Em sưu tầm trên mạng một số bài viết về Jazz, gửi lên đây để các bác xem qua. LỊCH SỬ NHẠC JAZZ Một trong những câu hỏi lớn mà vẫn chưa được trả lời là "Nhạc Jazz đã bắt đầu như thế nào?" Đĩa nhạc jazz đầu tiên được phát hành vào năm 1917 nhưng sự tồn tại của nó thì đã có từ 20 năm trước đó. Ảnh hưởng bởi nhạc cổ điển, Marches (vùng cận Anh, Wale, Scotland), các bài thánh ca, bài ca lao động, nhạc cổ điển của Mỹ, blues và các dòng nhạc phổ biến trong thời bấy giờ, jazz đã tồn tại như là một thể loại nhạc không giống bất kì một loại nào. Sự sớm nhất của Jazz (?) được thực hiện bởi những nhạc sĩ lãng du của các ban nhạc vùng New Orleans từ thập kỉ 90 của thế kỉ trước với các ban nhạc chuyên dùng nhạc khí bằng đồng và bộ gõ được thuê mướn để biểu diễn trong các cuộc diễu binh, tang lễ, tiệc tùng và khiêu vũ. Nó vẫn giữ quan điểm lí luận mà các nhạc sĩ (những người mà không bao giờ chơi nhạc) mà không biểu diễn một cách đơn giản các giai điệu một cách liên tục nhưng vẫn tiến gần hơn nữa với các phong cách biểu diễn ấn tượng. Từ khi nghệ sĩ kèn Cocne Buddy Bolden (người nghệ sĩ đầu tiên được xem là ca sĩ nhạc jazz) trình diễn với ban nhạc vào năm 1895, thì năm này được xem là năm khai sinh ra nhạc jazz. Trong suốt khỏang thời gian hai thập kỉ tiếp theo nhạc jazz chỉ tiến những bước chậm chạp. Bolde (người bị bệnh thần kinh hành hạ vào năm 1906) được kế nghiệp nghệ sĩ kèn corne nổi tiếng New Orleans Freddie Keppard và ông ta là người vượt trội hơn King Oliver. Mặc dù nhiều nhạc sĩ ở vùng New Orleans đã di chuyển về phía bắc, nhưng nhạc jazz vẫn giữ nghên những nét đặc trưng của vùng này trong suốt thế chiến thứ nhất. Vào ngày 30/01/1917 một nhóm nhạc hiện thực có tên là "The Original Dixieland Jazz Band" thu đĩa "Darktown Strutters Ball" và "Indiana" tại Columbia. Thứ âm nhạc kích động được xem như là loại thịnh hành tại thời điểm đó cho tới ngày 26/02 khi ODJB đến Victor và thâu đĩa "Livery Stable Blues" và "The Original Dixieland One Step". Đĩa này sau đó được tung ra và ngay lập tức "Livery Stable Blues" trở thành sản phẩm bán chạy nhất và nhạc jazz phần nào đã được biết đến. Trong một khỏang thời gian ngắn ngủi, các nhóm khác cũng thâu nhiều đĩa theo phong cách đầy ấn tượng của ODJB. Nhạc Jazz được yêu thích trong nhiều năm liền và vào năm 1919, ban nhạc ODJB là ban nhạc được yêu thích nhất ở London. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài năm trước khi các nhạc sĩ da đen thu các đĩa của họ, những người đã phá vỡ cái kết luận là người da trắng đã phát minh ra nhạc jazz. Một loạt các phản ứng dữ dội sau đó cho người ta thấy rằng là chỉ có những người da đen chơi nhạc jazz còn lại tất cả các người da trắng chỉ là bắt chước. Điều đó chứng tỏ rằng những kết luận trước đó đã sai. Vào năm 1920, Mamie Smith ghi đĩa Blues đầu tiên, "Crazy Blues", và sau đó chẳng bao lâu có sự đổi ngôi giữa nhạc Jazz và Blues. Tuy nhiên nhạc Jazz tiếp tục phát triển và ban nhạc New Orleans Rhythm Kings vào năm 1922 chơi lại những bản nhạc hàng đầu của ODJB. Năm 1923 được xem là năm bản lề cho nhạc jazz bởi vì trong suốt khoảng thời gian đó King Oliver's Creole Jazz Band, ca sĩ blues Bessie Smith và các nhà soạn nhạc piano Jelly Roll Morton đều tung ra các sản phẩm đầu tay của mình. Trong khi King Oliver's band được xem như mang hoàn toàn phong cách của các nhóm New Orleans, thì Louis Armstrong thay đổi hoàn toàn nhạc jazz. Vào những năm đầu của thập kỉ 20, Chicago là trung tâm của nhạc jazz. Vào thời gian này, Louis Armstrong nhập với ban của Fletch Henderson thành một ban nhạc lớn ở New York vào năm 1924, anh ta được biết đến như là một ca sĩ thường chơi theo phong cách nhấn âm không theo kiểu của Blues. Armstrong, bằng các vũ điệu sinh động, gây ấn tượng mạnh cùng với Henderson, được xem là người có nhiều ảnh hưởng trong giới biểu diễn nhạc jazz và tạo ra một hướng đi mới với khả năng dung hợp cho nhạc jazz. Trên thực tế Louis Armstrong đã chứng minh sự thay đổi trong nhạc jazz bằng cách chuyển từ chơi theo nhóm sang solo kết hợp với vũ điệu. Thập niên 20 trở đi được biết đến như là thời của nhạc Jazz (mặc dù thời kì này quan điểm của xã hội với âm nhạc là tự do). Nhạc jazz bắt đầu ảnh hưởng một cách mạnh mẽ lên các ban nhạc khiêu vũ và thậm chí hầu hết các ban nhạc mang tính thương mại đã bắt đầu hát solo và có tiết mục múa minh họa. Các đĩa nhạc gây ấn tượng của Louis Armstrong như "Hot Five" và "Hot Seven" phổ biến những bản nhạc jazz không lời và cách phân nhịp tự do chịu ảnh hưởng của Bing Crosby (người gây ảnh hưởng lên nhiều người khác) như: nghệ sĩ kèn corne Bix Beiderbecke (người có giọng tốt hơn Armstrong), nghệ sĩ piano Jelly Roll Morton (cả hai đều chơi solo trong đĩa Red Hot Peppers của anh ta), nghệ sĩ piano James P.Johnson (ông vua của các nghệ sĩ piano), nhà soạn lời Duke Ellington và các giọng nam cao đầy triển vọng. Trong vòng nửa thập kỉ sau đó, các dàn nhạc lớn dựa theo phong cách jazz đã trở nên phổ biến, còn những sáng tác ngẫu hứng vốn được tìm thấy trong các ban nhạc miền nam lúc này chỉ tồn tại ở vài nhóm nhạc nhỏ. Tình trạng suy thoái diễn ra đã đẩy các ban nhạc miền nam đến chỗ tan rã trong vòng một thập kỉ. Dư luận quần chúng không muốn được nhắc đến những ngày vàng son của thập kỉ 20 và thay vào đó là những năm thịnh vượng của nhạc khiêu vũ và ballad. Tuy nhiên khi Benny Goodman đột ngột trở nên nổi tiếng vào năm 1935, các ban nhạc mới cố gắng lấy lại hình ảnh của mình bằng cách thay đổi phong cách biểu diễn để trở nên mạnh mẽ hơh. Giai đoạn 1935 - 1946 được biết đến như là kỉ nguyên của các ban nhạc lớn với các dàn nhạc khổng lồ ngự trị trong biểu đồ nhạc Pop. Trong suốt thập kỉ này nhạc jazz là một phần quan trọng của nhạc Pop. Glenn Miller và Artie Shaw đã có hàng triệu đĩa nhạc bán chạy nhất và Benny Goodman, Count Basie và Duke Ellington là những cái tên mà ai cũng biết đến. Trong những năm đó, nhạc jazz đã phát triển theo chiều nhiều hướng. Các nghệ sĩ mới (như là nghệ sĩ piano Art Tatum và Teddy Wilson, nghệ sĩ saxophone Lester Young và các nghệ sĩ trumpet Roy Eldridge và Bunny Berigan) đã kịp thay đổi phong cách, các ban nhạc lớn sắp xếp lại để trở nên hợp thời hơn, các ban nhạc miền nam được sống lại (Lu Watters' Yerba Buena Jazz Band là một lực lượng chính) và jazz thì trở thành một thể loại nhạc quan trọng ở châu Mỹ. Tuy nhiên thời kì vàng son của nó không còn nữa. (Còn tiếp)
(Tiếp theo) Sự phát triển liên tục của nhạc jazz khiến nó hiển nhiên trở thành một thể loại nhạc được công chúng yêu thích hơn những loại nhạc thông thường. Vào những năm đầu của thập niên 40, nhiều ca sĩ trẻ theo đuổi thể loại nhạc vũ điệu (đang sa lầy vào những sự sắp đặt rập khuôn và chưa tìm ra được hướng đi mới) và phát triển chúng thành những khái nhiệm của riêng mình trong biểu diễn. Giọng nữ cao Charlie Parker và nghệ sĩ kèn trumpet Dizzy Gillespie là những người sáng lập chính của một thể loại nhạc mới có tên là bebop hoặc là bop nhưng không phải chỉ có mình họ và sau đó chẳng bao lâu thì hàng tá các ca sĩ khác cũng nhập cuộc. Những vấn đề đã từng bị loại bỏ trước đây như các ca sĩ solo được yêu thích hơn trong các tác phẩm mang âm hưởng hài hòa (khiến cho các nhà phê bình phải đặt lại câu hỏi là "Âm điệu ở chỗ nào?"), sự hài hòa và sự nhịp nhàng trở nên phức tạp và loại nhạc này vắng bóng trong các cuộc khiêu vũ. Những đĩa nhạc được phát hành trong khỏang thời gian từ 1942 - 1944, nhằm ngăn chặn việc đánh thuế cao vào các trung tâm giải trí (như là việc một số sàn nhảy buộc phải đóng cửa) và sự lớn mạnh của các ca sĩ nhạc pop dẫn đến việc hình thành các ban nhạc lớn, và việc loại bỏ nhiều sàn nhảy ở các câu lạc bộ làm cho jazz trở thành một loại nhạc kén người nghe. Bằng cách nâng lên một tầm cao của nhạc nghệ thuật, jazz đã bị tách ra khỏi thế giới nhạc pop và số lượng khán giả của nó bị thu hẹp lại trong khi đó các thể loại nhạc đơn giản vươn lên để lấp khỏang trống đó. Tuy nhiên sự suy tàn trong thương mại không làm cho quá trình phát triển của jazz trong nghệ thuật chậm lại. Bop, một thể loại được xem như là nhạc cấp tiến trở thành xu thế chủ đạo của nhạc jazz vào thập niên 50. Coll jazz (hoặc West Coast Jazz) là loại nhấn mạnh đến chất giọng mềm dẻo và sự hài hòa, và là loại phổ biến trong những năm giữa thập kỉ 50, và Bop mạnh phát triển từ Bebop cũng có chỗ đứng của nó. Thể loại này có một sự gia tăng nhanh chóng những người đi tiên phong trong việc tạo ra các khúc ngẫu hứng, điều đó tạo ra những bước đi nhanh chóng. Khi Ornette Coleman và nhóm tứ ca của ông được hâm mộ tại Five Spot, New York vào năm 1959, nhiều thính giả - những người mà chỉ mới bắt đầu thưởng thức nhạc của Thelonious Monk bị bối rối. Ornette và bầu đoàn của ông nhanh chóng bắt đầu với thể loại hát bè và sau đó tạo ra những khúc ngẫu hứng tổng hợp tất cả các hợp âm. Cũng trong suốt thời gian này John Coltrane, người làm cho nhạc bop trở nên nhiều hợp âm như ông đã dùng trong "Giant Steps", đã bắt đầu đưa vào các phần đệm một cách chặt chẽ nhưng mạnh mẽ. Nghệ sĩ piano Cecil Taylor đã tạo ra một phong cách riêng cho jazz bằng những âm điệu trữ tình, và điệu nhảy của Eric Dolphy cũng đã góp phần tạo nên sự chuyển biến không ngờ. Đó là những người tiên phong của nhạc Jazz. Vào những năm giữa thập kỉ 60, nhạc jazz tự do được biết đến do sự biểu diễn của những người chơi nhạc tự do. Trong một vài năm với sự lớn mạnh cảu Art Ensemble of Chicago và Anthony Braxton, phong cách biểu diễn tự do được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc và vì thế vào thập nên 70 nhiều ca sĩ tiên phong đã bỏ nhiều thời gian để kết hợp những sáng tác ngẫu hứng với những sáng tác công phu. Lúc này âm nhạc không còn được phát triển một cách tự do nữa, mà các ca sĩ phải đưa các phong cách tự do vào trong các bản solo của mình để tạo nên những âm hưởng thích hợp với xu thế. Mặc dù loại nhạc này cho đến nay đã vị lu mờ bởi những thể loại khác từ những năm 70, nhưng nó là sự lựa chọn của những người chơi nhạc mang phong cách tự do, thoải mái và sự cách tân nó vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến dòng nhạc jazz hiện đại. Thập niên 70 được xem như là một kỉ nguyên lớn của sự hợp nhất, khi mà nhiều ca sĩ nhạc jazz nhập với các ban nhạc như rock, r&b và pop. Cho đến cuối thập kỉ 60, nhạc jazz và rock vẫn là hai thể loại khác biệt nhau, nhưng với sự gia tăng của các loại đàn phím điện tử, thì một sự hợp nhất đã diễn ra. Miles Davis, nhà cải cách của nhạc bop, một tay nhạc jazz và bop mạnh cừ khôi và những kiệt tác của ông trở thành các tác phẩm đi đầu trong quá trình hợp nhất khi ông thu đĩa "In A Silent Way" và "Bitches Brew". Các ban nhạc được thành lập bằng cách kết hợp lại với nhau giữa một bên mang phong cách ngẫu hứng của nhạc jazz và một bên là sức mạnh vũ điệu của nhạc rock; hầu hết các ban này đều nổi danh như Return To Forever, Weather Report và Mahavishnu Orchestra. Vào năm 1975, các hoạt động này đi vào thời kì thoái trào nhưng vì nó còn được ăn khách nên vẫn tồn tại, thường thì việc hợp nhất này là sự pha trộn hoặc mang hình thức của nhạc pop và nó được gán cho một cái tên hết sức ngượng ngùng là "Nhạc jazz hiện đại". Lịch sử nhạc jazz từ 1920 - 1975 là một quá trình phát triển xô bồ trong đó mỗi một phong cách chỉ tồn tại trong vòng 5 hoặc 10 năm. Vào thập niên 80 nhạc bop đã làm cho nhạc jazz được xem trọng. Trong khi đó những nhóm nhạc của miền nam vẫn chơi theo một phong cách êm dịu (thể loại này phổ biến vào những năm 50), một vài thể loại nhạc jazz hiện đại vẫn mang phong cách của nó và là thể loại quan trọng trong những năm trước thập kỉ 80. Wynton Marsalis người mà tạo nên biểu tượng cho thập kỉ, trở thành một nghệ sĩ trumpet điêu luyện mặc dù trước đó ông là ca sĩ trong ban Miles Davis vào giữa thập niên 60. Cuối cùng ông cũng tạo được ấn tượng bằng việc khôi phục lại những nét mạnh của thời kì tiền nhạc bop, và kết quả là (thậm chí là ngay cả khi ông chơi các thể loại nhạc mới) Marsalis có thể đạt được một sự đổi mới bằng cách vay mượn và thay đổi các ý tưởng từ quá khứ. Nhiều ca sĩ trẻ đã theo phong cách của Marsalis, tức là bỏ qua sự hợp nhất và thậm chí hầu hết những người này sử dụng nhạc bop mạnh làm nền cho âm nhạc của họ. Đúng hơn đó là một sự chững lại trong phong cách biểu diễn, một phong cách dù trải qua quãng thời gian khỏang 20 năm vẫn giống như ngày nó mới ra đời, nhưng vào thập niên 90 nhiều ban nhạc trẻ "Young Lions" cuối cùng cũng đã phát triển phong cách của họ và bắt đầu tạo ra các cải cách đầu tiên. Gần như các phong cách của nhạc jazz vẫn đa dạng vào thập niên 90 bao gồm các ban nhạc miền nam, jazz cổ điển, loại nhạc jazz trung dung, bop, bop mạnh, post-bop, loại nhạc mới và cả các ban nhạc hợp nhất. Sự tiến triển và sự phổ biến của nhạc jazz đã bị chững lại trong suốt 20 năm qua. Vì thế một tương lai cho nó là khó xác định được, tuy nhiên các đĩa nhạc jazz vẫn tồn tại và có thể dự đoán rằng nhạc jazz sẽ vẫn sống.
CÁC THỂ LOẠI CỦA JAZZ _Ragtime: khởi nguyên của Jazz ,ra đời khỏang năm 1895,là sự kết hợp của điệu vũ xin bánh Cakewalks ở Châu Phi,những bài hát Coon Songs của người Mĩ da đen, và âm nhạc của "Jig bands". Nhạc sĩ đầu tiên của Ragtime được biết đến là Ben Harney với giai điệu đối lập của các điệu vũ Châu Phi ,rất rung động ,say mê và đầy ngẫu hứng. Sau đó vào năm 1889 ,nghệ sĩ piano đến từ Missouri Scott Joplin phát hành sáng tác Ragtime đầu tiên đã định hình một thể loại nhạc mang tính quốc gia. _Classic Jazz :Vào những năm 1900 ,Jazz được biểu diễn bởi những band nhạc nhỏ và bắt nguồn từ New Orleans _Hot Jazz : Tiêu biểu có Louis Amstrong với những bản ghi âm với band Hot Five, Hot Five and Sevens của ông. Những bản ghi âm được thực hiện bởi Hot Five and Hot Sevens của Louis Amstrong được xem là hoàn toàn CLASSIC JAZZ và cũng là phát ngôn cho khả năng sáng tạo nghệ thuật của Louis Amstrong.Âm nhạc trong Hot Jazz được cá nhân hóa bởi những đoạn solo ngẫu hứng đầy phát kiến (trên cấu trúc giai điệu ), xúc cảm và được đẩy lên đỉnh điểm của "Hot" (nóng bỏng). Những đoạn giai điệu thường dùng trống, banjo hay guitar để làm mạnh dần, thỉnh thỏang là tốc độ hành quân (Tốc độ của nhịp hành quân-March). Ngay lập tức những ban nhạc và dàn nhạc đã kích thích sự phát triển của âm thanh "Hot" này khắp đất nước, đặc biệt những bản thu âm với kĩ thuật cao. _Chicago style :Chicago là mảnh đất sản sinh nhiều nghệ sĩ trẻ sáng tạo, cá nhân hóa đầy tìm tòi và kĩ thuật biểu diễn nhạc cụ điêu luyện của các nghệ sĩ. Chicago Style Jazz có ý nghĩa nâng cao tính ứng tấu ngẫu hứng trong những ngày đó. Sự đóng góp của các nhạc công tiểu biểu Bud Freeman, Eddie Condon, Benny Goodman, Gene Krupa (Nghệ sĩ sáng tạo những thiên hướng mới) có ý nghĩa rất nhiều cho những người tiên phong của Jazz vào thời kì Jazz còn "ẵm ngửa" cũng như tạo cảm hứng cho những người sau này. _Swing : Những năm 1930 là những năm của Swing. Bắt nguồn từ thể loại Jazz ở New Orleans,Swing là thể loại có giai điệu mạnh hơn và thêm"sinh lực". Swing cũng là một thể loại nhạc nhảy, liên kết mọi người bất cứ lúc nào. Mặc dù âm thanh của Swing là âm thanh tổng hợp nhưng Swing cũng đòi hỏi sự ứng biến đầy ngẫu hứng của mỗi cá nhân nhạc công trong quá trình biểu diễn để làm giai điệu thêm du dương hay solo phức tạp. Giữa những năm 1990 chứng kiến sự quay trở về của Swing do sự quay lại của những xu hướng nhạc dance. Một lần nữa những đôi trẻ từ Mĩ qua Châu Âu lại nhún nhảy theo âm thanh Swing của những "Big Bands". Lúc này Swing thường được biểu diễn ở quy mô nhỏ hơn. _Kansas city style : Tiêu biểu là tay sax tiên phong Charlie Parker đến từ Kansas. _Gypsy Jazz: Bắt nguồn từ tay guitarist Django Reinhardt. _Bebop: Phát triển từ đầu những năm 1940, và cực điểm vào năm 1945. Khởi xướng là tay sax Charlie Parker cùng tay Trumpet Dizzy Gillespie. (Còn tiếp)
(Tiếp theo) _Vocalese: Là nghệ thuật sáng tác lời và biểu diễn theo bộ dạng lời bài hát trong những khúc solo nhạc cụ ,Vocalese phát triển mạnh trong khỏang 1957-62.Người biểu diễn có thể solo hay biểu diễn cùng đoàn hát nhỏ ,được hỗ trợ bởi một nhóm nhỏ hay dàn nhạc.Vocalese hiếm khi tham gia cùng những thể loại jazz khác,và không bao giờ mang được thành công về mặt thương mại,chỉ cho đến những năm gần đây.2 nhân vật tiêu biểu được biết đến trong vai trò viết và biểu diễn lời volcalese là Jon Hendricks và Eddie Jefferson _Mainstream: sau kỉ nguyên của những Big Band,khi những đoàn nghệ thuật lớn tan rã thành những nhóm nhỏ,Swing tiếp tục được trình diễn.Một vài nghệ sĩ giỏi nhất của Swing được biết đến với những cuộc biểu diễn nhạc jazz ứng tấu của họ giữa những năm 1950 ,những cuộc biểu diễn mà sự hòa âm ngẫu hứng có ý nghĩa không chỉ ở cái du dương của sự thêm thắt. Xuất hiện vào cuối thập kỉ 70 và 80 ,Mainstream Jazz là sự "lượm lặt" của Cool,Classic và Hardbop.Mặc dù Mainstream và Post Bop vẫn được xem là hai thể loại cùng với những thể loại khác nhưng không được gắm kết chặt chẽ với lịch sử phát triển của các thể loại nhạc Jazz _Cool : Bắt nguồn trực tiếp từ Bop vào cuối những năm 1940 và 1950 ,Cool là sự pha trộn mượt mà của Swing cùng Bop,giai điệu du dương cùng sự sôi nổi đã được làm nhẹ nhàng hơn.Việc biểu diễn của những đoàn múa hát nhỏ đã có lại tầm quan trọng.Nickname" West Coast Jazz" bắt nguồn từ những cuộc các tân đến từ Los Angeles,Cool trở nên phổ biến ngoài giới hạn quốc gia vào cuối những năm 1950,với những sự đóng góp đầy ý nghĩa của những nhạc sĩ và nhạc công từ East Coast. _Hard Bop: trong bối cảnh sự phát triển của Bebop bị cản trở bởi sự ra đời của Cool,những giai điệu của Hard Bop có hơi hướng "sâu sắc" hơn Bebop,vay mượn Rhythm &Blues hay ngay cả những chủ đề Gospel (1 loại nhạc ở miền Nam nước Mĩ, được trình diễn bởi những đội ca nhà thờ ,hát những bài ca vui sướng trong những buổi lễ kỉ niệm.....) .Những đoạn nhạc phức tạp và biến chuyển linh hoạt hơn Bop của những năm 1940.Nghệ sĩ dương cầm Horace Silver được biết đến bởi những cuộc cách tân của ông trong Hard Bop _Bossa nova : Một sự pha trộn giữa West Coast Cool ,sự du dương của âm nhạc cổ của Châu Âu và những giai điệu đầy quyến rũ của vũ điệu Samba ở Brazil,Bossa Nova hay nói một cách chính xác là "Brazilian Jazz"(nhạc jazz của những người Brazil) tiến đến USA khỏang năm 1962. Sự phảng phất và huyền ảo nhưng đầy mê muội của những điểm nhấn từ acoustic guitar trên giai điệu đơn giản được hát bằng tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Anh.Tiên phong cho Bossa Nova là 2 người Brazil Joao Gilberto và Antonio Carlos Jobim .Bossa Nova làm thay đổi không khí Hard Bop của thập kỉ 60 và Free Jazz.Bossa Nova được biết đến phổ biến hơn bởi những tay chơi West Coast Jazz như guitarist Charlie Byrd và tay sax Stan Getz. _Modal : Khi những nhóm hát nhỏ thiếu thốn trầm trọng những hướng đi mới cho sự ứng tấu ,một vài nhạc công đã tìm kiếm bằng cách vượt ra ngoài khuôn khổ của " major và minor scales" trong West Coast Jazz.Lấy cảm hứng từ những modes của các nhà thờ trung cổ,các nhạc công đã thay đổi những quãng trong tones quen thuộc và tìm được những cảm xúc mới mẻ.Những tay solo đã có thể vượt khỏi giới hạn của "dominant keys "và biến chuyển những âm trung tâm để định hình sự hòa âm mới.Điều này có ý nghĩa đặc biệt hữu dụng với những pianist cùng guitarist cũng như với tay chơi trumpet và sax.Nghệ sĩ dương cầm Bill Evans được chú ý với những bước tiến của ông trong Modal. _Free Jazz: Đôi khi để chỉ " Avante Garde"(những người đi tiên phong) ,những nghệ sĩ solo Free Jazz thật sự vượt ra khỏi cấu trúc của một đoàn ca múa nhỏ,mang đến cái phiêu tột đỉnh của cái tự do không ràng buộc hoàn tòan.Nếu Onette Coleman được xem là người tiên phong trong Free Jazz thì sau đó John Coltrane chắc chắn là người "lãnh đạo" .Free Jazz làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không ,nơi biểu diễn Free Jazz cũng là dưới những sân khấu Jazz underground .Một cách mỉa mai, Free Jazz càng không được thừa nhận càng tiếp tục và ảnh hưởng đến Mainstream của ngày hôm nay. _Soul Jazz: bắt nguồn từ Hard Bop,Soul Jazz có lẽ là thể loại Jazz phổ biến nhất trong thập kỉ 60,đầy tung hứng như "chord progression" trong Bop,người nghệ sĩ solo đã đẩy màn trình diễn đến mức độ kích động .Horace Silver đã có một tầm ảnh hưởng lớn trong thể loại này .Cây organ Hammond cũng gây nhiều chú ý cho nhạc cụ của Soul Jazz _Fusion :Vào đầu những năm 1970 ,thời kì "Fusion" đã đến với sự hòa trộn của những đoạn ứng tấu trong Jazz với "sinh lực" và những giai điệu mới từ nhạc Rock.Trước sự lo ngại của những người theo chủ nghĩa Jazz thuần túy,một vài nghệ sĩ Jazz đã làm những cuộc tiên phong đầy ý nghĩa khi vượt giới hạn của Hard Bop tiến vào Fusion.Cuối cùng những ảnh hưởng của công nghiệp đã thành công trong việc làm giảm giá trị của những cuộc cách tân nguyên khởi của nó.Trong khi vẫn còn những cuộc tranh cãi rằng Fusion là sự phát triển của Rock thì một số ảnh hưởng của nó vẫn sót lại trong Jazz ngày nay. (Còn tiếp)
(Tiếp theo) _Groove: là một nhánh của Soul Jazz.Groove đưa âm điệu của blues và tập trung chủ yếu vào nhữg giai điệu.Đôi khi được so sánh với thể loại "Funk" ,Groove tập trung cho việc giữ sự liên tục cho nhịp điệu bởi những nhạc cụ hay đôi khi là sự hoa mĩ của lời hát .Groove đầy những cảm xúc hân hoan mời gọi người nghe khiêu vũ ,bất kể nó là những giai điệu blues chậm hay những giai điệu lạc quan vui vẻ.Những đoạn solo ngẫu hứng dàn trải trong sự phụ thuộc vào nhịp điệu và nhữg âm thah tổng hợp. _Afro-Cuban Jazz :được xem như Latin Jazz,là sự nối kết giữa chất ngẫu hứng trong Jazz và sức lan truyền mãnh liệt trong giai điệu.Nó bắt nguồn từ nghệ sĩ trumpet -nhà soạn nhạc Mario Bauza và nghệ sĩ bộ gõ Chano Pozo,2 người có những ảnh hưởng quan trọng đến Dizzy Gillespie (cũng như những người khác) giữa những năm 1940.Các nhạc cụ để hòa âm có thể rất phong phú nhưng tiêu biểu khôg thể thiếu cho thể loại này là bộ gõ gồm timbale,conga,bongo và một số nhạc cụ gõ của Latin khác phối hợp với piano,guitar,đàn vibes và thường có thêm kèn co ,vocals.Aturo Sandoval,Pancho Sanchez,Chucho Valdes được biết đến như những nghệ sĩ tiêu biểu của Afro-Cuban Jazz. _Post Bop: Modern Mainstream hay Post Bop vẫn được biết đến và sử dụng hầu hết trong các thể loại nhạc nhưng nó không gắn liền với lịch sử phát triển của các thể loại Jazz.Bắt đầu vào năm 1979,một làn sóng mới nổi lên ở các tay chơi trong việc phả hơi thở mới vào thể loại Hard Bop của những năm 1960,nhưng tuyệt vời hơn so với sự cách tân trong hai thể loại Groove và Funk trước đây ,những con sư tử trẻ trung này đã mang những kết cấu và ảnh hưởng mới cho những năm 1980 và thập kỉ 90.Những người đi tiên phong (Avant-Garde) đã cống hiến những đoạn solo đầy chất khám phá mới mẻ trong khi những nhịp điệu đa chiều ảnh hưởng của âm nhạc Carribe tạo nên thể loại nhiều màu sắc hơn Bop trước đây. _Acid Jazz:thể loại Acid Jazz trước đây đã từng được xem là một thể loại của việc cover các loại nhạc khác.Mặc dù nó không phải là một thể loại thực sự của Jazz (phát triển theo những chuẩn mực truyền thống )thì nó vẫn quá giá trị để không thể để nó ra ngoaì nhạc Jazz.Bắt nguồn từ năm 1987 từ những sân khấu khiêu vũ của Anh,nó là một loại nhạc sôi nổi được kết hợp chặt chẽ với những bài Jazz mẫu mực,hay Funk của thập kỉ 70,HipHop ,Soul hay những điệu nhạc truyền thống của Latin.Acid Jazz tập trung chủ yếu vào hòa âm của các nhạc cụ,không phải là lời bài hát.Việc ít ứng tấu trong Acid Jazz đã gây ra những cuộc tranh cãi rằng thật sự Acid Jazz có phải là Jazz. _Smooth Jazz: Bắt nguồn từ Fusion,nhưng không phải là những khúc solo mãnh liệt và sự mạnh dần đầy say mê,Smooth Jazz gây ấn tượng bằng sự tao nhã của nó. Ít có tính ứng tấu đầy ngẫu hứng cũng gây tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không.Những nhạc cụ điện tử kĩ thuật cao cùng với những track đầy giai điệu tạo nên vỏ bọc khiêm tốn và mượt mà cho Smooth Jazz.Trong Smooth Jazz âm hưởng chung có tính chất quan trọng hơn những phần thể hiện cá nhân.Điều này đã hạn chế thể loại này trong việc trình diện "live".Nhạc cụ bao gồm đàn keyboard điện tử,alto hay soprano sax,guitar ,bass guitar và người chỉ huy.Smooth Jazz có lẽ đã trở thành thể loại có giá trị thương mại thật sự sau Swing. _European :Vào cuối thế kỉ 20,rất nhiều nhạc công vùng Scandinavi và Pháp cảm thấy rằng thể loại Mainstream của Jazz Mĩ càng ngày càng "lùi" về quá khứ,nên đã bắt đầu sáng tạo một thể loại mới với tên gần gũi là "European".Cũng như Acid Jazz,European phối hợp giữa Jazz truyền thống và nhạc dance.Liên kết những yếu tố từ House(một thể loại Disco điện tử có nền tảng từ Funk) và acoustic ,âm thanh điện tử,cùng những giai điệu khuôn mẫu để tạo một thể loại phổ biến và đa sắc nhất trong những loại Jazz đương thời.Những nghệ sĩ tiêu biểu của European là nghệ sĩ dương cầm người Nauy Bugge Wesseltoft,nghệ sĩ trumpet Nils Petter Molvaer ,nghệ sĩ dương cầm Martial Sola và Lauren de Wilde ,tay sax Julian Lorau. _Modern : Jazz hiện đại của thời nay tiếp tục phát triển, phân nhánh và pha trộn với các dòng nhạc đương đại khác. Kết hợp với pop thì có Jazz-pop như Norah Jones, kiểu buồn âm u khắc khoải thì có Patricia Barber. Mời các bác bổ sung những phân nhánh tiếp theo.
khà khà, em định mở topic về mấy cái lịch sử âm nhạc và cách hiểu, thưởng thức một số loại nhạc thông dụng... cho các bác bóng bàn... may quá có bác Kiến trúc đây làm pioneer thì tốt quá Jazz và Blues có liên quan nhau không bác chủ ơi. em thấy có nhiều người nhầm lẫn 2 cái này đó
Jazz là kết quả của một lý tưởng, cảm hứng bởi những niềm đam mê và sự sáng tạo, các ca sĩ hát jazz thả hồn vào bài hát với những cách hát phiêu diêu khác nhau, ko 1 bài hát nào qua giọng các ca sĩ jazz lại giống nhau dc. Sự sáng tạo trong jazz là vô bờ bến dù nhạc cụ đi theo rất đơn giản: 1 bộ trống, cây saxophone, piano v.v... Điều đặc biệt các ca sĩ hát jazz cũng thường sáng tác hay cover lại những bản nhạc theo cách của mình, rất riêng!
cơ mà khi nghe làm sao ta biết mình nghe nhạc Jazz vậy các cụ ? rồi thì cách thưởng thức Jazz có khác gì với cách nghe các nhạc khác ? các cụ dạy em thêm tí em bổ sung thêm cái link cho cụ nào thích " đào bới sâu " về Jazz http://en.wikipedia.org/wiki/Jazz
@tcqanh: Bác hỏi thế thì khó trả lời quá. Bản thân em thì làm như sau: - Mua đĩa nhạc có chữ "Jazz" ngoài bìa hoặc nghe đồn rằng đó là đĩa nhạc Jazz, nhớ tương đối giai điệu của các bản nhạc. Sau này có dịp nghe ở đâu có bài nào trùng với kho nhạc Jazz trong đầu mình thì bảo ngay rằng đấy là nhạc Jazz. - Khi nghe nhạc Jazz thì đầu lắc lư, mắt lim dim, tay cầm điếu thuốc, miệng nhả khói mù mịt, lâu lâu lại ho khù khụ mấy tiếng.
bẩm bác, em hỏi thật tình mà. lại phát sinh mấy câu hỏi nữa nè bác. - mấy cái đĩa của em chẳng có cái nào ghi chữ Jazz. trong khi bài viết của bác, có mấy chục loại kiểu Jazz. người mới như em làm sao phân biệt đây ? - đầu lắc lư thì lỡ âm thanh bên trong lỗ tai cộng hưởng lộn xộn, rồi " âm hình, âm sắc, âm vị " thay đổi ... như vậy sẽ phê hơn hả bác ? - hình như luật VN sắp có cấm hút thuốc trong phòng kín closed area :mrgreen: ?
Em đến với nhạc Jazz là qua những lời ca ngợi sùng bái của bạn bè về một người tên là Nat "King" Cole, được mệnh danh một thời là ông vua của nhạc Jazz. Hồi đó em mua ngay 1 đĩa LP: Nat "King" Cole - Just One Of Those Things. Đây là đĩa thuộc thể loại Swing Jazz, phát hành năm 1957. Nat "King" Cole hát cùng dàn nhạc hòa tấu lớn gọi là Big-Band, có sự tham gia của dàn kèn đồng và đặc biệt là Saxophone. Nội dung các bài hát ca ngợi tình yêu từ trong sáng cho đến đục ngầu, kết thúc là chia tay đường ai nấy đi, để rồi lại tiếc thương hoài nhớ, nhớ da diết thành ra là Jazz. Ấy vậy nhưng vẫn cứ cố lạc quan lắc lư nhún nhẩy, thành ra là Swing-Jazz. Nat "King" Cole sinh ngày 17/3/1919 Montgomery, Alabama, Mỹ. Tên thật là Nathaniel Adams Cole. Người ta gọi chết cái tên Nat "King" Cole là từ năm 1937. Sự nghiệp ca hát kéo dài từ 1937 đến 1964, cống hiến nhiều đĩa nhạc hay. Anh chết ngày 15/2/1965 vì ung thư phổi, chắc là do hút thuốc lá. Hình ngoài bìa đĩa 'Nat "King" Cole - Just One Of Thoes Things' thể hiện Nat "King" Cole đang thưởng thức rượu và thuốc lá, đặc trưng của những người yêu Jazz thời trước.
hay quá, cảm ơn bác chủ top, từ trước tới nay em chỉ biết nghe nhưng cũng không hiểu lịch sử của nó lắm.
vậy là em được nghe Jazz rùi bác ơi. nhà em cũng có cụ Nat trên kệ CD. cơ mà em cũng thấy bác hút thuốc khi nghe nhạc :mrgreen: em không biết hút thuốc là xui ... vì giảm độ phê khi nghe Jazz ? thân, QA
Thể loại Swing-Jazz là được nhiều ban nhạc và ca sỹ Jazz chọn cho sự nghiệp âm nhạc của mình, từ năm 1930 cho đến nay thể loại này vẫn chiếm ưu thế về số lượng người nghe trong công chúng yêu thích nhạc Jazz. Tại sao vậy?. Có lẽ là do đặc trưng lắc lư, giậm giựt của nó, một số người còn bảo thể loại này là nhạc ..."se xy"!. Tại Việt nam, thời kỳ 1935 đến 1965 thể loại Swing-Jazz cũng được đón nhận nồng nhiệt trong giới trẻ "Thân phương tây", loại nhạc này đến với công chúng thông qua các đĩa than, các phòng trà và vũ trường ở Sài gòn, còn ở Hà nội và Hải phòng thì chỉ đến năm 1954 là hết. Đáng tiếc là vào thời đó ở miền Bắc người ta cho rằng đây là loại nhạc "Dâm giật" !?. Một số nghệ sỹ nổi tiếng thể loại Swing-Jazz Các ban nhạc Swing-Jazz được dẫn dắt bởi các nghệ sỹ: Artie Shaw, Benny Goodman, Buddy Rich, Cab Calloway, Count Basie, Chick Webb, The Dorsey Brothers, Duke Ellington, Earl Hines, Fletcher Henderson, Gene Krupa, Glenn Miller, Gloria Parker, Harry James, Louis Prima, Shep Fields. Một số nghệ sỹ nổi tiếng của thể loại Swing-Jazz, liệt kê theo sở trường sử dụng nhạc cụ: - Clarinet: Benny Goodman, Artie Shaw - Saxophone: Coleman Hawkins, Johnny Hodges, Lester Young, Charlie Parker - Trumpet: Louis Armstrong, Roy Eldridge, Harry Edison, Louis Prima - Bass: Jimmy Blanton, Milt Hinton, John Kirby, Walter Page, Slam Stewart - Marimba: Gloria Parker - Piano: Duke Ellington, Count Basie, Earl Hines, Art Tatum, Oscar Peterson, Teddy Wilson, Jelly Roll Morton, Leo Mathisen - Drums: Sonny Greer, Gene Krupa, Buddy Rich, Chick Webb - Guitar: Charlie Christian, Freddie Green. Ngày nay Swing-Jazz trở nên rất phổ biến và có thay đổi chút ít để cho có nhiều người mua đĩa. Người ta thường trộn vào một ít giai điệu Ballads để cho nó ...dễ nghe mà trên các web-site quảng cáo ta vẫn thấy chữ Easy-Listening Jazz. Các ca sỹ swing thời nay thường hay chọn những bài hát của pop ngày xưa để thể hiện theo phong cách Swing-Jazz, ví dụ như bài "What a diference a day makes" chẳng hạn. Nói đến bài hát này thì không thể không nhắc tới ca sỹ Jazz đương đại Ingram Washington, một giọng ca trầm ấm truyền cảm mà hầu hết những người nghe Jazz đều có trên kệ đĩa của mình. Ingram Washington sinh năm 1940 và lớn lên tại Detroit Michigan, từ năm lên 10 tuổi anh đã tự tập hát các kỹ năng Jazz khi nghe nhạc Jazz thường xuyên, vì mẹ anh cũng là một ca sỹ. Một hôm anh được mẹ dắt đến giới thiệu với Duke Ellington - Cây đại thụ của làng Jazz, sau đó là Count Basie, Billy Eckstine. Sự nghiệp ca hát thăng hoa. Đĩa nhạc "What a diference a day makes" lấy tên bài đầu tiên trong đĩa để đặt tên album được thu âm tại một phòng thu ở Hà lan vào tháng 2 năm 2004. Các bài hát có nền chính tuân thủ theo vần luật nhấn nhá đúng kiểu Swing nhưng lại pha trộn chút ít Slow, Romantic Ballads và up-tempo. Vậy có thể gọi chúng là Swing Classic-pop Jazz, nhưng mọi người vẫn gọi là swing hoặc đơn giản là Easy-Listening Jazz.
Trước đây có một người bạn hỏi em là đã nghe đĩa nào của Ella Fitzgerald chưa, thì em nói là chưa nghe bao giờ. Cụ ấy phán ngay một câu là: " Vậy thì chưa phải là nghe Jazz" !?. Em chạy vù đi mua ngay một đĩa của Ella theo hướng dẫn của người bạn đó. Về nhà hí hửng bỏ vào máy nghe ngay cho nó nóng sốt. Kết quả: Dở ẹc , thất vọng vì nghe không vào, chả thấy trebe bass đâu cả. Mấy hôm sau em hết sức cố gắng nghe lại mấy lần, nhưng mỗi lần cũng chỉ chịu đựng được vài bài. Thể loại Jazz này khó tiêu hóa quá. Cuối tuần gặp nhau ông bạn hỏi ngay: - "Thế nào?, hay không?" - " Rất hay, quá tuyệt vời! Thế mới là Jazz chứ." - Em trả lời vậy đó. Cái đĩa nằm mốc trong 2 năm. Một buổi trưa thất nghiệp trong những ngày thất nghiệp, em mở các đĩa cũ ra nghe, tới đĩa này thì thật là kỳ lạ, nó cũng hay đấy chứ. Thời gian trôi đi, em nghiện thể loại này lúc nào không hay. Cái đĩa đó có tên là: Ella Fitzgerald Sings the Rodgers and Hart Songbook. Album "Ella Fitzgerald Sings the Rodgers and Hart Songbook" được thu âm vào năm 1956 bởi hãng Verve, các bài hát được Richard Rodgers và Lorenz Hart viết ra. Album này đoạt giải danh dự đặc biệt Grammy năm 1973 về ghi âm và được đề cử thêm lần nữa năm 1999 về danh tiếng. Đĩa này đã được tái bản nhiều lần. Album này có 2 đĩa CD, thuộc thể loại Mainstream Jazz. Phần lớn các bài hát nhẹ nhàng, êm dịu, ngân nga, luyến láy. Xen kẽ có một số bài vui tươi, sôi nổi kiểu swing và những bài mở đầu dịu dàng rồi nhanh dần, nóng dần và lên đỉnh cao trào, rồi lại rơi xuống cảm giác êm đềm. Trong đó có một bài đáng chú ý về nội dung là: "Dancing On The Ceiling" nói về một người đang yêu nằm trên giường và nhìn lên trần nhà, tưởng tượng ra mình đang cùng khiêu vũ với người yêu. Vấn đề là vẫn chưa tỏ tình, tình yêu đơn phương. Khi nghe bài này thì em cũng nằm lên giường, nhìn lên trần nhà, nhưng chỉ thấy có 2 con thạch sùng đang bò. Đây là một album thật sự hay, chất giọng của Ella ở vào thời kỳ tốt nhất, trong vắt, trung âm dày, truyền cảm một cách lạ kỳ. Ella Fitzgerald xứng đáng là thần tượng nhạc Jazz mà mọi người vẫn đồn đại.
Ella Jane Fitzgerald sinh ngày 25/4/1917 tại Newport News, Virginia, Mỹ. Sau khi sinh thì theo mẹ chuyển về Yonkers, New York. Từ nhỏ rất thích ca hát và khiêu vũ. Năm 1934 bắt đầu tham gia hát trong nhà hát Apollo Theater tại Harlem, New York. Từ 1935 đến 1939 tham gia các đoàn nhạc Jazz lớn gọi là Big-Band thể hiện rất thành công Swing-Jazz. Trong giai đoạn 1942 - 1950 bà cộng tác với hãng Decca chuyên hát thể loại Swing Era và Bebop. Năm 1955 bà rời bỏ Decca ra nhập hãng Verve Records. Đây chính là thời gian bà gặt hái thành công nhất với nhiều thể loại Jazz, đặc biệt là dòng Mainstream Jazz. Trong thời gian này lần lượt các bộ album danh tiếng kiểu songbook ra đời, nổi tiếng khắp thế giới. Ví dụ như: Ella Fitzgerald Sings the Cole Porter Songbook, Ella Fitzgerald Sings the Duke Ellington Songbook, Ella Fitzgerald Sings the Rodgers and Hart Songbook ... Ngoài ra bà còn có rất nhiều các đĩa đơn khác nữa làm say mê hàng triệu con tim. Ngày 20/1/1961 bà đã được mời hát tại buổi lễ nhậm chức Tổng thống John F. Kennedy. Trong nhiều năm ca hát bà nhận được nhiều giải thưởng âm nhạc trong đó có 13 giải Grammy các loại và được trao tặng huân chương Nghệ thuật quốc gia vào năm 1987 bởi đích thân Tổng thống Ronald Reagan, vì sự nghiệp cống hiến cả đời không mệt mỏi cho nghệ thuật. Bà mất ngày 15/5/1996 tại nhà riêng ở Beverly Hills, CA. Giọng ca nữ hay nhất của thế kỷ 20 đã ra đi.
Có người nói về Alla: "chưa nghe Ella Jane Fitzgerald hát thì là chưa nghe Jazz " các bác thấy có quá không ?!
Theo chú: Chú cháu mình chưa đến bác vnarchitech để thưởng thức Ella Jane Fitzgerald với đĩa LP và bộ giàn"Đại Cồ Việt" thì chưa biết âm thanh Jazz"
trước kia em có mượn thằng bạn 1 bộ đĩa 2 cái The best of Ella, đĩa gốc hẳn hoi. một số bài khá hay, hình như có đệm trong 1 vài bộ phim cổ. nhìn chung thể loại nhạc Jazz thời bấy giờ khác nhiều so với bây giờ... chắc vài năm nữa, khi nào em " thất nghiệp " em sẽ nghe lại mấy đĩa của Ella xem nó thế nào bài viết hay lắm bác vn kiến trúc !
@tcqanh: Đúng là nhạc của Ella được sử dụng nhiều trong các bộ phim xưa, hồi đó Jazz rất phổ biến cũng giống như nhạc pop bây giờ. @SixL6: Đúng là cũng có người ca ngợi Ella hơi quá mức, có lẽ là do họ hâm mộ Ella quá. Em mời các bác qua nhà em chơi, trước là giao lưu âm nhạc, sau là giao lưu rượu. Chỉ có mỗi vấn đề là phòng nghe nhạc nhà em bị ô nhiễm khói thuốc lá thường xuyên. Kính!
vnarchitect: Bác còn chờ gì nữa mà không chạy ngay ra 172 Pasteur mà lấy cái LP xịn "Ella Fitzgerald Sings the Rodgers and Hart Songbook" về chuẩn bị chiêu đãi khách quý thưởng thức