Những Người Yêu Thích Nhạc Cổ Điển.

Discussion in 'Âm nhạc' started by snel, 21/5/21.

  1. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Nhạc Cổ Điển mang lại cho chúng ta cảm giác thật tuyệt khi nghe chúng. Hnay em nghe 2 CD Mendelssohn, Beethoven (Violin Concertos) và
    Vivaldi The Four Seasons
    IMG_0296.JPG IMG_0295.JPG
     
    Tags:
    Wilson Fans, phantheks and A_T audio like this.
  2. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165

    Attached Files:

    Last edited: 21/5/21
    Wilson Fans and TD2021 like this.
  3. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    496
    Likes Received:
    404
    Em tc cũng có 1 dạo tự nhiên nổi hứng thích cổ điển, đặc biệt là Concerto in E minor của Mendelssohn. Dạo đấy đi lục tung HN và tìm dc các bản Concerto đấy chơi bởi các tay violin khác nhau, đều là CD TQ: Joshua Bell (chơi với dàn nhạc khác của bác), Hilary Hahn, Janine Jansen, Sarah Chang, Anne Sophie Mutter (thu ở Leipzig chỗ xưa ông Mendelssohn sáng lập nên), Arthur Grumiaux, Nathan Milstein (2 versions), Kyung Wha Chung, Yehudi Menuhin và Itzhak Perlman. Mấy năm rồi mới lôi cổ điển ra nghe lại :)
    1621613642021747789965940688591.jpg
     
    Scorpio and snel like this.
  4. uydo

    uydo Advanced Member

    Joined:
    6/7/06
    Messages:
    700
    Likes Received:
    106
    Em chơi nhạc số lưu trữ theo định dạng file máy tính, cũng vài trăm Album. Tuy nhiên, chỉ biết bật dàn máy, kéo nhả vào phần mềm, bấm play và... đi làm việc khác. Nên hầu như không nhớ và cũng không biết dàn hoà nhạc hay ông chỉ huy. Chỉ biết mình hay ngân nga các giai điệu cổ điển.
    Nhạc cổ điển với mình nhẹ nhàng vậy.
     
    Hoàng Trúc and snel like this.
  5. A_T audio

    A_T audio Advanced Member

    Joined:
    23/3/21
    Messages:
    51
    Likes Received:
    43
    snel likes this.
  6. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Bản nhạc có Cung có nổt Thứ (E minor) thường mang lại cho người nghe có phần "tình cảm" hơn cung có nốt Trưởng- thường bản nhạc truyền đến người nghe có phần réo rắt hơn như CD Mendelssohn - Ouverturen dưới đây - có những đoạn bản nhạc phát ra như tấn công dồn dập làm cho người nghe cảm giác rất hưng phấn:
    IMG_0302.JPG
    IMG_0303.JPG
     
    killitmore and TrueHD like this.
  7. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Cụ chơi theo phong cách này quả là rất tiện dụng, làm cho người nghe lhoong cần bận tâm đến khâu bảo quản CD.
     
  8. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
  9. berryfun

    berryfun Advanced Member

    Joined:
    29/12/09
    Messages:
    2.010
    Likes Received:
    130
    Cũng không đến nỗi nhiều lắm đâu bác ạ. Mới nhìn vào thì như thấy đại dương trùng trùng trùng điệp điệp nó làm cho ai cũng sợ.
    Nhưng cơ bản các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau:
    [​IMG]
    • Trung cổ (Middle Ages/Medieval Music, khoảng thế kỷ 6 – thế kỷ 15)
      thông thường được coi là giai đoạn trước 1450 (khoảng 500–1400). Giai đoạn này đặc trưng bởi đơn âm với các ca khúc thế tục. Thời kỳ này bắt đầu với sự sụp đổ của Đế chế La Mã và kết thúc vào đầu thế kỷ 15. Lịch sử của âm nhạc cổ điển thực sự bắt đầu vào cuối thời Trung cổ. Các bài nhạc được viết cho nhà thờ hầu như chỉ dành để hát các bài thánh ca (vocal), bởi việc sử dụng nhạc cụ thời đó được cho là độc ác, là “hành động của quỷ dữ”. Họ tin rằng nhạc cụ hoạt động là do ma quỷ chơi chúng. Và vì nhạc cụ thường được chơi để người ta khiêu vũ, nhưng việc khiêu vũ lúc bấy giờ bị cấm do niềm tin trong tôn giáo (Chritianity) cho rằng đây là một hành động tội lỗi. Có rất nhiều bản nhạc khiêu vũ thời đó nhưng hầu hết đã bị thất lạc vì người ta không bao giờ viết ra để lưu giữ lại.
    • Các nhà soạn nhạc thời trung cổ được nhớ đến ngày nay bao gồm Léonin, Pérotin và Guillaume de Machaut…
    • Phục hưng (Renaissance, thế kỷ 15 – thế kỷ 17)
      khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.Thời kỳ này chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong thành phần âm nhạc, cả thiêng liêng và thế tục (Nhạc thế tục không liên quan đến tôn giáo, mà chỉ tập trung đến các khía cạnh của cuộc sống. Gồm những ca khúc tình yêu, châm biếm chính trị, tinh thần thượng võ, các tác phẩm sân khấu và vũ nhạc).Nhiều nhà thờ lớn đã được xây dựng ở châu Âu và các nhà soạn nhạc đã viết nhạc dành riêng cho nhà thờ, chủ yếu là nhạc thánh ca. Âm nhạc thế tục cũng trở nên cực kỳ phổ biến, đặc biệt là các bài hát và nhạc kịch, đôi khi sẽ được đi kèm với các nhạc cụ.
    • Các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ này bao gồm: Giovanni da Palestrina, Orlando di Lasso, Thomas Tallis và William Byrd…
    • Baroque (Nhạc Baroque, khoảng thế kỷ 17 – giữa thế kỷ 18)
      : khoảng 1600-1750, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn. Đây là thời điểm mà các dàn nhạc giao hưởng được hình thành, nhạc opera được sáng tác. Hầu hết các nhạc sĩ làm việc cho nhà thờ hoặc cho những người giàu có, những người có dàn nhạc riêng, hoặc làm việc cho các nhà hát opera.
    • Các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời gian này bao gồm: Claudio Monteverdi, Heinrich Schütz, Henry Purcell, Antonio Vivaldi, George Frideric Handel, Johann Sebastian Bach, Domenico Scarlatti và Georg Philipp Telemann..
    • Cổ điển (Classical, khoảng năm 1760 – 1825)
      Là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách. Thời kỳ Cổ điển nằm giữa thời kỳ Baroque và thời kỳ Lãng mạn. Nhạc cổ điển có kết cấu nhẹ nhàng, rõ ràng hơn nhạc Baroque và ít phức tạp hơn.
      Các nhà soạn nhạc đã cố gắng tìm cách để sắp xếp và cải thiện cấu trúc các tác phẩm của họ. Thời kỳ nhạc cổ điển cũng bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm nghệ thuật cổ điển của người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nhạc giao hưởng (symphony) đã được sáng tác, và các hình thức âm nhạc thính phòng khác nhau bao gồm cả tứ tấu đàn dây (string quarter).
    • [​IMG]
    Những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kỳ nhạc Cổ điển bao gồm: Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Christoph Willibald Gluch và Ludwig van Beethoven…
    • Lãng mạn, (Romantic, khoảng năm 1820 – 1910)
      Là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
      Âm nhạc Lãng mạn là một thuật ngữ mô tả một phong cách âm nhạc cổ điển phương Tây bắt đầu vào cuối thế kỷ 18, 19. Nó có liên quan đến chủ nghĩa lãng mạn, phong trào nghệ thuật và văn học nảy sinh trong nửa sau của thế kỷ 18 ở châu Âu. Giai đoạn này, các nhà soạn nhạc nhận ra rằng việc lồng ghép cảm giác và cảm xúc cá nhân trong âm nhạc là rất quan trọng, vì thế không khó để tìm những bản nhạc kể về cả một chuyện tình dài.
      Thời kỳ này cũng nuôi dưỡng nên những nhạc sĩ có khả năng chơi nhạc cụ xuất sắc, chẳng hạn như Paganini – người được đồn đại đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” để sở hữu khả năng chơi violin tuyệt đỉnh, và họ được tôn thờ như những thiên tài. Những bản nhạc sáng tác bởi Paganini nghe vừa cực kì trữ tình, lại kịch tính và đòi hỏi kỹ thuật violin “thần thánh” mới có thể chơi được. Bên cạnh đó, các nhà soạn nhạc như Beethoven và Schubert được cho là thuộc về cả thời kỳ này lẫn thời kỳ nhạc Cổ điển.
      Những năm trong giai đoạn này là thời điểm mà xã hội có rất nhiều thay đổi. Sau khi cuộc chiến tranh của Napoléon diễn ra, xã hội không còn nhiều gia đình quý tộc cầm quyền. Âm nhạc thế kỷ 19 thường mang tính dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, và các nhà soạn nhạc đã viết nhạc đặc trưng để kể câu chuyện về đất nước của họ.
      Một số nhà soạn nhạc vĩ đại nhất bao gồm: Ludwig van Beethoven, Franz Schubert, Hector Berlioz, Frédéric Chopin, Robert Schumann, Felix Mendelssohn, Anton Bruckner, Johannes Brahms, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Edward Elgar, Gustav Mahler và Richard Strauss…
    • Thế kỷ 20 (20th century)
      Thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện đại và Hậu Hiện đại.
      Nhạc cổ điển thế kỷ 20 là một giai đoạn trong lịch sử phát triển của nhạc cổ điển. Đây là giai đoạn nối tiếp thời kỳ âm nhạc Lãng mạn, là thời kỳ trải qua rất nhiều biến động của lịnh sử, những biến động mang tính chất toàn cầu. Hai cuộc chiến tranh thế giới, Chiến tranh Lạnh, Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, toàn cầu hóa, tất cả đã ảnh hưởng rất nhiều đến sáng tác của các nhà soạn nhạc. Có nhiều chất liệu mới để sáng tác đến nỗi thật khó đếm hết có bao nhiêu trường phái âm nhạc trong thời âm nhạc này.
      Điểm chính yếu của âm nhạc cổ điển thế kỷ 20 đó là khi các nguyên tắc cũ đã không còn phù hợp với gu của các nhà soạn nhạc thời kỳ này, họ đã đảo lộn những quy tắc âm nhạc vốn có và tìm những cách thức thể hiện mới, và tất nhiên là cả những đề tài mới.
      Âm nhạc thời kỳ này có phần bị ảnh hưởng bởi jazz, đặc biệt là với các nhà soạn nhạc người Mỹ. Cuối thế kỷ 20, những người như Pierre Boulez và Karlheinz Stockhausen đã thử nghiệm theo nhiều cách khác nhau, kể cả với âm nhạc điện tử (máy ghi âm, v.v.). Các nhà soạn nhạc ngày nay đã kết hợp một số ý tưởng này để phát triển phong cách riêng của họ.
    • Các nhà soạn nhạc nổi bật là: Claude Debussy, Jean Sibelius, Maurice Ravel, Arnold Schoenberg, Igor Stravinsky, Béla Bartók, Aaron Copland, Benjamin Britten, Dmitri Shostakovich, Leonard Bernstein, Philip Glass, Dmitri Kabalevsky, James MacMillan, Judith Weir, Peter Maxwell Davies…
    • Âm nhạc đương đại (Contemporary music, đầu thế kỷ 21)
      Thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ XXI. Trong định nghĩa rộng và phổ thông, Nhạc đương đại (Contemporary music) là nhạc thời hiện tại, nhạc đương thời, là bất kỳ âm nhạc nào được viết trong ngày nay, có thể thuộc nhiều thể loại nhạc khác nhau. Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ âm nhạc chuyên môn và phân chia thời kỳ âm nhạc, Nhạc đương đại được hiểu là sự hiện đại hóa của loại Nhạc nghệ thuật (art music, còn gọi là “Dòng nhạc chính thống” hay “nhạc bác học”).
      Trong nghĩa hẹp, trước hết Nhạc đương đại bao gồm những tác phẩm khí nhạc thuộc dòng nhạc chính thống của châu Âu đầu thế kỷ 20 – những tác phẩm âm nhạc phủ nhận hệ thống giọng điệu đã tồn tại gần 3 thế kỷ trước đó. Nhạc đương đại hiểu theo nghĩa này là nhạc được phát triển lên từ âm nhạc cổ điển, gồm các dòng nhạc soạn cho dàn nhạc giao hưởng, cho hòa tấu hoặc độc tấu nhạc cụ, cho dàn hợp xướng.
      Trong bối cảnh Nhạc phổ thông, từ ngữ Nhạc đương đại đôi khi được đùng để mô tả vài xu hướng nhạc đương thời. Các loại hình nhạc Pop (Nhạc phổ thông), nhạc Jazz của thập niên 80 và 90, tuy có thể coi là đương đại trong thời kỳ đó, nhưng sẽ không còn được xem là đương thời trong thế kỷ 21 hiện tại. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp âm nhạc, đặc biệt trong 5 năm gần đây đã giới thiệu nhiều thể loại nhạc chưa bao giờ nghe nói tới trước đó. Do đó, thuật ngữ Nhạc đương đại còn có thể được định nghĩa thay đổi, theo xu hướng thị trường hiện nay.
    • Âm nhạc phát triển và mang màu sắc riêng biệt ứng với từng giai đoạn trong lịch sử loài người. Chúng ta khó có thể định nghĩa chính xác cụm từ “nhạc cổ điển”, bởi nhiều loại âm nhạc khác nhau luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
      Kể từ năm 1970, việc phân chia rạch ròi giữa rock, pop, nhạc cổ điển, dân gian, jazz và world music càng khó khăn hơn. Điều này cho thấy nhạc cổ điển, giống như các loại nhạc khác, tiếp tục phát triển và phản ánh hiện thực xã hội đã hình thành nên nó.

    • NHÀ CHÁU TRƯỚC CŨNG SỢ CỔ ĐIỂN LẮM. CHỈ NGHE JAZZ HOẶC BLUE THÍCH KIỂU NHẸ NHÀNG. NHƯNG KHI ĐỌC, TÌM HIỂU, NGHE CỔ ĐIỂN THÌ CÀNG NGHE CÀNG MÊ. CÁC BÁC CŨNG KO CẦN PHẢI CÂU NỆ QUÁ VỀ CHỮ CỔ ĐIỂN. MÌNH CỨ THÍCH AI THÌ MÌNH NGHE, CỨ NGHE TỪ TỪ TỪNG TÁC PHẨM, TÁC GIẢ. NGHE KO HAY, KO VUI OFF CHUYỂN SANG LOẠI KHÁC ĐỂ HÔM KHÁC NGHE LẠI. CỔ ĐIỂN ĐÚNG LÀ KO THỂ ĐÙNG CÁI CẢM THẤY HAY NGAY ĐƯỢC.
    CHÚC CÁC BÁC CUỐI TUẦN VUI VẺ.
     
    xe lu, Longdeli, Kavat and 8 others like this.
  10. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Thông tin rất hữu ích, cám ơn cụ, nhờ thế em mới hiểu thêm chút về thể loại nhạc Cổ Điển nói chung này - Em lục lại thì tìm đc bộ CD có đc ba kỷ là : The Baroque Era, Classical Era và Romantic Era; Trình các cụ ạ:
    [​IMG]
    [​IMG]

    Bộ đĩa thật ra là 4 chiếc, có thêm 1 chiếc Volume 2 ( lòng đĩa có khắc MFD BY JVC - có vài cụ cho rằng đây là phôi đĩa rất bền; em thì không chắc lắm) Đĩa Volume 2 theo như danh sách cụ đưa ra thì thuộc Kỷ Lãng Mạn.
     
    Last edited: 22/5/21
  11. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    496
    Likes Received:
    404
    Thảo nào, bản này em toàn thích các cô nữ và xinh oánh :) 16217061535698186774976670290320.jpg Thích nhất cô Hilary Hahn. Em đã dc xem cô này đã sang VN diễn ở Nhà hát lớn HN cùng Natalie Zhu.
     
    snel likes this.
  12. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Tuyệt đấy ạ. Cụ sưu tập đĩa CD rất bài bản, em thì sưu tập số lượng nhiều chứ không có tổ chức tốt như cụ theo từng cụm nghệ sĩ biểu diễn - Mà Cụ đã đi nghe chính nghệ sĩ đó biểu diễn trực tiếp thì rất có ý nghĩa ạ. Em thì cũng thích đĩa CD Philips, trình qua các cụ ạ.
    [​IMG]
     
  13. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    496
    Likes Received:
    404
    16217772489016901460835161175450.jpg

    Em thực ra cũng ko sưu tập mà chủ yếu nhặt đại thôi, như cái đĩa vinyl Đặng Thái Sơn này em lục ra ở khay bán hạ giá. Đây là chương trình Ba lan sản xuất năm 1980 thu âm Đặng Thái Sơn trực tiếp ở cuộc thi Chopin. Được dự cuộc thi đã là ngoài sức tưởng tượng với 1 nghệ sĩ mới được học bài bản bên Liên xô có 3 năm, thắng giải này thì đúng là 1 giấc mơ. Chính vì vậy, ông nói ước gì mình chỉ đạt giải 2 cho nó đỡ … áp lực. Sau cuộc thi ông quay lại trường học tiếp chứ ko đi diễn/ghi âm ngay như những người khác.

    Đặng Thái Sơn tại cuộc thi:

    https://www.youtube.com/watch?v=ISQ_XKwnftE

    Khi Hilary Hahn đến Hà Nội thì các phóng viên hỏi có biết nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam Đặng Thái Sơn ko? Cô có vẻ hơi lúng túng nhưng trả lời cũng rất khôn khéo, ý là cô ko quan tâm đến quốc tịch các nghệ sĩ, miễn là họ chơi hay. Nhưng cũng hơi buồn, Đặng Thái Sơn có lẽ là 1 nghệ sĩ thắng giải Chopin mà ít nổi tiếng nhất (nhưng lại là người thành công trong việc kèm cặp được nhiều học trò nổi tiếng):

    https://montrealgazette.com/entertainment/a-pianist-who-is-famous-for-not-being-famous

    Cùng năm thi đó thì nghệ sĩ người Nam Tư Pogorelich bị loại nhưng nổi tiếng hơn nhiều. Khác với Đặng Thái Sơn theo phong cách kinh viện chỉn chu thì Pogorelich nổi loạn và bất cần đời. Pogorelich người Nam Tư nên được tiếp cận cả trường phái Nga và phương Tây (tay này nghe nói học cùng trường và ở cùng tầng trong ký túc xá với Đặng Thái Sơn và nổi tiếng với bộ sưu tập đĩa nhạc ko ai tg trường có). Dù bị loại ko vào dc vòng chung kết nhưng Pogorelich lập tức nổi như cồn, có được hợp đồng đĩa với hãng Deutsche Grammophon và lấy vợ (cô giáo gấp đôi tuổi). Pogorelich tại cuộc thi:

     
    hujiko, Kavat and snel like this.
  14. berryfun

    berryfun Advanced Member

    Joined:
    29/12/09
    Messages:
    2.010
    Likes Received:
    130
    Câu chuyện về Ivo Pogorelić cũng tương đối hay. Nếu năm đó Martha Argerich ko bỏ tư cách ban giám khảo phản đối cuộc thi và Ivo đánh chau chuốt Hàn lâm thì chưa chắc đến lượt cụ Sơn nhà mình. Thôi Âu cũng là cái số. Dù gì thì cũng phải thừa nhận cụ Đặng Thái Sơn nhà mình là tài năng xuất chúng thế giới. có lẽ sẽ rất lâu để có người Vietnam thứ 2 như cụ Sơn.
     
    kenzoman and snel like this.
  15. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Theo em cái quan trọng nhất của con người là giúp đỡ nhũng người xumg quanh họ với khả năng vốn có của mình thì rất quan trong - Và cụ Đặng Thái Sơn đã chọn con đường này - Đây là điều thật tuyệt.
    (Em xin ngoài lề chút xíu - Các cụ tự hỏi mình: Mục đích mình được sinh ra trên đời là để làm gì? - Đâu phải mình được sinh ra chỉ để kiếm thật nhiều tiền và hưởng thụ chúng song rồi chết)
     
    PhanTran likes this.
  16. berryfun

    berryfun Advanced Member

    Joined:
    29/12/09
    Messages:
    2.010
    Likes Received:
    130
    Bác nhiều đĩa hay quá
     
    snel likes this.
  17. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Nghệ sĩ Martha Argerich chơi piano hay cụ ạ, giới thiệu với cụ đĩa CD của Bà phát hành năm 2000 đc thu âm Live năm 1978 & 1979 tại Concertgebouw - Asmterdam - Hà Lan:
    [​IMG]
     
  18. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    496
    Likes Received:
    404
    Bà này tuyệt vời rồi! Sau này em lại thấy bà í quay lại ngồi với cụ Đặng Thái Sơn nhà mình trong ban giám khảo cuộc thi Chopin và lại nói cười vui vẻ :) Còn bác Ivo Pogorelich kia hình như ko dc mời. Em nghe nói bác đấy phang nhạc Chopin còn (cố tình?) sai cả nốt nhưng trình nghe kém nên ko biết có đúng ko :)

    Piano thì em thích cụ Horowitz. Cụ này có nói đại ý là ko nên chia nhạc thành các thời khác nhau như Cổ điển, Romatic, hiện đại ..., cả khi sáng tác lẫn khi chơi. Vì nhạc là tình cảm con người, mà tình cảm thì ko thay đổi theo thế kỷ ....
    16218718478761531362089804355677.jpg

    16218713342013879359920218618242.jpg
     
    killitmore and snel like this.
  19. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Em còn 1 ít đĩa nhãn màu vàng còn lại trình cụ xem nốt:
    [​IMG]
     
  20. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Ý kiến cá nhân cụ Horowitz đưa ra cũng rất hay - Việc phân loại ra theo từng thời kỳ cũng rất hợp lý - để cho mọi người có thể biết được những mốc thời gian cụ thể âm nhạc có những thay đổi trong từng thời kỳ đó.
    Cụ Horowitz thì em có 1 CD. Cụ Artur Rubinstein chơi Piano em thấy cũng hay đấy ạ:
    IMG_0315.JPG
     
  21. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    496
    Likes Received:
    404
    À í cụ Horowitz em hiểu là từ góc độ người làm nhạc. Em đoán người nghe thì càng rõ được các giai đoạn và ảnh hưởng từ đâu thì càng tốt. Nhưng người chơi mà cứ gắn chặt vào 1 style nào nó sẽ giới hạn tính sáng tạo. Tư duy của cụ rất hiện đại. Như cô Hilary Hahn cũng có album rất đặc biệt: cô ý ghép tác giả/tác phẩm thuộc 2 giai đoạn khác nhau vào 1 đĩa, VD như Mendelssohn với Shostakovich.

    Rubinstein em có mấy cái này:

    16219551804945423905834149438130.jpg
     
    snel likes this.
  22. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Cô Hilary Hahn thì em có 1 CD; Nhạc của Joseph Haydn viết cho bộ tứ khá tốc độ rất hay làm cho người nghe cảm thấy rất hào hứng; Hai CD nằm dưới cùng có dọng ca Opera cuzng rất hay khá lôi cuốn người nghe (cụm từ này có vê là tiếng Latin - Perfice Gressus Meos - Đây là mấy đĩa CD của Joseph Haydn:
    IMG_0321.JPG
    IMG_0322.JPG
     
    Last edited: 28/5/21
    shrekfiona likes this.
  23. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Tối qua em nghe cụ Shostakovich viết cho bản Symphony; Bản này được thu âm vào tháng 4, ngày 7, năm 1958 tại Mỹ ( họ không nói rõ địa điểm xụ thể là ở đâu); Thông thường các bản Symphony có 3 đoạn, nhưng bản symphony này có 4 đoạn - tiết tấu đoạn đầu đẫn dắt người nghe lơ lửng lơ lửng từ từ rồi tăng tốc độ nhẹ vào cuối đoạn I ; Sang đoạn II tốc độ được tăng lên từ từ rồi liên tục ở tốc độ cao rồi giảm dần.. Sang đoạn III người nghe tiếp tục rơi vô trạng thái lơ lửng... Đoạn IV tốc độ cao liên tục ,, Hãng EMI thu âm khá chất lượng các cụ. CD được phát hành năm 1986.
    [​IMG]
     
  24. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    496
    Likes Received:
    404
    Cũng Hãng đĩa Angel Records thuộc EMI, Maria Callas (có dạo em tự dưng mê mẩn bà này hát):
    16226496761372685804167007318523.jpg
     
    snel likes this.
  25. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    165
    Bà Maria Callas hát Opera hay. Em có xem trên Youtube:
    Bản này có vẻ khá nổi tiếng:
     
    Last edited: 8/6/21
    hujiko likes this.

Share This Page

Loading...