Xin chào các Bác . Sau thời gian khám phá và hoàn thiện chính mình , nay trên chiếc xe máy thông dụng có áp dụng hệ điều áp ASB cho ống nhún , mình có thể cho xe đang ở vận tốc 100km/h bóp thắng hết ga khi có sự cố bất ngờ xe vẫn không trượt ( bó phanh ) . Đặc biệt là mình KHÔNG HỀ CAN THIỆP VÀO HỆ THỐNG THẮNG CỦA HÃNG . Có người làm trong cơ quan truyền thông thấy" hay , hay" , đề nghị mình làm video clip thử ASB với xe máy có trang bị ABS cho mọi người xem , theo các Bác mình có cơ hội ngừng lại với khoảng cách ngắn hơn an toàn không .
Cái này chả có gì mới, bác mà ngâm kíu làm sao không bị mất kiểm soát tay lái lúc bóp thắng khi "đang tăng tốc" thì mới thiết thực. Chứ còn "đang ở vận tốc xyz" mà thắng lại thì bình thường.
Chào Bác . Như đả trình bày ở trên , ASB vẫn làm xe ngừng lại nhưng không bó phanh ( trượt ) tức khi bánh xe còn quay người lái xe vẫn kiểm soát được tay lái . Mình chưa thấy ai biết đi xe mà vừa bóp thắng vừa tăng ga !! :roll:
Bác chưa thấy, nhưng cghuyện đó xảy ra rất thường. Dừng đèn xanh đèn đỏ, lúc đèn xanh bật lên, tăng ga, một xe ráng vượt đèn đỏ chạy ngang mặt. Không phải là vừa bóp thắng vừa tăng ga, mà xe chưa đạt tốc độ cao, nhưng có gia tốc rất lớn.
Về lý thuyết thì cái ABS nó không giúp quãng đường phanh ngắn lại, nó chỉ tạo cơ hội cho người lái có thể điều khiển xe tiếp tục khi đang phanh. Khi xưa khi chưa có cái ABS, thì khi phanh, xe sẽ bị rê, trượt trên đường. Khi đấy nếu đánh lái sẽ đổ xe, còn khi có ABS, xe vẫn tiếp tục lăn bánh nên việc giữ thăng bằng khi đánh lái là khả dĩ hơn. Nhưng em nói thật vừa bóp phanh vừa đánh lái thì cũng hiếm ah, tầm đấy thì cũng phải loại có thần kinh tốt, chứ giật mình mà bóp thì làm sao mà lái tiếp đc nữa.
Lần nữa em khuyên bác nên quay về với thực tại. :wink: Em biết bác rất đam mê nghiên cứu lĩnh vực...vật lý,nhưng những thứ bác làm hiện giờ sẽ không có hiệu quả lý do là: Qua cách hành văn em biết bác chưa được đào tạo,chưa lĩnh hội được 1 số kiến thức căn bản cần thiết nhất. Bằng chứng là trước đây bác nghiên cứu về hạt bằng ...máy mày sắt,cái bác nhìn thấy bằng mắt thường nó đã được coi là khối sắt rồi chứ không phải nguyên tử hay phân tử hay hạt cơ bản được. Kế đến là nghiên cứu về việc hãm phanh,chưa nói tới cách thức bác làm thì em đã thấy bác không phân biệt được 2 từ vận tốc và gia tốc,đã hơn 1 lần em thấy bác không thể kẽ được 1 vectơ tổng hợp 2 lực,thế thì bác nghiên cứu về lĩnh vực vật lý dựa vào thực tiển suông mà không có phương pháp lý luận là không bao giờ thành công được. Việc tính toán hãm phanh trong khi thiết kế xe họ đã có hẳn phòng thí nghiệm mô phỏng lại các tác động khi hảm phanh,họ thiết kế bất kỳ chi tiết cơ khí nào cũng dựa vào việc tính toán mô phỏng và thực nghiệm,có những lĩnh vực mà giới chuyên nghiệp họ mới có thể làm vì họ có đủ công cụ hổ trợ,kiến thức,phương pháp thực hiện...Amator như chúng ta buộc phải đứng ngoài vì không thể nào có được điều kiện thực hiện như họ được. Nếu bác thực sự có thiên tài về lĩnh vực này,bác hãy đưa ra lý thuyết vận hành của thiết bị mà bác định làm,tại sao phải làm nó,nó tác động cụ thể thế nào đến hệ thống cân bằng của xe để tránh ngả đổ hơn là đi quay 1 cái video clip sẽ gây tranh cãi vì có khối điều kiện thí nghiệm không được chuẩn hóa thì kết quả coi như là không đáng để quan tâm đâu ạ. Em nói thêm,ví dụ như bác nói là bác đã bóp thắng cứng tay nhưng lực thật sự mà nó tác động vào xe là bao nhiêu thì không ai kiểm chứng,không có phương pháp đo lường,...thì cũng như không. Cái video clip kia sẽ có tác dụng khi lý thuyết về thiết bị của bác có trước,bác định lượng được nó,định lượng được các lực và tiến hành thí nghiệm khi đã chuẩn hóa tất cả các thiết bị hoặc chi tiết cơ khí tham gia quá trình hãm phanh. :wink:
Ậy bác UL nhẹ lời tí đi :wink: , vì em google vụ này ra thấy cũng nhiều nhiều rồi chứ không phải bác Sơn nói suông, http://nld.com.vn/20100428105233906P0C1 ... ng-dia.htm Tuy nhiên đọc mấy bài viết trên em thấy tay nhà báo không chuyên nên viết hơi ngờ nghệch, do đó bác UL cũng đúng nếu bác Sơn có thể phân tích một vài nguyên lý của phát minh này cho anh em được rõ , chứ bác nói khi chạy nhanh thắng gấp cây phuộc nó quăn là em ứ chịu đâu, còn vụ hạ ống nhún em nghĩ để hạ thấp trọng tâm chứ không phải để tăng độ ma sát xxx đó nhỉ . Em té xe nhiều lắm rồi thấy lý do chủ yếu gây té khi thắng gấp ở tốc độ cao không phải do thắng bị bó mà do phản xạ vừa thắng vừa lạng tay lái để tránh va chạm, dẫn đến trượt bánh xe theo phương nghiêng, nhất là khi đường trơn ướt . Vụ này có thể khắc phục được khá nhiều nếu người lái có kỹ năng phối hợp thắng trước và sau đều nhau . Trở lại với topic, để anh em có cơ hội được chia sẻ, trước tiên nhờ bác Sơn định nghĩa lại các tên gọi như ABS, BA ... đối với tên ASB theo cách gọi hệ thống của bác . Thân.
Chào Các Bác . Mình được đào tạo Ks cơ khí từ thời mổi sv đi học được mua 1 m vải mổi năm , thời đó chưa có máy tính ( chưa học được ) nên mình không thể vẽ trên topic , Bạn đừng hiểu nhầm là mình không biết cộng vecto lực , cái kiến thức học của lớp 10 phổ thông . Còn mình là dân cơ khí , đượng nhiên về điện là mình phải ham học hỏi thui ( cũng rất cám ơn các bạn cho mình thêm kiến thức bổ xung cho vấn đề các dạng chuyển hoá năng lượng vô cùng phong phú ) Trong cơ học lưu chất Những chuyển động phức tạp không còn gói gọn trong cơ học NEWTON thì phượng pháp thực nghiệm luôn đi trước , từ các kết quả thực nghiệm đó người ta phân tích, tổng hợp và " chụm lại nhiều cái đầu " để luận ra các quy luật ,công thức . (phải kiếm cơm , chờ tí )
Nếu vậy bác hãy chứng minh cho mọi người thấy lý thuyết của thiết bị mà bác muốn chế tạo,nó hình thành nên lực cân bằng như thế nào để tránh được đổ xe,quan trọng là cái nền này trước,nếu có nó thì mọi người mới có thể phân tích,phản biện chứ bác đòi quay cái video để làm gì? nếu thực tế trong đoạn video bác quay là đúng như bác nói thì bác cũng không thuyết phục được người khác vì lấy gì để biết bác đang chạy 100km/1 giờ?,lấy gì để biết bác đã bóp cứng thắng tay? chẳng lẽ nhìn cái tay bác bóp chặt nhưng thực tế nó có thắng thật sát hay không thì ai đi xác minh? ...Có rất nhiều vấn đề phát sinh tranh cãi về sau,thí nghiệm thì phải có thiết bị đã được hiệu chỉnh để bảo đảm mọi thứ hoàn hảo,đúng giá trị tính toán... Em ví dụ như em làm về điện tử em chụp hình cho mọi người thấy cái thí nghiệm của em đạt giá trị ABC nào đó mà không nói rỏ các điều kiện thí nghiệm như điện áp,dòng điện,nhiệt độ,....thì em nói cho vui chứ có ý nghĩa gì? Đó là nói đến hạn mục đo,còn phải nói thêm đến thiết bị đo,phương pháp đo...nếu không như thế thì em dùng cái đồng hồ VOM digital đo AC ở 20khz để nó chỉ thị sai bét dẩn đến kết quả cũng sai bét...rồi em đi dùng kết quả sai bét này để chứng minh cho mọi người thấy em làm được chuyện động trời(ví dụ như mạch em có hiệu suất 110% chẳng hạn :lol: ),em ví dụ như ngày nào dó em tuyên bố định luật bảo toàn năng lượng không đúng,em làm 1 cái mạch mà năng lượng ra lớn hơn năng lượng cung cấp ở đầu vào rồi dùng phương pháp đo bậy bạ như trên để chứng minh thì bác sẽ nghĩ sao? Có rất nhiều thứ mà khi bác nhìn nhận vấn đề 1 cách khách quan,công tâm và dùng logic để phán xét thì nó trở nên về con số 0 to tướng ạ. Chúc bác nhiệt huyết và có phương pháp đúng khi tiếp cận lĩnh vực mình yêu thích.
Đọc cái của bác VIA với bác Ongnhun thì theo em hiểu lơ mơ là - Lắp thêm cảm biến trên đường bơm dầu của thụt (không biết bác có lấy thêm tín hiệu của cảm biến tốc độ không ?) - Tín hiệu được phân tích để điều chỉnh áp xuất bơm dầu phanh - Hạ trọng tâm bằng cách lắp thêm thanh ngang (trên ô tô gọi là strut bar - thanh cân bằng) Dưng mà em thắc mắc là nếu mình đang chạy 100km mà phanh cho đến khi xe dừng hẳn thì có giảm được vệt phanh xuống nhiều không. ======================= Em copy cái này trên mạng về các công nghệ hỗ trợ phanh Công nghệ hỗ trợ phanh Một quá trình hãm xe an toàn thể hiện dưới các yếu tố như quãng đường phanh ngắn, kiểm soát được hướng lái và xe cân bằng tối đa khi dừng. Quá trình giảm tốc trên xe hơi ngày càng an toàn hơn trong các tình huống khẩn cấp, nhờ sự trợ giúp của nhiều công nghệ mới. Bộ chống bó cứng phanh ABS giúp tài xế giữ được hướng lái, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD kiểm soát cân bằng còn hỗ trợ phanh gấp BA giảm thiểu quãng đường phanh. ABS là một trong hai công nghệ bổ sung cho hệ thống phanh hữu dụng nhất của ngành công nghiệp ôtô thời gian gần đây. Vai trò chủ yếu của ABS, xét một cách tận cùng là giúp tài xế duy trì khả năng kiểm soát xe trong những tình huống phanh gấp. ABS thực ra là công nghệ điện tử thay thế cho phương pháp phanh hiệu quả nhất (đặc biệt trên mặt đường trơn trượt) là đạp - nhả pê-đan liên tục, cảm nhận dấu hiệu rê bánh để xử lý. Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là “bó”). Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn - nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 lần mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS. Bộ phận phân bổ lực phanh điện tử EBD có vai trò không kém ABS trong việc trợ giúp quá trình phanh. Nó hoạt động hoàn toàn tự động và không cần tài xế kích hoạt. Giống như tên gọi, EBD phân bổ lực phanh tới các bánh để đảm bảo xe dừng một cách cân bằng nhất. Sự kết hợp giữa hai công nghệ ABS và EBD sẽ giúp quá trình phanh trở nên tối ưu hơn. Với những xe không trang bị EBD, có những tình huống mà lực phanh lệch hẳn về một bên khiến xe bị lệch, thậm chí có thể gây trượt bánh. Nếu có EBD, máy tính trung tâm sẽ tự động tính toán và phân bổ lực phanh dựa theo thông số về tốc độ, tải trọng xe, độ bám đường. Ngày nay, EBD xuất hiện ngày càng nhiều trên các mẫu xe giá thấp. Tuy nhiên, dòng thể thao đa dụng SUV mới là loại được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ này. Nguyên nhân là do SUV thường có gầm cao, trọng tải lớn nên rất dễ bị trượt bánh khi không có EBD. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA (Brake Assist) thường đi cùng với EBD. BA hoạt động dựa trên các cảm biến kiểm soát trạng thái pê-đan phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh bằng khí nén và các van điện được điều khiển bởi máy tính trung tâm. Nếu phát hiện ra tài xế có hành động phanh gấp, BA sẽ tự động trợ giúp để quá trình diễn ra nhanh hơn. Bộ xử lý trung tâm kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh, giúp lái xe phanh gấp kịp thời và đủ mạnh. BA sẽ tự động ngừng kích hoạt ngay khi tài xế nhả chân phanh. Ở tốc độ 100 km/h, với các điều kiện tương đương (mặt đường, kiểu xe, thao tác phanh...), thử nghiệm so sánh cho thấy việc sử dụng BA giúp rút ngắn quãng đường phanh từ 46 m (không hỗ trợ) còn 40 m. Theo VnEpress
Chủ đề này chả làm em thư dãn tẹo nào nhưng nếu di rời ra chỗ khác thì khó vì nó cũng hem liên quan tới nghe nhìn :mrgreen:
Em ủng hộ vụ ABS này cho thêm chút kinh nghiệm. Xin các bác cứ post lên đây với tinh thần chia sẻ và thân thiện. Hôm nọ em suýt tiễn 1 cháu bé lên thiên đường vì phanh không ăn. Rõ ràng em thấy vệt trượt khoảng gần 10m mặc dù khi đó em đi chỉ khoảng 30km/h. (cái này em tạm hiểu là phanh xe chỉ bám có 2 bánh trước) Và hôm rồi em cũng có nghe vụ ABS gì đó nhưng chưa được hiểu cho lắm. Mong sao topic này có ích.
ấy chà hình như ông kỹ sư này nhìn quen quen , có phải là ông này ở chỗ chuyên phục hồi phuộc nhún nằm trên đường Lý Thái Tổ ko vậy em cũng biết tí về xe gắn máy xin các bác chỉ giáo thêm , nếu cụ kỹ sư này làm đc thì quá hay nhưng nếu nói theo kiểu ông phóng viên kia thì khi xe vận hành ở tốc độ cao mà bộ thắng dĩa mà nhấp nhả liên tục thì xe sẽ gật gà gật gù ngay , hệ thống chống bó cứng phanh ABS ứng dụng trên xe moto phân khối lớn đc tính toán bằng điện và truyền về bộ xử lý giúp phanh xe ko bó cứng đĩa phanh , từng có khá nhiều những cilp biểu diễn về hệ thống ABS này khi xe môt đang chạy ở vận tốc 320Km/h thì phanh lại và chỉ trong vòng 2-3 giây là xe gần như dừng hẳn mà ko có bất cứ hiện tượng lết bánh nào dẫn đến xe mất thăng bằng còn việc độ 2 cái ống tròn bằng thép ngay trên đầu 2 ti phuộc của cụ kỹ sư này hoàn toàn là có lý nhưng còn phải kể đến những việc sau phuộc ko đc quá dài , đĩa phanh phải đúng với thiết kế , và ti phuộc phải lớn , phốt phuộc phải đủ cứng để chịu đc lực ép khi xe phanh mà ko dẫn đến tình trạng 2 phuộc mất cân bằng và dẫn đến việc xỉa bánh xe và cuối cùng là té :lol: , để giảm đc hiện tượng mất cân bằng giữa 2 ti phuộc là khi xe vận hành 1 chuyện rất nhiêu khê chứ ko đơn giản là một đều mà xưa nay chưa xe gắn máy phân khối nhỏ nào làm đc kể cả những xe tay ga đắt tiền tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ như xe Spacy của nhật sản xuất ( nhưng bộ bạc thau và phuộc phải còn ngon ) nhưng cũng chỉ đc 1 đoạn ngắn thôi ạ vì khi phanh thì lực phanh ko bao giờ đều đc đối với 2 bánh xe trước và sau kể cả hệ thống phanh CBS sau này Nếu cụ nào nói là khi đi với tốc độ 100Km/h mà thắng thì em nghĩ bộ thắng của kỹ sư này có thể có tác dụng , vì các cụ nhà ta có ai chạy xe mà giữ đc vận tốc trên hoài đc đâu còn trên 100 km/h ( ý em nói là 120-130-140 km/h ) thì xin thưa rằng nếu tính trên thị trường xe gắn máy ở VN chỉ có vài laọi xe chạy đc tốc độ này và cũng ko nhiều người chạy ở tốc độ này , em đã từng kiểm chứng khi em chở âm li vô địch nhà em về Tiền Giang đã từng chạy với vận tốc tối đa của em Exciter 135cc( đc hãng Yamaha độ ic ko hảm vòng tua) này rồi và khi phanh thì hệ thống ko phát huy đc tác dụng mà chỉ ghì từ từ chứ ko ăn như lúc chạy chậm , mà em bóp thắng bằng cả 4 ngón tay ấy chứ còn những cụ choai choai bây giờ lên dĩa phanh lớn thì lực ghì cao hơn nhiều nhưng do ko đúng với thiết kế vì chỉ có 1 cái dĩa và ti phuộc quá nhỏ so với lực ghì dẫn đến việc dễ lết bánh và ...ầm mời các cụ tiếp tục
Em thì không rõ lắm về kỹ thuật nhưng em biết chạy xe nên em hiểu nôm na ABS như thế này không biết có đúng không? Thông thường nếu lái xe có kinh nghiệm thì gặp sự cố ta không bóp (hoặc đạp) gì thắng mà phải nhắp nhắp (tránh tình trạng bánh xe không quay mà chỉ trượt trên mặt đường). Kỹ thuật ABS giúp ta tự động trong việc nhắp nhắp nêu trên và dịch nôm na là "chống bó thắng" :lol:
Em không rành lắm nhưng hình như xe honda có một công nghệ khi bóp một thắng thì thắng kia cũng (tự) bóp theo để tránh tình trạng một bánh quay còn một bánh không nhúc nhích Không biết có phải là cái ASB này không?
Không hẳn vậy cụ ơi. Do khi đang chạy mà bóp phanh thì trọng tâm xe sẽ dồn hết về phía trước, do đó cụm phanh trước chịu lực ma sát lớn hơn nhiều 2 bánh sau.Đó là lý do vì sao các đời xe rẻ tiền chỉ làm phanh đĩa cho 2 bánh trước, còn 2 bánh sau vẫn tang trống như thường ( kể cả 2B cũng vậy luôn ah :mrgreen: )
@_ULTRALINE . Bạn mình có vẻ khắc khe và cầu toàn quá he , trong cơ khí bao giờ cũng có dung sai , tùy lĩnh vực sẽ được áp dụng dung sai nào , trong dân dụng thì tùy theo giá thành sản phẩm hãng cũng mở rộng dung sai chế tạo cho người ít tiền . ** Trong thử nghiệm mình dùng đồng hồ trên xe của chính hãng và xe mới còn " rô đai " ** Nếu muốn biết người lái xe bóp thắng thiệt tình chưa , mình nghĩ trong cuộc thi " GIA TỐC ÂM " giữa ASB và ABS nếu người thua bị " chung độ " chắc không ai muốn bóp " hờ " để thua :roll: CHÀO CÁC BÁC . ASB là cái tên mình đặt cho cách CHỐNG BÓ THẮNG KHÔNG CẦN ĐỤNG ĐẾN HỆ THỐNG THẮNG ( có sẵn trong xe của hãng ) ** ABS ra đời cách đây mấy mươi năm , sau bao năm tháng biết bao kỷ sư .chuyên gia các hãng nghiên cứu mói có kết quả như hôm nay . Nhưng bản thân ABS cũng không thể 1 mình hoàn thiện , ngoài bộ cảm biến nhận tín hiệu từ vòng quay bánh đưa về bộ sử lý trung tâm ECU lệnh xuống HCU kiểm soát áp lực dấu ( cụ thể nhấp nhả 15 lần trong dây ) . phải có sự hổ trợ các hệ thồng cân bằng khác như EBD .. Nhưng khoảng cách thắng vẫn còn lả con số > 42m trong thực tế đo được ở vận tốc thắng 100km/h ** Nói gì thì chúng ta cũng phải công nhận rằng : khi ta cần thắng gấp thì phía trước có vấn đề !! Nên nếu trong ĐIỀU KIỆN KIỂM SOÁT ĐƯỢC TAY LÁI thì khoảng cách DỪNG NGẮN nhất vẫn là tham vọng của mọi hãng . ** Điều khác biệt rõ nhất là ASB chống bó phanh nhưng không nhả lực pháp tuyến tác dụng lên bố & đĩa như nguyên lý nhấp nhả ABS . NÊN chắc chắn trong cùng điều kiện như nhau nếu ASB vẫn kiểm soát được tay lái thì ASB dừng GẦN HƠN . ** ASB hoàn toàn là cơ học nên độ ổn định rất cao ( được mình BẢO HÀNH VĨNH VIỄN ) . ABS là 1 tổ hợp các mạch " vi điện tử " khó có thể hoạt động tốt 100% trong mọi ĐK như xe 2 bánh ** về giá thành ABS muốn trang bị phải tính bằng vài ngàn dollar . ASB CHỈ CÓ 2 usd . ( nếu không tính công tháo ráp và dầu nhới mới ) ** ASB đả được đăng trên mục NGHIÊN CỨU -SÁNG CHẾ của báo KHOA HỌC PHỔ THÔNG ( cơ quan ngôn luận của HỘI KHOA HỌC TP HCM ) đăng ngày 18/6/2010 . và các báo PHÁP LUẬT ( mục AN TOÀN GIAO THÔNG ) ngày 10/5/2010 . Báo NGƯỜI LAO ĐỘNG ngày 29/4/2010 . Đó là những này của bắt đầu thành công ở vận tốc 60 km/h ... sau quá trình tự hoàn thiện chính mình nay có thể đạt đến 100km/h VẪN CHƯA BÓ PHANH khi thắng gấp . ** NẾU KHÔNG CÓ GÌ THAY ĐỔI THỨ NĂM NÀY TRÊN TRUYỀN HÌNH BTV1 LÚC 22G TRONG TRƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC MỜI CÁC BẠN XEM SỰ PHÁT TRIỂN ASB CỦA MÌNH .
@hoangcm2008 chính xác là nó thưa cụ nhưng hệ thống phanh CBS này chưa đc hiệu quả lắm cụ thể như trên những xe Airblade một khi mỡ bò bôi trơn trên cùm thắng đĩa ( chỗ tiếp xúc giữa tay thắng và piston thủy lực ) bị khô hay dơ thì bộ thắng này tỏ ra kém hiệu quả cụ thể là nó chỉ ghì nhẹ chiếc Honda AB này em cũng từng sở hữu qua và trên đường trường thì bộ thắng của nó còn tệ hơn của thằng Exciter nói trên , bữa nào rảnh em sẽ mang xe tới chỗ ổng làm thử coi sao sẵn làm chuột bạch cho các cụ luôn :lol:
Bác Đức đi 2 bánh hay 4 bánh vậy bác ơi Cơ mà nếu bác đi 2 bánh ở tốc độ 30km/h ma bop lết đến 10m thì em cũng thấy... phục bác. Hồi đó em học chạy xe của Honda, có bài tập là di chuyển ở vận tốc 50 - 60km/h thì phải bóp thắng sao cho xe dừng khoảng cách dưới 8m mà lại kg được lết bánh. Lần giỏi nhất em bóp được là khoảng 5,5m, còn lại trung bình (cả em và các bà con khác) là khoảng 6,5 - 7,5m. Nếu quá khoảng cách trên mà xe mới dừng thì thường là do bánh xe quá mòn hoặc đường trơn. Trở lại với tâm huyết của bác ongnhun thì em nghĩ thế này: nếu bác đã có chứng minh thực tế là chạy 100km/h và bóp siết hết cỡ không bị bó thắng (và điều đó phải được lặp lại chứ kg phải thành công ngẫu nhiên) thì em nghĩ mọi người đều nên trân trọng và tôn trọng sự thực đó, cho dù về mặt lý thuyết hoặc trình bày của bác có hợp lý hay chưa. Tuy nhiên cá nhân em thì chưa bao giờ tin hoặc nhìn thấy ai chạy 2 bánh 100km/h mà dám bóp thắng hết cỡ được cả!!! (xin chú thích thêm là hồi trẻ em cũng chạy xe trời thần lắm ạ )