Thường nghe các Bác khi test loa, ampli hoặc khi bình luận một sản phẩm thiết bị âm thanh nào đó... hay nói là cái này nghe thiếu chi tiết, thiếu tiếng, này tiếng nọ, tiếng nhạc cụ này không trung thực... Vậy cho em hỏi tiếng của nhạc cụ gì, âm thanh gì khó thể hiện nhất ạ (nhất là các loại thiết bị secondhand cũ hoặc thường thường bậc trung) để khi test đồ em sẽ chú ý nghe mấy cái này thôi (chứ nghe toàn bộ dàn giao hưởng em không phân biệt được hết). Các Bác cho ý kiến nhé. Thanks
:wink: :roll: đó là âm mid :wink: đối với vocal ,nghe từ cữa miệng xuống tới lồng ngực là cả 1 quá trình đau khổ . dàn nhỏ , nghe ca trên cửa miệng , dàn càng cao cấp ..âm từ sẻ dần dần thấp xuống thanh quản rồi cuối cùng tới ...phổi là ... tiếng thanh quản run rẩy càng rỏ thì các bác o còn phãi lo lắng mấy cái âm khác chi cho mệt hé tiếng mid thấp xuống tới mức cho phép thì cũng o lo lắng cái bass nó đánh ra sao tiếng mid cao lên tới mức cho phép thì cũng o lo lắng cái treble nó hài hòa không cả biển trời trong khoảng âm vực như thế, nghe cho đủ cũng có khi mất 1 thời gian đằng đẵng.. :? :? happy new year... chúc các anh em 4rum nhiều sức khỏe , an khang thịnh vượng :wink:
Nghe nhạc máy chục năm cũng không để ý đến, mà cái âm khó nhất lại là cái âm gần gũi ta nhất: đó là âm người hát ( nói tiếng Tây là vocal ). Mà cũng khó thử nhất. Tìm cho được loa phát đúng tiếng người..... :!:
Theo em tiếng piano là khó nhất, nếu kiếm được đoạn piano nào sô lô thu âm tốt, nhạc công chơi nhanh, là hay nhất. Bộ nào thể hiện nốt trầm không bị bùng, không bị rối,nốt nào ra nôt đấy, nốt cao thì thánh thót là dàn ngon rồi. Bởi vì các bác để ý khi một nốt piano đánh thì thường có 1 âm vang cộng hưởng của hộp đàn kéo theo đó, poong...oong oong, chơi nhanh rất dễ bị rối.
Câu này xưa rồi, ai ở bên TTVNOL đều biết : TIẾNG ĐẾM TIỀN CỦA NGƯỜI BÁN LOA LÀ KHÓ THỂ HIỆN NHẤT. Khó ở chỗ : Chẳng biết nó VUI hay BUỒN.
Hoàn toàn nhất trí với bác, piano là khó thể hiện nhất. Ở nhiều bộ dàn tiếng piano nghe ra thành tiếng organ. Kế tiếp là tiếng violin. Thường tiếng vĩ cầm dùng để test dải cao. Nếu tiếng vĩ cầm ở những nốt âm vực cao mà vút lên được nhưng không bị chói gắt là đạt yêu cầu. Contrabass đặc biệt phù hợp để test dải trầm. Guitar thùng tuy đơn giản thế thôi nhưng cũng khó tái hiện. Tiếng guitar phải căng, nẩy, nghe rõ được âm bass phừng phừng chắc gọn, tiếng tay người nhạc công miết trên dây đàn, dư âm của dây đàn trên thùng gỗ cộng hưởng... là đạt yêu cầu. Bộ gõ cũng vậy, nhất là trống và sinbal. Tiếng trống phải lóc cóc, lộc cộc hay thùng thùng như trống trường. Tiếng xanh ban phải rõ, phải leng keng, lung linh... Nhìn chung theo tôi, nhạc cụ nào cũng có thể giúp đánh giá bộ dàn. Cần thử dải nào chúng ta tìm loại nhạc cụ phù hợp tương ứng để thử. Tuy nhiên, cũng phải nghe quen với âm thanh của nhạc cụ đó trên thực tế thì khi nghe tái hiện trên bộ dàn mới đánh giá được mức độ trung thực của bộ dàn. Giọng ca của ca sỹ thì đúng là một công cụ quan trọng để thử dàn máy. Nhưng giọng ca thì có nhiều loại và mỗi ca sỹ có một chất giọng riêng. Còn nhạc cụ thì về cơ bản là giống nhau.
Theo em thứ nhất là dương cầm, thứ hai là Contrabass, thứ luyến trầm nhất của Ghi ta. Lý do: dương cầm có độ trong và mộc; Contrabass xuống cực trầm; luyến trầm nhất của ghita có độ trầm không bằng contrabass nhưng có độ rề rất khó thể hiện đối với hệ thống kém chi tiết.
Em thấy khó nhất là tiếng piano bác ạ, vì em nghe tiếng đang thật nó nặng và đã lắm, loa em nghe chưa có cái nào có cảm giác như vậy!
Tiếng saxophone thì sao hả bác. Em thấy nghe cái tiếng xì xì không thành nốt, tiếng những nốt cao ra riết ngân nga hay cảm nhận được “công lực” của từng nghê sĩ ở mỗi loa đều rất khác nhau. Cũng rất khó tìm được loa nghe ấn tượng như khi nghe thổi trực tiếp
Mỗi dòng loa, mỗi thiết bị audio, ứng với từng phối ghép tốt đều có thể nhằm thể hiện rất hay 1 thứ âm thanh hay nhạc cụ. Em thấy thông thường 1 bộ dàn chỉ thể hiện xuất sắc 2 nhạc cụ là cũng, khó nhất là chọn phối ghép sao cho bộ dàn thể hiện 3 hoặc nhiều nhạc cụ đều tốt và hay như nhau. Hình như bộ nào tiếng kèn gợn gạo khò khè rồi thì tiếng piano ít khi lung linh, tiếng violon da diết thì guitar khó căng mọng được
Quả ko hổ danh " quân sư ". Đối với đa số AE chơi thì nên lấy tiếng ghi ta mộc để tets vì ai cũng đã từng có thời ôm đàn nghêu ngao hoặc nghe người khác chơi nên trong ký ức chắc còn lưu giữ âm thanh của nó, còn các nhạc cụ khác khó hơn vì có mấy người đc tiếp xúc đâu. Em nhớ có lần mời ông bạn chơi âm thanh đèn đi nghe nhạc Jazz của Quyền Văn Minh ở Lương Văn Can, lúc về ông ấy đăm chiêu : " Hóa ra tiếng xanh ban bên ngoài nó khó nghe nhỉ, thế mà từ trước đến giờ mình cứ tưởng nó phải tơi, mịn, mảnh... ".
Ngày xưa có nói chuyện với một chuyên gia người Nhật của hãng SONY, thấy ông ấy nói là nếu theo các kết quả tét thử trong phòng lab thì tiếng Violon là khó "tái tạo" lại nhất ạ. Còn với tai trâu nhà em thì chả biết cái tiếng gốc nó dư lào, cứ thấy tí tách rồi lanh canh rồi lại bùm bụp là thấy hay rồi :lol:
Khi nghe một bản nhạc. Để phân biệt được khó thể hiện hay không thì còn phụ thuộc vào tính chất của bản nhạc đó. Nếu ta muốn nó thể hiện mà trong bản nhạc nó lại không được đề cao so với một số loại nhạc cụ khác thì bó tay. Cố nghe cũng không ra hay được. Và cuối cùng muốn thể hiện được thì còn do loa nữa. Có loại chỉ thiên về một số loại nhạc cụ mà thôi những cái khác thì cứ như bị nó cắt đi ấy. Tốt nhât nên nghe solo để biết nó có thể hiện được hay không.