Em có đọc các tài liệu nước ngoài thì thấy họ dùng một số từ để phân tích âm thanh của bộ dàn, nhưng thực sự hiểu sâu được rất khó, mong các bác nào có kiến thức nhiều về âm thanh có thể chia sẽ phân tích được không, bên cạnh đó cũng giúp anh em có một quy chuẩn về từ tiếng việt trong việc phân tích âm thanh.Các phân tích chính xác, được nhiều anh em chấp thuận em sẽ update lên đầu trang cho các bác nào cần có thể dò tìm.Xin cảm ơn các bác :mrgreen: Em có một số từ sau nhờ các bác định nghĩa ý nghĩa và phân tích dùm: Attack Decay Inner Resolution Soundscape width front Soundscape width rear Soundscape depth behind speakers Soundscape extension into the room Imaging Fit and Finish Self Noise
Đọc báo Nghe Nhìn, chúng ta thường gặp từ "nhạc tính", từ này cũng được nhiều người sử dụng như một tiêu chí khi đánh giá âm thanh của bộ dàn nào đó Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng từ "nhạc tính" này là sai, bản thân âm nhạc đã có "nhạc" rồi, nên dùng những từ như "truyền cảm", "giàu cảm xúc" ... thì đúng hơn Qua đây, em cũng mong mọi người phân tích thêm về từ "nhạc tính" này
Hè hè, bác xem em xài phần mềm dịch tự động đây nè: :mrgreen: Attack (Âm thanh tấn công): Dùng để chỉ âm thanh của một hệ thống tồi khiến người nghe phải chịu đựng - phải nghe như âm bass quá lớn và dội, âm treble quá chói, âm trung quá nhô. Deccay (suy giảm): Sự suy giảm của sóng âm tại một dải tần số nào đó, ví dụ như âm treble thường bị suy giảm ở những tần số cực cao (trên 10k Hz) hoặc âm bass thường suy giảm ở tần số cực trầm (dưới 100Hz) Soundscape width front: Độ rộng khoảng trống âm phía trước Soundscape width rear: Độ rộng khoảng trống âm phía sau Soundscape depth behind speakers: Chiều sâu khoảng trống âm sau loa Soundscape extension into the room: Độ mở của khoảng trống âm Imaging: Âm hình Fit and Finish: Thường dùng để miêu tả hình thức bên ngoài của thiết bị (chủ yếu là loa) Self Noise: Tự nhiễu (ù nền?) @ Tranman: Từ "nhạc tính" người ta dùng theo em là đúng đó bác ạ. Ví như thơ giàu chất thơ hoặc thơ giàu chất nhạc ấy mà. Có những sáng tác thiếu "nhạc tính" nghe phô phang lắm, mặc dù là tác phẩm âm nhạc hẳn hoi. Theo em một bộ dàn nhiều nhạc tính trước hết là dễ nghe & nghe được lâu. Còn về "cảm xúc" thì lại khác, nó có tính chủ quan nhiều hơn, lắm khi lại phụ thuộc vào tâm lý của người nghe, cũng bộ giàn ấy, lúc hay lúc dở.
em lại nghe các bác khác giải thích là attack : âm thanh hướng thẳng vào người nghe, thường tạo ấn tượng ngay lập tức decay: âm thanh phát ra , tan vào không gian, giống như là âm vang của âm thanh vậy, theo tài liệu em đọc thì attack tương phản với decay.