Nửa hôn thương đau & Phạm Đình Chương

Discussion in 'Âm nhạc' started by kim, 29/5/11.

  1. kim

    kim Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    343
    Likes Received:
    16
    Nói đến nhạc sĩ Phạm Đình Chương là nói đến những dòng nhạc tình ca lãng mạn từ tiền chiến đến thời đại. Những nhạc phẩm do ông sáng tác hay phổ từ thơ. Là một tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam . Nếu phải so sánh giữa Phạm Đình Chương với Phạm Duy, có lẽ hai người nhạc sĩ này “kẻ tám lạng người nửa cân”, chỉ có điều Phạm Đình Chương không sáng tác nhạc theo kiểu “tả pín lù” như Phạm Duy “sức mấy mà buồn”, “bỏ qua đi tám”, nhạc Việt hóa,nhạc tuyên truyền. Phạm Đình Chương ông chỉ có một con đường để đi, là chọn con đường vì văn học nghệ thuật.
    Chúng ta thử điểm qua những sáng tác tiêu biểu của Phạm Đình Chương :
    Nhạc sáng tác :
    - Hội trùng dương, Ly rượu mừng, Tiếng dân chài, Anh đi chiến dịch, Bên trời phiêu lãng, Đất lành, Đêm cuối cùng, Đến trường, Định mệnh buồn, Đón xuân, Ra đi khi trời vừa sáng (viết với Phạm Duy), Đợi chờ (viết với Nhật Bằng), Được mùa, Hò leo núi, Khi cuộc tình đã chết, Khúc giao duyên, Kiếp Cuội già, Lá thư mùa xuân, Lá thư người chiến sĩ, Mỗi độ xuân về, Mười thương, Nhớ bạn tri âm, Sáng rừng, Ta ở trời tây, Thằng Cuội, Thuở ban đầu, Trăng mường Luông, Trăng rừng, Xóm đêm, Xuân tha hương…
    Nhạc phổ thơ :
    - Buồn đêm mưa (thơ Huy Cận), Cho một thành phố mất tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn), Nửa hồn thương đau, Bài ngợi ca tình yêu, Dạ tâm khúc , Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm nhớ trăng Sài Gòn, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Quê hương là người đó (thơ Du Tử Lê), Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Hạt bụi nào bay qua (thơ Thái Tú Hạp), Heo may tình cũ (thơ Cao Tiêu), Mắt buồn (thơ Lưu Trọng Lư, tặng Lệ Thu), Màu kỷ niệm (thơ Nguyên Sa), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ).. Còn rất nhiều nhạc phẩm khác v.v…

    Một chút tiểu sử :
    Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh năm 1929 và qua đời vào năm 1991. Khi soạn nhạc ông ký là Phạm đình Chương, còn đi hát, chỉ trong ban hợp ca Thăng Long, ông có tên gọi ca sĩ Hoài Bắc. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh ngày 14/11/1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc, thân phụ là ông Phạm Đình Phụng..
    Người vợ đầu của cha ông sinh được 2 người con trai tên Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung trong ban hợp ca Thăng Long như đã nói.
    Người vợ sau của cha ông tức mẹ ruột ông sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ của nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là ông tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh. Phạm Đình Chương được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn ông vẫn tự học là chính.
    Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương tức Hoài Bắc cùng các anh chị em ruột hai dòng như Hoài Trung, Thái Hằng, Thái Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV, để từ đó mới thành tên ban hợp ca Thăng Long.
    Nhạc sĩ Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác âm nhạc vào năm 1947, khi mới 18 tuổi, nhưng phần nhiều nhạc phẩm của ông thường được xếp vào dòng tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình lãng mạn. Các nhạc phẩm đầu tiên như Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi... có không khí hùng kháng, tươi trẻ.
    Năm 1954 Phạm Đình Chương cùng gia đình chuyển vào miền Nam , rồi tái lập ban hợp ca Thăng Long để hoạt động. Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: Khúc giao duyên, Thằng Cuội, Được mùa, Tiếng dân chài...
    Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn : Xóm đêm, Đợi chờ, Ly rượu mừng, Đón xuân...
    Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can: Đêm cuối cùng, Thuở ban đầu, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau.
    Có thể nói Phạm Đình Chương là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Nhiều bản nhạc phổ thơ của ông đã trở thành những bài hát bất hủ, có một sức sống riêng như Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội &thơ Hoàng Anh Tuấn), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê)...
    Phạm Đình Chương cũng đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam với một bản trường ca bất hủ Hội trùng dương viết về ba con sông Việt Nam: sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Sau 1975 nhạc sĩ Phạm Đình Chương định cư tại California , Hoa Kỳ. Ông mất 22/8/1991 tại California .

    "NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU" còn là tâm sự riêng tư
    Vào những năm 60, báo chí Sài Gòn hao tốn rất nhiều giấy mực vì phải đăng nhiều kì vụ li dị giữa ca sĩ Khánh Ngọc với nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Tòa án xét xử nhiều lần chưa xong, vì thế vụ việc càng làm họ trở nên nổi tiếng hơn. Lúc đó, ban hợp ca Thăng Long đang nổi đình đám nhất trong sinh hoạt ca vũ nhạc kịch thời bấy giờ, bởi lúc ấy nhóm Thăng Long gồm nhiều ngôi sao đương thời như Hoài Trung, vợ chồng ca sĩ Thái Hằng - Phạm Duy, ca sĩ Thái Thanh, vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc) – Khánh Ngọc. Nếu không kể đến người chị dâu Kiều Hạnh là một nữ kịch sĩ đang được ái mộ trên các sân khấu thoại kịch.
    Phải nói trong thời gian sau 1954, các ca kịch sĩ miền Bắc xuất hiện rất đông đảo trên sân khấu lẫn đài phát thanh như Vũ Huân, Vũ Huyến, Duy Trác, Anh Ngọc, Kim Tước, Châu Hà, Hà Thanh v.v… Một phần, do ca sĩ trong Nam lúc đó chưa xuất hiện nhiều tên tuổi lớn, chỉ có một số ca sĩ đầy triển vọng từ phòng trà Tú Quỳnh giới thiệu như Bạch Yến, Cao Thái, sau có Minh Hiếu, Thanh Thúy, Túy Phượng, Phương Dung… nhỏ hơn thì có Quốc Thắng, Kim Chi trong ban nhi đồng của nhạc sĩ Nguyễn Đức, và quái kiệt Trần Văn Trạch vừa hát và hài.
    Khánh Ngọc vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một ca sĩ được nhiều người biết đến với tên gọi “ngọn núi lửa”, bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả nam say đắm mỗi khi cô lên hát. Đồng thời Khánh Ngọc còn đóng mấy phim với nam tài tử Lê Quỳnh như Ánh sáng miền Nam, Chúng tôi muốn sống, Đất lành loạt phim nói về những ngày di cư từ Bắc vào Nam do Mỹ thực hiện. Trước khi đưa đơn ra tòa, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh Khánh Ngọc ngoại tình. Nhưng vì tình yêu nên ông vẫn tin tưởng vợ và bỏ ngoài tai tất cả những tin “lá cải” ấy.
    Chỉ đến khi một số người bạn hẹn ông đi bắt ghen tại Nhà Bè thì sự việc mới đổ bể. Lúc đó báo chí Sài Gòn biết rất nhanh, và vụ “ăn chè Nhà Bè” được tờ nhật báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà khai thác mạnh hơn các báo khác, mọi người mới biết kẻ trong cuộc gây ra chuyện này không ai xa lạ, chính là người anh rể của ông : nhạc sĩ Phạm Duy nổi tiếng thuở ấy.
    Người đau lòng nhất chính là Phạm Đình Chương chồng Khánh Ngọc, vì ông rất yêu vợ, nhưng bấy giờ cả dư luận xã hội đều rõ tường tận nên đành phải gửi đơn xin li dị (dù lúc đó Phạm Duy đã từng cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng loạt bài điều tra phóng sự này).
    Đây là quãng thời gian đau khổ, Phạm Đình Chương không còn tâm trí biểu diễn cùng các anh chị trong ban hợp ca Thăng Long nữa mà lui về trong bóng tối, viết những tình ca buồn như để tâm sự với chính mình. Một loạt bài hát mang tâm trạng như thế ra đời: “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”…
    Sau khi li dị, nhạc sĩ Phạm Đình Chương được quyền nuôi con, khi ấy mới khoảng 4 – 5 tuổi, ông bắt đầu đi hát trở lại. Một lần tình cờ ông gặp Khánh Ngọc trên một sân khấu đại nhạc hội, có ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà vì trời đang mưa, nhưng ông bị từ chối. Bởi vậy khi lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa nhớ về những ngày hạnh phúc giờ trôi theo dòng nước.… có người nói Phạm Đình Chương định tự tử lúc bấy giờ, nhưng nghe tiếng khóc của đứa con trai hai người, ông mới từ bỏ ý định này !?
    Hình ảnh của đêm khốn cùng ấy đã đi vào từng lời của bài hát “ Nửa hồn thương đau” được ông viết trong đêm rã rời đó. Nếu ai đã nghe một lần bài hát này và cũng đồng cảm với cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sẽ hiểu được tâm hồn con người chỉ có thể chịu đựng một giới hạn nhất định.
    Dẫu là một bản tình ca, nhưng khi nhắc tới nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến “Nửa hồn thương đau” bởi sự bất hủ của bản tuyệt tình ca này và sự chung thủy trong tình yêu của một người đàn ông.

    Người phổ thơ ra nhạc mang tính thiên tài
    Nên nói về nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau” do Phạm Đình Chương phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền qua bài thơ “Lệ đá xanh”, nhưng ông đã đổi tựa và thêm ý cho phù hợp với tâm trạng của ông lúc bấy giờ.
    Có người nhận xét, lối phổ thơ thành nhạc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương mang đặc tính thiên tài, từ những vần thơ của các thi sĩ trở thành những nhạc phẩm luôn lưu lại nhiều kỷ niệm sâu đậm trong lòng giới ái mộ như các bài Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Nửa hồn thương đau, Đêm màu hồng, Dạ tâm khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền), Màu kỷ niệm (thơ Nguyên Sa), Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ), Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) v.v… cho nên nếu so sánh cung cách phổ thơ của Phạm Duy, có thể nói Phạm Đình Chương ngang bằng hoặc xuất sắc hơn, do ông lấy văn học đưa vào nhạc, còn Phạm Duy đưa thơ vào nhạc mang tính thị hiếu nhiều hơn.
    Một nhà báo đã viết khi nhận xét nhạc phẩm “Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội” do Phạm Đình Chương phổ thơ Hoàng Anh Tuấn :
    “Có thể nói ca khúc “Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội” phổ thơ Hoàng Anh Tuấn là một trong những nhạc phẩm thể hiện tài năng phối âm hoàn chỉnh sắc sảo, đặc biệt là những câu nhạc chuyển động ở cuối phiên khúc đưa người nghe đi vào điệp khúc bằng từng nốt nhạc được dựng nền trên từng hợp âm khi tiến khi thoái rất linh động, nhịp nhàng chẳng khác nào một tiểu khúc giao hưởng đầy âm vang của những hạt mưa gợi nhớ đất Hà thành một thời đã cùng giai nhân “chung nón dìu bước thơm phố phường”.
    Có người nói sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Đình Chương còn trải rộng tỏa khắp trên bình diện của thể nhạc trữ tình lãng mạn, với những sáng tác phong phú đủ chủ đề nói về tuổi trẻ, tình yêu, hiện thực, hoặc chia sẻ nhịp rung cảm hân hoan cùng mọi người như các tác phẩm : Bài ca tuổi trẻ, Thuở ban đầu, Mười thương, Mộng dưới hoa, Bài ca ngợi tình yêu, Đêm cuối cùng, Heo may tình cũ, Xóm đêm v.v…
    Xuyên qua các nhạc phẩm trên, người ta lại càng nhận thức đầy đủ hơn nơi ý nhạc lời ca của Phạm Đinh Chương có một tâm hồn tươi trẻ, nồng nhiệt và cũng không kém phần thương đau, xót xa trong tan vỡ của yêu đương luyến nhớ, cũng như trong cuộc đời của người nghệ sĩ luôn để lại những khối chân tình qua từng bước chân phiêu bạt mà ông đã đi qua.
    “Có lẽ sự rung động dễ thương của những con tim khi chớm nở loài hoa tình yêu mới là cảm xúc tuyệt diệu nhất được Phạm Đình Chương diễn tả bằng chính nội tâm hiện thực của ông qua ca khúc “Mộng dưới hoa” phổ thơ Đinh Hùng :
    Chưa gặp em anh vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
    Mắt xanh là bóng dừa hoang dại
    Âu yếm nhìn anh không nói năng ….
    “Cuối cùng không thể nào không đề cập đến “Trường khúc Tam Giang” với những nỗi niềm diễn tả tâm tư mang lời tự thuật thật sống động, đặc sắc của 3 con sông lớn đại biểu cho mạch sống của ba Miền và được xem như là một đại tác phẩm trường tấu để đời của nhạc sĩ Phạm Đình Chương có tên là “Hội Trùng Dương”, với 3 tiểu khúc gồm Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương và Tiếng Sông Cửu Long, được liên kết thật chặt chẽ bằng những tiết tấu phối hợp sự biến âm đặc biệt biểu hiện tình cảm khi nhẹ nhàng, lúc khoan thai, khi hùng tráng, lúc trầm lắng, khi ngọt ngào, lúc thiết tha, quyện lẫn trong các câu hò mang sắc thái âm điệu thổ ngữ Bắc, Trung, Nam rất duyên dáng chân thành và trong sáng tình yêu quê hương vốn được hun đúc từ ngàn đời, tựa như 3 dòng sông tuôn chảy miệt mài ra biển Đông, khi lững lờ lúc cuồn cuộn trôi mãi theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
    Sau đây là những nhạc phẩm do nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ từ thơ, mà trang “Văn nghệ người Sài Gòn” đã nói đến :

    Nhạc phẩm “NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU”
    thơ Thanh Tâm Tuyền
    Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa / Cho tôi về đường cũ nên thơ / Cho tôi gặp người xưa ước mơ / Hay chỉ là giấc mơ thôi / Nghe tình đang chết trong tôi / Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời
    Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau / Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau / Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào / Em ở đâu? Anh ở đâu? / Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu
    Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt / Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất / Và tiếng hát và nước mắt Đôi khi anh muốn tin/ Đôi khi anh muốn tin / Ôi những người ôi những người / Khóc lẻ loi một mình…

    Nhạc phẩm ”MƯA SÀIGÒN MƯA HÀNỘI”
    thơ Hoàng Anh Tuấn
    Mưa hoàng hôn / Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn / Thoảng hương tóc em ngày qua / Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà / Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hoà / Thương màu áo ngà / Thương mắt kiêu sa / Hiền ngoan thiết tha / Thơ ngây đôi má nhung hường / Hà thành trước kia thường thường / Về cùng lối đường / Khi mưa buốt, lạnh mình ướt / Chung nón dìu bước / Thơm phố phường Mưa ngày nay / Như lệ khóc phần đất quê hương tù đày / Em ngoài ấy còn nhớ hẹn xưa miệt mài / Giăng mắc heo may / Sầu rơi ướt vai / Hồn quê tê tái
    Mưa mùa Thu / Năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù / Tủi thân nhớ bao ngày qua / Mưa ngùi thương nhòa trên giòng sông Hồng hà / Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa / Đau lòng Tháp Rùa / Thê Húc bơ vơ / Thành đô xác xơ / Cô liêu trong nỗi u hoài / Lòng người sống lạc loài / Thê lương mềm vai gầy / Bao oan trái / Dâng tê tái / Cho kiếp người héo mòn tháng ngày
    Mưa còn rơi, / Ta còn ước rồi nắng yêu thương về đời / Vang trời tiếng cười / ấm niềm tin hồn người / Mây trắng vui tươi / Tình quê ngút khơi / Tự do phơi phới.

    Nhạc phẩm “MỘNG DƯỚI HOA”
    thơ Đinh Hùng
    Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng / Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng / Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại / Âu yếm nhìn tôi không nói năng
    Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ / Mây ngàn gió núi đọng trên mi / Áo bay mở khép niềm tâm sự / Hò hẹn lâu rồi - em nói đi
    Nếu bước chân ngà có mỏi / Xin em dựa sát lòng anh / Ta đi vào tận rừng xanh / Vớt cánh rong vàng bên suối
    Ôi, hoa kề vai hương ngát mái đầu / Đêm nào nghe bước mộng trôi mau / Gió ơi, gửi gió lời tâm niệm / Và nguyện muôn chiều ta có nhau
    Lời 2:
    Tôi cùng em mơ những chốn nào / Ước nguyền chung giấc mộng trăng sao / Sánh vai một mái lầu phong nguyệt / Hoa bướm vì em nâng cánh trao
    Hy vọng thơm như má chớm đào / Anh chờ em tới hẹn chiêm bao / Dưới hoa tưởng thấy ngàn sao rụng / Hòa lệ ân tình nuôi khát khao / Bước khẽ cho lòng nói nhỏ / Bao nhiêu mộng ước phù du / Ta xây thành mộng nhìn thu / Núi biếc, sông dài ghi nhớ
    Ôi, chưa gặp nhau như đã ước thề / Mây hồng giăng tám ngả sơn khê / Bóng hoa ngã xuống bàn tay mộng / Và mộng em cười như giấc mê

    Nhạc phẩm “ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY”
    thơ Quang Dũng
    Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai / Sông xa từng lớp lớp mưa dài / Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh / Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai
    Đôi mắt Người Sơn Tây / U uẩn chiều luân lạc / Buồn viễn xứ khôn khuây, / Buồn viễn xứ khôn khuây / Em hãy cùng ta mơ / Mơ một ngày đất mẹ / Ngày bóng dáng quê hương / Đường hoa khô ráo lệ
    Tôi từ chinh chiến đã ra đi / Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì / Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc / Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay
    Em vì chinh chiến thiếu quê hương / Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn / Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm / Em có bao giờ, Em có bao giờ, Em thương nhớ thương
    NGUYỄN VIỆT
    Vào những năm của thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và "tình địch" không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Nỗi đau dày xe tâm can và sự tan nát của một đại gia đình nghệ sĩ đã "đánh gục' nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông phát hiện ra , vợ mình đã yêu người anh rể Phạm Duy. Hay nói cách khác, rể và dâu trong một nhà đã đến với nhau, vượt ra ngoài luân lý đạo thường, vốn là một điều cấm kỵ trong văn hoá gia đình Việt Nam.


    Ca sĩ Khánh ngọc, với thân hình bốc lửa, kiều diễm đã được nhiều người biết đến với biệt danh "ngọn núi lửa", cô đã từng làm chao đảo, đắm say nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng và khán giả nam rất ái mộ. Khánh Ngọc thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh...và là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn. Khánh Ngọc hường đóng cặp với nam tài tử Lê Quỳnh trong các bộ phim do người Mỹ thực hiện trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
    Năm 1961, Khánh Ngọc sang Hoa Kỳ để học thêm về ngành điện ảnh và gặp một du học sinh Việt Nam, hai người đã kết hôn và có được ba người con. Hiện Khánh Ngọc sống với gia đình ở Los Angeles.
    Nhờ khả năng diễn xuất của mình, Khánh Ngọc trình bày những bản nhạc rất hấp dẫn. Khi hát bản "Cerisier Roses et Pommiers Blances" lời Việt, vào câu đầu : "Vườn xuân ong bướm, ngất ngây ngất ngây lòng ta..." Khánh Ngọc lim dim mắt, thở dài, tay đè lên quả tim. Cô mở mắt liếc khán giả, nở một nụ cười vừa lẳng lơ vừa khả ái làm khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt...Đớn đau thay cho Phạm Đình Chương , người "si tình" và cũng "thành công" nhất trong việc chinh phục người đẹp chính là nhạc sĩ Phạm Duy.
    Trước khi đâm đơn ra toà, Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh dư luận. Với tình yêu nồng thắm buổi ban đầu, ông không thể nào tin vào sự ngoại tình đã được đồn thổi. Điều thương tâm nhất là ông vẫn yêu thương, tin tưởng vợ và bỏ ra ngoài tai những điều không tốt lành của giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn. Và như thế, vào một buổi tối định mệnh, Phạm Đình Chương cùng với những người bạn thân "bắt tại trận" cuộc tình vụng trộm của đôi tình nhân tại quán chè ở Nhà Bè - Gia Định.
    Trời đất như sụp đổ dưới chân người nhạc sĩ tài hoa, anh gần như đứng không vững, bạn bè dìu quay trở lại nhà, nơi đứa con thơ dại đang ở nhà một mình ngóng chờ ba, mẹ về ...
    Ngay lập tức, sáng hôm sau, một loạt bài phóng sự đều tra nóng bỏng của các báo được phát hành và "cháy số", đắt đỏ nhất là tờ "Nhật báo Sài Gòn mới" của bà Bút Trà. Vụ "ăn chè Nhà Bè" được tung ra với những hình ảnh rất "thời sự" của các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương. Cả Sài Gòn gần như biết hết !

    Cho dù Phạm Duy cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng các bài điều tra, phóng sự nhưng "hoạ vô đơn chí", trong cuộc đời này, cái gì càng dấu diếm bao nhiêu, càng được "bùng nổ" và thêu dệt lên bấy nhiêu. Tan nát ! Không còn cách nào khác, Phạm Đình Chương gạt nước mắt đau thương, nộp đơn ly dị lên toà án. Vụ việc kết thúc và Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc bấy giờ khoảng 4-5 tuổi.
    Trong đau khổ tột cùng, không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với bên ngoài.Kể từ đó, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt, trong thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa: "Đêm cuối cùng", "Người đi qua đời tôi", "Khi cuộc tình đã chết", "Thuở ban đầu", "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển"...
    Một đêm mưa tầm tả ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội, ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà nhưng khốn thay, ông bị từ chối. Trong mưa rơi, ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa trắng xoá, nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang trôi theo dòng nước.... , Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi đời này, nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.
    May thay, tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tại. Từ đáy tâm thức, một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại để nuôi đứa con thơ dại. Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử. Ngay đêm đó, "Nửa hồn thương đau" được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau, sự rã rời, tan nát của tâm can. Ngồi nhìn vầng trán thơ ngây của đứa con trai, Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối cùng của ca khúc bất hủ này.Nếu đã một lần nghe bài hát này, chúng ta sẽ hiểu được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi nhắc tới Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến "Nửa hồn thương đau" bởi trong ca khúc này là sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông.
    Gần 50 năm trôi qua, trong góc khuất nào đó của cuộc đời, nghe người em gái của ông, ca sĩ Thái Thanh, hát ca khúc này, chúng ta mới thấy được nỗi đớn đau tột cùng của người nhạc sĩ tài hoa, bất hạnh và đầy nhân cách này.
    Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
    Cho tôi về đường cũ nên thơ
    Cho tôi gặp người xưa ước mơ
    Hay chỉ là giấc mơ thôi
    Nghe tình đang chết trong tôi
    Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời

    Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
    Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
    Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
    Anh ở đâu ? Em ở đâu?
    Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu

    Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
    Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
    Và tiếng hát và nước mắt

    Đôi khi em muốn tin
    Đôi khi em muốn tin
    Ôi những người ôi những người
    Khóc lẻ loi một mình

    (Rall ...)
    Audreynguyen
    ^
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. saymeamnhac1

    saymeamnhac1 Advanced Member

    Joined:
    5/10/06
    Messages:
    55
    Likes Received:
    0
    Tôi vẫn thường nghe bài hát này và bài Xóm đêm, bác viết hay quá.
     
  3. khongbietgi

    khongbietgi Advanced Member

    Joined:
    14/4/08
    Messages:
    257
    Likes Received:
    29
    Ai biết bài này mà Ý Lan hát nằm ở CD nào thì mách em với
     
  4. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    261
    Bài viết hay quá, cảm ơn bác nhiều

    Tuy nhiên ở trên có đoạn so sánh với Phạm Duy em thấy hơi phiếm diện.

    Mỗi khi tâm sự với ông Ngoại em là người cùng thời với các cụ ấy, em được biết thời thanh niên sôi nổi của các cụ ai cũng có 1 bầu nhiệt huyết sục sôi, một lý tưởng hoài bão để theo đuổi, cho dù đứng phía bên nào . Bài " Anh đi chiến dịch " của Phạm Đình Chương cũng là một ví dụ, chứ không hoàn toàn " vị nghệ thuật" như tác giả bài viết nói đâu .

    Mời các bác bàn tiếp .
     
  5. regular

    regular Advanced Member

    Joined:
    6/6/07
    Messages:
    7.375
    Likes Received:
    22
    Location:
    Non-Groups
    Phạm Duy thì đa phần là viết nhạc cho thơ! Cũng rất ít bài Ô tự viếtt cả nhạc và lời!
    Cuộc đời Cụ PĐC cũng đau khổ nhỉ!
     
  6. fortheking

    fortheking Advanced Member

    Joined:
    20/5/09
    Messages:
    458
    Likes Received:
    0
  7. TiNgocuatoi

    TiNgocuatoi Advanced Member

    Joined:
    1/10/10
    Messages:
    1.906
    Likes Received:
    55
    Khổ thân nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Nhạc của ông hay hơn nhạc Phạm Duy nhiều.
     
  8. anmy

    anmy Advanced Member

    Joined:
    7/7/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    1
    Võ đoán!
    Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc vàng hay hơn Trường Vũ nhiều!
     
  9. bv

    bv Advanced Member

    Joined:
    8/4/07
    Messages:
    2.373
    Likes Received:
    31
    Location:
    Saigon
    Xin cảm ơn anh Kim. Bài viết của anh đã giúp BV hiểu thêm về tâm hồn của một người nhạc sỹ thiên tài mà BV hằng mến mộ và kính trọng.
    Song, BV cũng xin được chỉnh lại ca từ trên cho đúng với nguyên bản, mà đã từ lâu bị tam sao thất bổn.

    Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như tranh
    Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại
    Âu yếm nhìn tôi không nói năng...

    Thân mến!
     
    LQMH likes this.
  10. huy_av

    huy_av Advanced Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    9.737
    Likes Received:
    5
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Nói tới "Nữa hồn thương đau" không thể bỏ qua bài hát này với phần trình diễn của Julie. Với em, khi nghe Julie hát bài này, thấy "thương đau" thật sự. Mặc dù Julie hát nhẹ nhàng hơn và không nức nỡ như Thái Thanh.
    Hôm nay biết được hoàn cảnh ra đời của bài hát này, dường như nghe lại càng hay, và càng thấy "đau" hơn.
    Xin chia sẻ cùng các bác:

     
  11. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Không biết chị BV lấy thông tin từ đâu về việc đổi lời này?
    Thân.
     
  12. huy_av

    huy_av Advanced Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    9.737
    Likes Received:
    5
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Một số hình ảnh hiếm hoi của ban Thăng Long, xin chia sẻ cùng các bác, những người yêu quý những bản tình ca buồn của nhạc sỹ Phạm Đình Chương.



     
  13. TiNgocuatoi

    TiNgocuatoi Advanced Member

    Joined:
    1/10/10
    Messages:
    1.906
    Likes Received:
    55
    Văn đoán!

    Võ Thiện Thanh sáng tác hay hơn Phạm Duy nhiều :)
     
  14. bv

    bv Advanced Member

    Joined:
    8/4/07
    Messages:
    2.373
    Likes Received:
    31
    Location:
    Saigon
    Chào bạn,

    Bạn hỏi việc đổi lời là như vầy. Ngày nay, kể cả thời trước, đã từ việc "nghe sai", rồi "hát sai", rồi thành "viết sai", và nguy hại nhất là "truyền sai". Những từ đó dễ lẫn lộn vì âm giống nhau và có đổi nghĩa thì cũng khó phát hiện, vì cũng có người hát mà không chịu hiểu. Ngay cả các ca sỹ tên tuổi như là Tuấn Ngọc, Khánh Ly v.v... thì BV cũng phát hiện các CS ấy cũng có hát sai, vì không để ý hoặc không biết cái gốc tích, hoặc là... cố tình. Ngoại trừ CS Thái Thanh, bà là người trí thức và có trình độ âm nhạc. BV để ý chưa bao giờ thấy bà hát sai một chữ hay một âm.

    Ngày xưa BV học, hát và nghe hát đúng là như vậy đó.

    Thêm nữa, là về ý nghĩa:

    "Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như tranh"

    Câu này không thể "đẹp như trăng" được mà phải "đẹp như tranh". Vì chỉ có cụ Nguyễn Du mới ví vonThúy Vân là có nét đẹp "mày ngài, mặt tựa trăng rằm" theo quan niệm tướng số của thời xưa. Mặt trăng chỉ sự chân phương, đoan trang, nhưng đó không phải là nét "đẹp như tranh tố nữ". Mặt trăng thì tròn vành vạnh thì không thể nào gọi là đẹp được, có chăng là đẹp về tướng số. Nó không có nét tả trong thi ca cho một người con gái.

    Vì vậy, phải là:

    "Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như tranh"

    Và "tôi" chứ không là "anh". Ngày xưa trong tình cảm còn kín đáo, không phô bày lộ liễu. Việc xưng "tôi" gợi lên sự trân trọng, nâng niu trong tình yêu. Và 4 câu mở, khi ấy chưa có nhân vật em xuất hiện, chỉ là tự nhủ, cho nên việc xưng tôi là đúng. Việc xưng tôi làm cho bài thơ nâng cao ý tứ và giá trị.

    Chứ không là:

    ""Chưa gặp em anh vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng" được.

    Còn câu:

    "Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại
    Âu yếm nhìn tôi không nói năng..."

    Chứ không phải là:

    "Mắt xanh bóng dừa hoang dại" được.

    Trước hết, ta nên phân tích:
    - Người VN ta không có đôi mắt màu xanh.
    - Mà màu xanh in trong đôi mắt ấy là của "bóng dừa hoang dại".

    "Bóng dừa lả lơi hoang dại" là một hình ảnh nên thơ gợi cảm xúc. Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ qua từ "lả" để ví von đôi mắt ấy đã thu hút và cũng gợi cảm và nên thơ như là "bóng dừa hoang dại" in trong đó.

    Cho nên, không thể nói: "Mắt xanh LÀ bóng đừa hoang dại được".
    Ví như câu này mà đúng, e là bài thơ tầm thường quá. NS Phạm Đình Chương cũng không chọn để phổ nhạc đâu. :)

    Nói thật chứ bài nhạc nào mà trong đó cứ có mấy cái chữ anh anh em em là BV thấy nó sao sao đó, chẳng buồn nghe.

    Cung Tiến rất tài hoa khi mượn thơ tả ý, mượn cảnh tả tình! Ông là số một La Mã trong các nhạc sỹ lãng mạn. Như tác phẩm Nguyệt Cầm, Hoài Cảm..., trong suốt bài nhạc không hề có các đại từ nhân xưng anh em. Nhưng ông đang diễn tả một nỗi đau và nhớ cuồng điên của một người lạc mất người yêu!
     
    LQMH likes this.
  15. kim

    kim Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    343
    Likes Received:
    16
    Xin đính chánh bài này không phải của e :D
     
  16. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Chào chị BV.
    Vậy việc đổi lời trên là do chị "võ đoán" ra chứ chị không có dẫn chứng?
    Vì e thấy nguyên bài thơ của tác giả nó vẫn không đổi lời như vậy:

    Tự Tình Dưới HoaTác giả: Đinh Hùng



    Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
    Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.
    Mắt xanh là bóng dừa hoang dại,
    Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng.

    Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay,
    Ôi mộng nào hơn giấc mộng này ?
    Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ,
    Nửa như hoài vọng, nửa như say.

    Em đến như mây, chẳng đợi kỳ,
    Hương ngàn gió núi động hàng mi.
    Tâm tư khép mở đôi tà áo,
    Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi !

    Em muốn đôi ta mộng chốn nào ?
    Ước nguyền đã có gác trăng sao.
    Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý,
    Còn lối bâng khuâng: Ngõ trúc đào.

    Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ.
    Nắng trong hoa, với gió bên hồ,
    Dành riêng em đấy. Khi tình tự,
    Ta sẽ đi về những cảnh xưa.

    Rồi buổi ưu sầu em với tôi
    Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời.
    Vai kề một mái thơ phong nguyệt,
    Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười.


    (Trích từ tập thơ "Đường Vào Tình Sử")
    (http://poem.tkaraoke.com/10024/Tu_Tinh_Duoi_Hoa.html)

    Cũng như bản in gốc bài hát cũng không có đổi lời:
     

    Attached Files:

  17. bv

    bv Advanced Member

    Joined:
    8/4/07
    Messages:
    2.373
    Likes Received:
    31
    Location:
    Saigon
    Chào MT,

    BV không có võ đoán đâu MT. MT có chắc dẫn chứng qua ấn phẩm này là đúng không? Nhà in này in có đúng không? Hay lần in bài nhạc này có đúng không? Có chắc bài thơ mà bạn search trên mạng là đúng không? Nên có thời gian để tìm hiểu về những cái này. BV cũng U50 rồi. Đủ cái tuổi nếm trải để hiểu biết và có thể làm nhân chứng sống cho một khoảng nào đó. Các anh chị lớn và Ba của BV xưa có được nhiều thơ nhạc chép tay. Chính mắt BV thường được đọc những bài thơ, nhạc ấy từ tài sản sách vở của gia đình ngay từ năm BV biết chữ cho đến lớn. Và trong đó rất may là đọc được bài này. 75 thì đã đem đi đốt bớt, và cũng thất lạc dần. Cũng có một số BV cất giữ lại được nhưng chỉ là những tập thiếu nhi đóng bộ, tuổi hoa đóng bộ và sách vàng (truyện tranh). Một vài tập nhạc Phạm Duy do chị Hai của BV sưu tầm, và của một số anh bạn trai cùng học chung được kêu gọi đi lính không quân tặng. Sau này cũng mất luôn.

    MT hãy nhìn xem cái chữ "anh" đã được viết chồng lên chữ "tôi". Vậy chúng ta có thể nghĩ sao với sự tự sửa lời theo ý thích riêng, rồi sự tam sao thất bản, hoặc bằng một lý do nào đó có một câu chuyện liên quan khiến phải chỉnh sửa từ gốc. Khiến chữ "tranh" thành "trăng"? Và đó là một trong những bài in bị lỗi mà không buồn sửa lỗi?

    Ngày xưa, sách báo văn nghệ và giáo dục thì được in ấn từ nhà xuất bản Dziên-Hồng thì nhà BV có rất nhiều. BV đọc tất cả và cũng bắt được những lỗi chính tả ở trong đó.

    Bài thơ mà MT dẫn, ai đánh máy cũng sai lỗi chính tả. Trong đó chữ "truyện" phải sửa thành "chuyện" mới đúng.

    BV cũng search được, nhưng BV không có search, vì biết chắc là có nhiều thứ không thể tìm lại được! Internet không thể là tất cả.

    Trên, MT cũng minh chứng được 2 trong 3 chữ "lả" và "tôi" là BV nói đúng rồi, còn chữ "trăng" hay "tranh" thì MT cũng nên bỏ thời gian ra tìm hiểu. Nhưng e rằng chắc cũng không còn gốc tích. :(

    Thân.
     
  18. ADN

    ADN Advanced Member

    Joined:
    2/5/10
    Messages:
    6.417
    Likes Received:
    69
    Em sẽ đổi Sig bằng 4 câu thơ này, hay quá. :)

    Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
    Cho tôi về đường cũ nên thơ
    Cho tôi gặp người xưa ước mơ
    Hay chỉ là giấc mơ thôi
     
  19. baoni

    baoni Advanced Member

    Joined:
    16/3/10
    Messages:
    248
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Em thì chưa biết ca từ theo ý tác giả chính xác như thế nào nhưng đọc qua những lời bình và phân tích của chị BV rất chí lý và sâu sắc!
     
  20. bv

    bv Advanced Member

    Joined:
    8/4/07
    Messages:
    2.373
    Likes Received:
    31
    Location:
    Saigon
    Cảm ơn bạn baoni!


    Nghe tình đã chết trong tôi
    Nghe lòng tiếc nuối
    Xót thương.... suốt đời. :cry:

    Nghe lại là khóc áh! :(
     
  21. Mike

    Mike Advanced Member

    Joined:
    11/9/09
    Messages:
    9.171
    Likes Received:
    26
    Location:
    San Fanx...Long
  22. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Chào chị BV.
    Vẫn biết những phân tích của chị vẫn có lý theo một cách nào đó, tuy nhiên nếu cứ đem những bài thơ, nhạc nỗi tiếng một thời đem ra phân tích theo kiểu ca từ cho đúng nghĩa, hợp với thơ... thì e nghi chắc bài nào cũng có vấn đề cả :D
    Trong bài MDH này chữ "tôi" và "anh" thì e nghĩ đó là lỗi do ca sĩ khi thể hiện và trường hợp này hiện tại khá thông dụng, cùng 1 bài nhạc soạn cho nam thì khi nữ hát họ tự đổi lời từ anh sang em cũng là bình thường. Vấn đề ở đây là từ "trăng" chị đổi thành "tranh" thì theo e ý nghĩa nó khác nhau hoàn toàn.
    Chị xem lại trích dẫn này:

    "Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã đóng góp nhiều tác phẩm thật đẹp, như những hạt kim cương lóng lánh, vào kho tàng âm nhạc Việt Nam - đây tôi không có tham vọng trình bầy về sự nghiệp sáng tác phong phú và giá trị của ông, mà chỉ xin ghi lại một giai thoại nhỏ đã được chính ông kể trong một lần tôi chở ông trên xe khi đi thăm ca sĩ Hoài Trung đang nằm trong một bệnh viện ở Pasadena vào năm 1990 . Khi tôi hỏi về trường hợp sáng tác bản MỘNG DƯỚI HOA th`i ông cho hay là khoảng năm 1957 gì đó, ông đọc tập thơ Đường Vào Tình Sử của Đinh Hùng, thấy bài Tự Tình Dưới Hoa hay hay, có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ có vẻ cổ điển ước lệ với mỹ nhân, với trăng sao, mây nước, suối rừng, mơ mộng . . . v. v . . . ông bèn âm ư nho nhỏ trong miệng, rồi bật ra thành những nốt nhạc đầu tiên, và ông đã ghi lại trên giấỵ Khi phần nhạc đã hoàn chỉnh thì chỉ có một số lời thơ được giữ nguyên văn, ngoài ra chính ông và thi sĩ Đinh Hùng đã gọt giũa lại rất nhiều . Đến phần điệp khúc, thì cấu trúc của bài nhạc lại thay đổi, không thể dùng 7 chữ được vì chỉ có 6 nốt, nên ông đã yêu cầu Đinh Hùng đặt lời mới cho đoạn đó . Dĩ nhiên công việc này không quá khó khăn với nhà thơ và cũng có phần đóng góp của chính Phạm Đình Chương . Từ đó, 2 đoạn điệp khúc 6 chữ đã được lồng vào giữa bài hát, một cách rất khéo léo, tự nhiên và nhất quán, nghĩa là vẫn giữ được không khí rất lãng mạn và cổ điển của bài thơ...


    trích đọan bài báo: "Một chút giai thoại về bài hát Mộng Dưới Hoa" của Nguyễn Đình Cường đăng trong báo "Văn Nghệ", số 7, 2001 (trang 64-65, Lê Xuân Trường chủ biên). Nguyễn Đình Cường Mộng Dưới Hoa (nhạc Phạm Đình Chương - thơ/lời Đinh Hùng) Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại Âu yếm nhìn tôi không nói năng Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ Mây ngàn gío núi đọng trên mi Áo bay mở khép nghìn tâm sự Hò hẹn lâu rồi em nói đi Nếu bước chân ngàn có mỏi Xin em dựa sát lòng anh Ta đi vào tận rừng xanh Vớt cánh rong vàng bên suối Ôi hoa kề vai, hương ngát mái đầu Đêm nào nghe bước mộng trôi mau Gió ơi gởi gió lời tâm niệm. Và nguyện muôn chiều ta có nhaụ &*& Tôi cùng em, mơ những chốn nào Ước nguyện chung giấc mộng trăng sao Sánh vai một mái lầu phong nguyệt Hoa bướm vì em nghiêng cánh chao Hy vọng thơm như má chớm đào Anh chờ em tới hẹn chiêm bao Dưới hoa tưởng thấy ngàn sao rụng Hoa lệ ân tình môi khát khao Bước khẽ cho lòng nói nhỏ Bao nhiêu mộng ước phù du Ta say thành mộng nghìn thu Núi biếc sông dài ghi nhớ Ôi chưa gặp nhau như đã ước thề Mây hồng giăng tám ngã sơn khê Bóng hoa ngã xuống bàn tay mộng Và mộng em cười như giấc mơ

    Tự tình dưới hoa (Thơ Đinh Hùng) Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng: Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng, Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại, Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay, Ôi mộng nào hơn giấc mộng nàỷ Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ, Nửa như hoài vọng, nửa như say Em đến như mây, chẳng đợi kỳ Thương hàng gió núi động hàng mi Tâm tư khép mở đôi tà áo, Hò hẹn lâu rồi -- Em nói đi Em muốn đôi ta mộng chốn nàỏ Ước nguyền đã có gác trăng sao Chuyện tâm tình: dưới hoa thiên lý, Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ, Nắng trong hoa, với gió ven hồ Dành riêng em đấỵ Khi tình tự, Ta sẽ đi về những cảnh xưa Rồi buổi u sầu, em với tôi Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời Vai kề một mái thơ phong nguyệt, Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười Suôi Dòng Mộng Ảo Chim hồng về khu rừng cũ, Xuân ấy hai lòng mới yêu . Cùng hoa, bướm trắng sang nhiều, Nắng thơm những chiều tình tự . - Xin em ngồi trên nhung cỏ, Nghe suối ca vui nhịp nhàng. Anh ru cho hồn em ngủ, Bằng điệu ca sang dịu dàng. Chim xanh về khu rừng cũ, Hè tới, hai lòng còn yêu . Cỏ thơm mọc đã cao nhiều, Cành mộng bao nhiêu hoa đỏ! - Nếu bước chân ngà có mỏi, xin em dựa sát lòng anh. Ta đi vào tận rừng xanh, Vớt cánh rong vàng bên suối. Lá đỏ rơi trong rừng cũ, Thu về, hai lòng còn yêu. Đường tình trải một làn rêu, Ngơ ngẩn hồn chiều tư lự. - Em có lên sườn núi biếc, Nhặt cánh hoa mơ gài đầu. Này đôi nai vàng xa nhau, Có tiếng gọi sầu thảm thiết. Chim buồn xa khu rừng cũ, Đồi núi trập trùng cỏ rêu. Hai lòng nay đã thôi yêu, Có tiếng suối chiều nức nở. - Em không nghe mùa thu hết? Em không xem nắng thu tàn? Trời ơi! Giọt lệ này tan, Là lúc linh hồn anh chết!
    (http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/show.dml/3022395)


    Qua đoạn trích trên có thể thấy đoạn đầu bài hát MDH nhạc sĩ PDC đã sử dụng nguyên 2 câu thơ của thi sĩ Đinh Hùng, vì vậy em vẫn khẳng định rằng ở đây là "có nàng thiếu nữ đẹp như trăng" chứ không phải "như tranh" giống như phân tích của chị. Câu sau thì "mắt xanh lả bóng dừa hoang dại". Ở đây là chữ lả chứ không phải hay :D

    Em chốt lại nội dung 4 câu này chính xác như thế này:

    Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
    Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại
    Âu yếm nhìn tôi không nói năng
     
  23. anmy

    anmy Advanced Member

    Joined:
    7/7/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    1
    4 câu chốt lại của bác minhtriet là chuẩn rồi. Bác bv nếu có tư liệu nào xác thực là "đẹp như tranh" mời show lên, chứ không suy luận rồi phán bừa được. Mà em thấy, đẹp như trăng mới là hay, đẹp như tranh lại thành quá tầm thường (đẹp như tranh là câu cửa miệng rồi). Đẹp như trăng nó hay như chữ lả ở câu dưới, đẹp như tranh thì chỉ sánh ngang chữ là thôi :lol:
     
  24. ngtatliem

    ngtatliem Advanced Member

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    6.769
    Likes Received:
    60
    Location:
    C.S.J
    đọc xong bài của bác em vội vã xuống lầu mở nghẹ lại Nủa hồn thương đau ngay, trời sao mà nó da diết đến dữ vậy :cry:
     
  25. bv

    bv Advanced Member

    Joined:
    8/4/07
    Messages:
    2.373
    Likes Received:
    31
    Location:
    Saigon
    Chào MT,

    BV đã đọc qua bài của MT dẫn nhưng không thấy nói lên được gì hết. Có ai chụp được bản gốc từ chữ viết tay của nhà thơ Đinh Hùng không? Báo Văn Nghệ đó chỉ đưa ra lại bài bình nói hoàn cảnh ra đời của bài nhạc Mộng Dưới Hoa chứ không có chụp lại bài gốc của hai người ấy đã cùng nhau soạn.

    Bài dẫn trên, cho dù là ai viết, BV vẫn giữ quan điểm, nếu không có bản chụp gốc của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, hay thi sỹ Đinh Hùng viết tay. BV tin rằng nó đã bị tam sao thất bản. Vì chính BV đã đọc được bài thơ này khoảng năm 1976. Nó là "đẹp như tranh" mà không phải là "đẹp như trăng".

    Còn lời thì toàn ở trên mạng hoặc là nhạc in lại. Chắc chắn là sai hết. Tại BV... bán ampli :lol: mà không là nhà văn, hay một nhà bình thơ nổi tiếng. Chứ không thì cũng mon men xin một chức choảng thơ & và chỉnh văn trong bộ văn hóa nước nhà. :)

    Và không thể nào chấp nhận được cái lý luận hình ảnh:

    Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng"

    Mà phải chính là:

    "Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như tranh"

    Ở đây, tác giả dùng nghệ thuật so sánh "vẫn nghĩ... như tranh".
    Mặt trăng thì chỉ là một hình ảnh chung chung không rõ ràng. Là Ánh Trăng hay là Khuôn Trăng. Nếu muốn ví von thì phải ví như nhà thơ Nguyễn Du:

    "Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang". (Thúy Vân trong Đoạn Trường Tân Thanh - Nguyễn Du)

    Mà Thúy Vân không được cho là một người đẹp thời đó. Thời nay cũng có đẹp đâu. :p

    Quay lại:

    Bức tranh ở đây, chính là mang ý nghĩa là "một bức vẽ trong suy nghĩ của nhà thơ khi nghĩ về hay vẽ ra một hình ảnh của một người con gái đẹp và mộng mơ trong cái nhìn và suy nghĩ của tác giả. Chứ không phải là đẹp như những bức tranh vẽ của người khác. So với một bức vẽ của người khác thì tầm thường quá. Đâu còn gì là sự lãng mạn và mộng mơ của một tâm hồn thi sỹ nữa.

    Còn "trăng" thì lại càng không. Khi nói đến vẻ đẹp của trăng, thì trăng sáng nhất và đẹp nhất khi trăng tròn vành vạnh. Cái đẹp này thì BV không khoái rồi. Sáng quá, rực rỡ quá, thông minh quá, trí tuệ quá, tròn trịa quá thì không có một nét thu hút, nhưng chỉ có đem lại sự ngưỡng mộ và cúi chào. Còn trăng huyền dịu và nên thơ thì trăng lại hơi khuyết, méo một chút, hơi tối thì u uẩn quá. Có vẻ cam chịu quá và cái nét này BV thấy nó cũng chẳng có gì mà... hấp dẫn được.

    Vì vậy chỉ có thể:

    "Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như tranh"
    Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại
    Âu yếm nhìn tôi không nói năng.


    "Bóng dừa hoang dại" là hình ảnh bổ nghĩa cho từ "tranh" ở câu trên. Tác giả muốn diễn tả một nét đẹp mộng mơ và hữu tình giống như là một bức tranh cảnh vật mang màu sắc lãng mạn dưới cái nhìn của một thi sỹ.

    BV vẫn xin bảo lưu ý này của BV. Tuy nhiên, BV rất thích sự tìm tòi về từ ngữ hay nguồn cội của Minh Triết.

    Xin cảm ơn MT. Thân.
     

Share This Page

Loading...