http://dantri.com.vn/c728/s728-581158/v ... n-vang.htm “Tâm nguyện và sự chuẩn bị chu đáo ấy của cha tôi đã giúp con cháu - những người được cha ủy quyền tìm kho báu - có thêm động lực. Chúng tôi sẽ làm hết mình để dù có tìm được kho báu hay không, ông cụ cũng sẽ mãn nguyện trước cơ hội cuối cùng này” Đọc được bài viết về Kho báu núi Tàu này,em có đôi chút ngẫm nghĩ . Lãng mạn là gì ? -Lãng: sóng nước, phóng túng -mạn: đầy tràn, không gò bó. (1 số bác không được nghĩ bậy đâu nhé ) Hiểu nôm na,lãng mạn có thể là những gì đẹp đẽ nhưng mơ mộng,phi thực tế. Thử 1 chút cho vui : gõ từ Lãng mạn và Thực tế vào Google,bạn sẽ thấy 2 kết quả là 26 triêu so với 249 triệu,tức là khoảng 1/10. Híc! Trong cuộc sống hiện thực ngày nay,liệu chúng ta có bỏ ra được 10% tâm trí để dành chỗ cho sự lãng mạn hay không? Hình như bây giờ người ta hơi “dị ứng” với lãng mạn.Luật lệ hà khắc bất thành văn của thực tế tạo nên 1 sức ép tuy vô hình nhưng cũng rất lớn khiến người ta không thể thể hiện được sự lãng mạn của mình,thậm chí có thể bị coi như 1 kẻ dở hơi khi thể hiện nó. Đâu đó thỉnh thoảng vẫn có những câu chuyện như 1 anh chàng sinh viên tỏ tình bằng cách vẽ,đặt hoa hay thắp nến hình trái tim trên sân ký túc xá hay sân trường đại học.Xen lẫn những lời đồng cảm cũng không thiếu gì những lời bình phẩm đại loại như thằng này hâm,thằng này thích chơi trội v.v… Ra đường,gặp 1 người con gái nức nở đã khiến những ánh mắt tò mò đổ dồn vào đã đành,nhưng nếu như gặp 1 người đàn ông khóc thì có thể đó sẽ trở thành 1 câu chuyện cười như đã từng có trên Youtube kèm thêm những lời thật khiếm nhã. Thế nhưng,Lãng mạn đâu chỉ là khía cạnh của Tình yêu. Nhìn rộng ra hơn,nó là biểu hiện của những hành động đẹp vượt qua những rào cản của ý thức hệ. Nó có thể có mặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống.Nó vừa là “quả” nhưng cũng vừa là “nhân” trong 1 chu trình cảm xúc,là biểu hiện cuối cùng nhưng cũng là động lực thúc đẩy cho sự sáng tạo và khơi nguồn cho những cảm xúc đẹp đẽ khác có trong mỗi chúng ta.Với mỗi người,quan niệm về nó đều có nhưng ở những cường độ và biên độ khác nhau.Với người này,một cái nắm tay trìu mến đã là cả 1 sự “khó khăn” để đạt tới lãng mạn,nhưng với người khác có khi lại là chuyện đơn giản hàng ngày. Chúng ta sống với cái chép miệng rằng nó không cần thiết,hay chúng ta đang lãng quên ? Quay trở lại với câu chuyện kho báu kia,dù có thể là hơi phiến diện khi không biết thực tế những người con của ông cụ là người như thế nào,nhưng nếu họ đang tiếp tục việc tìm kiếm để ông cụ có thể mãn nguyện trước khi ra đi,thì đó quả thật là 1 câu chuyện rất cảm động và lãng mạn. Và trong chúng ta,theo thời gian,lãng mạn đang chết dần đi còn được mấy phần?
Có thể em lãng nhách. Nhưng nếu cụ đi tìm 1 người yêu cũ, 1 mối tình cũ hay gì gì đó có lẽ ít liên quan đến tiền vàng vật chất (mà lại to tướng) thì mới lãng mạn và cảm động. Còn đây là tìm kho báu, kiểu cổ tích này ở đây lãng mạn của cụ là thành viển vông mất rồi. @10méo : cho 1 cốc nâu đá lãng mạn ngồi bệt vỉa hè cái nào
Không,em không bảo ông cụ lãng mạn,mà là các con của ông cụ cơ bác Cai ơi.Hy sinh tiền bạc,công sức để bố mình được thỏa ước nguyện trước khi ra đi (mà rất có thể họ vẫn biết ông cụ đã tới mức bị hoang tưởng ?) Đó có thể được gọi là lãng mạn không ? Đặt địa vị mình vào đó,chắc em không làm nổi như họ.
E nghĩ từ lãng mạn thì dành riêng cho tình yêu, vụ tìm vàng này e thấy vì chữ hiếu là nhiều hơn, mà nhỡ có tìm được thì lại ... quá lộc. Ôi cái sự lãng mạn biết tìm đâu trong cái cơ chế thị trường này đây bác, lãng mạn 1 cái là có khi tan cửa nát nhà ngay ( suy từ KN bản thân :lol: )
Cái này gọi là tròn bài chữ hiếu thui. Lãng mạn là con trai cụ phải đổi tên mình thành Jim Hawkin, và gọi chủ tịch Bình Thuận là John Silver
Chém nào... mượn ý bác Méo em phăng: 1. - Lãng: sóng nước, phóng túng...tự do, linh hoạt, mềm mại, cứng rắn (nước mà...): cảm hứng, không câu nệ ...(câu nệ chắc khó lãng mạn... ) - Mạn: đầy tràn, dâng trào, không gò bó, khuôn mẫu... 2. Hiểu nôm: Lãng mạn hàm nghĩa chỉ trạng thái cảm hứng tràn đầy, ý không câu nệ...? (phi thực???) 3. Giờ người ta có vẻ hơi dị ứng với "lãng mạn" chắc vì nhiều lý do....vì mấy ông nghệ sĩ nghèo hay mấy ông nghệ nửa mùa... Chứ nghệ mà như mấy ẻm váy áo tung trời ở những đêm hòa nhạc chắc người ta thích cái "lãng mạn" lắm chứ... 4. Chúng ta sống với cái chép miệng rằng cái "lãng mạn" đó thật xa vời...và lãng quên rằng cái "lãng mạn" này không cần ăn uống, không cần mặc đẹp, không cần nịnh nọt, không ''có tuổi''... 5. Theo thời gian, lãng mạn luôn có trong mỗi người, nó không chết mà chỉ ..."biến mất"...
Lãng: sóng Mạn: bờ Sóng và Bờ là hình ảnh tiêu biểu nhất để nói ra cái tính chất "lãng mạn" của tâm hồn con người là khó giữ được sự Mực Thước và luôn có xu hướng Vượt Lên hoặc Lùi Xuống so với thực tại. Ngày xưa, sông nước hầu như chiếm hết trong những sinh hoạt hay phương tiện di chuyển của con người, như di chuyển bằng ghe, thuyền trên sông. Vì thế hình ảnh Lãng và Mạn (Sóng nước và Bờ thuyền) là một điều hết sức gần gũi. Khiến cho người ta đã lấy Mạn để ví nó như là sự thực tại, sự cố định, cái khuôn mẫu để làm mực thước và làm tiêu chuẩn cho Lãng là sóng nước, luôn không bao giờ bình lặng, mà luôn nhấp nhô vượt lên cái mực thước của bờ thuyền (hoặc bờ đất) là sự không thay đổi, là thực tại. Hoặc là khi bình lặng cùng với bờ, nhưng cũng nhiều khi lùi thấp xuống so với Mạn. Vì thế, ý nghĩa của từ Lãng Mạn muốn nói lên tính chất không sống với thực tại của con người, mà luôn mơ mộng, mơ ước, hay thay đổi và bay bổng lên trên những gì bình thường. Lúc lên cao, khi xuống tháp. Đó là tính chất của lãng Mạn. Mở rộng hơn, còn nói lên tính cách sống không thực tế, hoặc là một tâm hồn nghệ sỹ, đa cảm giàu cảm xúc trước tình yêu hay những điều thuộc cảm xúc của tâm hồn. Người ta hay lẫn lộn Lãng Mạn với Lẳng Lơ hay Lăng Loàn. =))
Úi, cảm ơn Ban Kỹ Thuật và Quản Trị của Diễn Đàn. Hum nay BV thấy được cái logo xất hiện ra được đầu dòng, mừng mún chít. Hôm nọ tìm chính mình hoài mà hổng ra! :lol: Thân.
Dạ, anh đúng đấy ạ. BV đã nửa đời người rồi mà chẳng biết mình là ai. Ta từ đâu đến, rồi ta sẽ về đâu!
Chợt đến như dòng nước chảy. Rồi tàn như gió thoảng mau. Chẳng biết từ nơi nào đến. Và chẳng biết tàn nơi đâu. Lai như lưu thủy hề, thệ như phong Bất tri hà xứ lại hề, hà sở chung
Hí hí, bác VQ lại gúc trang 1 mà chưa lật trang 4,5 rồi. Hai cái câu thơ thơ kệ kệ zin đâu như là của bác Nga Mặc Nga Meo gì đó bên 34 nhá. Đến như nước chảy xuôi khe, Đi như gió cuốn biết về nơi nao. Cuộc đời như giấc chiêm bao. Về đâu, rồi sẽ ra sao bi giừ? Lai như lưu thủy hề, thệ như phong Bất tri hà xứ lại hề, hà sở chung
Hế hế , kụ Cai kô nhận làm con chiên Bái Hỏa Giáo thì thây kệ chứ cái cảnh "nàng Siêu Bé buông câu ai ấy - chàng Trương Phịch cưỡi nét táp dzô" ở bên trên chắc là ... thực tình :mrgreen:
...tình đến như nước chảy...tình đi như gió mây...vậy sao níu kéo hoài...hê ...o níu kéo nữa thì lại như...nước chảy...mây trôi...cái này đúng là lãng mạn... ...chẳng biết đến từ đâu...và đi về nơi đâu...bơ vơ buồn quá... ...có đi...khắc có về...đi từ đâu...thì về đó...không đi ...sao về... lại...bèo giạt...mây trôi...mãi...không thôi... "..này em...hãy đến tìm tôi...vì...những con sông đã..cạn ...nguồn rồi..."
Hồi còn là sinh viên, e có 1 cậu bạn thân trèo cây để hái hoa phượng tặng người yêu, bị ngã xuống hồ ướt hết cả quần áo và mặc nguyên như thế đến phòng ký túc xá để tặng hoa. Sau này lớn hơn, em lại mới được nghe câu chuyện gần đây có một vài anh bạn nghe tin có 1 cháu bé 8 tuổi hở hàm ếch bị xâm hại đang ở bên chùa Bồ Đề, liền thu xếp tới thăm, giúp đỡ một chút tiền bạc và liên hệ với tổ chức Phẫu thuật Nụ cười để giúp cháu. E còn nghe chuyện có những người là giáo sư, tiến sỹ nhưng hàng sáng vẫn dậy sớm để dọn hàng nước chè cho bố (mẹ) bán chỉ để các cụ thỏa ý nguyện và vui vẻ khi về già..., hay những bậc cha mẹ dành hết tất cả tình cảm cho con mà chưa từng nghĩ tới ngày được báo đáp. Có lẽ lãng mạn ở mức độ cao nhất, cũng đồng nghĩa với sự Hy sinh. Vậy thì hỡi những tâm hồn tưởng chừng như đã héo khô vì giờ đây không còn cảm thấy rung động mãnh liệt trước một giọt sương trên lá, 1 ánh nắng chiếu vào cánh hoa buổi sớm, 1 bản nhạc nhạc hay 1 ca từ của Trịnh Công Sơn..., nhưng đã từng có lúc muốn dành tất cả sự bất hạnh về mình để con mình không bị bệnh, hãy tự an ủi mình vì "Định luật bảo toàn Năng Lượng" dạy ta rằng "Sự lãng mạn (không dễ) tự nhiên sinh ra, và (không dễ) tự nhiên mất đi, nó chỉ được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Lãng mạn(roman) là từ ngữ chỉ tính cách.Cao hơn là một trường phái nhân sinh quan(romantisme) xuất hiện tại châu Âu sau cuộc cách mạng 1789 nhanh chóng lan rộng thành một phong trào bao trùm mọi lĩnh vực văn học nghệ thuật và cuộc sống. - Cụ thể trong lĩnh vực âm nhạc (nhạc classic) trước đó là những tác phẩm bác học khuôn mẫu phục vụ cho thú tiêu khiển của giới quý tộc và sinh hoạt tôn giáo của nhà thờ.Phong trào lãng mạn giúp người nhạc sỹ thoát khỏi khuôn mẫu đó để thể hiện những xúc cãm cá nhân của bản thân cũng như trong cuộc sống(tình yêu) nên những tác phẩm này dễ đi vào lòng người.Tiêu biểu cho thời kỳ này có Schubert,Schuman,Johan Strauss,Frank Liszt...với những tác phẩm để đời mượt mà với giai điệu luân vũ (valse) tiền thân của Love music và vocal love music phát triển và thịnh hành đến nay với nhiều thể loại và nhịp điệu rất phong phú đáp ứng cho mọi tầng lớp.Nói chung từ thời lãng mạn người nhạc sỹ chuyễn xu hướng sáng tác theo yêu cầu của giới quý tộc,nhà thờ sang sáng tác theo tình cãm của bản thân,thổn thức của con tim và của tâm hồn người nhạc sỹ.Trãi lòng phục vụ công chúng. - Trong lĩnh vực hội họa thay vì chỉ vẽ chân dung truyền chân các nhân vật hoàng tộc vua chúa quý tộc và phong cảnh lâu đài,nhà thờ và tôn giáo theo kinh thánh trước đó.Cũng dấy lên một phong trào vẽ những nhân vật bình thường trong đời thường,sinh hoạt nghề nghiệp,sinh hoạt dân giả thể hiện cái nhìn của người họa sỹ tự do phóng khoáng hơn phát triển thành nhiều trường phái như trườu tượng,tượng trưng,siêu thực,ấn tượng.... bên cạnh đó là dòng biếm họa mang tính hiện thực phê phán. - Về văn học(trong đó có thi ca,kịch nói) khó mà thể hiện với chỉ vài dòng đơn giản ở đây.(các bác bổ sung).
Theo lịch sử như trên thì có vẻ như "sự lãng mạn" trong văn học nghệ thuật xuất hiện ...cùng lúc với xu hướng giải phóng con người...??? Bây giờ thì sao?
Bây giờ ? Có lẽ lãng mạn bây giờ không còn là 1 thứ chủ nghĩa,mà chỉ đơn thuần là 1 nhu cầu như bao nhu cầu khác. Có người còn,có người không còn.
Theo lịch sử phương Tây.Trước 1789 là thời kỳ Trung Cổ(Moyen' Age) mà nhà viết sử hay gọi là "Đêm dài trung cổ".Thời kỳ này không để lại một dấu ấn nào cho con người ngoại trừ cuộc chiến tranh "Thập tự chinh". Trong mở đầu cho văn học thời kỳ lãng mạn ở Phương Tây có nhà văn lớn "Victor Hugo" với các tác phẩm : Les Miserable (Những người khốn khổ), Sans Famille (Vô gia đình)...Nhà thơ có La Fontaine...(Xem thêm tại Litterature Francaise). Phong trào lãng mạn bị gián đoạn bời thời kỳ Phục Hưng(sự trổi dậy của các Đế chế như Napoleon,Louis Philippe,Napoleon III) Phong trào lãng mạn theo chân người Pháp sang VN với sự xuất hiện của Nhạc cải cách(nhạc tiền chiến) vối Văn Cao,Nguyễn Xuân Khoát,Nguyễn Nhược Pháp.Thơ mới với Xuân Diệu,Huy Cận,Thế Lữ,Lưu Trong Lư....Văn học có nhóm Tự Lực Văn Đoàn(Khái Hưng,Nhất Linh,Thạch Lam...) và các nhà văn:Nam Cao,Tô Hoài... Chúng ta nghiên cứu kỹ mới hiểu hết cái hay đẹp của sự lãng mạn và lãng mạn đúng với ý nghĩa của nó.
Có lẽ Chủ nghĩa lãng mạn nở rộ cùng với sự giải phóng con người (khỏi tư tưởng Nhà Thờ?), còn "sự lãng mạn" thì đã tồn tại rất lâu trước khi Chủ nghĩa lãng mạn ra đời. Cũng như rượu đã ra đời rất lâu trước khi có Henessy, Chivas, beer hơi, bia chai và bia tươi. Vậy có gì đáng "buồn" không nếu con người của ngày nay nhiều lúc quên mất chủ nghĩa ăn thịt gà phải có lá chanh? Hell No! Và ăn thịt gà không có lá chanh thì có còn gọi là ăn thịt gà không? Hell Yes! :mrgreen:
...lại bèo giạt mây trôi...mây trôi...chốn xa xôi...em vẫn chờ...vẫn đợi... thời buổi sung sướng...chờ với chả đợi...nẫu ruột...
Nếu em nhớ không nhầm thì những thay đổi trào lưu của văn hóa nghệ thuật hình như thường bắt đầu ở văn học (...hay hội họa???)...sau rồi lan sang các ngành khác như âm nhạc, kiến trúc... Với trào lưu lãng mạn thì thế nào?, nếu cũng bắt đầu bằng văn học thì lý do là sao?