Nước Việt mến yêu.

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by khivang, 10/7/10.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Thời gian qua chúng ta nói nhiều về các thói hư tật xấu của người Việt, sự lộn xộn trong quản lý điều hành, các tệ nạn xã hội...đọc nhiều về các thứ này thú thật với các bác là cảm thấy chán nản lắm. Nay em xin mở topic mới này để mọi người cùng chia sẻ những điều tốt đẹp về người Việt, đất Việt để chúng ta cùng nhìn về tương lai với cái nhìn tích cực hơn. Mở đầu em xin mời các bác xem ý kiến của một người nước ngoài nhìn chúng ta như thế nào :


    Là một nhà nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam, giáo sư Pavel Pozner khẳng định: "Nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cổ đại - từ cội nguồn cho đến thế kỷ X - đã giúp tôi hiểu rất nhiều về những gì đang diễn ra trong thế giới hiện đại...

    Dưới đây là một phần của cuộc phỏng vấn với giáo sư Pozner do tạp chí báo Tin tức Matxcơva thực hiện. Lanhdao.net xin giới thiệu để độc giả có thêm một góc nhìn tham khảo riêng về Việt Nam từ một nhà khoa học Nga.

    Việt Nam - một quốc gia không thể tưởng tượng được

    [...] Dự báo của ông về sự thần kỳ của Việt Nam có đáng thuyết phục?

    Pavel Pozner: Năm 1979, tôi đã đưa ra những dự đoán của mình về Việt Nam trong 10-15 năm sau. Evgenia Primakov (sau này là Thủ tướng Nga dưới thời Tổng thống Elsin), khi đó đang là Giám đốc Học viện của tôi (Viện Phương Đông), đã phẩy tay: "Anh là người trung cổ, anh chả hiểu cái gì trong thời buổi hiện nay hết". Nhưng những dự báo của tôi đã đúng 100%. Bởi lẽ, nếu dự báo mà không tính đến các yếu tố truyền thống và văn hóa, thì ngay cả những tính toán chính trị thông thường nhất cũng chẳng có giá trị.

    Ví dụ, anh đang lưu tâm đến một mỏ dầu nào đó của người Hồi giáo chẳng hạn. Phương án thứ nhất có thể là: anh đến và ngồi với họ trong suốt 4 ngày, uống trà, ăn cháo, cùng trao đổi về một đoạn nào đó trong Kinh Koran, rồi đến ngày thứ tư người ta sẽ hỏi anh rằng, "vậy anh cần gì". Ngay lập tức, họ sẽ lệnh cho cấp dưới phải giải quyết vấn đề. Nhưng cũng có một phương án khác: Anh đến và luôn liếc nhìn đồng hồ, nhanh chóng bắt tay vào việc cần làm. Tuy nhiên, nguyên tắc "thời gian là vàng bạc" ở đây chả có nghĩa gì, bởi vì anh hoặc là sẽ chả nhận được gì, hoặc là sẽ phải chịu một cái giá đắt gấp năm so với giá trị thực của nó.

    Cách làm như vậy chắc chắc sẽ dẫn đến thảm họa. Đây cũng chính là điều dẫn đến sự thảm bại của người Mỹ ở Việt Nam, cũng như của người Liên Xô ở Afghanistan, và hiện nay của người Mỹ đối với những thảm họa ở Afghanistan và Iraq.

    Điều gì khiến ông nghĩ rằng, sự thần kỳ của Việt Nam sẽ hơn sự thần kỳ của Trung Quốc và nó sẽ tác động đến chúng ta như thế nào?



    Người ta thường nói về sự nhảy vọt thần kỳ của Trung Quốc, nhưng hãy xem bộ phận dân chúng nào bị cuốn vào nó? Sự thật chỉ chưa đến 10% dân số (Trung Quốc) mà thôi, trong khi đại bộ phận nhân dân vẫn sống ở các làng quê. Thật khó mà kết luận rằng, mức sống ở Trung Quốc đã được cải thiện trong 20 năm trở lại đây. Điều đó có nghĩa gì đối với đại đa số người dân? Nếu như trước kia, mỗi ngày họ ăn hai bát cơm và một ít hoa quả, thì nay họ ăn ba bát và một trong số đó có thêm thịt. Đấy, chỉ thế thôi.

    Nếu biết về lịch sử Trung Quốc và lịch sử triết học Trung Quốc thì sẽ hiểu được rằng, ở đó (Trung Quốc) chưa bao giờ có và chưa từng tồn tại chủ nghĩa cộng sản. Dĩ nhiên, tôi luôn ý thức trước vấn đề mình nói, nhưng riêng với trường hợp Trung Quốc thì cần phải nhắc tới Khổng giáo. Chính đạo Khổng đã tạo dựng những tư tưởng quan trọng trong các trường phái triết học Trung Hoa cổ và các tư tưởng của đạo Phật, rồi đến chủ nghĩa cộng sản trong 100 năm trở lại đây. Văn hóa Trung Quốc "tiêu hóa" được mọi điều mới lạ của ngoại quốc. Có thời người Mông Cổ đã đến Trung Quốc và lập ra triều Nguyên, nhưng chỉ sau có 100 năm thì người Mông Cổ đã trở thành "người Trung Quốc". Một căn nguyên chính đối với sự "tiêu hóa văn hóa" là đạo Khổng, cái mà nhiều người vẫn nhầm lẫn là tôn giáo, chứ thực tế đó lại là sự giáo dục về việc tổ chức nhà nước.

    Khác Trung Quốc, Việt Nam từng bị thuộc địa hoá. Nhưng có một điều rất quan trọng rằng, họ từng là thuộc địa của Pháp. Có hai hình mẫu thuộc địa - kiểu Anh và kiểu Pháp. Nếu như người Pháp cố gắng áp đặt văn hóa của mình lên các quốc gia thuộc địa thì người Anh lại không. Ở Việt Nam xuất hiện một hiện tượng hoàn toàn đặc biệt: ngày nay, không phải giới thượng lưu ở Việt Nam, mà là đại đa số dân chúng đang hấp thụ văn hóa châu Âu. Đây chính là điều khiến họ khác người Trung Quốc về căn bản.

    Hấp thụ có nghĩa là gì ?

    Thế giới quan của người Việt mang tính mở, trong khi thế giới quan của người Trung Quốc gần như bị bịt kín. Người Việt Nam không chịu sự áp đặt về tư tưởng, mà hấp thụ nó thành các phần riêng biệt, song song, và kết quả là nền tảng tư tưởng của họ được mở rộng ra. Ở đây, tôi không nói về văn hóa truyền thống, mà nói về hệ tư tưởng xã hội. Không nghi ngờ gì, họ chào đón đạo Khổng, nhưng đạo Khổng đã trở nên phóng khoáng hơn so với khi (đạo Khổng) ở Trung Quốc. Chính điều này đã giúp cho người Việt Nam hấp thụ được văn hóa châu Âu.

    Một người Pháp từng ở Việt Nam trong chiến tranh 1945-1954 đã kể cho tôi những điều kỳ lạ. Từ hai chiến hào của người Việt và người Pháp, trong khi tất cả đang im ắng thì phía chiến hào Việt Nam có tiếng nói vọng sang: "Này, các ngài, các ngài có thuốc lá không?". Từ chiến hào Pháp, một bao thuốc được ném sang chiến hào Việt Nam. Một lúc sau từ phía Pháp lại có tiếng nói to: "Này, đồng chí, các anh có rượu không?" và từ phía Việt Nam, họ ném sang cho lính Pháp một chai rượu gạo tự nấu. Họ không hề nói với nhau về những trận bắn phá hay đau thương. Đó là cuộc chiến tranh giữa những con người tôn trọng lẫn nhau. Nhưng khi người Mỹ đến Việt Nam thì ở đó bắt đầu một cuộc chiến tranh khác hẳn. Sau chiến tranh, người Việt Nam vẫn giữ một quan hệ riêng - mang tính tình cảm - với người Pháp, còn với người Mỹ, quan hệ giữa họ gần như nguội lạnh.


    Trong suốt 40 năm, chiến tranh đã diễn ra không ngừng ở Việt Nam. Năm 1939 người Nhật tấn công Việt Nam và xâm chiếm toàn bộ đất nước. Sau đó là cuộc kháng chiến trong Thế chiến II, mà chính nhờ làn sóng này, Hồ Chí Minh đã giành được chính quyền. Năm 1945 thì bắt đầu cuộc chiến với người Pháp, đến năm 1956 thì được thay bằng người Mỹ và cho mãi tới năm 1975, người Mỹ mới rút khỏi Việt Nam. Nhưng lúc ấy lại xuất hiện Khơme Đỏ với sự ủng hộ của Trung Quốc, và năm 1979 thì diễn ra chiến tranh biên giới Việt - Trung. 40 năm! Với các đối thủ thật đáng gờm: Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.

    Chỉ từ năm 1980, Việt Nam mới sống trong hòa bình, và đến năm 1985 thì thực sự thay đổi. Những gì diễn ra ở đất nước đó quả thật là không thể tưởng tượng được.

    Sự phát triển độc đáo của Việt Nam

    Vậy ông sẽ khuyên chính phủ chúng ta (Nga) nhanh chóng củng cố lại quan hệ với Việt Nam chăng?

    Chắc chắn rồi. Ngay từ thời trung đại Việt Nam đã là một nước quan trọng ở Đông Nam Á. Họ thống trị nơi đó. Phải rất thiển cận mới đi từ chối một căn cứ quân sự như Cam Ranh, khi mà giá thuê mỗi năm chỉ tốn của chúng ta có 1 triệu USD. Đó là căn cứ quan trọng trong khu vực. Người Việt Nam không hất cẳng chúng ta, mà người đưa ra quyết định này là Boris Nikolaevich (Tổng thống Nga Elsin) - người được Tổng thống Putin ủng hộ. Còn chuyện tại sao lại ra một quyết định như vậy, thì nói thật là tôi cũng không thể hiểu được.

    Những dự đoán của ông về sự thần kỳ Việt Nam nghe có vẻ rất nghịch lý. Trên vũ đài quốc tế chỉ có sự tham gia của Trung Quốc và Ấn Độ, chứ Việt Nam thậm chí còn không được nhắc đến trong cả sai số.

    Châu Âu luôn có khuynh hướng thích quan tâm đến những gì to tát. Trung Quốc là một quốc gia nhiều đoạn khúc, mà về nguyên tắc có thể bị chia cắt. Còn ở Ấn Độ, bước ra khỏi cửa khách sạn sang trọng bậc nhất chỉ 500 mét thôi anh có thể bắt gặp ngay một người với lối sống hoang dã. Nếu như ở đấy (Ấn Độ) cũng có khí hậu như ở nước Nga thì chắc chắn dân số của họ sẽ ít đi một nửa. Họ chỉ cần ghép hai tấm kim loại lại với nhau đã thành một túp lều, hình ảnh ấy ở ngay chính thủ đô Deli. Còn ở Việt Nam không bao giờ gặp những điều tương tự.

    Và đây, thêm một ví dụ nữa. Quận 13 ở Paris vốn dĩ xa xưa là khu vực của người Trung Quốc, ở đấy luôn tồn tại một trật tự riêng, và cảnh sát Paris thậm chí cũng không muốn can thiệp. Nhưng 30 năm trở lại đây, 3/4 các điểm buôn bán đã nằm dưới sự kiểm soát của người Việt.

    Ý ông muốn nói rằng họ còn đồng hóa và bành trướng hơn cả người Trung Quốc ?

    Tất nhiên rồi. Họ đã quen với việc phải một mình cùng lúc chống lại cả chục. Vấn đề không phải nằm ở chỗ họ chỉ có khả năng kinh doanh và duy trì các nhà hàng. Ở Việt Nam có rất nhiều người có trình độ cao.

    Phải chăng đó là kết quả của chủ nghĩa xã hội?

    Không chỉ có vậy. Nhiều người dân đã hưởng nền giáo dục Pháp trước cả khi chúng ta đến Việt Nam. Việt Nam ngày nay năng động không thể tưởng tượng được, về điều này thì tiếc rằng, rất ít người trong chúng ta biết được.

    Đầu tư vào Việt Nam - Lợi thế ảnh hưởng sang toàn khu vực

    Thế hiện nay ai đang đặt cược vào Việt Nam?

    Pháp. Điều này không được nói đến nhiều, nhưng sự hiện diện của người Pháp ở Việt Nam là rất lớn. Họ đang cố mang đến đó (ảnh hưởng) và khôi phục vị thế của mình như người Mỹ đã từng có.

    Vậy chúng ta và người Việt Nam có còn gì gần gũi nữa không?

    Cho đến nay họ vẫn cảm ơn vì những gì mà chúng ta đã làm cho họ trong chiến tranh. Họ luôn đưa ra sự so sánh song song giữa những mất mát của người Việt Nam và những mất mát của người dân Xô-viết trong chiến tranh. Tỉnh Hà Tĩnh của họ còn kết nghĩa anh em với thành phố Khatưni của Belarus, và họ vẫn nhớ điều này cho tận đến ngày nay.

    Ớ đó (Hà Tĩnh) hiện nay vẫn còn rất nhiều người biết tiếng Nga, và ở các cấp chính quyền thì có những người đã từng học ở nước Nga. Nếu hành động một cách thông minh, thì chúng ta vẫn có thể quay lại nơi đó. Nhưng chúng ta đã đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác mà không hiểu ra một điều đơn giản - theo quan điểm của cá nhân tôi - ai kiểm soát được Việt Nam thì người đó sẽ kiểm soát được cả Đông Nam Á.

    Vài nét về giáo sư Pavel Pozner:

    Sinh ra vào cuối Thế chiến II tại New York (Mỹ) trong một gia đình người Nga di cư, Pavel Pozner từng phiêu dạt khắp các nước trên thế giới.

    Mặc dù được sinh ra ở Mỹ, nhưng năm 1946, cha ông - từng là chủ nhiệm hãng phim MGM-International, đã bị buộc thôi việc vì bị tình nghi là gián điệp và có "cảm tình với cộng sản", đã quyết định đưa cả gia đình trở về Nga, nhưng chuyến đi đã không tới được đích mà dừng lại ở Đông Đức. Pavel đã học phổ thông tại đó.

    Tháng 12/1952, cả gia đình Pozner mới về tới Nga. Tại đây, Pavel Pozner đã tốt nghiệp đại học, rồi nhận bằng tiến sĩ lịch sử về chuyên ngành Việt Nam học và là một trong số ít những chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu Việt Nam ở Viện Phương Đông, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga.

    Theo Lanhdao.net
     
    Tags:
  2. sonlg

    sonlg Advanced Member

    Joined:
    30/5/08
    Messages:
    88
    Likes Received:
    19
    Vâng, Giáo sư Pavel Pozner đã tiếp cận với Việt Nam trên góc độ văn hóa, lịch sử ... để từ đó có nhận định sát nhất về Việt Nam, một dân tộc cần được tiếp cận như vậy, tuy nhiên cái đích cuối cùng thì lại mang đầy màu sắc chính trị "...theo quan điểm của cá nhân tôi - ai kiểm soát được Việt Nam thì người đó sẽ kiểm soát được cả Đông Nam Á..."
    Về quan điểm Việt Nam sẽ trở nên "thần kỳ" thì thực sự trong lòng tôi luôn mong muốn như vậy, chắc còn quá nhiều điều phải làm để đạt được điều "thần kỳ" như vậy...
    Cám ơn Bác đã có một topic thú vị.
     
  3. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Mình nên tìm đề tài gì cụ thể gần gủi chút về người Việt để tự hào đi Chị Khỉ ơi. Ví dụ như cần cù,thông minh,chịu khó hoặc cá biệt có người Việt nào đó thành đạt trong lĩnh vực mà cả thế giới phải ngưởng mộ...Chớ đọc bài viết kiểu này em cảm thấy nó sáo rổng và không thực tế tí nào,nó kiểu như là văn hóa xã giao ấy,nói cho vui tai,lời nói không mất tiền mua mà.

    Nói xong vui vẻ cả làng,chẳng ai mất tiền cũng chẳng chết chóc thằng Tây nào. Người viết cũng vui,người trả lời cũng vui,người đọc cũng vui,người đứng về phía bên kia (khác tư tưởng) thì thấy chẳng có tí thông tin có giá trị nào nên cũng không buồn phản biện luôn...vậy là cả làng vui vẻ. :mrgreen:

    Thật tình thì người Việt có quá nhiều thứ hơn hẳn người TQ luôn,người TQ có điều kiện tiếp cận với công nghệ hơn VN chứ thật ra về tính cần cù chịu khó,thông minh,nhanh nhạy...thì thua xa VN,em tin là không bao lâu nữa người Việt mình sẽ làm được nhiều chuyện lớn với điều kiện cơ chế quản lý minh bạch và chú tâm vào SX hàng hóa xuất khẩu,đó là con đường kiếm tiền hiệu quả nhất

    Nhiều khi em cứ thắc mắc ở VN có anh A mở quán cà phê,chị B mở quán ăn,anh C có quán bán tạp hóa,....Anh A đói bụng thì chạy qua mua thức ăn từ quán chị B,chị B hết nước mắm thì chạy qua tiệm tạp hóa của anh C để mua,anh C có bạn ghé chơi thì dẩn ra uống cà phê chổ quán anh A...Như vậy đồng tiền nó chạy qua chạy lại trong túi của 3 người này,nó chả sinh ra đồng lãi nào cho xã hội cả. Nếu không phải làm dịch vụ(cho chung quanh) mà đi làm SX thì sẽ bán được hàng hóa ra thế giới bên ngoài,thu về ngoại tệ rồi chia cho những người tham gia SX kinh doanh thì như thế mới là sự phát triển đúng nghĩa.

    Hix,em lạc đề rồi.Topic khen người Việt mà em lại... :mrgreen:

    Thứ lổi cho em vì Việt Nam mến yêu em mới góp tiếng nói :D
     
  4. thedung

    thedung Advanced Member

    Joined:
    16/1/10
    Messages:
    1.818
    Likes Received:
    6
    Location:
    Gầm cầu xứ Đoài
    ông này nói về hệ tư tưởng người Việt ta có vẻ rất chính xác ,nhưng có lẽ ông ấy ko biết giới chức lãnh đạo ta là như thế nào .Nhưng dù sao cũng thấy thêm yêu đất nước và con người mình hơn .
     
  5. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Hì, thế nên thời mâu thuẫn Xô-Trung đỉnh điểm, Tàu vẫn gọi LX là có tư tưởng Đại bá đó bác ạ. :)
     
  6. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Thì mở đầu cũng phải hoành tráng tý chứ :) . Dì có kỷ niệm gì hay hay hồi sang TQ training thì kể cho ae mở rộng tầm mắt đi.
     
  7. trinhngoc293

    trinhngoc293 Advanced Member

    Joined:
    23/11/08
    Messages:
    5.838
    Likes Received:
    18
    Location:
    Xã đoàn Gầm Cầu
    có một tư tưởng bây giờ là cứ vơ đũa cả nắm,các bác cứ phủ nhận những gì đã dành được sau 20 năm đổi mới.Tính xấu người việt là phủ nhận tất cả,nhiều lúc hay bi quan và quá bị ảnh hưởng bởi....................... :mrgreen:
     
  8. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Em tính luôn là 35 năm kể từ ngày độc lập hoàn toàn chứ bác,chuyện đổi mới hay không đổi mới thì cũng do 1 anh làm,anh làm sai trong 10 năm liên tục sau đó anh đổi mới để đừng làm sai nữa thì chẳng có gì để tự hào cả,mai là người ta còn cho anh cơ hội để sửa sai chứ ở nơi khác thì anh làm gì có đến 10 năm để làm sai,sai 1 năm là họ tống anh đi mất rồi.

    Ở nước Nhật khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc,cả đất nước chỉ còn là 1 đống đổ nát,tài nguyên không có,đất đai thì khô cằn,họ bắt đầu trong hoang tàn đổ nát nhưng 35 năm sau(1980) họ đã đi đến vị trí siêu cường,mặc dù dân họ không đông,diện tích họ nhỏ bé,nhưng họ tự biết thân biết phận mình để tìm cách vươn lên bằng chính bàn tay và khối óc của họ. Động lực họ truyền cho nhau là nước Nhật chẳng có gì quý giá cả,không rừng vàng biển bạc,đất đai không trù phú,không tài nguyên thiên nhiên,quanh năm đối diện với động đất,mưa bảo...chỉ có sức lao động,chỉ có con người với ý chí vươn lên mảnh liệt.

    Em từ nhỏ được giáo dục rằng nước VN rất giàu đẹp,có rừng vàng biển bạc,tài nguyên thiên nhiên nhiều vô kể,sông ngòi chằng chịch,người dân sống ở các đồng bằng có cuộc sống rất thoải mái thảnh thơi,cứ ra đồng là bắt được ốc bắt được cua,hái vội nắm rau bên hè là có được bữa ăn ngon,lúa gạo thì nhiều vô kể,đồng bằng SCL là vựa lúa gạo lớn nhất nước mà....Nói nghe vui tai phếch nhưng đi về nông thôn sẽ thấy người dân họ sống cực khổ thế nào,nghèo khó thế nào...cứ như vừa bị 1 cú lừa ngoạn mục vậy. Lúa gạo nhiều thì xin thưa mổi công đất làm được 22 giạ lúa đã bỏ giống,phân,công cày,công cắt,công tuốt...hết 18 giạ rồi,lãi có 4 giạ thôi nếu có 5 công đất thì mới được 20 giạ/1 vụ,nếu trồng lúa thần nông cũng mất 90 ngày,20 giạ lúa giá có 800.000 đồng thôi/90 ngày thì mổi ngày chưa được 10.000 đồng. 5 công đất thì chắc không phải chỉ 1 người là làm nổi mà cần phải có 2-3 người,vậy thu nhập họ có là 3-5.000 đồng/1 người/1 ngày thì họ tồn tại được lẻ ra phải được sách kỷ lục guiness công nhận.


    Nhìn lại chặng đường qua,mọi người hay nói đời sống hiện giờ đã khá hơn trước,em cũng cảm thấy vậy và cũng rất vui vì ý nghĩ đó nhưng đêm nằm suy nghĩ lại thấy rằng mình đang bịp chính mình,cả cái thế giới này có cái gì đi lùi đâu. Ngay bản thân em không giỏi giang,không tài cáng gì mà ngày hôm nay mình cũng tốt hơn ngày hôm qua,trước đây chỉ dám ở trọ phòng 70 nghìn/1 tháng/1 người(1994) giờ đây thuê cái chổ ở 1T/tháng hoặc hơn cũng vô tư,trước đây ăn cơm 3 nghìn/1 đĩa giờ đây 15 nghìn/1 đĩa vẫn chịu được đó chính là sự tiến bộ,cái này là tự bản thân em vận động nhé,em đi làm thuê làm mướn lấy sức trâu ra để cày bừa,không nhờ ơn mưa mốc của cơ chế chính sách gì đâu...


    Có dạo coi tivi thấy anh nông dân kia trồng cây chanh được mùa được giá,bán được kha khá tiền xây lại cái mái nhà cho vợ con trú mưa trú nắng ấy vậy mà chú Ba anh Bảy nghe tin liền cho nhà đài xuống quay phim chụp hình rồi nói là tấm gương điển hình và bóng gió rằng cả cái xã đó bây giờ họ đều khấm khá như thế... :mrgreen: ,đặt biệt anh nông dân có lên tivi phát biểu nhờ sự định hướng đúng đắng của....nhờ sự quan tâm của các cấp...nhờ sự lảnh đạo kịp thời của...gia đình tôi mới được như ngày hôm nay. Em nghe phát biểu xong mà ứa nước mắt,thấy tức và tội cho người nông dân kia,bán lưng cho trời,bán mặt cho đất ,đổ bao nhiêu là mồ hôi nước mắt xuống chính mảnh vườn thân yêu của mình mà phải đi công nhận thành quả đó là của thiên hạ.

    Em tưởng tượng đến cái cảnh anh nông dân kia ngồi bệt dưới đất nhậu cóc ổi với các anh nông dân láng giềng,câu chuyện thực tế nó phải như vầy:

    Tao cũng khổ lắm mày ơi,ruộng đất Ông Bà để lại cho tao có vài công mà nó nằm ngay khu đất gò cao nên khó lấy nước.Tao làm ruộng từ trước đến giờ nhưng thất bát liên miên,lát năng mọc đầy,cứ đến mùa thu hoạch là mấy đứa nhỏ dùng bao để đi mót(lặt từng đọt) lúa chứ có được cắt như người ta đâu,cỏ nhiều hơn lúa mà.

    Khổ quá năm rồi tao mới lên liếp để trồng mấy cây chanh bán cho nó có đồng ra đồng vào mà nuôi mấy đứa nhỏ.Tao lên liếp 1 mình trong mấy tháng trời mới xong,tiền đâu mà thuê mướn người giúp,nhiều khi tranh thủ 4 giờ sáng là đã thức dậy kêu bả làm cơm để ra đồng cho sớm,cho đở nắng chứ trưa nắng quá thì không quăng đất nổi.Vụ rồi trồng mấy cây chanh nhưng trái mùa và cũng nhờ đất mới nên trái cũng say, bà con ở đây không ai có chanh để bán,vậy là được giá nên mấy đứa nhỏ mới có được cái mái nhà mà trú mưa trú nắng nè.


    Đấy sự thật là như vậy đấy,trên tivi người nông dân đã nói dối,còn vì sao nối dối thì ai cũng hiểu... :roll:

    Em nói thật lòng,nếu người Việt mình cùng thương yêu gắn bó đùm bọc và cố gắng cùng nhau phát triển thì hãy thôi cái trò vờ vĩnh,tâng bốc,bịp nhau...bằng những lời lẻ hoa mỹ đi,hãy chỉ thẳng vô cái sự thật dù nó chẳng tốt đẹp gì,thà vậy mà còn có đường mà tiến bộ.

    Anh làm anh ăn,tui làm tui ăn,nếu thấy anh giỏi hơn tui kiếm nhiều tiền hơn tui thì tui về xem lại bản thân mình rồi tìm cách làm ăn lương thiện nào đó để tui vượt qua anh,anh cũng vậy luôn muốn vượt qua tôi 1 cách lương thiện chính đáng,đó mới là động lực truyền cho nhau để cùng lao động,học tập,làm việc,công hiến...và cùng nhau phát triển,cố gắng giử cho nhau cái tình cái nghĩa trong lúc hoạn nạn khó khăn,khi đau khi bệnh...Đó là nét đẹp văn hóa mà người Việt nào cũng đang mang sẳn trong dòng máu của mình.

    Vì nước Việt mến yêu,vì ngày mai tươi sáng xin hãy nói với nhau bằng những lời lẻ xuất phát tự đáy lòng,đừng mụ mẩm,tâng bốc nhau để còn cùng nhau tiến bộ nữa chứ. :mrgreen:

    Hôm nay em nói nhiều thế :lol:
     

    Attached Files:

    • 1.JPG
      1.JPG
      File size:
      22,6 KB
      Views:
      9
    • 2.JPG
      2.JPG
      File size:
      20,2 KB
      Views:
      10
    • 3.jpg
      3.jpg
      File size:
      8,7 KB
      Views:
      9
  9. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Hồi sinh quá nhanh:Tính cách Việt sau cơn cuồng phong Katrina


    Những gì Nguyễn nhìn thấy hiện tại không còn chút gì giống như một ""nghĩa địa bỏ hoang"" mà cô đã chứng kiến ở New Orleans vào hai tháng sau khi cơn cuồng phong Katrina ập tới thành phố này.

    Đã qua rồi những ngôi nhà xác xơ bị bão phá hủy ở Village de l"Est, với hầu hết cư dân là người Mỹ gốc Việt. Bãi cỏ của nhà Nguyễn trơ trụi màu đất nâu xám xịt sau khi nước mặn tràn vào, giờ đã tràn ngập màu xanh. Đường phố ngổn ngang với những đống đổ nát, những ""ổ gà"" lồi lõm nay được dọn dẹp sạch sẽ. Thành phố dường như không còn vết dấu gì của một thảm họa tự nhiên xảy ra cách đây hai năm.

    "Tất cả đã trở lại"", Nguyễn - người mẹ của bốn đứa con - nói về những người hàng xóm. ""Mọi căn nhà đều mới hơn, đẹp hơn"".

    Village de l"Est"s hồi sinh là một câu chuyện thành công đầy ấn tượng trong lịch sử của thành phố. Và, dù là xấu hay tốt, cơn cuồng phong Katrina cũng đã mang lại những thay đổi sâu sắc về chính trị và văn hóa với cộng đồng dân cư.

    Những ranh giới ngôn ngữ và văn hóa tồn tại lâu dài trong cộng đồng cư dân ở đây đã bị dẹp sang một bên sau khi Katrina đổ bộ và tàn phá thành phố. "Trong một thời gian ngắn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã có ảnh hưởng lớn với dân cư nơi đây"", John Young, Ủy viên Hội đồng thành phố, đại diện cho nhóm dân cư ở ngoại ô New Orleans, nói.

    Sự thích nghi, linh hoạt, mau chóng khôi phục và ổn định cuộc sống của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans là điểm sáng đối với một thành phố vẫn còn mất tích chừng 1/3 dân cư (455.000 người) sống ở đây trước khi cơn cuồng phong tràn tới ngày 29/8/2005.

    Theo các lãnh đạo cộng đồng dân cư New Orleans, ước tính khoảng 90% trong số 25.000 người Mỹ gốc Việt sống ở đông nam Louisiana trước bão Katrina đã trở về trong vòng hai năm nay. Họ nằm trong số những người đầu tiên bắt đầu tái thiết nhà cửa, ổn định công việc kinh doanh và cộng đồng của họ đang khôi phục nhanh chóng hơn nhiều cộng đồng dân cư khác của New Orleans.

    Giống như rất nhiều người hàng xóm, Nguyễn không chờ đợi sự trợ giúp của chính phủ để dựng lại nhà cửa. Cô đã đưa gia đình trở lại vào tháng 3/2006 - khoảng 18 tháng sau khi nhận được tiền trợ cấp nhà ở của liên bang.

    Để tiết kiệm chi phí, dựa vào các hướng dẫn trên mạng, cô tự mình tìm kiếm, lau chùi, sửa sang những đồ đạc còn sót lại trong nhà sau cơn bão. Bạn bè và người thân của cô cùng góp sức giúp cô, thậm chí cả những linh mục ở nhà thờ gần đó cũng chung tay giúp Nguyễn sang sửa nhà bếp. ""Tay trong tay, chúng tôi giúp đỡ, chia sẻ với nhau"", Nguyễn kể lại.

    "Katrina gây tổn thất lớn với chúng tôi"", Joseph Cao, một luật sư đã ứng cử ghế nghị sĩ bang năm nay, cho biết. ""Nhưng chúng tôi cũng không quá kinh hoàng"".

    Cao là điển hình của những đổi thay về mặt chính trị trong cộng đồng cư dân nơi đây. Gõ cửa từng nhà cử tri, anh tự giới thiệu là người Mỹ gốc Việt đầu tiên tranh cử vị trí nghị sĩ trong thành phố. Anh nói trước một cuộc bỏ phiếu kín: ""Sau cơn bão, người Việt Nam, đặc biệt ở cộng đồng này đã được công nhận rõ ràng hơn. Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội để có thể giành thắng lợi"".

    Một vấn đề tâm điểm trong chiến dịch tranh cử của Cao là chuyện giải quyết đống phế thải sau trận bão (đổ gần Village de l"Est). Việc này đã kết thúc năm ngoái, nhưng người dân vẫn yêu cầu chính quyền thành phố di chuyển đống gạch ngói vụn có thể gây nguy hiểm ra khỏi nơi đây.

    Hàng chục người Việt Nam có tuổi đã tập trung ở Đại sảnh Thành phố, họ sử dụng tai nghe chuyển ngữ để nắm rõ tiến triển việc này. Vài tuần sau đó, cảnh tương tự lại diễn ra tại một diễn đàn dành cho các ứng cử viên Hội đồng thành phố ở đông New Orleans. Trước Katrina, cộng đồng người Việt chưa từng có buổi tập hợp chính trị nào như thế.

    Katrina còn mang những thay đổi khác đến với cộng đồng người Việt ở New Orleans. Tại Village de l"Est, nơi rất nhiều người Việt Nam kiếm sống bằng các mô hình kinh doanh nhỏ như thẩm mỹ viện, tạp hóa, trạm xăng, nhà hàng..., một số người đã chuyển sang kinh doanh cung cấp lương thực thực phẩm cho rất nhiều công nhân Mỹ Latin tới đông New Orleans kể từ sau cơn bão.

    Siêu thị Los Paisanos đã thế chỗ một hiệu làm đầu. Một nhà hàng bánh thịt chiên giòn (Mexico) mở cửa cạnh một nhà hàng Việt Nam. Tại siêu thị Việt Mỹ, các giá đựng chất đầy hàng hóa, thực phẩm của người Mỹ Latin bên cạnh hàng hóa của người Việt như gạo hương nhài, sứa ướp muối. Ông chủ người Việt Nam tại một cửa hiệu dược phẩm cầm sẵn cuốn từ điển Anh-Tây Ban Nha trong tay để có thể trao đổi với những khách hàng Mỹ Latin.

    Phuong Tran, chủ siêu thị Phước Lộc ước tính rằng, khoảng 60% khách hàng đến đây là người Việt Nam và 40% là người da đen (trước bão Katrina). Và hiện tại, theo ông, các khách hàng Mỹ Latin đã thay thế người da đen. ""Không có họ, tình hình quả thực không hay chút nào"", Tran nói.

    Cư dân Village de l"Est không chỉ xây dựng lại những gì Katrina đã phá hủy. Một số người còn tìm ra cơ hội đến với ngành nghề mới. Đó là khai thác dịch vụ du lịch. Sau Katrina, một số tấm biển ""Làng Việt"" đã được trưng lên trong khu vực buôn bán sầm uất.

    Thậm chí, nhiều kế hoạch tham vọng đã bị sụp đổ vì cơn cuồng phong Katrina, thì cộng đồng người Việt vẫn tiếp tục đứng lên và tạo dựng, gặt hái thành công trong hơn hai năm qua.

    Tại thời điểm chuẩn bị kỷ niệm hai năm ngày Katrina đổ bộ vào thành phố, một nhà sản xuất chương trình "The Oprah Winfrey Show" đã đề nghị một vị phụ trách phát triển cộng đồng của New Orleans giúp đỡ, giới thiệu một gia đình Việt Nam đang trong quá trình tái thiết cuộc sống. Kết quả là, vị này đã không thể tìm ra gia đình nào cả...

    Xuân Xuân (VieTimes) dịch từ AP
     
  10. Sông Hồng_minhtuyet

    Sông Hồng_minhtuyet Advanced Member

    Joined:
    25/4/10
    Messages:
    79
    Likes Received:
    0
    E thì yêu nước Việt vì phong cảnh đẹp, cái đẹp giản dị như chính làng quê em ngày xưa vậy.
    Nhưng giá như mọi thức khác đều đẹp
     
  11. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Nói nhiều vì....bức xúc (đi training lâu như thế bức/xúc là đúng roài :mrgreen: ".

    Thì em đã nói từ đầu là nếu chỉ nhìn cái xấu thì có mà đầy, ngồi kể với nhau cả ngày ko hết. Kết quả là đêm về ấm ức, dấm dứt, bức xúc...ko ngủ đc :lol: . Thôi thì cố mà tìm những gì tốt đẹp của con người, dân tộc, đất nước này để còn hy vọng cho tương lai tốt đẹp hơn. Cái tương lai này nó phụ thuộc vào chính suy nghĩ và hành động của chúng ta hôm nay, đừng ngồi chờ ai đó mang đến cho mình có phải ko ạ :?:
     
  12. phidiep

    phidiep Advanced Member

    Joined:
    6/12/08
    Messages:
    4.678
    Likes Received:
    72
    Location:
    Bang chém zó
    Các bác báo cáo VN năm nay tăng trưởng vẫn tốt >7% GDP/năm => ổn rồi :lol: . Khổ cái chả bác nào dám báo cáo cái sự thật là lạm phát 15%/năm :( . Tăng trưởng thực = tăng trưởng lý thuyết - lạm phát => VN tăng trưởng = -8%
    Nước Việt ta có ưu điểm rất lớn là tốt đẹp phô ra... xấu xa ta đậy lại.
     
  13. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.527
    Likes Received:
    4.933
    Location:
    Hà Nội
    Bác giáo sư người Nga nọ kiến thức nhiều, nói nhiều cái hay cái đúng nhưng cũng nói linh tinh quá. Bác này bàn về sự ảnh hưởng của người Pháp, về việc cho thuê cảng Cam Ranh....chả hiểu gì cứ nói vớ vẩn.
     
  14. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Chị đổi tên topic lại thành "Vì nước Việt mến yêu" đi. Nhận cái hay cái đẹp và nhận luôn cái hư cái xấu để cùng suy ngẫm chứ cái đẹp của nước Việt thì nhiều bao la(vẫn còn kể được) mà cái xấu thì nhiều vô kể (không thể kể nổi :lol: ).

    Em vừa viết 1 bài thật dài nhưng thấy nó tréo ngoe với cái tựa đề nên thôi,em xóa cho nó lành. Chị cũng biết máu em nó chảy hơi nhanh nên thấy cái gì bức xúc là nó máu nó trào lên tới óc ngay,nhưng nhìn tới nhìn lui nhìn xuôi nhìn ngược thì cái gì cũng bức xúc cả. Tội cái óc của em,lúc nào cũng bị bơm quá mức. :mrgreen:

    Vụ tiền Polime thì cả thế giới điều biết,thằng đưa hối lộ cũng bị Úc nó bỏ tù nhưng phía nhận hối lộ ở VN vẫn chưa tìm ra chứng cứ cụ thể,chắc đang tìm cái giấy biên nhận có ghi rỏ nhận tiền hối lộ mà tìm mãi chưa ra biên nhận nên...thôi. Chắc là đến tết Công Gô sẽ tìm ra biên nhận và bỏ tù mọt gông cái thằng này. :lol: Ước gì thằng bên Úc nó đưa hối lộ cho chú công nhân đứng máy in ở VN để chú này quyết định in tiền theo công nghệ Úc thì hốt chú công nhân này trong vòng 30 giây,không cần có biên nhận luôn,đằng này nó đưa hối lộ đâu đâu không,làm kẹt quá... :lol:

    Vụ ông chủ tịch Hà Giang thì đến sáng nay vẫn còn làm chủ tịch,kiểu như biết chắc là bị đuổi nhưng giấy đuổi chưa tới nơi thì ngồi ghế đó được thêm lúc nào hay lúc ấy,không chừng ký được vài cái quyết định hay hay...

    Em cố kiếm cái gì hay hay về người Việt để viết cho ra hồn nhưng vào net (nét Việt nhé,không vào mấy nét vu khống của bọn Tây-Mỹ đâu) chỉ thấy toàn cái chuyện trời ơi nên không viết nổi,ngẫm lại mấy vụ vừa nêu lại thấy hay hay,chắc chỉ có duy nhất ở VN nên nó phù hợp với topic không đụng hàng của Chị Khỉ. :lol:
     
  15. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Cứ đòi đuổi , kỷ luật thế này lấy đâu ra người làm đây :mrgreen: :(
     
  16. TrieuSon

    TrieuSon Advanced Member

    Joined:
    29/12/07
    Messages:
    497
    Likes Received:
    6
    Location:
    Việt Nam
    Em thì em chỉ nhìn thấy toàn cái xấu thôi, em chả cần nhìn cái đẹp làm gì vì nó chẳng có lợi gì hết, em lại thấy thích cái xấu vì cái xấu nó dạy em phải tránh xa nó.

    Vài lời lan man
     
  17. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Nghe thiên hạ đồn là đã ép được 2 cô gái kia không mời luật sư trong vụ Sầm Đức Xương,chắc là thoát rồi. Chỉ còn dính chút xíu vụ ảnh nóng trong điện thoại của gái mại dâm thôi,chắc cũng không đến nổi nào,chú lính đã lên tiếng bênh vực Sếp,vụ vợ chủ tịch Tô đánh ghen om xòm cũng đã giải quyết xong,vợ chủ tịch vừa lên báo khen chồng đáo để... :lol:

    Ghép nối những sự việc này lại thì thấy chủ tịch của chúng ta thật là xui xẻo,hết bị ảnh nóng lại đến vợ đánh ghen,vừa êm êm thì lại dính vô chuyện 2 nữ sinh...Đúng là quá xui xẻo mà.

    Tự nhiên nói đến đây thấy buồn quá,mấy anh công an,chủ tịch,bí thư,...đều chơi chung với nhau,họ có tin thần tương thân tương ái rất cao,1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,huống chi con ngựa này là ngựa chiến,không đùm bọc che chở nhau lúc hoạn nạn khó khăn thì không thể hiện cái tình cái nghĩa cao đẹp của văn hóa người Việt.

    Ôi cái văn hóa...thật là "cao cả" :lol:
     
  18. haiauden

    haiauden Advanced Member

    Joined:
    18/4/09
    Messages:
    2.015
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Bác giáo sư kia hay bất kỳ người nước ngoài nào phát biểu đại loại như "VN là rồng nhỏ", "VN thật thần kỳ",... theo em đều chỉ là những lời khen tế nhị hoặc khen có ý đồ :wink:
    Người VN sẽ hiểu rõ đất nước VN, con người VN nhất. Những người tỉnh táo sẽ biết chúng ta đang ở đâu.
    Anyway, lâu lâu có mấy người không quen biết vào nhà em khen em nức nở thì em cũng thấy mát dạ, các bác ạ :lol:
     
  19. trinhngoc293

    trinhngoc293 Advanced Member

    Joined:
    23/11/08
    Messages:
    5.838
    Likes Received:
    18
    Location:
    Xã đoàn Gầm Cầu
    cái đó gọi là ảnh hưởng của văn hóa làng xã các cụ ah!để hôm nào em post bài nêu lên nguyên nhân của văn hóa làng xã ăn sâu vào cách sống và lối suy nghĩ của dân ta!cái gì cũng phải có giai đoạn phát triển của nó các cụ ah,đang từ phong kiến giờ mà cố lên ...thì phải qua giai đoạn quá độ mà bỏ những cái cũ,không phù hợp đi chứ cụ!
    theo em là dục tốc bất đạt cụ ah :mrgreen:
     
  20. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Việt Nam mình có 1 cái hay là :

    - anh ơi em lắp bo mạch thiếu 1 con điện trở.
    - Ok, tí nữa anh mang qua nhà cho em nhé.
    - hẹn gặp anh.

    ...

    - alo, em bước ra cổng lấy điện trở đi. anh đang ở phía trước nè.
    - :D

    lại nữa :

    - anh ơi em thiếu con mosfet.
    - em ra HỘi nghệ sĩ nhé, trưa mai.
    - cám ơn anh cho em con fet này. thôi chầu này em đãi các anh nhá.
    - không sao, tụi anh trả tiền rồi.
    - :oops:


    đố các nước khác có được nhá. điện trở hả, bao nhiêu kí ? lên ebay đi :(
     
  21. Tomcat

    Tomcat Advanced Member

    Joined:
    3/12/09
    Messages:
    1.795
    Likes Received:
    7
    Không ai tính tỷ lệ tăng trưởng vậy đâu bác :D . Khi tính tốc độ tăng trưởng người ta phải loại trừ sự ảnh hưởng của lạm phát rồi nên trong kinh tế mới có các bài toán về đầu tư. Người ta lấy kỳ gốc sau khi +;-;*;: để so sánh với kỳ kế hoạch hay là đưa kỳ kế hoạch về kỳ gốc để so sánh. Cái đáng quan tâm nhất ở đây là người ta có áp đúng các thông số để phân tích hay không thôi. Đây mới chính là cái đáng nói :D muốn đẹp họ điều chỉnh chút tỷ lệ lạm phát vậy là có tăng trưởng. Nhập siêu ư, cho xuất dăm chục tấn vàng là có xuất siêu ngay khó gì :D Vàng nó sẽ tự tìm được đường về Việt nam qua hành lý xách tay nên sẽ chẳng lo nhập siêu trên thông kê quốc gia.
     
  22. trinhngoc293

    trinhngoc293 Advanced Member

    Joined:
    23/11/08
    Messages:
    5.838
    Likes Received:
    18
    Location:
    Xã đoàn Gầm Cầu
    em kết cái ý kiến này!đúng là theo em cảm nhận thế này chơi audio nó mới sướng các bác ah,mà không chỉ riêng gì audio đâu nhé!nhiều vấn đề dân ta tuơng thân tương ái lắm,lá lành đùm lá rách lá rách đùm lá te tua :lol:
    P/s: em là lá te tua nè :lol:
     
  23. clio206

    clio206 Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    634
    Likes Received:
    8
    Chữ "đổi mới" nên được thay bằng chữ "mở cửa" thì đúng hơn. Bởi vì thực tế không có thay đổi gì đáng kể về cách quản lý, điều hành, đơn giản là đang từ trạng thái tự cách ly thành mở cửa thị trường. Có thể tính xấu của người chúng ta là phủ nhận, bi quan nhưng thực tế có gì để bấu víu vào mà lạc quan ạ. Có nhiều người Việt ở nước ngoài về chỉ dạo quanh khu Đồng Khởi, Nguyễn Huệ và Phú Mỹ Hưng (Sài gòn) đã phán VN bây giờ phát triển vượt bậc. Đó là những đánh giá trên bề ngoài. Muốn thấy dấu ấn của "đổi mới" phải nhìn vào cơ sở hạ tầng xem có gì (đường xá, phương tiện giao thông công cộng), nhìn vào y tế, giáo dục và nhìn vào cả cái con người chúng ta (tác phong, ứng xử, ý thức). Sau 35 năm, nhìn vào 2 thành phố lớn Hà nội, Sài gòn đều mất dần vẻ đẹp vốn có của nó, dần trở thành 1 mớ hỗn độn đầy bê tông và xe máy , phát triển tự do ăn xổi ở thì.
    Ông Nga kia cũng như những ông chuyên gia về Đông Nam Á và VN khác, chỉ ngồi 1 chỗ đọc tài liệu rồi phán, làm như là đi guốc trong bụng người Việt rồi. Nói thì cũng có đúng nhưng không có gì mới mẻ và sâu sắc. Bảo người TQ đến nay chỉ cùng lắm ăn nhiều thịt hơn 1 chút, còn người Việt thì ... chắc cũng thế. Cách đây khoảng 30 năm có cơm với rau ăn là mừng, bây giờ thì... em nghe được trong quán ăn ABC trên Phố Huế: Anh thực khách (giọng nghiêm trọng):"Này em, cho anh đĩa phở xào, ít rau, nhiều tôm, nhiều thịt". Bảo là ở Ấn cách khách sạn sang trọng 500m là có người sống hoang dã. Ở mình ngay nơi trung tâm TP người ta cũng có thể đứng... tè đường.
    Tóm lại, ăn uống nhiều hơn, xe cộ nhiều hơn, "nhà mặt phố" mọc lên nhiều hơn chả phải dấu hiệu để mà lạc quan. Chừng nào xã hội có phép tắc, ổn định và dân chủ hơn, môi trường sống trong sạch hơn, con người cư xử văn minh hơn thì mới lạc quan được.
     
  24. clio206

    clio206 Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    634
    Likes Received:
    8
    Ghét nhau thì cứ mắng nhau là có tư tưởng Sô vanh nước lớn. Anh TQ thì có hơn gì, ạ... Còn khủng hơn
     
  25. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Các cụ có câu "Bần cư trung thị vô nhân vấn - Phú quý sơn lâm hữu khách tầm" tạm dịch nghĩa là "Nghèo khó có ở giữa phố chẳng ai thăm - Giàu có thì ở rừng sâu núi thẳm cũng có khách tìm". Bây giờ là thời đại kinh tế thị trường, anh giàu có mang lại quyền lợi cho người ta thì ắt sẽ nổi tiếng nhiều kẻ cậy nhờ, anh nghèo hèn mà lại còn đầu gấu nữa thì chả ai dám quan hệ cùng.

    VN ta có một thời gian dài ngủ mê trên chiến thắng khi trong có vài chục năm Oánh nhau chiến thắng hầu hết các cường quốc trên TG là Nhật, Pháp, Mỹ, Tàu. Trong lúc ta đang tự hào nọ kia thì TG nhìn chúng ta với con mắt khác, họ sợ dây phải mấy ông đầu gấu nhịn ăn nhịn mặc để oánh nhau vì lý tưởng nọ kia lắm (giống như bây giờ chúng ta nhìn Taliban vậy). Ngủ mê đến những năm 90s chúng ta đã tỉnh ra và thấy phải làm kinh tế để thoát nghèo và có bạn. Phải công nhận trong thời gian ngắn ngủi 20 năm ta vừa học cách làm kinh tế của tư bản (trong sự nới bỏ dần các bao vây cấm vận của TG) vửa làm mò mẫm mà đạt được các thành tựu như ngày hôm nay cũng đủ thấy ý chí quật cường, tính nhẫn nại cần cù của dân tộc VN nó to lớn ra sao.

    Trong quá trình quá độ chuyển đổi từ mô hình XH này sang mô hình XH khác không thể tránh khỏi những bất cập như ta thấy hiện nay nhưng tôi tin tình hình sẽ ngày càng sáng sủa hơn, ổn định hơn, nhân bản hơn.
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page

Loading...