Chào các thành viên hàng ngày gắn bó với VNAV Việt Nam, chúc các bác một ngày đầu xuân bình an và tràn ngập niềm vui. Hôm nay, em rảnh rỗi và cũng muốn chia sẻ một số cảm nhận sau thời gian chơi nhạc số (khoảng 1 năm thôi ạ), nhưng đúng nghĩa là em tâm huyết, bỏ công sức ra đi lại, cảm nhận, giao lưu, trải nghiệm và thấy rằng: Chơi nhạc số khó và vất vả hơn CD khá nhiều. Chủ đề này không bàn đến thiết bị là máy móc, loa đài, mà chỉ đề cập đến nguồn nhạc số, em có copy một số nội dung viết về nhạc số tương đối chất lượng trên mạng như sau (tham khảo genk.vn): I. Chúng ta nên nghe loại định dạng nào: Trước hết, chúng ta sẽ cần tìm hiểu những yếu tố căn bản của định dạng âm thanh với khái niệm PCM (Pulse-Code Modulation). Ra đời năm 1937, PCM là một trong những công nghệ đầu tiên hỗ trợ chuyển tín hiệu sóng âm (analog) thành kĩ thuật số (digital). Nôm na là nhờ PCM, chúng ta mới có thể nghe nhạc trên máy tính, đầu đĩa CD thay vì đĩa than, vinyl hay băng cát sét như các bậc cha ông trước đây. PCM được đặc trưng bởi hai thành phần: + Tần số mẫu (sample rate): cho biết số lần tín hiệu âm thanh được đo và lấy mẫu trong một giây. + Độ dày bit (bit-depth): Hiểu một cách đơn giản, bit là những mã nhị phân (số 0 và số 1) dùng để tạo ra dữ liệu – hay những file nhạc mà chúng ta tải về. Đối với âm thanh kĩ thuật số (digital audio), bit-depth sẽ cho biết số lượng các bit được sử dụng để lưu trữ tín hiệu âm thanh. Trên cả lý thuyết lẫn thực tế, âm thanh có độ phân giải cao sẽ chi tiết hơn âm thanh có độ phân giải thấp. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như chất lượng thu âm, hệ thống âm thanh (đặc biệt là DAC - Digital to Analog Converter) và quan trọng nhất là thính giác con người - đã là "tai trâu" thì nghe mp3 với lossless cũng như nhau mà thôi. Trước đây, nhạc số thường được ghi lại trên đĩa CD 16-bit với tần số 44.1 kHz. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ âm thanh, những bản ghi âm với độ phân giải lên tới 24-bit, 32-bit cùng sample rate 96khz và thậm chí là 192khz xuất hiện ngày càng phổ biến. Về bản chất, các loại định dạng âm thanh phổ biến trên thế giới sẽ được chia thành 3 nhóm: không nén (uncompressed), nén nhưng bảo toàn dữ liệu (lossless) và nén không bảo toàn dữ liệu (lossy).
II. Định dạng WAV, AIFF và định dạng APE, FLAC, ALAC có đặc điểm khác nhau thế nào 1. Không nén (uncompressed): WAV, AIFF Đúng như tên gọi, loại định dạng âm thanh này là nguyên bản, không bị nén và có dung lượng khá lớn như WAV, AIFF. Theo chuẩn định dạng này, cứ mỗi giây, âm thanh sẽ được lẫy mẫu với tần số 44.1 KHz (44100 lần/giây), mỗi mẫu được diễn tả bởi 16 bit dữ liệu. Vậy với 1 phút âm thanh, ta có: 44100 Hz x 2 kênh trái phải x 2 bytes (16 bit = 2 bytes) x 60 giây = 10.584.000 bytes = 10.1 MB. Điều này giải thích tại sao, thông thường 1 đĩa CD có dung lượng 750 MB sẽ lưu được khoảng 74 phút nhạc, tương ứng bit rate chuẩn của âm thanh gốc là 44100 Hz X 2 kênh X 16bit = 1411 kbps (Kilobits/second) WAV WAV là dạng file âm thanh không nén dựa trên định dạng PCM, được phát triển bởi Microsoft và IBM vào năm 1991 để giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn trên các máy Windows. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại WAV đã trở nên phổ biến trên cả Mac và Windows. AIFF Giống như WAV, AIFF cũng dựa trên công nghệ PCM, nhưng được phát triển bởi Apple cho các máy Mac của mình. Ngoài ra AIFF còn có các phiên bản khác là AIFF-C và Apple Loops, được sử dụng bởi các phần mềm làm nhạc GarageBand và Logic Pro. Tuy được thiết kế cho Mac, các máy Windows vẫn có thể sử dụng định dạng này một cách bình thường. 2. Nén không mất dữ liệu (Lossless Compression): FLAC, APE, ALAC Nếu dùng máy tính, bạn sẽ không xa lạ gì với Zip hay Rar - 2 phần mềm có khả năng giảm thiểu dung lượng file một cách đáng kể, nhưng dữ liệu của nó thì vẫn y nguyên. Đó cũng là mục đích của công việc nén không mất dữ liệu (lossess compression): giữ nguyên tín hiệu của âm thanh gốc. Làm điều đó như thế nào? Đơn giản, nó sử dụng thuật toán để tìm ra quy luật lặp của dữ liệu, sau đó tìm 1 cách hiển thị khác tối ưu hơn, tốn ít dữ liệu hơn. Ví dụ thay vì chuỗi "ggggg eeee nnn kkkkkkk", chúng ta có cách diễn giải tốt mà ít chữ hơn nhiều: "gx5 ex4 nx3 kx7". Như vậy, thuật toán nén không mất dữ liệu sẽ đảm bảo chất lượng ban đầu sau khi giải nén, vì nó không lược bỏ đi bất kể cái gì, nó chỉ tìm cách hiển thị dữ liệu khác mà thôi. Trên thực tế, dữ liệu âm thanh trong 1 bản thu cực kỳ đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu nên việc nén không có hiệu quả tối đa như Zip hay Rar đâu. Hiện tại, độ nén cao nhất có thể của kỹ thuật lossless compression là bằng khoảng 1/3 => 1/2 dung lượng gốc của âm thanh gốc, mỗi album lossless sẽ có dung lượng khoảng 200 đến 300 Mb. FLAC(Free Lossless Audio Codec), ALAC( Apple Lossless Audio Codec) và APE( Monkey’s Audio) là 3 định dạng lossless thông dụng hiện nay. Trong số đó, FLAC được ưa chuộng nhất và hỗ trợ chơi trên khá nhiều máy nghe nhạc, APE giải mã phức tạp hơn còn ALAC của Apple thì không phổ biến bằng 2 định dạng còn lại. 3. Nén không bảo toàn dữ liệu (Lossy): MP3, AAC, WMA, Vorbis,... Ở cái thời Internet chậm như rùa bò, giá ổ cứng thì đắt đỏ, việc download hay lưu trữ một đĩa nhạc CD với dung lượng hơn 700 MB tốn rất nhiều và thời gian, công sức. Đó là lý do tại sao những định dạng “nén mất dữ liệu” (lossy) ra đời, bằng cách hi sinh chất lượng và độ chính xác của âm thanh để giảm nhẹ dung lượng file nhạc. Ngoài ra, tai con người cũng chỉ có khả năng cảm nhận những âm thanh có tần số nằm trong khoảng 16Hz - 20KHz, tần số ở ngoài dải âm này sẽ bị thuận toán nén loại bỏ. Việc này vừa tiết kiệm được số lần lấy mẫu cũng như số bit để mã hóa, từ đó tiết kiệm được dung lượng tối đa. Trên thực tế, nhạc mp3 thường được nén với bit-rate là 128kbps cho tới 320kbps - chỉ bằng 1/10 so với bit-rate của WAV (1411kbps). Dễ hiểu tại sao, mỗi phút nhạc mp3 128kbps chỉ tốn khoảng 1MB và một chiếc đĩa CD có thể lưu tới hàng trăm bài hát.
III. Kết luận về việc chọn nguồn nhạc số Vậy cái giá của việc tiết kiệm dung lượng là gì? Trong quá trình nén, những âm thanh giả sẽ được "bù đắp" vào những phần mà nó loại bỏ đi, dẫn đến hiện tượng méo âm so với âm thanh gốc. Bạn cứ thử so sánh 1 bản mp3 64kbps với 1 file nén lossless hoặc 1 track trong CD gốc và dễ dàng nhận ra sự thay đổi này. Ngoài ra, khi đã nén sang định dạng lossy, chúng ta không thể chuyển đổi nó lại chất lượng như ban đầu như lossless. Nôm na là WAV có thể convert sang FLAC và ngược lại mà vẫn giữ nguyên chất lượng âm thanh, còn WAV sang mp3 128 kbps thì vĩnh viễn mất đi chất lượng của file gốc. Tuy vậy, những định dạng lossy như MP3, AAC, WMA, Vorbis vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay vì tính gọn nhẹ của nó. Nếu không qúa khó tính trong việc thẩm âm hoặc đơn giản là nghe Pop, Rock, Dance (chứ không phải là nhạc cổ điển, vocal với các tần số âm thanh cao, nhạc cụ nhiều) thì định dạng lossy hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn. Như vậy, đến đây ta đã có thể phân biệt được nguồn gốc và sự khác nhau của WAV, FLAC và MP3 - những định dạng nhạc số phổ biến hiện nay rồi. Việc nghe loại nào, lưu trữ loại nào sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính và các yêu tố đánh giá này là khó khăn hơn chơi LP và CD vô cùng: 1. Chúng ta có được nguồn nhạc số từ đâu: Nếu là LP hay CD, chúng ta chỉ việc ra shop mua đĩa gốc, trường hợp nhạc số chúng ta buộc phải nghe và tự thẩm định nguồn nhạc có đạt chất lượng hay ko. Giải pháp: Có điều kiện và văn minh nhất là chúng ta mua hoặc nếu có cộng đồng nhỏ những người chơi nhạc số cần liên kết để lưu trữ những nguồn âm chất lượng nhất để lọc bớt các nguồn âm "bẩn" trên thị trường. (Để làm được điều này em cũng mong Ban quản trị VNAV có hướng đi cho anh em chơi nhạc số có sân chơi về nguồn nhạc sạch cho anh em VNAV) 2. Kỹ thuật lựa chọn nguồn nhạc số: Với Nhạc Việt em thấy một số bác trên Hdvietnam.com đã rất dày công sưu tầm các album chất lượng và chia sẻ với cộng đồng, điển hình là các topic của các bác: Cocongidau, Tusontay, Devil_woman, Lengockhanhi... Với nhạc quốc tế và cổ điển: em cũng tham khảo của các bác trên, tuy nhiên, em dùng torrent để tìm kiếm nhạc 24bit tại trang web của Nga: https://rutracker.net/ (Mời các bác tham khảo) 3. Lựa chọn các hãng thu âm có uy tín và chất lượng Theo trải nghiệm của em, đối với nhạc Việt thì 2 hãng Thúy Nga và Asia có kỹ thuật hòa âm có lẽ là hay nhất và chất lượng nhất với hầu hết các bản thu. Một số ca sĩ em thích cũng có sự phối hợp với đơn vị thu âm chất lượng hiện nay là: Bảo Yến, Lệ Quyên, Hà Vân và Mỹ Tâm. Đối với nhạc quốc tế: Sony có lẽ là hãng thu âm có chất lượng nhất với hầu hết các bản thu, điển hình là các album thu âm theo series album KuschelRock, KuschelKlassik, KuschelJazz. Nhạc cổ điển: em vẫn đề cử SONY là hãng thu âm tốt, ngoài ra có Victor JVC, Telarc và Mecury. Nhạc Trung hoa: Trung hoa cổ nhạc gần đây đã đóng góp không nhỏ vào các show audio tầm cỡ thế giới, điển hình với các giọng nữ trong vắt, cao và chất giọng thánh thót của người Hán (mà không phải ca sĩ quốc tế nào cũng có được), đã đánh dấu bước chân của người khổng lồ Trung Hoa trên sân khấu trình diễn. Em thấy hầu hết các album của họ có trình độ hòa âm phối khí đỉnh cao để ra được thứ âm thanh cực kỳ chau chuốt và chất lượng. Đầu xuân kính chào các bác và chúc anh em Ban trị VNAV sức khỏe và may mắn.
Thông tin bài viết không có gì mới lắm,bên topic của bác Gia Huy còn trình bày kĩ hơn và cả về PCM & Dsd nữa. Vả lại cùng là file Wave từ 1CD nhưng rip bằng phần mềm gì và phần cứng hãng nào cho ra chất lượng file nhạc khác nhau dẫn đến chất lượng âm thanh khác nhau. Vì vậy nghe CD gốc sẽ hay hơn CD chép, mặc dù CD chép về mặt lý thuyết gần như k mất dữ liệu gì. Cũng như vậy file từ CD rip lại thành Wave hay Flac nếu trên phương diện ko mất dữ liệu nhưng cũng k thể hay bằng CD gốc. Tóm lại định dạng file nhạc số chỉ là 1 yếu tố để quyết định chất lượng file nhạc. Thông tin cũng rất có ích cho các bác mới chơi. Thanks bác đã chia sẻ.
Em thêm thông tin để các bác quan tâm nhạc số thận trọng khi chơi nhạc số, với em nguồn nhạc PCM nếu chất lượng là đủsưu tầm và nghe rồi, DSD là công cụ kiểu "bán lạc kèm bia" và trong tương lai cũng sẽ lụi tàn như SACD và DVD. Đây là bài viết khá hay được đăng tải trên website của Ayre Acoustic (12/2013) về sự ra đi của SACD và DVD, các bác có thể tham khảo: "Gần đây, sự xuất hiện của máy tính ở các hệ thống nghe nhạc gia đình đã tạo ra nhiều bất ngờ không lường trước được – đó chính là sự “tái xuất” của DSD, chuẩn âm thanh được mệnh danh là thất bại thiên niên kỷ của Sony. Vào cuối những năm 1990, khi bằng sáng chế CD đã đến lúc hết hạn, đây cũng chính là nguồn thu lợi lớn nhất của những nhà khai sinh ra đĩa CD: Sony và Philips. Bắt nguồn từ những lo lắng này, Sony và Philips một lần nữa sáng tạo ra chuẩn đĩa mới với tên gọi Super Audio Compact Disc – SACD. Khi đó, ngoại trừ họ không một nhà sản xuất phần cứng nào có nó. Tất cả những nhà sản xuất khác đều nhận thấy sự tăng trưởng của đĩa DVD trong tương lai và muốn rằng chuẩn mới sẽ dựa trên nền tảng DVD. Chương kì lạ nhất trong lịch sử định dạng âm thanh bắt đầu từ đây. Người ta nói rằng chức nay của thời gian là không làm cho mọi thứ diễn ra cùng một lúc. Trong trường hợp này, có vẻ điều đó hoàn toàn bị phá vỡ. Đầu tiên, chuẩn nhạc nén MP3 được phát triển để phát nhạc trực tuyến khi tốc độ kết nối internet còn thấp và phù hợp với các máy nghe nhạc cầm tay có khả năng chứa hàng nghìn bài hát. Điều này ngay lập tức đã dẫn đến việc vi phạm bản quyền (gọi một cách lịch sự là “chia sẻ tập tin”). Trong khi Sony và Philip vẫn miệt mài với định dạng SACD, gần như tất cả các nhà sản xuất thuộc dạng ông lớn khác cũng đã bắt đầu làm việc với nhau nhằm tạo ra chuẩn DVD chuyên dành cho âm nhạc. Xoay quanh việc Sony đưa thông báo một cách lập lờ với ngụ ý rằng chuẩn SACD sẽ có băng thông đến 100 kHz và dải độ động 120 dB. Cách duy nhất để DVD-Audio (DVD-A) có thể chống lại những con số sai lầm này là chuẩn mới phải có thông số lớn hơn, tốt hơn, điều này biến chuẩn DVD-A bỗng trở nên không tương thích với hàng triệu những đầu DVD đã được bán ra trước đó. Sau đó, một hacker trẻ tuổi người Na Uy đã phá vỡ phương pháp mã hóa được sử dụng trong các đĩa DVD. Điều này khiến các công ty thu âm cực kỳ hoảng sợ bởi họ luôn cho rằng “chia sẻ tập tin” là nguyên nhân của sự suy giảm doanh số. Chính vì vậy, Sony đã hứa với các công ty thu âm rằng SACD sẽ không bao giờ có thể chơi trên máy tính bằng cách xây dựng hàng loạt thuật toán di chuyển đặc biệt cho bộ cơ, độ rộng mắt đọc laser và mặt phản quang. Duy chỉ có một điều mà cả hai phía (phía ủng hộ SACD và phía ủng hộ DVD-A) đều nhất trí hoàn toàn – và cũng là sai lầm hoàn toàn. Từ khi âm thanh vòm tạo được thành công cho các thống xem phim gia đình, mọi người luôn nghĩ rằng tương lai của âm nhạc phải là định dạng âm thanh vòm. Lúc này, iPod (Apple) bác bỏ quan điểm này. Một số điểm tốt hơn về chữ nghĩa, lời nhạc hoặc ảnh bìa khiến DVD-Audio gây được ấn tượng nhiều hơn so với SACD. Nhưng đối với audiophile chỉ có một câu hỏi quan trọng: định dạng nào cho chất lượng âm thanh tốt hơn? Đó là một câu hỏi hay. Sony đã làm rất tốt vào thời điểm đó và chi hàng triệu USD để quảng bá định dạng SACD, đầu tiên là việc thuê các kỹ sư hàng đầu như Ed Meitner (hiện đang làm việc cho EMM Labs) và Andreas Koch (hiện đang làm việc cho Playback Design) để thiết kế các máy ghi đĩa SACD gốc để chuẩn bị phát hành. Thiết bị này thuộc quyền sở hữu của Sony và sẵn sàng cho mượn miễn phí đối với bất kỳ hãng thu âm nào muốn sản xuất đĩa chất lượng cao, trung thực, không bị sao chép và không bị chia sẻ. Bởi DVD-Audio được ủng hộ bởi một liên minh các hãng thu âm lớn, do đó rất khó để đạt được một sự đồng thuận. Cũng giống như một nhà bếp với quá nhiều bếp trưởng, các sản phẩm được làm ra cố gắng gom vào rất nhiều thứ để có thể vừa lòng tất cả mọi người, nhưng thật sự không gây được tiếng vang nào. Nó rất phức tạp để hoạt động bởi chỉ đơn giản cho việc phát nhạc hay lựa chọn bài hát bất kỳ bạn vẫn phải cần một màn hình để thực hiện các thao tác điều hướng và lựa chọn. Hơn nữa, không có một tổ chức cụ thể nào triển khai cho định dạng DVD-Audio. Những bản thu đầu tiên được phát hành dù mang nhãn dành cho audiophile nhưng họ chỉ dành chi phí phần cứng thực hiện việc ghi đĩa chỉ khoảng vài trăm đô la. Khi Sony bắt đầu cuộc đối đầu trực diện, phải mất nhiều năm sau để các đối thủ có thể phát hành được các sản phẩm tương đương. Đây cũng giống như vấn đề kinh điển con gà và quả trứng. Không một ai có thể thu lợi nhuận từ việc bán đĩa cho đến khi một lượng lớn đầu đọc định dạng đĩa đó đã được bán ra. Không định dạng nào có được sự ủng hộ của số đông người dùng. Vì vậy, không lâu sau đó, cả hai định dạng đều tàn lụi. Quay lại nửa thập kỷ trước, bộ giải mã DAC chuẩn USB bất đồng bộ (asynchronous USB) được giới thiệu bởi Gordon Rankin (Wavelength Audio) đột nhiên tạo nên sự phát triển cho các thiết bị âm thanh dựa trên nền máy tính. Cộng thêm việc phần cứng càng ngày cà hỗ trợ độ phân giải ngày càng cao như: 96/24 và 192/24 đã khiến nhiều người tuyên bố rằng các file nhạc chứa trên ổ cứng giá 100$ có khả năng phát chính xác hơn một đầu đọc đĩa quan có giá 50.000$. Với sự phát triển của internet tốc độ cao, tải các tập tin lớn đã không còn là vấn đề lớn, thậm chí người dùng không cần phải rời khỏi nhà để mua nhạc mới. Sau đó, vào năm 2006, Sony đã thực hiện một động thái hết sức bất ngờ. Họ thừa nhận sự thất bại của chuẩn SACD và giới thiệu một định dạng mới với tên gọi “DSD Disc”, được phát triển dựa trên chuẩn SACD nhưng có khả năng phát trên máy tính bằng cách gỡ bỏ các lớp bảo vệ được sử dụng trên chuẩn SACD trước đó. Tôi hiểu rằng, đó không phải là việc tạo điều kiện cho việc bán đĩa, thật sự đó là việc mở đường cho việc bán và cho phép download file DSD qua mạng. Ngay từ đầu, tuyên bố mang tính tiếp thị của Sony rằng chi hàng triệu đô la cho định dạng DSD sẽ tốt hơn so với liên minh nổi loạn vô tổ chức DVD-Audio khiến nhiều người, rất nhiều người tin rằng chuẩn DSD vốn đã vượt trội hơn so với PCM truyền thống. Ở mức cao nhất, các kỹ sư âm thanh thường không đồng ý với nhau rằng định dạng âm thanh nào tốt hơn, tuy nhiên, hầu hết các audiophile đã từng trải nghiệm SACD đều cho rằng SACD tốt hơn so với DVD-Audio. Vì vậy họ đã rất hứng thú khi biết tin DSD có thể phát trên máy tính, điều nay gây ra các cuộc tranh cãi lớn trên các diễn đàn âm thanh" Vậy DSD có tiếp tục đi theo vết xe đổ của SACD hay DVD-A không ? Các bác có 10 ngày nghỉ Tết để suy ngẫm, trải nghiệm trước khi mua thiết bị cho bản thân mình ạ. Cá nhân em thì vẫn cặm cụi lắng nghe và lựa chọn cho mình thư viện PCM chất lượng và khiêm tốn nhất có thể trong cánh đồng âm nhạc của thế giới phẳng này.
Về các chuẩn DSD hay hires PCM và gần đây là MQA, cái nào hay hơn thì thật ra còn nhiều tranh luận và thực tế khi nghe còn phụ thuộc vào cục DAC của mỗi người 1 (ko cần so sánh với chuẩn CD 16bit 44.1khz vì nó lạc hậu quá rồi). Với việc mua phần cứng thì có đk thì cứ mua loại hỗ trợ nhiều chuẩn để lỡ album mình thích bản chất lượng cao nhất là được ghi ở định dạng cục DAC nhà mình ko hỗ trợ thì buồn lắm ạ. Còn khi sưu tầm nguồn nhạc nếu có đủ đĩa cứng mình cứ lưu cả hai..lỡ sau này thiết bị khác lại có khi nghe ra khác . VD giờ mình xài DAc bình dân chip sarbe 9018 nghe bản DSD hay nhưng biết đâu mốt lên đời dùng DAC R2R ygyy phát PCM lại thấy hay hơn ...
Mình sưu tầm CD cũng được 30 năm nhưng rất mù tịt về kỹ thuật . Cám ơn bạn với bài viết ngắn gọn , rõ ràng , bổ ích . Xin phép chen ngang một chút . Trong các hãng làm CD thì có 3 hãng sau làm CD có chất lượng siêu việt nhất : đó là Nuclear Blast , WB ( anh em nhà Warner ) & Relapse . Kỹ sư âm thanh cũng rất quan trọng . Cùng 1 hãng nhưng có những kỹ sư cho âm thanh hay không tưởng tượng được nhưng cũng có kỹ sư cho âm thanh chất lượng khá . Những ban nhạc siêu đẳng như Pink Floyd , Dire Straits , Deep Purple ... đều thu tại phòng thu của hãng Warner Bros . Chúc bạn vui khỏe
Điểm yếu chết người của nhạc số ,là file nhạc càng to,càng đè nặng lên vi xữ lý,đây chính là nguồn cơn của jitter.Ai nghe cổ điển,pop rock ,slowrock trên dĩa 33 sẽ thấy ngay điều này.Điểm yếu thứ hai,là lý do dể chia sẽ,nên ai cũng có vài Tb nhạc,rồi ngồi đó chết ngộp với đống nhạc. Ai có đủ thời gian để nghe ? Âm nhạc cần phải có thời gian dài thẩm thấu.Đầu năm vài dòng ba lăng nhăng với các anh chị,chúc các anh chị một năm mới nhiều sức khỏe.Thân mến.
Nhiều bác chơi nhạc số nhưng chơi chưa tới nên thấy nhạc số thua cd xa chứ nếu đầu tư nghiêm túc thì sẽ thấy khác. Theo bác chơi cd là 1 đĩa nghe cả năm hay sao bác? Người chơi cd họ còn có hơn 1000 đĩa thì theo bác họ có chết ngộp với đống đĩa đó ko?
Kho nhạc mình down về, mình tuyển lại theo gu mình thích (xoá các bản thu kém chất lượng, ko hợp...). Rồi chia làm nhiều playlist quốc tế, hoà tấu không lời,nhạc trẻ.... Tùy tâm trạng mà chọn playlist thích hợp bật lên và phiêu thôi. Đơn giản mà.
Nhạc số đúng là có cái tiện lợi khi nghe ko phải nhấp nhổm nhồi băng nhồi đĩa, khi nghe chỉ việc lên list là nghe cả ngày được, tuy nhiên, nhiều bác ko khoái là do chơi chưa tới hoặc file nguồn ko phải file chuẩn nên tiếng ra thường ko thoát hoặc ko dày như CD gốc hoặc LP. Chính vì vậy sau thời gian chơi, em mới thấy cái quan trọng khi chơi nhạc số là nguồn âm phải chuẩn, em mời bạn bè đến nhà cứ cho nghe mấy file lều phều trước để các bác ý chê hết các kiểu, rồi chọn file chỉnh dần các nhược điểm đó, đến khi nghe đến các file đã hoàn hảo thì các bác ý tạm thời trật tự và gật gù. Nên để thuyết phục người chơi thay đổi quan điểm cái nào hay hơn cái nào là phải có sự thẩm âm ngấm dần, nhất là nhạc số khi nghe ban đầu thường hay bị thành kiến là ko hay như CD và LP, nhưng sao thế giới họ đang liên tục tiếp cận và nâng cao trình độ cải tiến thì ta ko thể bảo thủ được.
Không có bữa cơm nào miễn phí . Nếu ta chơi nhạc số trả tiền . Nghe bài nào trả tiền bài đó , nghe lần nào trả tiền lần đó thì ta sẽ đươc nghe File gốc . Khi đó chất lượng rất siêu . Ví dụ ta nghe bài ONE -Metallica 5 lần trong 3 ngày thì ta phải trả tiền đúng 5 lần . Sang năm nghe lại thì lại trả tiền tiếp . Do file gốc nên không được tải về . CD có cái hay riêng , đĩa Vinyl có cái hay riêng , chơi file gốc phải trả tiền có cái hay riêng .. Bạn meotomvn nói đúng khi có 1000 CD vẫn cảm thấy thiếu . Trước đây kinh tế khá nên mình hay mua CD nhưng giờ bị rơi vào cận nghèo nên phải dừng lại . Có rất nhiều album cần mua phải gác lại . 1000 < 2000 ; 2000 < 3000 . Vài lời góp vui nhân dịp đầu năm
Nói ra là biết cậu chưa bao giờ nghe nhạc nghiêm túc bằng tai cả, cậu nghe bằng mắt, bằng tay, thì 1000 cái hoặc hơn cũng ăn thua gì?
Cái này còn mất thời gian hơn nữa, mới lại, sao dám khẳng định hay, dở, thu âm kém, hay do dàn máy setup chưa tới rồi duy nghĩ vậy?
Chia playlist theo ý mình thì đương nhiên là mất công rồi. Muốn đúng ý thì phải mất công thôi. Còn bản nào nghe ko ưng thì ko giữ. Cũng là theo ý mình thôi. Chơi cho mình ưng chứ cần gì lo nghĩ nhiều cho mệt. Còn setup dàn thì mình cũng nghe một số bài phổ biến dùng để setup trên dàn đã setup tốt. Thấy dàn mình chấp nhận đc. Vậy là đủ rồi. Tai nghe tới đâu, túi tiền trong tầm nào thì chơi tới đó thôi. Nhẹ nhàng cho đầu óc thư giãn, vui vẻ là được. Hệ thống nghe nhạc phục vụ con người ko phải con người phục vụ nó. Hheehe
Vậy nhân tiện cậu chia sẽ cách mà chơi nhạc số cho tới như cậu nói ở trên cho mọi người học hỏi, mở mang, chứ không lại nghĩ là cds hay hơn thì nguy to?
Mình ưu tiên tìm source hires PCM và DSD trước. Nếu cả hai bản đều nghe thấy hay mà đủ ổ cứng thì giữ cả hai. Vì mốt đổi DAC cao cấp hơn có khi nghe một bản vượt trội hơn. (Tùy công nghệ DAC). Ko chơi mấy bản vinyl RIP dẫu có là DSD vì với mình nó nghe dở ẹc. Click pop loạn xạ, nghe mất hứng. Thà ráng chờ bản remastered của nhà sx phát hành hires hay hơn.
Đâu đó trong diễn đàn anh em đã nhắc đến cách chơi nhạc số từ nhập môn đến chơi cao hẳn bác ạ. Rất nhiều quan điểm từ việc phối ghép, dây dẫn... thiết bị nào sẽ quyết định, cho tới việc lựa chọn nguồn nhạc nào (online, offline, pcm, dsd...) để lưu trữ dữ liệu cho mình Bác có thể tìm hiểu qua các từ khoá giahuy, tidal, hi-res, dac, all in one, muisic sẻrver, usb... thì khá nhiều topic đã được mở ra để anh em học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm việc chơi nhạc số. Thường thì sau khi định hình được cách chơi, người nghe sẽ đi sâu hơn việc tìm hiểu nguồn nhạc, giúp lựa nhạc, lưu trữ và chia sẻ với cộng đồng
Em thì chơi nhạc số, được nghe rất nhiều bài hay, lạ mà khi chơi cd hay vinyl không có để nghe. Em không biết bác đang chơi thế nào, nhưng chắc từ nhỏ đến giờ bác chỉ nghe vài bài tâm đắc của bác thôi nhỉ. Khái niệm nghiêm túc khi nghe nhạc thì nói thật em ko có ạ, em chỉ nghiêm túc đầu tư, set up hệ thống, phòng ốc mà thôi. Còn khi nghe nhạc thì em chỉ tận hưởng, bài gì mới, lạ mà hợp gu em là em nghe. Bài ruột, ruột thừa hay lạ gì cũng nghe, miễn em thấy hay là em nghe. Khi nghe thì có khi ngồi nghe, nằm nghe, vừa làm ly cafe vừa nghe... Nhưng quan trọng nhất là em cũng nghe bằng tai như mọi người thôi bác ạ, ko biết bác còn có khả năng nghe bằng gì khác ko chứ em thì chỉ có tai thôi ạ.
Chào các bác về nguồn nhạc số em cũng có nghe các định dạng nhạc dowload về và nghe stream trực tiếp từ spotify, tidal, nhạc mua trên itune và chốt lại nghe nhạc mua trên itune phát bằng mac là ok nhất.
Kinh nghiệm của bác chỉ áp dụng cho nhạc 320kps (apple music nghe trên itune) chưa phải lossless ( riêng tidal cao nhất mới là lossless). Ngoài nguồn nhạc, định dạng file ra thì phần mềm phát nhạc và cách setup cũng là vấn đề vì mỗi phần mềm cho một kiểu màu âm khác nhau. Ở đây là bác nghe vừa tai với itune và mac. Bác thử nghe trên mac bằng Audivarna plus, Amarra... sẽ có cái nhìn khác.
Bài này em có tham khảo của bác Langthang bên HDVIETNAM và có thêm chút quan điểm như sau: I. Với chuẩn CD thông thường là 16bit/44,1kHz Nhưng với sự phát triển của công nghệ đĩa SACD - super audio CD và DVD Audio ra đời thì tần số lấy mẫu được nâng lên 24bit /192khz Quá trình lưu trữ nhạc ở định dạng kỹ thuật số liên quan đến việc cắt các tín hiệu âm thanh và lưu trữ chúng thành từng lát (slice) dưới dạng mã nhị phân. Khi tín hiệu âm thanh được cắt thành từng lát X-bit thì độ phân giải của tín hiệu mà chúng ta nhận được sẽ là 2X. Ở đây X chính là bit depth còn 2X là độ phân giải, ví dụ tín hiệu âm thanh 16 bit sẽ có độ phân giải là 65.536 level (216), còn tín hiệu âm thanh 24 bit sẽ có độ phân giải là 16.777.216 level (224). Nếu như bit liên quan đến level (mức) thì sample rate (tần số lấy mẫu) lại liên quan đến thời gian. Nói cách khác, sample rate cho biết số lần tín hiệu âm thanh được đo và lấy mẫu trong một giây. Để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ lấy ví dụ thực tế: - Khi tín hiệu âm thanh được lưu lại ở 16-bit depth với tần số lấy mẫu 44.1 kHz thì mỗi giây tín hiệu nhận được sẽ bị cắt thành 44.100 lát và mỗi lát có 65.536 level. - Khi tín hiệu âm thanh được lưu lại ở 24-bit depth với tần số lấy mẫu 96 kHz thì mỗi giây tín hiệu nhận được sẽ bị cắt thành 96.000 lát và mỗi lát có 16.777.216 level. tín hiệu digital là rời rạc 01010101001 vì vậy lấy mẫu càng nhiều thì tín hiệu gần hình sin như tín hiệu analog... vì vậy dựa vào tầng số lấy mẫu (Sampling rate) và độ sâu của âm thanh (Audio bit depth) có sự khác biệt giữa tín hiệu âm thanh 16-bit và 24-bit là không nhiều do: Bit depth chỉ là không gian để chúng ta nhồi nhét tín hiệu, bit depth càng lớn thì không gian dành cho tín hiệu càng lớn. Tuy nhiên, ở đây là tín hiệu số chứ không phải là tín hiệu analog, nên sự thay đổi là ko nhiều và tai người nghe chưa chắc đã nhận ra đầy đủ sự khác biệt (về bản chất bản nhạc vẫn vậy và ca sĩ hay dàn nhạc vẫn thể hiện đúng vị trí của họ).