streaming thì tôi luôn phải chọn các thiết bị chuyển mạch/định tuyến có hỗ trợ truyền phát A/V theo tiêu chuẩn 802.1 AVB, chứ không quan tâm đến các thể loại mod lại nguồn, chế clock, phần tầng cách ly từ những cái board rẻ tiền như dlink, linksys như vài đơn vị trong và ngoài nước đang làm, đó chỉ là cái vỏ chứ nó không có được cái linh hồn của 802.1 AVB, nơi mà một gói tin (packets) được dán nhãn audio để phân loại sẽ luôn được bảo đảm về đỗ trễ ở mức tốt thiểu dưới mức 10-20 micro seconds/window time frame theo tiêu chuẩn Class A traffic, việc có QoS và class A shaping traffic trong một vlan riêng biệt cho AV, sẽ làm cho trải nghiệm âm thanh liền lạc, chi tiết và tinh tế hơn, chỉ stream mấy cái bolero thì tôi không bàn, nhưng thử stream một bản giao hưởng tầm 8-12 nhạc cụ và tiết tấu cực nhanh và mạnh, lúc đó mới thấy việc đảm bảo về bandwidth tối thiểu và through-put của packets trong một time-window của 802.1 AVB nó quan trọng đến mức nào, ở đây cũng từng có một bác ở HN pm hỏi tôi nên làm lại phần mạng như thế nào, thiết bị ra sao? tôi có chia sẻ với bác ấy cấu hình setup hiện tại của mình, bác đó đã đi theo hướng đấy và thực tế cảm nhận của bác ấy là khá tốt.

    Nói luôn là tôi chẳng bao giờ dùng các router của nhà mạng cung cấp, tôi đều dùng thiết bị của riêng mình, nó không rẻ nhưng đáng tiền, ngoài streaming thì tôi còn dùng cho nhiều mục đích khác liên quan đến nghề nghiệp.

    Về việc đầu tư dây cho nguồn điện/interconnect thì tôi khẳng định với bác là chúng có hiệu quả và khác biệt, tất nhiên cũng cần phải xem là thiết bị của bác có khả năng phân giải đến mức nào, nếu chỉ loanh quanh ở mấy cái lọc điện/biến thế cách ly thì bác có đổ vào cả nghìn, đến chục nghìn $$$ thì chúng cũng chỉ như thế, có chăng thì cũng chỉ là chút khác biệt không đáng kể.

    Làm đúng và làm đủ (chưa cần tới múc phải làm tốt) ngay từ đầu luôn thì sẽ giúp bác tiết kiệm được rất nhiều thứ về sau. Cái gì cũng thế chứ không chỉ riêng cái thú chơi audio

    Chỉ là những chia xẻ của tôi, bác có thể tham khảo và có quan điểm ngược lại, đây là chỗ thảo luận , mọi ý kiến đều đáng suy ngẫm.
     
    Last edited: 27/3/22
  13. cuongtruongvan

    cuongtruongvan Advanced Member

    Joined:
    18/4/12
    Messages:
    337
    Likes Received:
    406
    Cám ơn bác Leean, tôi sẽ nghiên cứu kỹ nhũng góp ý của bác.
     
    Wilson Fans likes this.
  14. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    Vất hết mấy cái cục lọc điện đó đi bác, dồn tiền làm một con powerplant đi cho khỏi lăn tăn, hay huyễn hoặc bản thân mình khi xài mấy cái đồ lọc liếc đó. Tôi nói nghiêm túc, nó chỉ lọc được mấy cái EMI, RF tần số cao thôi chứ ngoài ra chẳng có tác dụng gì ngoài việc nhìn cho oai và tỏ vẻ nguy hiểm theo kiểu highend, cái quan trọng là nhiễu trên các giải dưới 100khz thì chúng chẳng làm được gì, kể cả các mạch PLL hay các bộ lọc LPF dùng op-amp trên PCB cũng chưa chắc đã lọc được hết. chỉ có powerplant mới giải quyết triệt để vấn đề này

    Có điều kiện thì bác nên đi xem các audio show ở nước ngoài, nơi người ta trình diễn các thành quả công nghệ trong âm thanh (tạm dùng ý này) để có cái tiêu chuẩn nhất định như thế nào là hay, tinh tế, và cũng chẳng cần phải có đôi tai vàng mới nghe và biết thế nào là hay là tiêu chuẩn tham chiếu, cứ lấy 3 ông chạy grab với vài ông loa đài cho nghe mù như nhau thì 80% chắc chắn các ông tham gia đều có trải nghiệm giống nhau, diễn đạt lại trải nghiệm thì có thể mỗi ông một cách tùy vào khả năng ngôn ngữ, chứ không phải lúc thế này lúc thế khác và lý luận theo kiểu huyền bí ở ta, người ta chỉ lý luận theo cách đó khi họ bế tắc về hiểu biết và nền tảng kiến thức ,thiếu phương tiện đo kiểm chính xác cao, còn kết quả của khoa học thì chỉ có một và luôn đồng nhất tại mọi thời điểm khảo sát
     
    Last edited: 27/3/22
  15. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.526
    Likes Received:
    798
    Bác chủ Top gợi ý nhiều thứ rồi "bỏ đi" mất tiêu?
     
  16. cuongtruongvan

    cuongtruongvan Advanced Member

    Joined:
    18/4/12
    Messages:
    337
    Likes Received:
    406
    Cám ơn ý kiến của bác nhiều!
    Cách đây 5 năm, mình đã làm một đường điện riêng cho phòng nghe nhạc. Do điện nhà mình là 3 pha, nên mình dành riêng 1 pha cho phòng nghe nhạc. Đi dây Đức tiết diện 5mm2/dây từ đồng hồ lên, có vỏ sợi đồng chống nhiễu diện. Vỏ đồng này mình chỉ nối 1 đầu vào dây tiếp đất, đầu kia để không. Làm 1 cọc tiếp đất bằng đồng riêng, Dây nối đất là dây cáp hàn tiết diện 15mm2 (cái này do có sẵn nên dùng luôn). Mình cũng có Power plant 5KVA, Nhật, giá hãng thông báo gần 700000 yên, bên trong nó có BACL 5,5KVA C core (Nó vừa ổn áp vừa phục hồi điện hình sin chuẩn - Hãng nói vậy.)
    Từ khi lắp power plant, mấy cái pow đèn hết tiếng ù nhẹ, pow bán dẫn trước không ù nên không rõ tác dụng.
    Dùng cục power plant này, không sợ điện lên xuống thất thường vì nó vừa ổn áp vừa có mạch bảo vệ chống quá áp, quá dòng. Điện nhà mình, ban đêm lên 235v nên có cục này mình khá yên tâm. Cục của mình có điện ra 220V và 110 V nên mình dùng cho đồ Nhật được, không phải mua thêm đổi điện.

    Tiện nói về điện, do Power Plant của mình có đồng hồ đo amp (và mình cũng vó kìm đo amp) mình thấy cả bộ dàn của mình gồm transport, DAC, Pre và cục pow pass labs X350-5 (300w/ch) mở nghe bình thường dòng chi 3 - 3,5 amp. Mở thật lớn rung nhà dòng khoảng 5 amp. Còn dùng 2 cục pow luxman M900u, lúc nghe thường 3,5 - 4 amp. Phòng nghe mình 3,6m x 5,5m.
    Do vậy mình nghĩ dây nguồn cũng như dây cấp nguồn không cần quá lớn (tiết diện 2,5 - 3 mm2 tương đương 14 awg - 12 awg là ok) vì có người đưa ý kiến dây phải to (Gauge 10- 6mm2 hoặc 8 -10mm2).

    Best regards,
     
  17. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    Ban đầu tôi dự định viết nó thành một bài giới thiệu tổng quát về đồng bộ thời gian chính xác cao (PTP) và quality of services trong mạng Ethernet, nội dung cũng khá đầy đủ, tuy nhiên nó liên quan đến khá nhiều thứ và phải trích dẫn khá nhiều các khuyến nghị của IETF dưới dạng RFCs nên nó khá là khó đọc, chỉ thích hợp làm đề tài khoa học chuyên nghành, dùng ở chỗ khác thì phù hợp, ở đây chủ yếu người ta chỉ quan tâm đến những cái rất hẹp đến thú chơi âm thanh của mình, quanh đi quẩn lại cũng chỉ những vấn đề về DAC điếc, âm ply này kia và dây dợ, rồi sau đó là khen ngợi lẫn nhau. Tôi đã đăng lên nhưng lại gỡ xuống ngay trong ngày vì thấy nó không phải thứ phù hợp ở đây. Đành hẹn dịp khác với cái dễ nhằn hơn vậy
     
    Last edited: 28/3/22
    nhuhai712001 and Tuilaai like this.
  18. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    powerplant có nhiều kiểu và nguyên lý hoạt động khác nhau, giá cả cũng từ vài ngàn đến vài chục ngàn đô, nên hiệu quả cũng khó nói, có cái cắm vào tiếng còn tệ hơn so với không cắmvì chỉ có cái tên chứ không thực sự là "re-generate" power, có cái cắm vào làm cho tiếng thanh thoát, bass căng tròn, chi tiết dải cao nhưng không gắt, vocal mượt mà hơn và sân khấu âm thanh rộng

    Loại dùng cho audio bây giờ các hãng danh tiếng đều đi theo nguyên lý AC-DC-AC và xuất qua tụ siêu nạp, có cả pure sine wave và multi wave dùng tùy chọn cho các loại tải tuyến tính và cả phi tuyến, không rõ của bác loại nào ?
     
    Last edited: 28/3/22
    Tuilaai and cuongtruongvan like this.
  19. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.526
    Likes Received:
    798
    Viết đi bạn, nhiều người quan tâm đó!
    Ai đang nghĩ đến DAC, dây nguồn ... quan tâm DAC, dây... cũng bình thường và sẽ đọc topic viết về nó.
    Báo viết, báo mạng cũng nhiều đầu báo mà vẫn phát triển // đó thôi :D:D:D.
     
  20. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    Thật ra thì cái đề tài này nó cũng sẽ tác động it nhiều đến một số DYI đang làm sản phẩm quảng cáo về mấy cái switch cho âm thanh dạng dành cho audiophile và bán ở đây, vì ý tưởng ban đầu của tôi là muốn cung cấp cái nhìn chân thực dưới góc độ kỹ thuật, và cũng chẳng định bóc mẽ ai cái gì, nhưng chắc chắn cũng sẽ có những mổ xẻ và bàn luận vượt ra khỏi chủ đề vì người ta sẽ quan tâm đến công năng và giá trị thật của món hàng mình đã mua và sẽ mua, sẽ có những câu hỏi được đặt ra là "switch dùng cho âm thanh", nó cần phải có những tiêu chuẩn gì, giao thức lõi của nó implement trên những RFCs nào, QoS, bandwitdh reservation và throughput trên thực tế đạt được là như thế nào qua các phép đo đạc cụ thể, giải quyết vấn đề về dữ liệu nhạy cảm với thời gian ( time sensitive data) đặc biết như audio data streaming, tôi cho rằng sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi so sánh với sản phẩm thực tế, đó là điều tôi không mong muốn. Bài viết của tôi mặc dù đã được peer-review và lược bớt những khía cạnh chuyên sâu nhưng nó vẫn khó nhai với cả những người có có hiểu biết nhất định, nên không đăng ở đây nữa vì nó không phù hợp, ai có nhu cầu tìm hiểu thì PM riêng tôi có thể chia xẻ theo cá nhân.
     
    Last edited: 28/3/22
  21. ttn

    ttn Approved Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    29
    Likes Received:
    45
    Công nhận bác nói đúng lắm. Chơi audio mà hại nảo quá cũng không nên. Có một vấn đề ..ngắn hơn, mong bác cho ý kiến, là chơi âm thanh từ ổ cứng qua music server ..có khác với âm thanh từ CD không??? Đây là trường hơp dùng file chuẩn audio nhé, mua từng bài chứ không chép bừa trên mạng....vây có hay hơn CD không???
     
  22. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    Hại não hay không thì tùy người, tùy mức dộ quan tâm
    Bác hỏi chơi nhạc từ music server thì cắm ghép thế nào, giao tiếp ra sao, chất lượng interconnect thế nào thì không thấy nói, music server giá từ vài trăm tự build đến vài triệu hàng tầu, hàng chục triệu hàng hãng cũng khác nhau về chất lượng âm thanh rồi, còn hỏi có hay hơn không thì bác tự biết chứ sao lại hỏi, hỏi thế khác gì đi hỏi thằng hàng xóm là mày thấy vợ tao thế nào?
    nếu nhạc mua từng bài số lượng vài chỉ trăm file thì mua cái USB mà cắm cho nó đơn giản.
     
  23. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    nếu RIP từ CD gốc thì nó cũng chỉ =< CD về mặt nguồn gốc, chẳng phải file nào mua cũng đều từ master tape từ phòng thu đâu, còn hay hay không còn do nguồn cấp, DAC, dây dẫn , các thành phần analog phía sau, bác hỏi câu nào dễ hơn đi
     
    Last edited: 9/4/22
  24. Tuilaai

    Tuilaai Advanced Member

    Joined:
    25/1/15
    Messages:
    87
    Likes Received:
    74
    Location:
    SG
    Nhân đây bác cho em hỏi xíu, giữa Powerplant và UPS Online với cùng mức giá và tài chính khiêm tốn thì nên chọn cái nào.
     
  25. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    524
    Một con PP loại xịn dùng tụ siêu nạp, single wave, muiltiwaves mà dư dả headroom thì mua cỡ >10 con UPS online cùng KVA, bác thích PP thì cứ chơi.

    Mục đích của UPS online ( tạm giả sử là AC-DC-AC) của bác là gì ? pure sinewave để am thanh hay hơn? mua một con loại 2KVA trở lên giá >1K trong khi mấy cái amply hàng tàu, nội địa nhật bản giá vài triệu, gom hết cái đống audio đó bán đi mua chưa được một sợ dây nguồn thì mua UPS làm gì ? Xin lỗi mình nói thô nhưng thật, các bác bớt ảo tưởng đi tìm cái âm thanh của highend theo triết lý của mấy bác đi.

    Mấy cái online UPS nó cũng chẳng làm hay lên, thậm chí là tệ đi, thà mua hẳn một con P12 hoặc P15 của PS Audio giá cỡ 6K -> 12K thì được, nếu chơi và dư dả tài chính thì chơi cho nó đúng luôn, còn không thì quay về với cái tầm của mình chơi cho nó hợp lý.

    Các bác đừng có hỏi mình mua cái nào thì ngon, ngon thì dễ lắm, nhưng ngon bổ rẻ thì mình chịu, mình chỉ biết đồ của hãng chứ không biết hàng For , mà đồ hãng thì không rẻ mọi người biết rồi đấy. (cộng cái đám đồ ở nhà mình mua đắt ,bán rẻ lại trước giờ thì chắc cũng được con GLC-300 ra bảng số rồi, cái giá phải trả cho một dàn stereo đúng nghĩa đấy)
     
    Last edited: 9/4/22
    freshaudio, drhuy81 and Tuilaai like this.

Share This Page

Loading...