Báo cáo các bác, chả là thế này. Trưa hôm qua em ngồi ăn cơm với 1 số bác, nhân dịp bàn tán về 1 số thứ liên quan đến âm nhạc. Có bác mắng em xơi xơi, bảo là "cứ nghe Jazz cò cử mãi thế thì đến bao giờ mới khá được". Em thấy tủi thân quá, thì 1 bác cũng nói thêm là "Bây giờ đến trẻ sơ sinh cũng nên cho nghe nhạc cổ điển thì mới thông minh được". Tự nhiên em thấy mình xxx xxx thật, đâm lo. Theo các bác thì nhạc cổ điển có đúng là giúp người nghe thông minh không? Em định quyết nghe món này mặc dù em chả hiểu lắm, vì bác caithang bảo em là "không bổ cái lọ thì cũng bổ cái chai". Các bác giúp em nhé.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? ý bác là bây chừ bác nghe cờ lát síc để tăng chỉ số IQ hay EQ gì gì đó cho bác hả ? amp vô địch sắp lâm bồn rùi... e cũng đang hot cái này đây.... cám ơn bác đã mở topic này...
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Thằng Cu nhà em được cho nghe nhạc thông minh từ trong bụng mẹ cho tới tận bây giờ bác ah, nhưng giờ nó chỉ thích mấy em Celtic với mấy ôg già U hai với Bọ cạp , em chịu k giải thích nổi vì chưa thấy thông minh đâu.,
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Dạ, báo chí đã đăng rất nhiều là: - Nghe nhạc cổ điển giúp vật nuôi (lợn, bò..) lớn nhanh. - Trong siêu thị, bật nhạc cổ điển làm khách hàng mua nhiều hơn. (Sưu tầm) Mời các bác tiếp.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Cám ơn các bác, từ tối qua đến giờ em cứ thấy lo lo. Sáng nay em đã dậy nghe ké Classical Baby với thằng cu nhà em. @Bác audio-nam: lớn nhanh chưa chắc đã thông minh. Mua nhiều hàng chưa chắc đã thông minh. Có khi là ngược lại ...
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Lão này sáng sớm rảnh việc nên lắm chuyện thật Theo dẫn chứng của bác Audio Nam thì đến trâu bò còn có khả năng lớn nhanh khi nghe nhạc cổ điển mà bác, nghe bác nói thì em cũng thấy lo lo, nghe nhiều thì ko chắc có thông minh hơn không dưng mờ thông minh quá đà thành cái thói khôn vặt thì chết .
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? em hỏi thêm tí là nhạc cổ điển thu hút con người ta bằng cái gì các bác nhỉ ? theo em biết giới trí thức châu âu chỉ nghe nhạc cổ điển trong suốt mấy thập kỷ từ XVII đến tận đầu XX... đến khi có trào lưu các nhạc Rock and Roll từ Anh và Mỹ xâm nhập vào. giới bình dân thì chơi Folk, vừa hát vừa đàn vừa nhảy... bác nào chuyên ngành này nhào vô giúp e cái....
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em đọc báo thấy nói là bò nghe nhạc không phải để lớn nhanh. Mà là để bò cho nhiều sữa hơn! Còn với người thì không chắc lắm! :lol:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Giờ thì em đã hiểu thuốc cổ điển giúp bác crystal lớn to thế. Nhưng em lại băn khoăn sao có những bác nghiện nghê cổ điển mà em biết, lại có ngoại hình nhìn rất chi là ..Vân Dung? Vậy là thế nào nhỉ? @bác Regu: Nhiều sữa cũng là 1 tác dụng quá hay. Như em là thay đựơc rượu tắc kè kô bác?
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em, âm nhạc đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tế nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc định hướng giáo dục âm nhạc, cụ thể là chọn nhạc cho trẻ như thế nào cho phù hợp. Ca sĩ, thạc sĩ thanh nhạc Bích Hồng chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm của chị về vấn đề này trong buổi trò chuyện với Sức Sống Mới. -Ý nghĩa của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ em: Phát triển thể chất, trí tuệ và đặc biệt là nền tảng để xây dựng một thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc, hướng đến chân- thiện- mỹ - Một số nghiên cứu khoa học trên thế giới kết luận, nên cho trẻ nghe nhạc ngay từ khi bà mẹ mang thai. Các bản nhạc cổ điển êm dịu có tác động tốt đến quá trình phát triển của thai nhi ngay trong tiềm thức. - Những bà mẹ trẻ nên thuộc những câu hò, điệu lý, nhạc dân ca gần gũi, đơn giản để hát ru con, truyền cả tình yêu thương, sự gắn kết. Đó là bài học âm nhạc đầu tiên của cuộc đời đi theo con trẻ mãi sau này. Không nên cho con trẻ nghe những loại âm nhạc kích động hay những bài hát của người lớn. - Khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, nên hát và tập cho trẻ hát hoặc mua đĩa CD, VCD… cho trẻ nghe và xem những ca khúc thiếu nhi có giai điệu nhẹ nhàng vui tươi, các bài hát về con vật, quan hệ gia đình, giáo dục đạo đức như “Bé bé bồng bông”, “Vườn của ba “, “Hôm qua em tới trường” hay những khúc dân ca, đặc biệt những bài đồng dao… vừa cho trẻ khám phá cuộc sống, giáo dục sự thương yêu, ý thức cộng đồng và văn hóa truyền thống. - Chọn cho trẻ nghe nhạc cổ điển (dù có thể bố mẹ chưa quen, chưa thích nghe nhưng thái độ của bố mẹ với giáo dục âm nhạc rất quan trọng) nhạc cổ điển chính là đỉnh cao, là tinh hoa của âm nhạc nhân loại sẽ phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ và trình độ thưởng thức thẩm mỹ của trẻ sau này. Đã có không ít bậc phụ huynh mua đĩa nhạc cổ điển cho con nghe rồi mê luôn thể loại âm nhạc sang trọng này. *Các bậc phụ huynh cũng nên nhớ, giáo dục âm nhạc là cả một quá trình “mưa dầm thấm lâu”. Nó sẽ thấm từ từ và chuyển hóa thành khả năng cảm nhận, thưởng thức và chọn lọc âm nhạc của trẻ sau này. ....... *Thái độ, nhận thức và định hướng của phụ huynh sẽ là yếu tố quyết định để tạo cho trẻ một môi trường, thói quen và từ đó hình thành khả năng cảm thụ, chọn lọc và thưởng thức âm nhạc. Em nhặt được cái này trên net. Gởi Các Bác tham khảo chơi! Kính các Bác
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Cám ơn bác Regu nhiều, phần trích trên làm em "thêm vững bước trên con đường dài". P/s: Chị Bích Hồng nhầm tí chút. "Bé bé bằng bông", không phải "Bé bé bồng bông". :mrgreen:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Không sai, nhưng chưa phải là tất cả. Có 7 môn nghệ thuật: điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn học, điện ảnh (em quên mất 2 môn nữa là gì rồi, hì hì). Theo cách lập luận như trên thì mỗi môn sẽ giúp trẻ "thông minh" theo cách của mình. Nếu đào tạo được một đứa trẻ tất cả các món như trên, thì bố mẹ sẽ có được thiên tài.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? amply vô địch nhà e thì chẳng biết nhạc nhoét gì... thế là em phải tự học, tự thuộc dân ca... nhạc cổ điển... ru ngủ nhà e là số 1 đấy... . theo e biết qua lần đọc 1 tờ báo nào đấy, chỉ 1 số nhạc classic mới có tác dụng lên IQ thôi, trong đó nhạc của Mozart là số 1. vì liên quan đến giai điệu và phổ tần ... của bản nhạc...
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em giúp bác audio-nam tí: 7 loại hình nghệ thuật là: Văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, vũ kịch (khiêu vũ và sân khấu), kiến trúc và điện ảnh. Tuy nhiên nếu xơi cả 7 món này, em e là không thành thiên tài mà có khi tẩu nặng mất. Quay lại nhạc cổ điển, hôm qua em được 1 bác cho biết "bao nhiêu năm nay, dòng nhạc này chả có thêm được nhạc sỹ nào xứng tầm nữa, vậy nên dòng này toi rồi. Nhưng vẫn phải nghe vì nó là ...nhạc cổ điển". Chả hiểu sao nghe bác ý nói em cứ thấy tưng tức ở đâu đó. :x
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn học, Sân khấu, kiến trúc, điện ảnh.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Quá đúng ah, nhạc của bác Mozart là số một ah, vì em chuyên ru ngủ thằng con nhà em bằng nhạc này ( cái CD dành cho trẻ con ), dĩ nhiên là hợp với tai nó nên nó nằm im nghe và ngủ rất nhanh
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Trâu bò lớn nhanh khi nghe nhạc cổ điển, thảo nào, em xem phim Mỹ khi đến các màn XXX nhân vật chính lại hay mở nhạc cổ điển. Chắc là để 1 số thứ cũng được lớn nhanh :lol: Em bắt đầu yêu nhạc cổ điển rồi đới... Cơ mà cho em hỏi thêm tí. Như bác caithang nói không bổ lọ thì bổ chai, vậy mình có nghiên cứu được là nghe thể loại nào thì bổ gì không nhỉ? Ví dụ solo violin thì bổ chân, solo piano bổ tay, tứ tấu thì bổ cả tứ chi, cả dàn lớn thì bổ người... Chẳng hạn thế :roll: Gây thông minh... Em kết ba chữ này rồi đó :lol:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em cũng nghe báo chí nói như thế, em cũng vừa copy cho đứa em vợ đang mang bầu mấy đĩa nhạc Cờ lát sic nhưng chưa rõ kết quả ra sao. Hay trưa nay chúng ta lại tổ chức "họp" tại Lò sũ để bàn bạc vấn đề khoa học này nhỉ
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Các cụ nhà ta thường nói: "Cái gì quá cũng không tốt" Em nhớ lại vở kịch "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? em lại hỏi thêm tí là nghe cổ điển trên dàn Hiend hay Cd cát xét thì tốt hơn ạ ? có bác nào có cái cát xét cũ cũ thì ới em
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? http://www.nld.com.vn/189019P1020C1022/ ... t-thoi.htm ( nhạc cổ điển đã hết thời ) . Nhạc cổ điển hết thời? (NLĐO)-Cách đây 105 năm, ca sĩ opera giọng tenor người Ý Enrico Caruso đã đến một khách sạn ở Milan để thu đĩa nhạc cổ điển đầu tiên. Cũng chính tại khách sạn này, một năm trước, nhạc sĩ thiên tài Verdi đã trút hơi thở cuối cùng. Hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng những chiếc đĩa đơn của Caruso vẫn rất nổi tiếng, đến nỗi Luciano Pavarotti gọi chúng là thước đo chuẩn mực cho ông và tất cả các ca sĩ opera noi theo. Một thực tế đau lòng cho thấy, sau một thế kỷ, ngày càng có ít những chiếc đĩa nhạc cổ điển được xuất bản. Thời vàng son đã qua 20 năm trước, các hãng thu băng lớn nhất đã thống trị ngành thu băng đĩa truyền thống và mỗi năm cho ra đời 700 đĩa. Vậy mà nay chỉ còn 2 hãng thu băng tồn tại và mỗi năm cho ra đời chỉ khoảng 100 đĩa nhạc cổ điển. Nghịch lý cho thấy nếu đĩa ghi giọng hát tuyệt vời của Caruso không được phát hành thì hậu duệ của ông ở thế kỷ thứ 22 có lẽ sẽ phải tốn nhiều công sức để được nghe tiếng hát của ông. Kinh doanh âm nhạc cổ điển là một hoạt động nhạy bén và lợi nhuận cao. Hàng nghìn đĩa nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng thế kỷ thứ 20 đã được hàng triệu người hâm mộ đón nhận nồng nhiệt. Chỉ mới hơn một thập kỷ qua, ngành này đã lặng lẽ đi vào quên lãng, một số ca sĩ ngôi sao không ký nổi hợp đồng thu thanh vào những năm 1990; nhiều hãng thu âm lớn phải đóng cửa hoặc phải bỏ phần thu âm nhạc cổ điển. Trong cuốn sách mới Maestro, Masterpieces and Madness, nhà phê bình văn hóa Mỹ Norman Lebrecht đã ví sự biến mất của ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển giống như sự biến mất của chai sữa hay lò nướng than. Hơn thế, ông còn cáo chung cho ngành thu băng này. Những người yêu nhạc và các nhạc sĩ phải suy nghĩ xem liệu khi phát hành đĩa nhạc cổ điển trong kỷ nguyên số, thì phải điều chỉnh mức độ thưởng thức của công chúng như thế nào? Ngành thu âm nhạc cổ điển đã chết? Cuối thế kỷ 20, hơn 276 đĩa thu bản Giao hưởng số 5 của Beethoven và 435 đĩa thu tổ khúc Bốn mùa của Vivaldi được phát hành. Tuy các hãng EMI và DG-Decca vẫn tiếp tục thu âm nhưng mức hạn chế hơn và liệu khả năng này còn tiếp diễn đến bao lâu? Hãng Naxo và một số hãng độc lập khác vẫn đang tiếp tục đưa ra các sản phẩm của mình nhưng theo Lebrecht, gần đây, các hãng đang gặp khó khăn do sự sát nhập toàn phần trong ngành. Các hãng thu âm nhạc cổ điển đang phải ẩn mình, nhường chỗ cho các công ty giải trí toàn cầu có số vốn lên tới hàng triệu USD, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ Internet. Xét về toàn cảnh thì vẫn có những sự kiện làm ấm bầu không khí ảm đạm của ngành thu băng âm nhạc cổ điển. Như buổi biểu diễn của 3 danh ca tenor, Pavarotti, Careccas và Domingo năm 1990 tại Rome. Buổi diễn này thật sự là một cú đột phá chưa từng có, làm sôi động lên thị trường đang vào hồi tan rã. Băng đĩa ghi âm buổi hòa nhạc này bán được 14 triệu bản. Ngành thu băng được dịp truy lùng ráo riết những gương mặt mới nổi trong làng opera. Đó là Charlotte Church, Vanessa-Mae (ảnh ) và Andrea Bocelli. Một số nghệ sĩ được yêu thích cũng đang sắp sửa thu băng như Simon Rattle và Christian Thielemann. Một số nhà phân tích cho rằng đĩa nhạc cổ điển hết thời kéo theo nền âm nhạc cổ điển lụi tàn. Nghệ sĩ dương cầm kiêm chỉ huy dàn nhạc Nga Mikhail Pletnev nói ra rằng nhạc cổ điển đã hết thời vào giữa thế kỷ 20 rồi, khiến nhiều chuyên gia và nhạc sĩ hiện đại nổi đóa tuy không tìm được cách đối đáp lại. Và bản thân họ cũng gặp khó khăn tổ chức các buổi hòa nhạc truyền thống. Vấn đề cuối cùng là kỹ thuật. Như Lebrecht khẳng định, chất lượng về trình diễn và thu âm trên Internet còn quá thấp. Tốc độ iTunes chỉ bằng1/10 tốc độ thu đĩa CD còn kỹ nghệ download lại chậm hơn tiêu chuẩn này ở đĩa CD. Diệp Linh (Theo Guardian) Em không bình luận và ko có ý kiến gì , các cụ đọc tham khảo vậy .
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Cảnh báo các bác: Theo một thống kê khoa học (e không nhớ đọc ở đâu) thì người nghe nhiều nhạc cổ điển có ít ham muốn ... s_e_x hơn những người không nghe. Vậy bác nào cần kiêng cữ hay có cầu nhưng thiếu cung thì cố nghe cho nhiều vào :lol: :lol:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Mình nghĩ những người luống tuổi thường hay nghe cổ điển,mà luống rồi còn đâu ...nữa mà ham muốn :lol:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Nếu các bác đề cập đến vấn đề này theo cách nghiêm túc thực sự thì em nghĩ đây sẽ là 1 Topic Hay + Hot và số Page có thể nhanh chóng vượt qua topic "Các vấn đề .... Jamo D590" Hiện nay, ngoài việc chơi Audio thì em còn chơi cả "Côn nhị khúc" :lol: (2 thằng con trai mà) nên cũng có chút ít kinh nghiệm và thành quả trong công cuộc "gieo mầm, chồng cây". Những gì em đã áp dụng để nuôi dậy baby nhiều hơn số cách nêu ở dưới và đạt được những thành công bước đầu rất tốt. Tuy nhiên, có 1 bí quyết (1 điều kiện cần mang tính bắt buộc) cho việc này là: "Cha Mẹ phải là những người yêu thích trẻ con thực sự" . Câu này có thể dẫn đến nhiều tranh cãi vì không đủ lột tả hết ý nghĩa nhân sinh của nó, nhưng có 1 thực tế: Ngoài việc "nhìn thấy Gái là sáng mắt lên" thì em nhìn thấy baby (trẻ con nói chung chứ không phải riêng con ruột mình) là em lại sẵn sàng làm những gì tốt nhất trong khả năng của mình cho chúng vui. Nhờ vậy em được Vợ và nhiều người quen biết gọi em là "Bố mìn", mỗi lần đến lớp học đón con luôn được các Cô giáo đón từ chân cầu thang, vì tất cả các con sẽ vây quanh em để các Cô tập trung buôn chuyện :lol: ------------------------- Để trẻ thông minh hơn Theo Tìm nhanh (24/11/07) Trí thông minh là món quà mà tạo hóa ban tặng cho mỗi con người, hay trí thông minh có được do những ảnh hưởng tốt từ môi trường xung quanh? Câu trả lời là từ cả hai. Trí thông minh bắt nguồn đầu tiên là do gen di truyền, sau đó là sự học hỏi không ngừng và những phát triển trí tuệ vốn dĩ ở trẻ nhỏ. 9 cách dưới đây được những nhà nghiên cứu xác thực là đúng đắn đối với việc giúp trẻ nhỏ thông minh hơn. 1. Nghe nhạc Nghe nhạc chiếm vị trí quan trọng trong việc kích thích trí thông minh ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu ở trường Đại học Toronto, cho trẻ tham gia các buổi học âm nhạc sẽ làm tăng chỉ số IQ ở chúng. Học càng lâu, càng đạt hiệu quả cao. Việc học nhạc từ lúc còn nhỏ sẽ làm tăng chỉ số IQ của trẻ lúc chúng trưởng thành. Cho trẻ nghe nhạc Mozart và tham gia các lớp học âm nhạc riêng lẻ hay đến câu lạc bộ dạy nhạc là điều nên làm. 2. Cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trí não của trẻ. Những nhà nghiên cứu cho biết bú sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển ở trẻ từ 7 tuổi trở xuống. Sữa mẹ giúp ngăn ngừa các sự tiêm nhiễm có hại với trẻ và cung cấp những chất bổ cần thiết. Các nghiên cứu của người Đan Mạch cho thấy bú sữa mẹ vừa làm trẻ khỏe hơn và còn thông minh hơn. Hơn thế nữa những đứa trẻ được bú sữa đến 9 tháng tuổi sẽ thông minh hơn những đứa trẻ chỉ được bú từ 1-2 tháng. 3. Vận động cơ thể Nghiên cứu sinh của trường Đại học Illinois cho biết rằng sẽ là rất tốt khi một đứa trẻ học tập ở trường tiểu học được học thêm các bài thể dục rèn luyện thân thể. “Các bài thể dục nhằm tăng cường tính tự tin, tinh thần đồng đội và khả năng lãnh đạo ở trẻ nhỏ”, nghiên cứu của Oppenheimer Funds. Nghiên cứu này còn cho biết 81% nữ doanh nhân thành đạt đều đã tham gia các câu lạc bộ thể thao lúc nhỏ. Do đó, thay vì ngồi xem Tivi sau mỗi bữa cơm, hãy khuyến khích trẻ đi dạo bộ hay vận động nhẹ nhàng. Và tốt nhất là cho trẻ tham gia vào câu lạc bộ thể dục hay các hoạt động thể chất bổ ích khác trong trường học. 4. Chơi game Những trò chơi video thường là không tốt. Chúng thường là bạo lực, không mang tính tập thể và hoàn toàn không cần người chơi phải động não. Nhưng cũng có những trò chơi giúp ích cho trí não của trẻ, tăng cường tinh thần đồng đội và tính sáng tạo của trẻ nhỏ. Những trò chơi mang tính giáo dục như xếp hình, có thể kích thích khả năng vận động trí óc và khả năng liên tưởng ở trẻ nhỏ, kể cả các bé vừa biết đi lẫm chẫm. Nghiên cứu gần đây nhất của trường Đại học Rochester cho biết những trẻ hay chơi game có sự nhạy bén hơn về thị lực và khả năng nhận biết các dấu hiệu so với trẻ chỉ tham gia những trò chơi không phải là video game. Những giáo viên ở Anh bắt đầu đưa các trò chơi video vào trong lớp học. 5. Đừng cho trẻ ăn quà vặt Thay vì ăn đường, các chất béo và những quà vặt khác, hãy cho trẻ ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng hơn. Đó là cách giúp tăng cường cả về thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. Chẳng hạn như những thức ăn giàu chất sắt rất bổ ích giúp trẻ phát triển nhanh chóng về khả năng tư duy. Một nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng dễ mắc các bệnh về tiêm nhiễm, khiến cho trẻ không đến trường được và tất nhiên là thua sút so với những trẻ cùng tuổi. 6. Để trẻ tò mò Các chuyên gia nói rằng ba mẹ nên tạo điều kiện và kích thích sự tò mò ở trẻ nhỏ. Chẳng hạn gợi sự ham thích cho trẻ nhỏ bằng cách hỏi chúng vài câu hỏi nhỏ, trò chuyện với chúng để trẻ tiếp thu thêm nhiều điều khác. 7. Giúp trẻ ham đọc sách Đây là phương pháp hữu ích nhất giúp tăng cường chỉ số IQ ở trẻ nhỏ. Những điều chắc chắn là đúng (như 1+1=2), những vấn đề đơn giản sẽ khiến trẻ ham đọc sách hơn. Tập trẻ đọc sách khi chúng còn nhỏ, cho trẻ đi thư viện và mua nhiều sách để ở nhà cho trẻ tập đọc. 8. Ăn bữa sáng đầy đủ. Ăn sáng đầy đủ giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng học hỏi ở trẻ. Những trẻ không ăn sáng dễ mệt mỏi hơn, dễ nổi cáu và chậm chạp hơn những trẻ ăn sáng đủ bữa. Với nhịp sống hối hả như hiện nay, việc ngồi vào bàn ăn sáng nhiều lúc là điều không thể. Những lúc vậy cho trẻ uống một ly sữa cũng giúp trẻ đủ năng lượng và khỏe khoắn hơn khi vào lớp học. 9. Chơi những trò chơi động não. Cờ vua, ô chữ, tìm mật mã… đều làm giúp ích cho sự vận dụng và rèn luyện trí não ở trẻ. Trò chơi như ô chữ Sudoku có thể kích thích quá trình tư duy, sáng tạo ở trẻ, đồng thời cho trẻ khả năng giải quyết vấn đề và biết đưa ra những quyết định chắc chắn. Những đồ vật trong ngôi nhà hơi “bí hiểm” một chút sẽ kích thích sự tò mò và ý thích tìm tòi khám phá ở trẻ nhỏ. Kết luận: Nhìn đứa con thân yêu của mình khôn lớn và thông minh lên mỗi ngày là niềm vui lớn nhất của những người làm cha mẹ. Vậy thì tại sao cha mẹ lại không tìm hiểu các cách trên đây và áp dụng cho đứa con của mình để có được những niềm vui như thế. --------------------------- Dù kiến thức và kinh nghiệm còn rất ít ỏi em vẫn luôn sẵn sàng thảo luận với các bác về nội dung này. Thanks & Best Regards, NCC
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Mời bác tham khảo tài liệu này ạ. Nghe nhạc Mozart khỏi được nhiều bệnh Viết bởi Dư Quang Châu Chủ nhật, 27 Tháng 4 2008 01:42 (Tiền Phong Online) Sáng tác của thiên tài Mozart không chỉ được cả thế giới khâm phục bởi những giai điệu bất hủ mà còn được giới khoa học biết đến bởi những tác động kỳ diệu đối với bộ não của con người. Gần đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng âm nhạc Mozart có khá nhiều tác dụng chữa bệnh: làm giảm stress, tăng cường trí thông minh, ổn định nhịp tim, điều trị chứng động kinh, và suy giảm trí nhớ… Các bác sĩ tại viện thần kinh London (Anh) trong một lần chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh đã tình cờ phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart 45 phút mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Sau quá trình điều trị, kết quả kiểm tra não của bệnh nhân này đã cho thấy có sự thay đổi đáng kể về số lượng các tế bào não, sự tăng khả năng học tập và chỉ số IQ tăng lên, những tổn thương về thần kinh được hạn chế, và khả năng thị lực cũng có những dấu hiệu được cải thiện một cách đáng kể. Thí nghiệm được tiến hành đối với những con chuột bằng cách sử dụng bản sô nát K448 đã khiến chúng trở nên nhanh nhẹn, năng động hơn; với loài cá cho thấy những dấu hiệu thể hiện sự vui vẻ, linh hoạt, khoẻ mạnh và lớn nhanh hơn bình thường. Giải thích cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết: trong não người và động vật nói chung có một vùng não rất nhạy cảm với âm nhạc, chúng có nhiệm vụ tiếp nhận các âm sắc từ những bản nhạc mà con người nghe được. Khi tiếp xúc với những bản nhạc có âm sắc phù hợp, phần não này trở nên hoạt động tích cực hơn, kéo theo sự hồi phục của các khu vực chức năng khác trong não. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định: nhạc Mozart là loại nhạc mang tính tư duy cao, có sự pha trộn và tổ chức tiết tấu phức tạp đạt đến trình độ cao. Do đó, khi nghe loại nhạc này, người nghe như được “đánh thức” một số chức năng não. Não của họ như được truyền những luồng sóng kích thích mạnh, giống như sóng điện não và chính điều đó giúp cho não hoạt động hiệu quả. Những đoạn nhạc có sự thay đổi về tiết tấu, âm thanh trong các sáng tác của Mozart không chỉ tạo nên sự kích thích chức năng não mà còn gây ra tác động đến nhiều chức năng khác của cơ thể. Những hiện tượng tương tự không xảy ra khi nghe những loại nhạc khác, bởi kỹ thuật “thiết kế” âm thanh độc đáo này chỉ có ở thiên tài Mozart. Các nhà khoa học và các chuyên gia phân tích âm nhạc đã phát hiện ra rằng: trong âm nhạc của Mozart, thường xuyên có sự xuất hiện những đoạn nhạc lặp lại với tần số cao hơn nhiều so với các tác phẩm âm nhạc của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng khác như : Beethoven, Bach, Wagner.. hay Chopin…. Sau một đợt điều trị thử nghiệm bằng nhạc Mozart, các bác sĩ thuộc bệnh viện tổng hợp Mexico đã cho biết: Trong số 9 bệnh nhân mắc chứng động kinh được áp dụng phương pháp kích thích sóng não bằng nhạc Mozart, thì có 4 bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến bệnh đạt mức 95%, 4 bệnh nhân đạt mức phục hồi 50% đến 70% - một kết quả rất đáng quan tâm. Một số tác động của nhạc Mozart đối với con người Tác động đến trí thông minh của con người:Nghiên cứu về tác động của nhạc Mozart đối với trí thông minh chính là nghiên cứu khoa học đầu tiên về tác dụng của nhạc Mozart đối với con người. Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sô nát K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 - 10 điểm. Quét não bằng phương pháp cộng hưởng từ trường fMRI (functional magnetic resonance imaging) cho thấy: Tốc độ hoạt động tại nhiều khu vực trong não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường. Tăng cường chức năng thị giác:Đây là điều rất đáng ngạc nhiên, song quả thực là nhạc Mozart cũng góp phần cải thiện thị lực của con người. Kết quả một cuộc thử nghiệm mới của các nhà khoa học về tác động của bản sô nát K448 đối với 60 bệnh nhân tại trường đại học y dược Sao Paolo đã hé mở những khả năng về việc vùng não kiểm soát chức năng thị giác của con người được tăng cường tốc độ phân tích, và xử lý hình ảnh với độ chính xác cao. Những người tham gia cuộc thử nghiệm đã được “thưởng thức” những bản sô nát soạn cho 2 piano của Mozart trong một phòng kín trong vòng 10 phút. Sau đó, họ bắt đầu các cuộc kiểm tra kết quả sự phối hợp chức năng của thị lực và não bộ. Quá trình xử lý thông tin diễn ra rất nhanh và chính xác ở vùng não chức năng đã một lần nữa khẳng định tác dụng kỳ diệu của âm nhạc Mozart. Giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh:Nghe nhạc Mozart có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn. Theo dõi khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc bệnh viện Oberwalliser – Thuỵ Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh tim. Nó giúp cho bệnh nhân bị mắc bệnh tim giữ được trạng thái thư giãn, sảng khoái và giúp họ nhanh chóng hồi phục hơn bình thường. Trong nghiên cứu này, ngoài nhạc Mozart, các bác sĩ còn phát hiện thêm các bản nhạc của nhà soạn nhạc danh tiếng Bach cũng có những tác động ổn định nhịp tim tương tự. Trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp trẻ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đặt trong phòng ngủ đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của những đứa trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ. Những đứa trẻ nghe nhạc Mozart dường như trở nên vui vẻ và hoạt bát hơn những trẻ em khác. Regards, NCC