Những giả thiết về âm thanh

Discussion in 'Kinh nghiệm' started by thienanhquan, 6/10/07.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. thienanhquan

    thienanhquan Advanced Member

    Joined:
    28/2/07
    Messages:
    201
    Likes Received:
    5
    [align=justify]GIẢ THIẾT VỀ ÂM THANH[/align]

    Thực sự , khi viết bài viết này mình cũng thật đắn đo có nên viết nó hay không ,vì những suy nghĩ và hiểu biết của mình chỉ là những giả thiết... Nhưng thôi thì cứ viết, vì những giá trị thực tế bắt đầu từ những giả thiết. Vì mới tham gia con đường nghệ thuật Audio được ngót nghét 8 tháng, nhưng khi ăn Audio, Ngủ Audio tất cả đã thấm vào máu thịt- câu này cũng bằng thừa khi tất cả chúng ta ai cũng biết- chúng ta là những con nghiện audio!!
    Phần 1: Giả thiết cơ bản về âm thanh:

    Xin bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản. Âm thanh là gì? có đơn thuần là sóng âm hay không? Xin đưa ra 2 giả thiết về âm thanh bẳng suy luận Logic của cá nhân ( chưa kiểm chứng ). Theo mình, trong âm thanh tạm thời chia thành 2 phần: phần THANH ÂM và LỰC ÂM. Trong Thanh âm có trường độ của tần số từ cao đến thấp và trong lực âm có năng lượng sinh ra, khi tần số càng cao thì càng ít năng lượng và ngược lại . Như chúng ta đã biết, sóng âm của tần số cao luôn luôn đi nhanh hơn và tỉ lệ nghịch với năng lượng nó sinh ra, và sóng âm tần số thấp thì ngược lại. Một thực tế cho thấy những amplier được sản xuất ra để giải quyết phần tiếng Bass sâu và mạnh thường có công suất điện năng rất lớn. Điều này chứng tỏ những ampli công suất cho DÒNG lớn thường sinh ra chất âm có LỰC ÂM rất mạnh, tức có nghĩa Thanh âm và lực âm luôn luôn đi chung với nhau ( có một vài trường hợp cá biệt khác sẽ nói ở phần khác). Mình sẽ giải thích sau vì sao có những ampli đẳng cấp của thế giới cắt bỏ hoặc giảm phần Lực âm để xử lí tiếng các dãy hay hơn và tăng độ động cho loa, và loa phương Tây với loa Nhật, loa nào hay hơn??? Sẽ có câu trả lời tương đối thỏa đáng ở phần giải thích sau.

    Tại sao trong âm thanh lại có Thanh âm và Lực âm? Khi một nhạc cụ được phát lên chắc chắn sinh ra Thanh âm và Lực âm, mình xin lấy ví dụ tiếng trống và tiếng Guitar Bass, khi nhạc công đánh một tiếng trống thật mạnh hoặc đánh một đoạn guitar Bass thật căng, những âm thanh đó được ghi lại trong một Studio có trang thiết bị tối tân, tất cả được ghi lại ở định dạng Analog và digital -định dạng digital có sau năm 1980 ( từ Analog thì mình không biết đúng không nhưng mình chỉ hiểu nó là kiểu ghi lại âm thanh từ thuở sơ khai của công nghiệp điện tử và được sử dụng chủ yếu đến nay ). Xin cắt ngang để bắt đầu 1 vấn đề mới phát sinh, có phải tất cả những âm thanh phát ra trong phòng thu đều được thu gom lại hết một cách trọn vẹn hay không? xin trả lời chắc chắn không!! vậy thứ âm thanh thu lại được này sẽ mã hóa dưới dạng băng từ hay kĩ thuật số, trên thực tế đó chỉ là một phần âm thanh của nhạc cụ phát ra - tất nhiên trong đó có cả Thanh Âm và Lực Âm. Xin cho phép cắt ngang một lần nữa để bắt đầu một chi tiết phát sinh mới nữa.Xin ví dụ hơi lạc đề một chút,như chúng ta đã biết về hình ảnh được cấu tạo từ điểm ảnh rất nhỏ được ánh sáng phản xạ đến mắt. Ví dụ bình dân hơn là màn hình ti vi, vì sao khi ta đứng xa ta thấy hình ảnh mịn hơn, và khi nhìn gần thì thấy không đẹp vì những điểm ảnh trên ti vi làm hình ảnh không sắc nét, vậy còn hình ảnh khi chúng ta nhìn thực tế ngoài đời thì sao, xin trả lời, những điểm ảnh cực nhỏ dưới góc độ phân tử mà mắt thường không thể nhìn thấy được và chính nhìn thấy không được nên ta thấy hình ảnh ngoài đời rất liền lạc và sinh động. Vậy nếu con người làm nén nhỏ những điểm ảnh nhỏ đến nỗi gần bằng phân tử thì chiếc ti vi ta nhìn giống nhu nhìn cảnh vật qua chiếc cửa sổ. Vậy khi thu hình lại ảnh thật thì sao?? Tất nhiên cuộc đua công nghệ giúp ta có những chiếc máy quay phim và máy ảnh thu lại sao cho độ sắc nét và trung thực đạt cao nhất, nhưng phát sinh một vấn đề nữa nhưng thuộc phạm vi NHÌN không thuôc sở trường của mình , nên không dám trả lời sâu và xin để các bạn hiểu về lĩnh vực này trả lời. Vậy! có méo hình khi quay hay chụp lại một ảnh nào đó có hay không?? Chắc chắn là có ! cái này phụ thuộc vào ống kính, cách tính tiêu cự và ánh sáng ...vv... Có lẽ nãy giờ chúng ta đi hơi xa chăng? Xin mượn tính chất của ánh sáng để nói về âm thanh. Vậy đã có điểm ảnh tại sao không có ĐIỂM ÂM THANH, xin đặt ra một giả thiết rằng, khi thu âm lại tiếng trống và tiếng Guitar bass thực chất chúng ta chỉ thu lại một phần của hàng tỉ tỉ điểm âm ( có thanh âm và lực âm ), nên nếu ta có 1 điểm âm của tiếng trống thì khi ampli khuyếch đại độ méo tiếng càng cao hay rất cao hoặc không đủ để khuyếch đại. Vậy vì thế các phòng thu trên thế giới phải thiết kế phòng cách âm thật đặc biệt để có thể thu gom càng nhiều điểm âm càng tốt, còn chuyện kĩ thuật trang thiết bị có tốt để hổ trợ cũng là yếu tố rất quan trọng. Như vậy có thể kết luận, méo tiếng chắc chắn sẽ xảy ra ở ngay tại phòng thu, vậy tại sao méo tiếng như vậy mà chúng ta lại chấp nhận được?? chúng ta chấp nhận ! Vì tai người không ai có thể phân biệt được. Có ai trong chúng ta tự nhiên đo lại 1 mét trên thước không ? nhưng ít ai biết rằng cây thước chính xác nhất thế giới chỉ có 0.9999 m đang nằm trong viện bảo tàng tại Paris , vậy nếu con người cũng có một tiêu chuẩn âm thanh chính xác nhất thì có cần phải rõ ràng đến cấp độ phân tử hay không? Như vậy tại sao chúng ta lại e ngại trước công nghệ Digital ?? có phải độ méo tiếng lớn đến nổi mà chúng ta có thể phân biệt được( nếu 0.1% là rất cao, liệu có phân biệt được hay không?), có hay chăng là sự kì thị rất dễ thương của các Audiophile trên toàn thế giới -" họ mong muốn những thứ trung thực nhất??". Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng Digital có những ưu điểm riêng rất trội của nó mà chúng ta chưa biết hết!!! Hãy chấp nhận công nghệ mới để chúng ta có 2 con đường để đi đến đích thật nhanh, đường nào nhanh hơn thì đi!!!. Như vậy tạm thời minh xin kết luận : Điểm âm chứa thanh âm và lực âm, nếu công nghệ thu được càng nhiều điểm âm cả tần số cao và thấp thì âm thanh càng thể hiện gần nguyên bản nhất.


    Xin bàn 1 vấn đề về tính chất của âm thanh, mạo muội dùng hình ảnh và vật chất để chúng ta dễ hiểu hơn về âm thanh nhé !!! Thứ ngôn ngữ bình dân mộc mạc nghe là hiểu. Trong âm thanh như chúng ta đã biết có tần số cao và tần số thấp, nói đơn giản là Bass, Mid và Trép. Bass là tần số thấp của âm thanh nhưng lại có Lực âm rất mạnh, tính chất của nó có bước sóng rất dài. Hãy tưởng tượng, Tiếng bass là một khối khí chuyển động chậm chạp và lề mề vì ở tần số thấp sóng đi chậm hơn rất nhiều so với tần số cao( khi ta đóng của phòng đi xa vẫn nghe thấy) , khi tiếng bass được sản sinh ra từ loa , khối khí ấy của tiếng trống ví dụ sẽ có hình cầu, và chúng rất nhão và mau tan ra, vậy làm sao để giữ khối khí đó tròn nhất? Vì thế muốn giữ được hình thù của nó chúng ta phải có giỏ đựng. Nhưng ngặc 1 nỗi giỏ đựng (tức thùng loa) phải như thế nào để đựng nó. Tiếng Bass là 1 thứ hình thù rất khó tính và kì lạ, chúng ta biết ăn cam thì phải bỏ vỏ, vậy cái chúng ta muốn ăn chính là phần muối cam bên trong ( tức thanh âm của tiếng bass), nhưng lực âm của nó rất mạnh phải làm sao đây?? Vì thế các nhà sản xuất loa phải có cách để giữ tiếng bass đó, nên mỗi loại giỏ sẽ cho tiếng trống phát ra tròn méo hình thù khác nhau ở mọi góc độ chi tiết. Thế còn Lực âm cực mạnh thì sao nó đang ở đâu??? Các bạn cứ tưởng tượng khối lực âm này sàn qua sàn lại, đi qua đi lại, đi lên đi xuống do phải va chạm phản xạ vào thùng như 1 quả bóng bàn tạo ra thứ âm thanh của thùng hòa trộn với âm thanh của trống ( tính chất vật lí cơ bản của lực là truyền lực), chính điều này làm mất đi sự nguyên bản của nguồn phát, vậy chúng ta phải giãm tối đa lực âm, tức là TIÊU ÂM (em thấy từ này nó sao sao đó, không ổn,nếu âm bị tiêu hết lấy gì nghe nè!!). Vậy các nhà sản xuất, thiết kế và vật lí làm thùng loa bắt tay vào cuộc, họ cho ra đời rất nhiều kiểu thùng. Kiểu thùng hở, thùng kín,... nhưng lạ nhất và đặc biệt nhất chính là kiểu thùng sử dụng Lực âm làm tiếng bass và giải quyết rất tốt việc tiêu diệt lực âm này, sử dụng nó trong tíc tắc làm tiếng bass cộng hưởng thùng với tiếng bass nguồn phát rồi tiêu diệt nó đi ngay quả thật kì diệu, chúng cho ra chất âm đặc thù và riêng biệt theo 1 hướng khác , đó chính là hãng loa lừng danh Tannoy và các hãng loa chuyên làm loa toàn dãy và đồng trục khác, nên khi nghe loa Tannoy và toàn dãy mọi người có lẽ không ai không xao xuyến bởi tiếng bass lạ người và đặc thù rất dễ nhận ra như vậy, vì sao đặc thù, vì khi nếu ta loại bỏ Thanh âm chỉ còn lực âm, thì tiếng thùng cộng hưởng nào cũng na ná như nhau, nhưng tùy thuộc vào loại gỗ, kết cấu kĩ thuật và thể tích cũng ảnh hưởng đến chất âm của Lực âm. Việc sử dụng lực âm cộng hưởng thùng làm tiếng bass là một nghệ thuật rất rất khó ở vấn đề thiết kế thùng loa và giải quyết các vấn đề về vật lí khác ,vì vậy chúng ta thấy các hãng này bán củ loa rẻ hơn rất nhiều khi đi chung với thùng loa, và chúng ta cũng không thể nào sao y 100% tiếng bass của Tannoy bằng việc đóng lại thùng tại nhà nếu không có những thông số kĩ thuật thùng loa của hãng, việc đóng thùng chỉ cần sai 1cm cũng là 1 vấn đề lớn đối với việc tiêu Lực âm. Nói như vậy không có nghĩa các loại loa thùng hở và kín không có cái hay của nó, mình sẽ bàn về nó chi tiết ở phần sau, vì tính chất rất phức tạp cùa nó: từ lực, cấu trúc loa, màng loa, crossover, cả ampli và nguồn phát xem người Nhật và phương Tây họ xử lí tiếng Bass như thế nào, và tại sao dòng loa Bookself không cần lực âm mà chỉ chú trọng đến thanh âm?........

    Phần 2: Ảnh hưởng của Thanh Âm và Lực Âm, những ưu và khuyết mà nhà Sản xuất phải chọn:

    Các bác ai cũng biết , hãng sản xuất loa nổi tiếng Yamaha rất thành công về dòng loa monitor NS, với phương châm "Âm thanh tự nhiên" làm mục tiêu cho phong cách của mình.Có rất nhiều Audiophile trên thế giới không thích lắm tiếng bass quá ư là khó trị hay đánh thẳng và rất tức ngực này, xuống cứ lề mề và chậm chạp và họ tiếp tục đi tìm con đường phối ghép cho nó. Em xin lấy ví dụ nho nhỏ, nếu các bạn đứng trước 1 người đánh trống hay (guitar bass) thật gần, có phải sóng âm từ trống rất mạnh lan ra rất nhanh và bạn cảm thấy 1 lực rất mạnh làm tức ngực. Đó chính là tiếng trống rất thực. Tiếng trống đó bao gồm thanh âm và lực âm, người đánh trống đánh nhịp 2:4, chúng ta thấy anh đánh trống đánh rất nhanh và đều, nhịp tốt. Nhưng tại sao khi thu bản ghi âm đó lại tiếng trống ấy lại có nhiều thay đổi khi phát ở mỗi loại loa? Chúng thay đổi vì các yếu tố sau, thứ nhất khi thu âm, méo tiếng xảy ra chắc chắn có, cuộc đời thì không có gì tuyệt đối cả nếu sự tương đối đó được chấp nhận khi thỏa mãn được nhu cầu con người khi cấp bách, thứ 2 khi điểm âm ( gồm thanh âm và lực âm ) được phát lại qua ampli khuyếch đại lên nhiều lần, méo tiếng cũng xảy ra nếu chưa tính đến chuyện dùng CDP như thế nào..., sao không dùng dây dẫn bằng vàng luôn để âm thanh được gần như nguyên bản.... tất nhiên những điều đó quá chi li có thể bỏ qua khi tai người không phân biệt được. Trờ lại với tiếng trống lúc nãy, vào năm 1976-1978, dòng Monitor nổi tiếng Yamaha NS 1000M ra đời, đây là một thùng loa kín, dãy đáp tần 40hz-20khz, độ nhạy 90db, công suất 100W. Tại sao cặp loa này chỉ phát có 40hz-20kz, không lẽ âm thanh chỉ có dãy tần bấy nhiêu đó sao? Không, đó là yêu cầu của hãng, họ muốn dãy bass maximum theo lí thuyết có thể xuống 40hz và cắt tại đó, và cho một đoạn dãy tần sở trường hoạt động chính xác nhất và tập trung vào phần dãy tần trung. Vào thời ấy, theo nhà sản xuất, loa nén là loa giữ được tiếng Bass ( Thanh Âm) nhiều nhất nhưng còn Lực Âm thì sau khi nó tạo ra 1 trường áp suất nén và giản nở khủng khiếp, nó làm giảm độ động của loa rất nghiêm trọng, nên để giải quyết vấn đề đó, họ sử dụng rất nhiều bông thủy tinh và kết cấu thùng vững chắc nhằm giảm cộng hưởng thùng ở mức thấp nhất, và họ đã thành công khi giữ được thanh âm và lực âm đúng như nguyên bản của tiếng trống, lực âm mạnh đánh thẳng ra ngoài, vì chỉ có như vậy, người mixer nhạc mới có thể biết được anh kia đánh lực Bass có đạt yêu cầu hay không ( phần mid trép mình sẽ nói sau-mình thích nói phần bass nhất). Như vậy nhà sản xuất Yamaha có thể nở nụ cười về thành công của họ. Thành công phải có khuyết điểm chứ? khuyết điểm ư? Chính vì lạm dụng lực âm để đạt được thứ âm thanh tự nhiên đó nên họ phải trả giá cho độ động loa kém, cộng hưởng thùng rất cao làm âm thanh chưa sạch sẽ, cộng hưởng thùng nếu sử dụng đúng cách nó sẽ trở thành nghệ thuật, nhưng nếu sai - nó có tác dụng ngược và điều này hoàn toàn không chấp nhận với cặp loa Monitor. Nhưng xét theo lịch sử, thời ấy, Yamaha bán được rất nhiều Model này và thành công vang dội, do giá thành rất rẻ (108.000 yen=750usd-1978) so với các loại loa monitor khác có giá cao gấp 2-3 lần..., việc độ động của loa kém vẫn có thể là khuyết điểm nhưng bù lại, thứ âm thanh trung thực đó - mid dày, to , rõ, trép mảnh ( họ cố tình dùng Berillium - việc này mình sẽ giải thích sau), riêng phần bass có độ động kém nhưng không là vấn đề gì to tát cả vì thời ấy cái họ cần là:" Âm thanh bên cạnh tôi nó ra sao nhỉ ?". Chính vì nhận ra khuyết điểm về độ động của loa nên các đời NSXXXMX, hay W ra đời nhắm cũng cố phần Bass và độ động của loa bằng rất nhiều vật liệu sáng tạo mới, cải thiện rất ít mid trép. Nhưng phải khẳng định một điều, cho dù bán ế... loa đi nữa họ vẫn làm thứ âm thanh Bass như vậy - đánh thằng ra, rất mạnh và dày, chẳng sâu thẳm, chẳng tinh tế vì đó là bass âm trường gần, âm thanh tự nhiên và gần bên cạnh nhất và tương đối chính xác nhất.......

    Mình xin trích dẫn 2 nhãn hiệu mà loa Monitor của hãng thành công van dội nhất ngoài Yamaha đứa con tự hào Châu Á. Và đại diện cho phương Tây, bậc thầy về âm thanh, JBL xem họ đang làm gì vào năm 1978........ Có thể thấy, người Mỹ họ rất thực tế, cách làm việc của họ rõ ràng và bình tĩnh. Và họ trả lời với những người tiêu dùng bằng dòng loa Monitor 43XX , với các cặp đỉnh cao thành công vang dội JBL 4343, JBL 4343XW,4350A,4350WXA..vv... với giá không hề dễ chịu, tại sao họ vẫn bán được trong khi bị hãng loa nhỏ mới nổi thành công như vậy cạnh tranh?? . Khi quan sát loa JBL các dòng Monitor, hầu như các model loa đều có cấu tạo chung các đặc điểm sau đây: tất cả đều có lổ hơi phía trước, cấu tạo mặt loa Bass cho những loa 20cm-30cm bằng chất liệu vô cùng sáng tạo và đặc biệt nhẹ, hơi thô ráp bề mặt tụa như đá vôi.Các loa bass 40cm làm bẳng giấy, một dấu hiệu đặc trưng của 2 anh em nhà Lansing khi thiết kế phần bass có nhiều hình đường tròn đồng tâm nhô lên mặt bass cách đều nhau làm tăng độ vững chãi của màng loa bởi tác động của Lực âm ( lực của âm thanh) phát ra rất mạnh khi loa xuống thật sự 50-45hz, vì vậy ít nhà sản xuất tạo ra những loa bass có đường nổi trên màng loa là đường thẳng. Một bằng chứng sống nửa ngày nay rất nhiều hãng loa sử dụng kết cấu màng tựa như JBL làm màng loa cho mình khi làm vật liệu bằng giấy..v..v. Tất cả những đặc tính riêng biệt công dụng trên không phải nhằm tạo dáng cho sản phẩm thêm đẹp, mỗi thứ có chức năng rất ưu việt mà chỉ có JBL, cánh chim đầu đàn đã thể hiện đẳng cấp đàn anh còn được gọi là một trong những "vị vua của tiếng Bass". Do số phận còn hẩm hiu và trời còn cho nhiều thử thách nên mình chưa may mắn từng nghe những cặp huyền thoại trên và chưa thể có những đánh giá chính xác nhất theo cách nói về âm thanh bằng giả thuyết, những cặp đã từng nghe là L100A,4311A, 4343. Thực sự từng nghe nhưng chưa từng được bơi 1 cách chính thức trong âm nhạc, nhưng cái gì củng có dấu vết của nó, một cái đuôi cũng có thể cho ta đoán được đó là con gì đang nấp sau cửa.....

    Phần 3: Tác động vật lí của trường âm thanh

    Có 1 người bạn hỏi : " Đi xem hòa nhạc, bạn thích ngồi chỗ nào nhất ?? ". Mình thì trả lời: " ngồi gần xem và nghe cho nó rõ, tốt nhất là hàng ghế đầu !!". Liệu ngồi ở hàng ghế đầu có thể là sự lựa chọn tối ưu nhất. "Bạn thích ngồi ở chổ Yamaha hay ngồi ở chỗ JBL !!" . Vị trí Yamaha ngồi tương đối nhất định và bất biến, không thể nào xét được tổng thể tốt nhất về âm thanh khi ở trường âm gần nên, chỉ có thể hỏi bạn như thế này : " Bạn đến xem nhạc thích nghe giọng hát hay nghe thật rõ nhạc cụ hay thích ngồi lắng nghe không gian và tổng thể của nó ??". Chỉ có lên đỉnh núi mới thấy được thung lũng đẹp như thế nào !!, vị trí trường âm của loa JBL dòng monitor rất khác biệt do cấu tạo hết sức phức tạp, trường âm thay đổi theo nguồn phát hoặc nhiều tác nhân nhỏ cũng có thể dẫn đến sự thay đổi rõ ràng của trường âm. Nó nhấn mạnh những thứ cần thiết, vâng! điều quan trọng nhất là bảo toàn được độ động tốt nhất có thể - việc bảo toàn độ động tốt nhất kéo theo sự ổn định của tổng thể trường âm bề cao-sâu-rộng, ngoài ra nó còn có khả năng tiết chế Lực âm và Thanh âm, sao cho người Mixer dễ dàng hòa âm phối khí hoặc nghe một bản nhạc nào đó cần đến tổng thể hơn là biết nhạc cụ đó, hay nguồn âm gốc phát ra chính xác chi li như thế nào - điều mà Yamaha đã làm ( Yamaha còn là 1 công ty sản xuất nhạc cụ nổi tiếng).

    " Tôi cần nhiều thứ tương đối hơn là 1 khuyết điểm tệ hại nào đó!!!", Một nhà nghiên cứu và sản xuất của hãng JBL thốt lên một câu nói đầy vẻ ám chỉ. Ông ta ám chỉ điều gì mà hãng Yamaha cảm thấy rất nhột, vấn đề này phải so sánh kết cấu kĩ thuật giữa loa Monitor của JBL và Yamaha có gì khác biệt mà người đàn ông đó phải thốt lên. Tới đây mình xin tạm ngưng câu chuyện này vài phút để bổ sung một vấn đề hết sức quan trọng đang phát sinh thì mới có thể so sánh được 2 dòng loa này. Vấn đề đó chính là TRƯỜNG ÂM của âm thanh, xin giả thiết gọi khoảng cách từ nguồn âm thanh phát ra đến nơi mà tai người nghe không thể nhận định được thứ âm thanh đó là âm thanh gì gọi là ĐỘ DÀI TRƯỜNG ÂM, chấm 1 điểm tại nơi mà tai người không nhận ra và phân biệt đó là thứ âm thanh gì ( nơi mà các Điểm âm loãng nhất), xin tạm gọi là ĐIỂM LOÃNG ÂM THANH- viết tắt là ĐIỂM LOÃNG ( mỗi người có 1 cảm nhận về trường âm khác nhau). Đến bây giờ ta đã hình dung được không gian sân khấu như thế nào để xét đến vị trí trường âm loa monitor của Yamaha và JBL. Vậy Độ dài trường âm và Điểm loãng để làm gì ?? Ví dụ, Độ dài trường âm của sân khấu có độ dài x = 10 ( tức từ nguồn âm đến Điểm loãng), thì chuyện gì sẽ xảy ra tại vị trí trường âm của Yamaha và JBL. Như ví dụ ở trên về tiếng trống , loa Yamaha đã diễn tả được Lực âm và Thanh âm của tiếng trống gần như nguyên bản ( nhưng loa sai về độ động). Tức có nghĩa , khi dùng ampli khuếch đại tiếng trống lên và ta đứng gần loa Yamaha NS 1000M, sẽ cảm thấy một lực mạnh của sóng âm đánh thẳng ra tức ngực ( loa nén giữ tiếng bass tốt),đó chính là Thanh âm ở Trường âm gần của loa Yamaha. Nhưng khi dùng loa Monitor JBL 4311 A, ta thấy cũng tiếng trống ấy phát cùng volume ấy, ta thấy lực âm của loa yếu hơn Yamaha và Thanh âm có phần giảm hơn nhưng bù lại độ động cực kì tốt, gần như nhịp trống phát ra không sai nhiều, do loa có lỗ hơi và kết cấu củ loa làm độ động của loa tốt. Như vậy, điều này cũng giống như khi ta càng đứng gần người đánh trống thì tiếng trống càng lớn và Lực Âm càng mạnh, nhưng đi ra xa thêm 2-3 mét thì nó lại giảm, qua đó ta có thể suy ra vị trí đứng trường âm của loa Yamaha và JBL khác nhau. Vậy tạm thời ta cho vị trí đứng trường âm của loa Yamaha gần nguồn âm nhất có khoảng cách là 2/10, và loa JBL 4311 A có vị trí xa hơn 1 chút 4-5-6/10. Xin khẳng định ở đây mình không so sánh loa nào hay hơn loa nào , mà đang so sánh trường âm để đưa ra 1 giả thiết về trường âm của 2 loa này. À quên mất, để mình nói để quên , Điểm Loãng là điểm mà không nhà sản xuất nào muốn đứng hết .... ngoại trừ Tập Đoàn Nhựt Tảo.

    Lại phát sinh 1 điểm đau đầu mới về vị trí của JBL 4311 A và xin xuống dòng vì người viết cũng cảm thấy mệt vì muốn stress , tại sao loa JBL có vị trí 4,5,6. Vì khi thay đổi ampli và nguồn phát , vị trí của nó lại xê dịch, và xê dịch rất lớn. Có điều gì bất thường chăng ? À, chính là Hằng số xê dịch ( alpha ) trên đoạn Trường âm biến thiên khi thay đổi nguồn âm phát ra , ví dụ như ta thay dây dẫn, CDP, ampli..vv. Nói như vậy không có nghĩa là loa Yamaha không có xê dịch về trường âm, nhưng nó không đáng kể [ ví dụ Aplpha Y ( yamaha)=/-+0.1->=+-0.3/(dấu trị tuyệt đối )0.1->0.3], xem như điểm đứng trường Âm của Yamaha không thay đổi. Còn JBL 4311 A thì sao???, Hằng số xê dịch của nó rất lớn,[ alpha J (JBL) = /-+2/ vậy giá trị của nó > = 2 ]. Như vậy nếu: ta tính được vận tốc âm thanh của tiếng bass thực tế của 1 nhạc cụ thật của buổi trình diễn đó, đo được số lượng điểm âm của nguồn âm thực tế ví dụ trong 1 cm khối có bao nhiêu điểm âm,tìm được Điểm Loãng .Sau đó đem đi so sánh với chất âm của JBL bằng 1 dàn máy Monitor chính xác nhất thế giới khuyếch đại chính xác tỉ lệ gốc của nguồn âm thu được, cùng lúc đó ta tìm số lượng Điểm Âm loa JBL trong 1 cm khối, tìm vận tốc của tiếng Bass phát ra từ JBL trong 1 tần số nhất định của 1 loại nhạc cụ trong bài nhạc đo lúc đầu,tìm gia tốc của âm thanh và sự sai số ảnh hưởng của từ trường trái đất lên âm thanh lên nguồn âm và loa JBL phát ra, thì ta sẽ dùng 1 phương trình. Xin nhường phương trình này cho 1 bạn giỏi toán hay một Am-be Anh-Xtanh thứ 2, , với kết quả đó thì rất có thể ta sẽ tìm được chính xác vị trí của loa JBL trên đoạn Trường Âm ngay tại Sân Khấu .( mang tính chất tương đối)---> tức mình sẽ biết được mình đang ở vị trí nào trên sân khấu khi nghe lại loa JBL, nhưng làm chuyện này để làm gì?? chẳng mang lại lợi ích gì nhiều và mất thời gian nữa.........Chúng thuộc về khoa học vi mô. Kết luận 1 điều, Trường âm biến thiên của loa JBL lớn hơn Yamaha nhưng vị trí đứng trong trường âm luôn luôn xa hơn yamaha do loa có lỗ hơi( và những yếu tố quan trọng khác) và kết cấu có trường âm biến thiên lớn rất nhiều so với Yamaha. Nên khi thay đổi nguồn âm ( CDP,dây dẫn,ampli) thì trường âm của JBL thay đổi rất lớn nên chất âm cũng thay đổi theo tùy nguồn phát, như vậy đôi khi ta nghe âm thanh xa, âm thanh gần, hay mid xa hay mid gần ...vvv là do ảnh hưởng của việc thay đổi nguồn phát, nhưng xa gần đều có cái giới hạn max và min cho phép của loa, tất cả lí do đó do trường âm biến thiên của loa rộng.

    Trường Âm biến thiên rộng đóng 1 phần quan trọng trong việc phối khí và cân chỉnh tổng thể âm thanh. Yếu tố đó là yếu tố thứ nhất, yếu tố thứ 2 là loa JBL cố tình tiết chế Lực Âm theo tỉ lệ nhất định khi ở trường âm xa nên bass đánh nhẹ hơn Yamaha khi chọn cho mình trường âm gần . Ví dụ nếu 1 tiếng trống thì chuyện đó rất đơn giản, nhưng nếu cả 1 giàn nhạc giao hưởng mà nếu Loa giữ nguyên Lực Âm như loa yamaha thì như vậy sẽ phát sinh một điều rất khủng khiếp và nếu loa JBL vẫn là loa nén.

    Như vầy cụ thể hơn, khi dùng loa Yamaha cân chỉnh 1 bài nhạc giao hưởng có tiết tấu nhanh chậm rất thất thường, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu là tiếng trống đơn giản thì nhịp động của loa kém hơn so với nguồn phát ví dụ 5% như vậy cũng không đáng kể, nhưng Thanh âm phát ra rất chính xác. Nhưng nếu cả 1 giàn trống hay giàn nhạc giao hưởng khổng lồ cùng trình diễn thì áp lực về độ động lên củ Bass không thể tưởng tượng nổi cộng với cường độ Lực âm mỗi nhạc cụ vẫn giữ nguyên do crossover và từ tính nam châm hợp tác, cộng với cộng hưởng thùng do loa nén không tiêu âm phát sinh kịp. Riêng phần bass độ động kém là do loa nén, tất cả những lí do đó nó hình thành 1 thứ âm thanh hỗn độn tạp nham.

    Kết quả màng loa không linh hoạt ,dứt khoác vì áp suất của loa tăng lên giảm xuống thất thường, cộng với phần lực âm tỉ lệ đều nhau từ giàn trống và nhạc giao hưởng mà loa giữ nguyên tỉ lệ từ nguồn phát vì LOA CHỌN CHO MÌNH TRƯỜNG ÂM GẦN, tiếng bass hình thành 1 khối lộn xộn dính liền nhau và không thể nhận biết được hết cung bậc âm thanh + tiết tấu .Tiếng bass nào mạnh hơn thì bứt phá làm màng loa nhô ra, còn tiếng bass nào yếu hơn thì cam phận chịu méo tiếng và cản trở lực linh động do màng loa không kịp thời điều tiết được độ động vì áp suất quá nén. Như vậy, có thể lý giải phần nào vì sao khi sử dụng loa Yamaha ns 1000M, ta chỉ sử dụng dùng để test những âm thanh và tiết tấu đơn giản thì nó sẽ phát huy rất triệt để khả năng tái tạo lại âm thanh trọn vẹn nhất của nguồn âm gốc khi ở Trường Âm Thanh gần. Còn với loa JBL, chính vì giải quyết được lực âm tốt và tối giản nó tỉ lệ thuận với khoảng cách trường âm xa hơn nên việc tái tạo lại nguồn nguyên bản âm thanh gốc tuy không chính xác hơn Yamaha nhưng nó giải quyết được vô số thứ mà con người đang cần:
    + Độ động tốt , có thể mix nhiều nguồn âm cùng 1 lúc ( cũng có giới hạn)mà loa vẫn giữ được tiết tấu và cung bậc chính xác ở mức có thể chấp nhận được.
    + Sự khôn ngoan trong việc xử lí phần mid và trép khi ở trường âm xa hơn là không cần phải quá chi tiết như Yamaha( trép JBL 15khz - trép YAMAHA 20khz), và loa tiết chế được thanh âm và lực âm ở Mid trép hợp lí tỉ lệ với lực âm của tiếng Bass.
    Lưu ý nổi bậc, tất cả các loa có trường âm xa như JBL không nên ghép với các ampli xử lí trường âm gần vì nó không xử lí thanh âm và lực âm theo yêu cầu của loa, những âm li này tập trung nhiều nhất các ampli Nhật loại phục vụ phân khúc thị trường thấp. Kết quả khi ampli phát ở trường âm gần , loa sẽ trở nên chói gắt cực cao ở phần Mid và Trép, cao hay thấp tùy loại ampli. Nguyên nhân do Hi-mid dày lên theo nguồn âm phát bắn thẳng ra ngoài, mid JBL lại là mid giấy nên đã để hoàn toàn thanh âm và lực âm thoát thẳng ra ngoài. Nhưng Yamaha thì không do có mid dome và trép dome có màng Belrilium cảng lực âm rất lớn do độ nén đậm đặc của các phân tử belrilium giữ lại 1 phần thanh âm và lực âm, nên ta test trường âm gần nghe dễ dàng hơn . Màng loa belrilium tán âm 180 độ nên không gây chói gắt nhiều. Đó là điều rất tối kị khi phối ghép không đúng. Nhưng đối với ampli đèn và ampli có trường âm xa thì loa sẽ là loa tham chiếu chính xác nhất vì có khả năng truyền tải tốt nhạc tính từ nguồn âm gốc , do tính chất của âm li đèn là dạng ampli có trường âm xa. Lí do, một lượng lớn lực âm và rất ít thanh âm bị chuyển hóa thành nhiệt năng khi bị đèn giải phóng năng lượng ,và dãi tần trung chịu tác động mất lực âm và thanh âm nhiều nên mid và trép rất dịu dàng và ngot ngào, nhưng ampli đèn là ampli không chính xác, nên khi phối ghép dùng để nghe nhạc là tốt nhất hoặc làm chuẩn tham chiếu ampli đèn.

    Phần phụ về JBL
    Sự tiến hóa rõ ràng của JBL qua sản phẩm và việc gia tăng trường âm biến thiên cho loa tiến gần nguồn âm:
    Nếu như năm 1978, ta thấy loa JBL 4311A, có mid giấy , trép giấy, dãi tần hoạt động từ 45hz-15khz, sau đó do nhận ra trường âm biến thiên của mình có thể tiến gần nguồn âm hơn và cảm thấy 4311A không còn giữ được chi tiết nên JBL đã ra đời phiên bản mới 4312A nâng trép lên thành 20kz và tăng độ nhậy lên 93db thay vì 91. Do tính chất trép giấy độ tán âm không tốt và không giữ được lực âm tầng số cao gây chói gắt khi làm Monitor cho trường âm gần . Vào năm 1986, hãng đã tìm được 1 chất liệu mới làm trép thay thế loại trép giấy có khả năng tán âm cao và giải quyết các vấn đề về lực âm tốt ở tần số cao, chất liệu đó là Titanium, thế là 1 bản sao nâng cấp nữa - JBL 4312A ra đời. Thực sự cho thấy, JBL cố tình muốn hướng đến phân khúc thị trường của Yamaha, phân khúc loa Monitor cho trường âm gần nên năm 2000, một phiên bản mới nữa ra đời JBL 4312MKII, thực sự loa đã cải tiến rất nhiều về độ động cho phù hợp với tình hình mới khi nhận ra Yamaha bán được nhiều loa ở trường âm gần, trép đã nâng lên kỉ lục 22khz cho ra âm thanh cao chi tiết khi hoạt động chính xác trường âm gần hơn. Và cuối cùng, cặp loa hoàn thiện mới nhất năm 2006, có thể minh chứng cho nhận định của mình về JBL - con sói không muốn mất mồi - cuộc cạnh tranh với Yamaha đã thúc đẩy JBL tiến gần hơn nữa trường âm gần của yamaha, JBL 4312SX ra đời có trép Dome lên đến 50khz, bass xuống 40hz thay vì 45hz và màng mid bằng kim loại thay vì mid giấy không hoạt động tốt khi Hi-mid lên cao , cấu tạo tương tự như Yamaha nhưng có phần mid lõm nhằm giảm tối đa lực âm và muốn khác Yamaha về kiểu dáng. Ý đồ tiến hóa dòng 431x nhằm tách sản phẩm của mình thành 2 loại, 1 loại phục phụ loa Monitor cho trường âm gần hơn cạnh tranh với Yamaha và muốn đẩy dòng 4343,4344,4344mk2,4344M nâng cấp lên làm Monitor cho trường âm xa. Cuộc đua cung cấp loa Monitor cho thị trường thế giới luôn luôn là cuộc chiến không hồi kết giữa hai đại diện Mĩ - Nhật. ( sẽ tiếp tục phần phụ về JBL ở những mục riêng....).

    ..... Trở lại với câu nói của người đàn ông lúc nãy. Đến bây giờ mình mới hiểu được ý nghĩa câu nói :" Tôi cần nhiều thứ tương đối hơn là 1 khuyết điểm tệ hại nào đó!!!", của Nhà Sản xuất và Nghiên cứu hãng JBL khi ông thốt lên lúc nãy. Người Mỹ họ là vậy!! Họ thích cái gì đó tương đối 1 chút . Một người bạn của tôi đi chung nãy giờ lắng nghe người đàn ông đó thuyết trình liền hỏi nhỏ vào tai tôi một câu nói đầy vẻ ngại ngùng,lén lút anh ta sợ Người đàn ông tinh tế ấy nghe được :
    - Hỏi cái này nha! loa JBL và loa Yamaha loa nào hay hơn vậy cậu?
    Tôi im lặng 1 vài giây và hỏi ngược lại người bạn cũng 1 câu hỏi hóc búa không kém:
    - Vậy cái muỗng và cái nĩa cái nào hay hơn?- Thực sự, chúng ta phải dùng nĩa với mì xào và dùng muỗng cho món súp bông cải.
    Vừa nói xong, người bạn nhỏ yêu quí của tôi tâm đắc cười thầm và nhúng vai: Ừa, mình đã hiểu ý của cậu.
    .......... Đi vòng vòng một hồi xum quanh nhà máy, chúng tôi cũng thấy mệt vì hãng sản xuất JBL rộng lớn quá, để Ngài A. Lansing ( cháu nội ông J.B.Lansing) nói hết 3 năm 8 tháng về quá trình lịch sử và công nghệ của hãng, rồi chuyện ông nội ông quen bà nội ông ra sao, chuyện ông cậu của ông giận nhau rồi ra riêng thành lập hãng Altec Lansing.... nghe muốn mệt vì cái miệng của ông không ngớt huyên thuyên, giá như cằt bớt Lực âm chắc chúng tôi sẽ ở lại chơi và nghe lâu hơn, nên chúng tôi kíu từ ra về. Vừa ra khỏi cổng chuẩn bị lên xe, chúng tôi bị 1 tiếng gọi thất thanh làm giật mình từ xa:
    - Khoan đi đã, ngài A.Lansing nhờ tôi đưa cho anh cái này!! đây là 2 tấm vé xem vũ nhạc kịch tác phẩm "Chicago" ! Hôm nay có rất nhiều nhân vật quan trọng tới tham dự buổi nhạc kịch này, anh quả là may mắn được ông chủ của tôi mời đó! không dễ mua vé này đâu. Cầm 2 tấm vé trên tay chúng tôi mừng không hết vì nhìn vào vé, có thấy phần giới thiệu nhiều khác mời danh dự rất nổi tiếng mà tôi sẽ kể sau nhé....
    Tối hôm đó, chúng tôi có mặt rất đúng giờ và theo ông A.Lasing tới nhà hát kịch Broadway nổi tiếng trong chiếc xe Ford sang trọng nhất, nhà hát rất to và hiện đại, các thiết bị âm thanh cao cấp đập vào mắt tôi làm tôi rất thích thú. Nhìn xung quanh nhà hát tại các hàng ghế đầu gần loa , chúng tôi bằt gặp các khách mời toàn là người châu Á và dễ dàng nhận ra đó là các ngài : Onkyo,Yamaha, Diatone, Technics, Lo-D( Hitachi)...., những vị khác này rất lạ sao họ lại tập trung tại đó nhiều như vậy, có phải nước Nhật chật chội quá nên việc ngồi gần để nghe là đều hết sức bình thường hay tại thói quen họ như vậy! Hỏi người phục vụ, anh ta trả lời:
    - Tôi không biết, họ muốn vậy, họ nói ngồi xa quá họ nghe âm thanh sẽ không trung thực, nên BTC buộc phải sắp xếp như vậy.
    Nghe xong, tôi thấy một sự thật hơi khó hiểu, vì nếu ngồi gần loa sân khấu như vậy màng nhĩ âm thanh sẽ chịu tải không lâu được và lý giải vì sao hàng loạt khách người Nhật này bỏ về nữa chừng vở kịch vì cảm thấy mệt khi nghe trường âm gần đến 30 phút. Tôi hỏi ngài Yamaha:
    - Ngài có thỏa mãn với vở kịch không?
    Ngài Yamaha liền đáp: Không ! chúng tôi thà nghe thứ âm thanh càng trung thực càng tốt, chúng tôi không chấp nhận sai sót nếu ngồi xa! Mệt thì về, thiếu gì cơ hội xem!
    Đúng là ông trời sinh ra con người " chín người mười ý" , hay nói đúng hơn không ai " mười phân vẹn mười " cả.
    Ngài A.Lansing ( giám đốc hãng JBL) thì khác, ông ta chọn cho mình điểm giữa sân khấu, và rất cầu kì. Ông ta bỏ tiền ra gấp đôi để mua lại 15 cái ghế ở giữa nhưng không quá gần và cũng không quá xa. Ông ta không quan trọng lắm âm thanh phải chính xác gần như tuyệt đối. Tôi liền hỏi ông ta:
    - Những cái ghế trống ấy làm gì?? ,Ông ta đáp:
    - Tôi thích khi nghe giọng hát hay lời thoại thì tôi sẽ tiến lên hàng ghế phía trên 1 chút, còn khi nghe 1 bài nhạc giao hưởng hoành tráng tôi sẽ liền lùi về các hàng ghề bên cuối , như vậy có thể thưởng thức bao quát và toàn cảnh âm thanh hơn!!. Tức nguôn âm thay đổi là ông ta cũng thay đổi chỗ ngồi. Tôi trộm nghĩ: Người càng giàu tri thức càng có tiền thì người ta càng cầu kì trong nghệ thuật nghe.
    ....... Vở kịch đang diễn ra được 15 phút thì đằng sau sân khấu có tiếng ồn ào, nhiều cặp mắt đổ dồn vào 1 người đàn ông mặc bộ đồ com-plê màu đen có đuôi én, tay cầm gậy ra dáng uy nghi sang trọng pha nét cổ điển. Tôi thấy ông này quen quen mà không biết tên liền hỏi ngài A. Lanising:
    - Ông này là ai vậy? giống quí tộc quá đi, xem dáng đi ông ta kìa...!!!
    Ngài A.Lansing đáp:
    - Ông ta la ngài Sonus Faber, ông ta đến từ Ý, luôn luôn đến trễ! đừng quan tâm ông ta nữa, vui lòng chú ý vở kịch đi!!!
    Tôi thì tôi không quan tâm đến vở kịch, sự thu hút người đàn ông đó thật đặc biệt, ông ta chọn hàng ghế trên phía tầng lững giữa sân khấu kìa, ông ta cũng cầu kì không kém, thuê hết 1 dãy ghế ỏ giữa tầng lững nhưng có vẻ nhiều rất nhiều ghế phía sau lắm để nghe nhạc. Chắc cũng giống ngài Lansing đây! ông ta cũng cầu kì trong nghệ thuật nghe..........

    ......... Xin tạm ngưng câu chuyện một chút vì mình cũng vừa nảy ra 1 suy nghĩ giả thiết về hãng Sonus Faber. Cách mà hãng này chọn cho mình trường âm thanh kì lạ như vậy: XA NGUỔN ÂM, NHƯNG TRÊN CAO MỘT CHÚT.
    Vậy XA NGUỒN ÂM TRÊN CAO MỘT CHÚT là sao? làm sao tính được và biết được nguồn âm thanh đó. Ta giả thiết như sau:
    Gọi đường tròn tâm O (điểm O là điểm của nguồn âm) , bán kính OL ( L là điểm loãng âm ) là đường tròn giới hạn vùng nghe, tạm thời ta để nó qua một bên để bàn về một vấn đề mới.
    Mình xin giới thiệu 1 giả thiết mới bổ xung thêm cho vững sự chính xác về quan niệm độ dài trường âm. Như chúng ta đã biết, con người chỉ nghe được ở tần số 20hz-20kz, nhưng đây chỉ là tần số tương đối mang tính chất qui ước , bởi vì có 1 số người không nghe được tần số 20kz hoặc có thể nghe được cao hơn tùy vào cơ địa của mỗi người. Như vậy các bạn đã hiểu về tần số âm thanh qui ước tương đối của người là 20hz-20khz. Mình xin giới thiệu 1 qui ước mang tính chất giả thiết mới đó chính là ĐIỂM ĐIẾC ( từ này nghe ghê quá, có bạn nào giới thiệu cho mình từ khác hay hơn không? ). Vậy Điểm Điếc là gì? - Mỗi người có 1 điểm điếc khác nhau và khả năng chịu đựng áp lực sóng và tần số âm thanh khác nhau, như vậy Điểm Điếc là điểm giới hạn max về khả năng chịu đựng và nghe của màng nhĩ và có 1 độ dài từ nguồn âm biến thiên tỉ lệ thuận với cường độ năng lượng và tần số nơi nguồn âm sinh ra. Ví dụ: không ai có thể để tai ngay miệng kèn mà nghe nổi, chắc chắn thủng màng nhĩ ngay, mà phải có 1 khoảng cách tương đối mà tai có thể chịu đựng được ,gọi là độ dài Đoạn Điếc. Vậy cách tính Điểm Điếc như sau: Khi giá trị K năng lượng hay K' của tần số âm thanh được sinh ra, thì độ dài Đoạn Điếc tỉ lệ thuận với cường độ giá trị K và K'( cái này còn 1 chút chưa đầy đủ mình sẽ giải thích sau). Tức tiếng Kèn to hơn thì tai người càng phải xa hơn và điểm điếc cũng ra xa theo. Vậy Điểm Điếc dùng để làm gì??
    ........ Sau khi các nhà khoa học trên thế giới thống nhất với nhau đoạn điếc trung bình của người có giá trị là Beta, vậy ta tạm gọi Beta là độ dài đoạn điếc từ tai người đến nguồn âm. Vậy cuối cùng ta sẽ dùng nó để cũng cố lại Độ dài trường âm nghe của Người để có 1 kết quả chính xác hơn và giả thiết lại độ dài trường âm của Người ( của Dơi sẽ khác) như sau : Độ dài trường âm của người là khoảng cách từ Điểm Điếc đến Điểm Loãng, và độ dài này nằm trên Vector trường âm Ox với O là điểm xuất phát của nguồn âm.
    Để củng cố giả thiết trên nhằm giải thích về đoạn trường âm của hãng Sonus Faber đã chọn mình sẽ thêm 1 giả thiết nữa, vì sao? Vì tất cả những điểm,đoạn thẳng,... mình đặc ra đều lung lay và không cố định nên không thể chính xác được , độ dài trường âm đó ở đâu ra , tôi đi qua phía bên trái nguồn âm cũng có thể gọi là điểm Loãng hay Điểm Điếc vậy??? vậy điểm giữa nguồn âm là ở đâu??? Sao lại có thể tùy tiện như thế???
    ........... Vậy phải làm sao bây giờ ??, Mượn Tâm O' của trái đất làm điểm cố định, và Vector O'y gọi là trục tung nguồn âm . Như vậy ta có thể suy ra, Trường âm chính xác nhất mà con người mong muốn chính là : khi Vector trường âm trục hoành Ox Vuông góc với Vector trục tung O'y tại điểm O, thì đoạn Trường Âm chính xác nhất phải nằm trên Trục hoành Ox,nên đoạn trường âm chính xác đó thuộc Ox có giá trị là độ dài từ điểm điếc đến điểm loãng ( độ dài ĐL), nơi mà các hãng Monitor trên thế giới luôn muốn mình ở vị trí này..... Nhưng gần hay xa nguồn âm thì mỗi hãng có chiến lược thị trường của mình.

    Phần 4 : Cách tính trường âm của loa để tìm ampli thích hợp.

    Xin lấy một ví dụ rất đơn giản như sau, có 5 sinh viên học mỹ thuật cùng vẽ một cái bình hoa, mỗi người đứng 1 góc vậy mà qua bức tranh, người thầy đã đoán được các học trò của mình đứng vị trí nào. Thầy giáo nhìn vào bức tranh thứ nhất của em học sinh tên Nam, em này vẽ bình hoa rất nhỏ vì vị trí của em đứng ở xa, vì đứng xa nên các họa tiết trên bình hoa không được rõ, bố cục rất rộng, màu sắc tái đi theo góc ánh sáng mà người học sinh này đứng........ thầy giáo phê bình em này :" Em vẽ tốt! rất tự nhiên, bố cục tỉ lệ rất đều nhau" . Đến người sinh viên thứ 2 người này vẽ cái bình hoa to hơn người thứ nhất, nhưng người này bắt 1 cái ghế đứng trên cao để vẽ nên người thầy giáo dễ dàng nhận ra bức tranh vẽ cái bình hoa này cao hơn mặt đất 1 mét, và cách bình hoa khoảng 3 mét, do đứng trên cao nên không gian phía trên được cô Mộng Tuyền diễn tả cao hơn bạn tên Nam kia , màu sắc có vẽ không tái đi nhiều mà có phần rõ và đậm hơn, họa tiết trên bình hoa thì rõ hơn bạn tên Nam nhưng phần không gian bên dưới do diện tích giấy không đủ nên phần không gian bên dưới bị cắt bỏ. Thầy giáo phê bình:" Góc đứng của em rất lạ, thầy rất thích, em chịu khó tìm tòi bố cục mới thầy rất ủng hộ, nhưng đứng cao như vậy em có mệt.... không.... Mộng Tuyền!!! ha ha be be ", Mộng Tuyền liếc thầy giáo đầy vẻ bí ẩn và hờn dỗi (chỉ có họ mới biết họ đang nghĩ gì!!!). À hèm ! đến người thứ 3 thì sao?? Người này chỉ vẽ mỗi 1 cái bình hoa nhưng hết cả trang giấy, người sinh viên này tên Thiên Tèo, tranh anh ta vẽ vô cùng chi tiết, đến cả vết xước trên miệng bình cũng được anh ta thể hiện sắc sảo, người thầy giáo hơi nhăn mặt tí phải để bức tranh ra xa hơn mới có thể nhìn tổng quát. Thầy giáo phê bình :" Trời! sao giống tấm ảnh chụp hung khí tại hiện trường vụ án vậy!!! em vẽ rất đẹp , chi tiết, tỉ lệ đúng chính xác từng cm nhưng không có tí nghệ thuật gì cả, thầy đâu cần em phải vẽ chính xác như máy ảnh, cái thầy cần là gì??? Chính là Nghệ Thuật đem cảm xúc đến cho con người". Thầy giáo tằn hắn vài cái và vẻ mặt rất suy tư, thầy nói:" Nghệ thuật cao cấp ,không phải là 1 cái máy photocopy sao cho càng chính xác là càng nghệ thuật, nó đòi hỏi sự tư duy, sắp xếp lại các bố cục, màu sắc theo ý con người nhằm thỏa mãn cao nhất về nhu cầu nghệ thuật, không phải chỉ cho mình mà còn cho xã hội". Nói xong, người thầy giáo như lâng lâng và bay nhẹ như mây, bỗng có tiến kêu làm ông như té xuống 9 tầng mây, " Lẹ đi thầy, chầm điểm nhanh cho hai tụi em về kẻo kẹt xe nữa...".Đến bức tranh thứ 4, người thầy giáo này tập trung cao độ và bật cười, tại sao người thầy giáo lại cười to như vậy. Khi nhìn vào bức tranh, bố cục của tranh méo mó không đúng tỉ lệ, cái bình hoa thon thả giờ như cái chum đựng nước mưa, họa tiết trên bình thì sai hết, hình ảnh con phượng thon thả bay uyển chuyển giờ như 1 con vịt xim mập ú bị gãy cánh rơi tự do trong không trung. Người thấy nói đúng 1 câu:" Em hủy hoại nghệ thuật,... xin lỗi hủy hoại hình ảnh thì đúng hơn, chưa được gọi là hủy hoại nghệ thuật nữa, em phải về học lại cơ bản đi!!". Đến bức tranh thứ 5, cũng là bức tranh cuối cùng, người thầy giáo vô cùng ngạc nhiên và khoái chí, ông để gần, để xa, rồi để gần, ngắm nghía 1 cách cẩn trọng vì bên trong bức tranh đó là cả thế giới của sự bay bổng. Bức tranh có bố cục lệch 1 bên, hình ảnh chiếc bình trên cái bàn bất biến và chi tiết trong khi không gian và thời gian lớp học xum quanh thì chuyển động tròn chóng mặt và chiếc bình vẫn yếu đuối vẫn đứng bất động và điềm tĩnh. Người thầy giáo đắc chí nói:" Ôi nghệ thuật, đúng là nó!! nghệ thuật cao cấp chính là phải xử lí và biến tấu theo hướng tích cực!!! Diễm Trinh ....tối nay.... em phải ghé nhà thầy để bàn về bức tranh này nhé!!".

    Qua câu chuyện này, mọi người ít nhiều cũng tự định nghĩa được từ Nghệ Thuật cho riêng mình. Trước tiên bàn về 1 cặp loa thế nào là nghệ thuật thì cơ bản nó phải hội đủ các yếu tố sau: có không gian, có bố cục và mục đích hẳn hoi hoặc phi bố cục phi không gian nhưng có mục đích. Vậy trong âm thanh thì thế nào là bố cục và không gian?? Vậy trước tiên ta phải tìm không gian đã. Nhắc đến không gian là nhắc đến trường âm và vùng nghe được.Tạm giả thiết Vùng nghe được là vùng khối bán cầu có mặt phẳng bán hình cầu là mặt phẳng giới hạn vùng nghe có tập hợp các điểm loãng nằm trên nó, bán kính của nó là từ điểm Loãng đến điểm điếc. Hình dạng nó tựa như 1 trái dưa hấu tròn bị cắt đôi, với tâm quả dưa hấu là điểm điếc và lát cắt mỏng chẻ đôi quả dưa nằm giữa vuông gốc với mặt phẳng trục tung tâm O nguồn âm được gọi là VÙNG NGHE TỐI ƯU. Sau đó dùng trục hoành trường âm của người chia đôi lát cắt ấy ra lần nữa để phân biệt 2 vùng nhỏ bên trong, tạo ra 1 góc 30 độ nằm đối xứng giữa 2 vùng nhỏ ấy với đường phân giác là đoạn trường âm người nghe , vậy 3 vùng đó được gọi là : VÙNG THIÊN SÁNG , VÙNG THIÊN TRẦM, KHU LƯỠNG TẦN VÙNG THIÊN SÁNG SÁNG, KHU LƯỠNG TẦN VÙNG THIÊN TRẦM ( vùng nằm giữa 2 vùng thiên sáng và thiên trầm góc 30 độ) , từ đó ta chia ra cơ bản 4 loại loa. Nhưng 4 loại loa này sẽ nằm trên 3 khu vực nữa. Ta tạm chia đoạn trường âm của người từ điểm điếc đến điểm loãng thành 3 đoạn: ĐOẠN TRƯỜNG ÂM GẦN, TRƯỜNG ÂM TRUNG, VÀ TRƯỜNG ÂM XA.

    *** Tất cả 6 yếu tố trên và 12 vùng âm thanh chi tiết sẽ quyết định cặp loa đó ở vùng nào để khi phối ghép với ampli sẽ hợp lí nhất tránh các hiện tượng lệch trường âm giữa nguồn phát và ampli ,ảnh hưởng đến chất âm, độ động, méo âm..... tất cả các lí do đó làm tuổi thọ của loa và nguồn phát giảm, bass nhồi không ra tiếng, mid trép chói.v.v... tức PHỐI GHÉP THẤT BẠI.
    Ví dụ: Phối ghép sai với KEF K120 là cặp loa vùng lưỡng tần, có trường âm trung ( tức bass nhỏ, không sâu). Sau khi ghép với ampli công suất lớn có chất âm vùng thiên trầm và trường âm gần( trường âm gần luôn có dòng công suất lớn vì cho lực âm mạnh) sẽ gây hiện tượng: Mid trép thụt lùi hay không rõ, trép mờ và lực âm mạnh của Bass làm loa Mid-Bass nhồi mà không ra tiếng bass, lượng lực âm này mạnh nếu tăng thêm vollum thì chúng sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng do củ loa có từ tính không cho tần số trầm này giải phóng thành sóng âm nên sinh nhiệt làm chảy côn loa gay chập và cháy loa. Nếu vặn nhỏ Vollume thì không nghe được gì cả, chất âm loa bị thay đổi thành bố cục lệch. Nhưng nếu thay dây dẫn có lợi cho tần số cao thì chỉ cải thiện đôi phần, nhưng mãi mãi nếu không biết rõ trường âm và vùng âm thì không bao giờ tìm được âmpli hợp với nó, họa may trùng hợp mà thôi.
    _ Cách giải quyết, ghép với âmpli chạy class A công suất thấp hoặc âm pli đèn có : trường âm trung - khu lưỡng tần; hoặc trường âm xa- khu lưỡng tần; trường âm xa- vùng thiên sáng; Trường âm xa-vùng thiên trầm sẽ cho ra hiệu ứng âm thanh tối ưu nhất về nhiều trường phái, nhưng phải biết bạn thích trường phái nào và chỗ đứng xa gần trên sân khấu như thế nào để chọn CD và Ampli thích hợp.
    _Tránh ghép với trường âm gần vùng thiên sáng, chẳng hạn các ampli Denon 890D hay ...v..v..., loa sẽ chói và vỡ tiếng,vặn to vollume gay chói gắt cao, bass nhồi nếu nguồn âm có nhạc cụ tần số thấp nhiều, nếu là Volcal khi lên cao giọng hát chói, vỡ, trép bị hiệu ứng layer tiêu cực. Kết quả âm thanh là 1 nồi lẫu thập cẩm chẳng có tí bố cục và trước sau, hỗn độn và sẽ giảm tuổi thọ loa.
    ==> Nếu ta không có dàn máy Monitor hay loa Monitor để so sánh một cách chính xác loa Kef K120 có tính chất âm vùng lưỡng tần- trường âm trung. Để kiểm tra nó, nếu bạn can đảm, ta phải tháo nó ra nối trực tiếp vào dây loa để xem tính chất nó như thế nào ( không nên dùng mid và trép nối trực tiếp sẽ cháy ngay lập tức). Ta sử dụng đĩa Music, âm pli Denon 890D( ví dụ lỡ tay mua ampli này), chọn 1 trong các bài hát có nhạc cụ tương đối nhưng đánh phần bass tần số thấp nhiều, sau đó nhìn vào loa kết luận:
    * nếu: Loa phát ra phần mid to, dày và nếu tăng vollum lên bass thụt ra thụt vào mà không ra nhạc cụ bass tức loa không thuộc vùng Thiên Trầm. Ta loại ra được 1 yếu tố. Nếu tăng vollum lên, mid dày lên, hi-mid chói gắt, trép vỡ chứng tỏ nó không thuộc vùng thiên sáng. Sau đó nhìn vào màng loa, nếu vollum ở 8h mà màng loa thục ra vào nhanh và xảy ra các hiện tượng trên chứng tỏ loa không thưộc trường Âm gần.
    * Như vậy âmpli và loa không hợp nhau, bạn phải giữ lại 1 trong 2 và cho ra đi 1 em. Nhưng nếu bạn thích loa Bass trép tinh tế, bass nhẹ nhàng, ấm, mid ấm, trép dịu và âm thanh nhẹ nhàng không la----> tức bạn đang thích âm thanh có trường âm xa - vùng thiên trầm, như vậy nên bán hết 2 thứ này đi. Đừng mất thời gian tìm loa khác hay ampli khác , chỉ thêm mất tiền.
    ************* TỔNG KẾT PHẦN 4***********

    NÊU LẠI CÁC GIẢ THIẾT CƠ BẢN ( để hiểu các giả thiết này xin xem lại bài viết về Giả thiết về âm thanh)

    1. Trường âm của Loa hay nguồn Âm:
    _ Trường âm của nguồn âm là độ dài OL, Trường âm của tai người ĐL với:
    + Điểm O: là điểm xuất phát của nguồn âm
    + Điểm L : Là điểm Loãng ( Tức giới hạn MAX mà tai người không phân biệt được nguồn âm đó là gì nũa).
    + Điểm Đ : là điểm Điếc, Nơi giới hạn MAX mà tai người có khả năng chịu đựng nghe cao nhất của nguồn âm.

    2. Vùng Thiên Sáng, Vùng Thiên Trầm, Vùng Lưỡng Tần
    _ Vùng nửa cầu bên phải gọi là Vùng nghe tối ưu với hình bán tròn có điểm O là tâm, Tập hợp các điểm loãng L, L1, L2 sẽ luôn nằm trên đường tròn này.
    _Đường Phân Giác OL chia nữa bán tròn bên phải làm 2 phần bằng nhau, như vậy, ta có:
    +1/4 của đường tròn phía trên gọi là Vùng Thiên Sáng ( tập hợp các tần số cao nhiều nhất), với góc L1OL=90độ.
    +1/4 của đường tròn phía dưới gọi là Vùng Thiên Trầm ( tập hợp các tần số thấp nhiều nhất), với góc L2OL=90độ.
    + Góc SOT nằm giữa và giao thoa 2 vùng này gọi là Vùng Lưỡng Tần ( nơi giao thoa tần số cao và tần số thấp)( rất nhiều loa MONITOR nằm ở khu vực này), với góc SOT = 30độ, lấy 30 độ làm góc qui ước.
    * Đoạn thẳng trường âm OL sẽ chia góc SOT làm 2 phần bằng nhau:
    . Với góc SOL=15 độ, là Miền Lưỡng tần thiên sáng( thuộc vùng thiên sáng), gọi tắt Lưỡng tần thiên sáng- (không thể nào gọi tắt thêm nữa).
    . Với góc LOT=15 độ là Miền Lưỡng tần thiên Trầm ( thuộc vùng thiên trầm), gọi tắt lưỡng tần thiên trầm.
    => Các yếu tố này sẽ giúp ta tìm được các đặc điểm của cặp loa yêu quí mình nhằm tìm ampli hoặc CDP, hay tìm sở thích trường âm nghe của mình để chọn loa thích hợp.
    + Đoạn thẳng trường âm của loa chia làm 3 phần bằng nhau với :
    _Đoạn OG : là Đoạn trường âm gần, nơi gần nguồn âm nhất. ( Rất nhiều hãng loa Monitor Nhật nằm tại đây, trong đó có Yamaha NS 1000M)
    _Đoạn GX: Là Đoạn trường âm trung, đoạn nằm đứng giữa nguồn âm. ( hãng JBL có dòng Monitor nằm rất nhiều vị trí này).
    _Đoạn XL: Là Đoạn trường âm xa, đoạn xa nhất nguồn âm.( Có rất nhiều hãng loa Bookself của Châu Âu nẳm vị trí này).
    + Giả thiết về các nguyên tắc:
    Các giả thiết về nguyên tắc bất biến:

    _ Khi tiến càng gần nguồn âm, ta càng nghe rõ chính xác nguồn âm đồng thời nhận được lực của sóng âm nhiều nhất, khi càng ra xa thì ngược lại.
    _ Những cặp loa âm thanh càng to và lực sóng âm phát ra càng mạnh là những cặp loa càng tiến gần nguồn âm, tức càng tiến về tâm O, và ngược lại những loa phát ra âm thanh càng nhỏ , lực sóng âm lan vào người ta càng yếu tức tất cả các loa đó càng xa nguồn âm, xa tâm O.
    _ Càng tiến về nguồn âm, ta được chi tiết âm thanh,mất tổng thể, Càng ra xa nguồn âm ta được tổng thể và mất chi tiết.
    (Lưu ý: Tất cả các loa khi kiểm tra cùng 1 ampli, CDP, Dây dẫn tất cả đều là Monitor( không phải Reference), cùng 1 chỉ số vollume===> nếu ta có các thiết bị này thì càng chính xác. Nếu không có các thiết bị này ta tạm kiểm tra bằng tai, nếu tai không giỏi thì tạm bằng trực giác===> sẽ giải thích cách nhận ra bằng tai).
    _ Bổ xung phần cuối không quan trọng: Với tâm O' là tâm trái đất ( mình không sử dụng nó làm gì cả, vẽ thêm mang tính chất tượng trưng mục đích ý nghĩa là chính), vì đoạn thẳng O'O, tức từ nguồn âm điểm O đến tâm O' trái đất là 1 đoạn thẳng tương đối cố định, vì chúng ta không thể qua sao hỏa hay nơi nào ngoài trái đất... để nghe nhạc.


    Bài viết xin được kết thúc, các bác cứ vận dụng vào các qui lật và sơ đồ tìm trường âm và nguồn phát thích hợp cho loa. Xin cám ơn vì đã xem bài viết này.

    Các bài viết Linh Tinh trả lời khắp nơi, các bác kéo link xuống thấy bài viết, bài viết này rất qua trọng, hoặc click vào page 9 xem:

    http://vnav.vn/forum/viewtopic.php?t=10066&start=200
     
    Tags:
  2. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Tên topic ấn tượng quá
    Có thể là sẽ k đánh giá dưới góc độ lý thuyết vật lý, định nghĩa kỹ thuật và từ ngữ chuyên môn (em xin lỗi, mới đọc hơi tức và buồn cười vì sai toét)
    Em vẫn cám ơn bác đã viết 1 bài rất dài; Và em thực sự chưa hiểu ý bác : bài này để đọc chơi (văn phong nghiêm túc quá) hay để giải thích 1 vấn đề gì thực tế (vì chưa thấy đưa ra vấn đề gì)
    Nhưng em khoái cái cách bác diễn tả tiếng bass bằng hình khối, bằng ví dụ nôm na theo cảm nhận của bác :lol: . Đợi tiếp tiếng treble và mid của bác
     
  3. thienanhquan

    thienanhquan Advanced Member

    Joined:
    28/2/07
    Messages:
    201
    Likes Received:
    5
    Thực sự đây chỉ là 1 bài viết giả thiết cho vui về cảm nhận một con voi của 1 ông già mù như thế nào..... rất vui bác ủng hộ. Em thấy mấy nhà vật lí họ có cách định nghĩa về âm thanh riêng em. Dân âm thanh 8 tháng như em muốn xem sau khi 8 tháng vào chơi âm thanh bằng trí tưởng tượng phong phú sẽ giải thích vấn đề này như thế nào bằng con đường phi khoa học và Logic, vì em rất thích tưởng tượng....hihih . Em cũng muốn biết về Bác Caithang tưởng tượng hay định nghĩa âm thanh của bác như thế nào, nếu bữa nào bác rãnh hay post lên những bài viết dễ thương chia sẽ tình yêu âm thanh với mọi người....
     
  4. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Cách diễn đạt vấn đề của bác rất mới lạ và thú vị , xin được chờ các phần tiếp theo.
     
  5. audio5_06

    audio5_06 Advanced Member

    Joined:
    24/8/06
    Messages:
    2.983
    Likes Received:
    57
    Location:
    TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
    Chúc mừng Bác với phần 1.các tập tiếp theo chắc sẽ toàn dải hơn. :)
     
  6. 208

    208 Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    6.273
    Likes Received:
    15
    Location:
    Sài Gòn-Việt Nam-Trái Đất
    Người ta phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói! Còn bác Edit tới 25 lần trước khi post, thiệt là bái phục! Nhưng bác ơi! Bài sau bác cắt ra từng phần hộ em, nhìn bài trên là em đủ chóng mặt rồi chứ nói gì tới đọc! :D Chúc bác vui và khỏe để tiếp tục viết nhé!
     
  7. phongktvt

    phongktvt Advanced Member

    Joined:
    27/9/06
    Messages:
    2.289
    Likes Received:
    21
    Location:
    Bà rịa - Vũng tàu
    -Hoan nghênh bài viết của Bác . Chơi audio 8 tháng mà viết dữ dội như vậy thì chơi 30 năm còn viết''super dữ dội ''hơn nữa .Hi hi ,nói vậy thôi cho vui chứ làm được như vậy là quá tận tâm và nhiệt tình. Bác viết tiếp nhá ! Bố cục gọn gàng một tí là dễ đọc , dễ hiểu ngay ấy mà.Chờ đợi bài mới của Bác . Thân
    -Tb: ( Nói vui nhá ! Em chả tin Bác 24 tuổi và mới chơi av 8 tháng đâu ! Hôm nào còn phải bàn tiếp chuyện TL-HT với Bác chứ .)
     
  8. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    em cũng hay qua bên ông này nghe, hì hì 1 audiophile điên cùông các bác à

    Trưa nay qua bác chơi nhá :D
     
  9. TOM

    TOM Advanced Member

    Joined:
    17/7/07
    Messages:
    61
    Likes Received:
    0
    Bác Quân chịu khó viết dùng font chữ bình thường thì có lẽ dễ đọc hơn. Dùng bold đọc hơi nhức mắt :)
     
  10. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    32
    Location:
    nowhere
    Chữ màu xanh thẫm là dễ chịu nhất phải không bác?
     
  11. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    79
    ----
    Hay quá, viết rất hay :
    Nếu bác thienanhquan viết trước các nhà học giả âm học trên thế giới thì chắc hẳn nó sẽ là một hệ tư tưởng rùi và tụi AV trên thế giới ắt hẳn sẽ phải nhớ đến dân ta.
    một số khái niêm của Bác tôi nghĩ rằng có thể trùng tu tưởng với các học giả đi trước :

    * THANH ÂM : Phổ tần âm thanh
    * LỰC ÂM : thanh áp.
    * Nguồn âm và tái tạo nguồn âm :
    nguồn âm là cái nhạc cụ, cái cổ họng trực tiếp phát ra âm thanh.
    tái tạo âm thanh là cái mớ thiết bị mà AE chúng ta đang mua sắm, DIY đó ( Pre, máy hát, Pao, Loa, dây...).
    Quá trình tái tạo mới có sự lệch giữa nguồn và đích cái này các kao thủ đều gọi là méo (Pha, biên, hài, phi tuyến....),
    ối chao ơi đến đây thì rắc rối lắm, mời các bác tiếp, em trốn đây .
    hic hic
     
  12. TOM

    TOM Advanced Member

    Joined:
    17/7/07
    Messages:
    61
    Likes Received:
    0
    Cám ơn bác Thích nhé. Bây giờ thì dễ đọc hơn rồi :D.
    Bài này của bác Quân chắc mình phải mất mấy tiếng đồng hồ để hiểu, rất khâm phục khả năng viết của bác. Mình sẽ cố gắng nghiền ngẫm sau ;-)
     
  13. thienanhquan

    thienanhquan Advanced Member

    Joined:
    28/2/07
    Messages:
    201
    Likes Received:
    5
    Cám ơn các bác đã ủng hộ bài viết này của em, em sẽ cố gắng tập trung hoàn thành tốt bài viết này sớm nhất để các bác xem 1 cách trọn vẹn........Mong các bác hãy tiếp tục ủng hộ.
     
  14. lamphuong

    lamphuong Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.245
    Likes Received:
    1
    Location:
    BTA - H.C.M
    Thienanhquan ở ngoài còn trẻ ...đẹp trai :p ....và rất đam mê audio .. hôm nào rãnh xuống nhà Anh mổ cặp CABASSE ra coi chơi nghe T rồi . Đọc rồi nhưng chưa hiểu gì hết T ơi :p ... nhưng những ý tưởng rất lạ vể thẩm âm .. tiếp đi..
     
  15. revolutionvn

    revolutionvn Advanced Member

    Joined:
    27/7/07
    Messages:
    276
    Likes Received:
    0
    hay quá, quá hay và cũng quá cao siêu. Với trình DIY Việt Nam như e đọc không hiểu gì hết.... :D. Bác Thienanhquan chắc phải đổi nghề làm cố vấn về âm học thì mới đúng. :D cung hỉ cung hỉ
     
  16. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    20
    Bác thienanhquan đã có công viết một bài rất dài....vì những suy nghĩ và hiểu biết của mình chỉ là những giả thiết...

    Vì chỉ là những giả thiết nên mới góp ý với các bác....

    - Vì bài viết quá dài và quá nhiều đề tài nên có nhiều chỗ luộm thuộm. Có nhiều chỗ hình như bác chỉ muốn đặt vấn đề nên không có câu trả lời.(- bàn về Điểm âm thanh; -bàn về tính chất của âm thanh:cái thanh trong tiếng bass ???; - bàn về loa Tannoy với công hưởng thùng....v v ..)

    - Yamaha chỉ nổi tiếng với dòng loa NS10 của họ, được sử dụng nhiều trong các studio. Dù rằng Yamaha NS1000 được đóng mác Monitor nhưng trong thực tế loa này ít được dùng trong studio. Sự thành công của dòng NS10 đến chính những người làm ra nó cũng không hiểu được. Còn dòng NS1000 được làm ra chỉ vì một lý do: Yamaha là một hãng sản xuất nhạc cụ rất nổi tiếng và trong giai đoạn đó, hình như 30 năm trước đây, họ không tìm được một cái loa nào có thể phát cái âm thanh của cây đàn piano của họ làm ra nên họ mới phải tao ra dòng loa này.Các bác thử nghe độc tấu piano qua Yamaha NS1000 thì sẽ biết.

    - Ngoài nứơc Mỹ ra ,JBL cũng không nổi tiếng về các dòng monitor, mà nổi tiếng nhờ các dòng loa VOT. Các dòng loa monitor cũ của JBL chỉ dùng để nghe pop/rock thời 1960/1970 là hay thôi.

    - Trong quá khứ chúng ta chỉ thấy viết về monitor Yamaha, hay JBL; thực sự thì có rất nhiều hãng làm monitor và cũng rất nổi tiếng. Nhưng nó nằm trong lãnh vực khác nên chúng ta không biết đến: lãnh vực của công nghệ thâu âm.
    Vì chuyên về loa nên đến giờ JBL vẫn sản xuất nhiều loa cao cấp, con Yamaha thì càng ngày càng ít được nói đến.

    .....
     
  17. thienanhquan

    thienanhquan Advanced Member

    Joined:
    28/2/07
    Messages:
    201
    Likes Received:
    5

    - Xin trả lời những thắc mắc của bác như sau:
    * thứ nhất đây là bài giả thiết dựa trên những chứng cứ có thật sau đó suy luận logic nhưng chưa kiểm chứng ( vụ nổ Bigbang cũng là 1 giả thiết chưa ai chứng minh được).
    * thứ hai đây là đánh giá 2 cặp loa ngay thời điểm 1978, thời điểm mà người ta còn đau đầu làm sao tăng độ động cho loa tốt nhất khi loa ở trường âm gần, nên không ai có thể làm được, loa Yamaha ns 1000M em lấy làm ví dụ vì nó có giá thành rẻ, được nhiều người mua trên thế giới. Chất âm của nó là cặp loa chính xác nhất vào năm 1978 khi loa ở trường âm gần, bằng chứng em đã kể ở trên, 1 tiếng trống rất chính xác khi Thanh Âm và Lực Âm thoát ra gần như nguyên bản, điều này giống như bác đứng ngay cạnh bên trống thấy tức ngực như đứng ngay cạnh loa Yamaha, nhưng Bass JBL đánh nhẹ hơn do loa ở trường âm xa cũng như khi bác đi ra xa 2-3 mét lực tiếng trống sẽ giảm chứng tỏ loa JBL ở trường âm xa. Em hỏi bác câu này, âm thanh gần và xa tiếng trống thì cái nào chính xác hơn! , tất nhiên là càng gần tiếng trống càng chính xác hơn, như vậy loa Yamaha là cặp loa có âm thanh ở trường âm gần chính xác hơn JBL, nhưng thất bại của Yamaha nếu âm thanh chính xác nhưng độ động hãng không khắc phục được nên khi hòa âm phối khí nhiều nhạc cụ loa đã làm sai tiết tấu. Có 2 loại Monitor : Monitor cho trường âm gần và cho trường âm xa. Nhưng nếu nghe nhạc bác có chọn cái tiếng Bass tức ngực đó làm loa thưởng thức không? Em đảm bảo có thể vì bài viết quá dài nên bác đã bỏ qua vài chi tiết quan trọng.
    * Cũng chính bác vừa thừa nhận nghe piano rất chính xác vì sao? loa cho bác chất âm ở trường âm gần. Nếu không sử dụng loa Monitor cho trường âm gần thì làm sao người ta biết được người nghệ sĩ đánh tiếng Piano đó có đủ lực theo yêu cầu của bài nhạc. Sở dĩ các phòng thu không chọn loa Yamaha làm loa Monitor phối khí vì khi ở trường âm gần không thể xét tổng thể cấu trúc 1 bài nhạc. Nhưng nếu thâu âm từng nhạc cụ riêng biệt sau đó dùng loa cho trường âm xa để phối khí thì không thể không có mặt NS10 và NS1000M. Lí do vì sao trên thế giới rất khâm phục cặp loa NS1000M vào năm 1978.
    * Em xin ví dụ về trường âm gần và xa: Có 3 người cùng chụp 1 bức hình, người thứ nhất chụp trái cam cách 0,3 mét, người thứ 2 chụp cách 1 mét, người thứ 3 chụp cách 4 mét , vậy ai là người chụp chính xác nhất. Ví dụ loa Yamaha là người chụp cách trái cam 0.3m như vậy đây là bức ảnh chính xác nhất, nhưng nếu em bỏ thêm 1 cái tủ nữa vào thì chỉ có 2 người còn lại đứng xa chụp được đúng chiều cao, tỉ lệ của ảnh trái cam và cái tủ ( 2 người này em ví dụ là JBL và ATC). Như vậy bác đã hiểu ý em chứ, trong âm thanh thì có cách giải thích khác hơn....
    * Cuối cùng, em biết có nhiều loa Monitor trên thế giới nhưng em xin chọn 2 hãng loa tiêu biểu nhất để làm dẫn chứng, và vì sao vào hoàn cảnh lịch sử năm 1978 nó được nhắc đến nhiều như vậy. Cám ơn những góp ý chân thành của bác.
     
  18. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    K, bác ThienAnhQuan à,
    quá nên dừng lại ở "giả thiết về âm thanh" để đọc chơi, để coi là 1 cách cảm nhận ở 1 góc độ diễn tả bằng lời khác, vậy thôi. Đừng nên dùng "giả thiết" này để giải thích.
    Em xin bác đấy.
     
  19. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    20
    - Đôi Near field monitor nổi tiếng nhất là đôi BBC LS3/5 xuất hiện đầu thập niên 70.
    - Bác thienanhquan nói về trường âm gần : trong khi loa Yamaha không phải là loại loa Near Field Monitor , bác nghĩ sao?

    Mến
     
  20. thienanhquan

    thienanhquan Advanced Member

    Joined:
    28/2/07
    Messages:
    201
    Likes Received:
    5


    Ái chà, em mạn phép không dám nhận mình tài giỏi, nhưng nếu Newton ngày xưa bị quả táo rơi trúng đầu sau đó ăn luôn thì bây giờ không có cái gọi là Lực hút Newton, ý em là, trong bài viết này em rất cần những phản biện để làm rõ vấn đề. Em vẫn tôn trọng lời bác vì Chín người mười ý mà. Chúc bác Vui
     
  21. thienanhquan

    thienanhquan Advanced Member

    Joined:
    28/2/07
    Messages:
    201
    Likes Received:
    5
    Em rất vui khi bác đã cho em thêm hiểu 1 vấn đề Near field monitor , nhưng em đang so sánh 2 loa Yamaha và JBL xem 2 loa chiếc nào có trường âm gần hơn chứ không phải khẳng định loa Yamaha NS1000m là loa Near field monitor , còn vấn đề ai near nhất thì chỉ có máy móc đo được, nhưng nếu nó là loa Near field monitor mà bác giới thiệu thì em đảm bảo con bác giới thiệu có trường âm gần hơn Yamaha NS1000M là đúng. Em cũng rất cám ơn bác đã giới thiệu cho em biết 1 cặp loa như vậy năm 1970. Mời bác đọc lại bài viết để có thể hiểu ý em hơn. Love
     
  22. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    20
    Cảm ơn bác, em đang đọc ..dần dần.
    Các bài tiếp bác viết từng đoạn ngắn, dễ đọc , và dễ thảo luận hơn . :D

    Mến
     
  23. phongktvt

    phongktvt Advanced Member

    Joined:
    27/9/06
    Messages:
    2.289
    Likes Received:
    21
    Location:
    Bà rịa - Vũng tàu


    - [Quote ] :Ái chà, em mạn phép không dám nhận mình tài giỏi, nhưng nếu Newton ngày xưa bị quả táo rơi trúng đầu sau đó ăn luôn thì bây giờ không có cái gọi là Lực hút Newton, ý em là, trong bài viết này em rất cần những phản biện để làm rõ vấn đề. Em vẫn tôn trọng lời bác vì Chín người mười ý mà. Chúc bác Vui[/quote
    -Ái chà !Bác không hiểu Bác Caithang rồi .Đã gọi là giả thiết tức là vấn đề còn mới , chưa đầy đủ , chưa được công nhận, chưa hoàn chỉnh .... thì chưa dựa vào ''giả thiết''để giải thích các vấn đề khác được .Nội dung bài của Bác Thienanhquan tổng hợp nhiều nội dung từ những nguồn khác nhau sau đó đưa ra giả thiết (hay đặt vấn đề ) của mình thì không nhất thiết cần phản biện mà chỉ cần nhiều ý kiến tham gia để làm sáng tỏ là đủ ( tổng hợp ,trình bày,nhận định,... thì khác với phát minh , sáng kiến hay sáng tác )
    + Ta không thể so sánh giả thiết của ta với '' big bang '', ta cũng không thể so nó với '' giả thiết tiền thân '' khi nhìn quả táo rơi của '' định luật vạn vật hấp dẫn'' Newton . Mọi sự so sánh trong trường hợp này đều khập khiễng .
    -Vài dòng tham gia cũng chỉ mong góp phần làm sáng tỏ nội dung thảo luận , nếu câu chữ có gì sai sót mong các Bác bỏ qua cho . Mong bài mới của Bác Thienanhquan .Kính
     
  24. phongktvt

    phongktvt Advanced Member

    Joined:
    27/9/06
    Messages:
    2.289
    Likes Received:
    21
    Location:
    Bà rịa - Vũng tàu
    -To Bác MisterVu : Vott chứ không phải Vot phải không Bác .
    -Tôi '' khám phá ''ra Bác am hiểu sâu sắc nhiều vấn đề .Nếu có điều kiện Bác nói rõ vê ''JBL 60-70 đánh pop ,rock hay '' nhá .Kính
     
  25. huyvuacobac

    huyvuacobac Advanced Member

    Joined:
    5/9/07
    Messages:
    6.269
    Likes Received:
    20
    Location:
    PN
    em thích cái gội là hột âm thanh của bác "thienanhquan". Bác phải viết là ánh sáng bao gồm các photon thì sao âm thanh o có hột tương tự thế thì giả thiết nghe có lý hơn.keke em góp tý ý như thế thôi.
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page

Loading...