Nhớ lại những nghệ sỹ đầy yên lặng.

Discussion in 'Âm nhạc' started by tai_trau, 24/11/24.

  1. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.526
    Likes Received:
    4.908
    Location:
    Hà Nội
    (Bài viết có thể có 1 số chi tiết không thực sự chính xác, mong các bác thông cảm góp ý giùm).

    Phần 1 - Nhạc sỹ Cao Xuân Trứ.

    Hôm nọ tôi nghe bản phối mới củaBài Ca Không Quên” dưới sự chỉ huy của nhạc sỹ Hồng Kiên, với visual thật xúc động với những cảnh quay quen thuộc như được nhặt ra khỏi ký ức từ Cánh Đồng Hoang của đạo diễn Hồng Sến. Và tôi chợt nhớ lại những bản nhạc phát ra từ chiếc bán dẫn (mà anh hàng xóm ráp cho) khi tôi còn là 1 cậu bé bé tí ngồi đợi nghe chương trình ca nhạc của đài tiếng nói Việt Nam. Cứ phảng phất trong ký ức, có 1 chút gì đó bứt rút, 1 chút gì đó nặng nợ.

    Trong những năm tháng những năm 90, tôi đã từng ngẩn nghơ ngồi nghe từ Radio tiếng hát mộc mạc của nhạc sỹ Trần Tiến, mộng mơ theo những cánh chim én bay đến 1 nơi xa, đã từng nghĩ về người bố đã từng gánh cả 2 cuộc chiến tranh trên người với những cánh rừng Trường Sơn đầy những khe suối cạn bướm bay dọc theo các lèn đá…mà mãi đến mãi sau này tôi mới biết hàng ngàn những bài hát tôi đã biết, đã từng nghe là do ông - nhạc sỹ Cao Xuân Trứ làm đạo diễn sản xuất.

    Và thế rồi, tôi muốn viết vài dòng, trong bài này tôi chỉ được viết vài dòng, sẽ ngắn ngủi thôi vì tôi không biết nhiều về người nhạc sỹ đầy yên lặng này - nhạc sỹ Cao Xuân Trứ.

    NS Cao Xuân Trứ.jpg

    Nhạc sỹ Cao Xuân Trứ (1933-2020), ông từng sát cánh cũng các nhạc sỹ Thái Hào Quyên; Huỳnh Ngọc Thế; Thái Đình Thụy, Lưu Trùng Dương...trong đoàn văn công quân khu 5 với cùng trung đoàn 803 tham gia trực tiếp vào các hoạt động kháng chiến, chiến đấu và sáng tác đầu những năm 1950. Đến năm 1980 ông về công tác làm việc trực tiếp tại Dihavina đến khi ông nghỉ hưu năm 1993.

    Đầu những năm 1990, khi hệ thống phát thanh truyền hình cả nước, trong đó có đài trung ương đã dần chuyển sang thu âm kỹ thuật số, để lại trong kho những chiếc đầu chạy băng từ của Nhật Bản, Hungary, Đức…. , nhường chỗ cho 1 hệ thống thu âm băng master DAT nhỏ gọn và hữu dụng hơn.

    Khi lần giở lại từng cuốn băng master mà ông đã làm, tôi nhìn thấy từng dòng viết tay của ông, chữ rất đẹp và cẩn thận, phân chia từng phút từng bài. Hồi đó có lẽ còn khó khăn lắm nên tôi thấy ông tận dụng cả những hộp đựng thuốc lá để lưu trữ đựng băng. Nhiều cuốn hẳn đã nằm im lìm trong 1 phòng tối đâu đó đã lâu nên bụi thời gian đã làm rất nhiều cuốn có băng đã đính chặt vào nhau, chỉ cần kéo nhẹ là đứt.

    Và mỗi ngày, tôi dành ra khoảng 6,7 tiếng đồng hồ ngồi khẽ bóc từng cm băng, tẩy mốc, cuốn lại và nối lại những chỗ đã đứt. Thực sự không nỡ cắt bỏ nhiều đoạn đã hỏng nhưng vẫn phải làm, vì tôi biết 1 đoạn mấy mét băng có thể là nhiều giờ đồng hồ làm việc và công sức của ông cùng các cộng sự và các ca, nhạc sỹ, và cắt bỏ là mất 1 phần của cuốn băng master duy nhất còn lại. Gần 1 tháng trời mới có thể ngồi nhìn và thỏa mãn.

    NS Cao Xuân Trứ.jpg


    aaa168ef9d4b26157f5a5.jpg c7a4649091342a6a73254.jpg

    Một người anh mà tôi quen, có kể với tôi rằng những năm tháng đó các ca, nhạc sỹ làm việc với ông gần như mọi lúc mọi nơi khi cần sản xuất 1 chương trình. NSND Thái Bảo cũng nằm trong số đó khi chị hầu như ngày nào cũng gặp ông, đến tận nhà để trao đổi công việc đến mức bác gái “phật ý”.

    Ông và cộng sự cứ cần mẫn như thế, để lại hàng trăm cuốn băng với hàng ngàn tác phẩm mà hàng ngày những cậu bé như tôi vẫn hóng chờ nghe trên đài. Tất nhiên cậu bé, ngồi nghe đài trên 1 ngọn đồi nào đó ở miền núi trung du phía bắc hẳn không thể nào biết đến tên ông, cũng như tên các nhạc sỹ khác như ông.

    Với vài dòng vụn vặt này, tôi muốn được cảm ơn đến ông, và những đồng nghiệp của ông, đã âm thầm vất vả để lại cho những thế hệ sau này những ký ức thật đẹp và trong trẻo. Và cám ơn 1 người anh đã đồng ý để lại cho tôi những hộp cất giữ đầy ký ức thanh xuân của thế hệ chúng tôi.
     
    tranman, hoanam79 and sonar4x like this.
  2. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.116
    Likes Received:
    408
    Bài viết hay, bác tiếp tục viết nha. Giờ những cuốn băng cối hoặc cassette được ghi lại từ những cuộn băng gốc đặc biệt là băng Master, ko phải ghi chép lại từ CD nhạc số..., rất hay và quý giá cho âm thanh thật khác biệt.
     
    tai_trau likes this.
  3. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.526
    Likes Received:
    4.908
    Location:
    Hà Nội
    Dạ em cám ơn bác đã động viên.
     
  4. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.526
    Likes Received:
    4.908
    Location:
    Hà Nội
    Phần 1 1/2 - Một chút chạm vào DIHAVINA.

    Ba năm sau cuộc chiến tranh…


    Hoặc 1 năm trước khi cuộc chiến biên giới tây nam và biên giới phía bắc bùng nổ, ít người nhớ là 1 đơn vị chuyên về âm nhạc đã ra đời – DIHAVINA. Hẳn những ai đã từng trải qua những năm tháng hậu chiến, đặc biệt là những năm 80 chắc không bao giờ quên hoàn cảnh khốn khó của đất nước khi những cuộc chiến liên miên làm cho nền sản xuất thiết yếu đặc biệt là miền Bắc trở nên kiệt quệ, vậy mà lúc đó chúng ta có 1 đơn vị về âm nhạc và trở thành một phần giá trị văn hóa không thể thiếu trong mỗi người, mặc dù là không hữu hình.

    Khi một người anh mà tôi rất kính trọng kể cho tôi nghe về những công việc của những người làm nhạc thời kỳ đầu tiên sau chiến tranh, tôi đã dần hình dung ra 1 mảnh còn thiếu trong tôi về hình ảnh của thế hệ cha ông của tôi trong những năm tháng đó. Tôi nhớ ngày còn nhỏ, đã từng nhiều lần mở trộm chiếc hòm gỗ của bố tôi – 1 người bộ đội đi suốt qua 2 cuộc chiến từ năm 1964 đến 1979, vì tôi biết trong đó có 1 cuốn sổ nhỏ mà ông đã ghi chép lại những bài hát ông thích. Điều làm tôi rất ngạc nhiên khi đó là có nhiều bài một cậu bé như tôi cũng đã thuộc và hẳn cũng yêu thích như ông.


    Tối nay việc ngắm 1 trong những tác phẩm mà tôi nghĩ là đầu tiên của DIHAVINA được Tiệp Khắc giúp đỡ vì thấy có mã là DCS 0001 là một cảm xúc rất đặc biệt. Tự dặn lòng là thời gian tới sẽ cố gắng viết 1 bài hoàn chỉnh hơn về DIHAVINA, còn bài viết này chỉ là 1 vài dòng vụn vặn trong 1 buổi tối chớm đông miền bắc.

    4548a1b64977f329aa66.jpg 6fbefbdc1c1da643ff0c.jpg

    Cảm ơn đến Tiệp Khắc, và Nhật Bản, hai đất nước đã hỗ trợ DIHAVINA và nền sản xuất âm nhạc nước nhà từ trứng nước, với kết quả là 1 di sản có thể là không phải đồ sộ với nhiều người, nhưng là 1 phần của đất nước.

    Cảm ơn anh Cao Xuân Thành về những câu chuyện của anh, và về những sản phẩm vô giá mà anh hằng nâng niu lưu trữ.
     
    Panda Bíu and sonar4x like this.
  5. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.116
    Likes Received:
    408
    Nêm chút " hành ngò" vào topic, tui nhớ khoảng năm 78 79 gì đó, chính tay mình gỡ bẻ từng cuốn băng ( hồi đó hay kêu là băng ma-gie giờ là băng cối) từ Khánh Ly Nhật Trường Duy Khánh Hùng Cường Mai LH.... bây giờ gọi là băng gốc, mỗi ngày bỏ vô thùng rác 1 ít ... hic... nhiều lắm!
     
    Panda Bíu and tai_trau like this.
  6. sonar4x

    sonar4x Advanced Member

    Joined:
    21/12/07
    Messages:
    832
    Likes Received:
    725
    Location:
    0983613218
    Bài viết hay có nhiều cảm xúc nhớ về với lứa tuổi 6x,7x. Hổi đó âm nhạc mà DIHAVINA mang tới giới trẻ Hà Nội rất nhiều
     
    Panda Bíu and tai_trau like this.
  7. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.526
    Likes Received:
    4.908
    Location:
    Hà Nội
    Phần 2 – Hoàng Minh Chính và ”Đi học”

    (Bài viết có thể có những thông tin chưa chính xác, mong mọi người thông cảm và góp ý. Trân trọng)


    Những ngày cuối năm, tôi có dịp quay lại những Vĩnh Linh, Khe Sanh…của miền đất Quảng Trị. Trên đường đến 1 trường học của Vĩnh Linh, tôi bất chợt nghe 1 bác sỹ đi cùng hát văng vẳng “Hôm qua em đến trường….”.

    “Chị biết không, tác giả bài thơ này đã hy sinhm và và ông ấy viết về quê em…”. Tôi nối tiếp bài hát khi đã dứt của người bác sỹ nọ “và ông ấy tên là Hoàng Minh Chính”.

    Tôi bắt đầu kể về về những điều ít ỏi mà tôi được biết về một anh bộ đội, làm rất nhiều thơ hay nhưng ít người biết đến ngoài “Đi học”. Thực ra nhà thơ Minh Chính ở không xa nhà tôi lắm, chỉ cách vài cây số ở xã bên vùng trung du miền núi tỉnh Phú Thọ. Ngày đó, mẹ tôi còn là một cô giáo trường làng, mẹ dắt tôi vào lớp 1 (mà cô giáo chủ nhiệm là dì ruột của tôi”. Hai bài hát tôi được học đầu tiên ở trường là “Đi học” và bài “Con chim vành khuyên” (trong thực tế tôi đã thuộc bài này từ mẹ từ thuở chưa đến trường).

    Hoàng Minh Chính sinh ngày 14/4/1944 mất ngày 7/3/1971 ở chiến trường Campuchia. Ông viết bài thơ năm ông 15 tuổi sau 1 buổi đi chơi ở Trạm Thản (cùng huyện Phù Ninh quê tôi) – 1 nơi có rất nhiều cọ, nếu hiện này mọi người đi cao tốc Tuyên Quang sẽ có dịp đi xuyên qua những quả đồi còn xanh tàu lá cọ. Bài thơ có tên là “Hương Rừng” và đã được ông sửa lại nhiều lần trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh.

    NT Hoang Minh Chinh.jpg

    Ông xung phong đi bộ đội khi mới vào lớp 10, và xung phong đi B 2 lần, trong lần thứ 2, ông đã gửi tập bản thảo có “Hương Rừng” vào năm 1969, và cho đến khi hy sinh năm 1971 ở độ tuổi 26-27, ông không hề biết rằng bài hát sẽ trở thành hành trang của mọi lứa học sinh tuổi thơ sau khi được nhạc sỹ Bùi ĐÌnh Thảo phổ nhạc cùng năm ông hy sinh trong những năm tháng sau này.

    Ngày còn nhỏ, tôi vẫn thinh thoảng lội qua những quả đồi đi tắt đến trường, 1 phần vì sợ ô tô ngoài đương cái, 1 phần vì trên những quả đồi tôi leo qua sẽ có những bụi sim, cây mua hoa tím ngắt, có những cây cọ lao xao và có những nương sắn cao lúp xúp che bóng tôi đi. Và chắc hẳn đã rất nhiều lần tôi đã hát một mình “Hương rừng thơm đồi vắng, nước suổi trong thầm thì, cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi…”

    Hàng cọ nhà tôi đã hơn 50 tuổi, vẫn xanh ngắt trên đầu, vẫn rải đầy những trái cọ đen sẫm xuống lối đi trong vườn nhà tôi. Và người anh trai cả của tôi hiện đã lên chức ông nội, vẫn hát “Đi học” như cách đây hơn 40 năm chúng tôi đã hát cùng nhau…..
     
    yellowriver likes this.

Share This Page

Loading...