PC Roon tác động gì đến âm thanh

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by Khoi Hoang, 26/6/25 at 11:31.

  1. Khoi Hoang

    Khoi Hoang Approved Member

    Joined:
    17/5/24
    Messages:
    24
    Likes Received:
    14
    Em khá phân vân về việc này - để sắp tới trải nghiệm
    Roon phổ biến thì không bàn luận rồi - chính tỏ hiểu quả của nó.
    Về quản lý nhạc - gợi ý và giao diện thì nó luôn đứng số 1. Và trong trải nghiệm nghe nhạc cái này rất quan trọng, em nghĩ không bàn đến.

    Về âm thanh sẽ chia 2 vế:
    1. Dùng DSP: Cái này cũng là 1 tranh luận vì nhiều người bảo DSP không phải thế mạnh của Roon ( nhiều phần mềm khác chuyên hơn). Nên tạm thời em nghĩ sẽ không đi sâu vào chủ đề này.
    2. Không dùng DSP: vậy PC Roon lúc này đơn giản chỉ truyền tải file nhạc ( vậy đâu ảnh hưởng gì đến ấm thanh). Ngoài ra chính roon cũng khuyến khích chúng ta dùng nuc - sản phẩm nuclues của roon hoàn toàn 90% là Nuc. Vậy PC Roon - nhiều Bác đầu tư kỹ từ nguồn tuyến tính + linh kiện tốt ( khá tốn kém) - để làm gì khi chỉ cần 1 con nuc ( giá chỉ vài triệu).
     
    Tags:
  2. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.848
    Likes Received:
    2.355
    Location:
    Q3, Saigon
    Bác coi con Nucleus của Roon có khác điểm gì ở con Nuc chưa xử lý hông :D
     
  3. Hagemi

    Hagemi Advanced Member

    Joined:
    4/8/16
    Messages:
    247
    Likes Received:
    667
    Nhờ bác làm rõ thêm chỗ này giúp e ạ. E cũng cùng thắc mắc là Nucleus của Roon có khác điểm gì ở con Nuc chưa xử lý hông ngoài việc Nucleus là fanless. Ruột của Nucleus đây bác ạ. Về phần cứng em thấy không có gì nổi bật, về phần mềm thì em không rõ có gì đặc biệt hơn không

    [​IMG]
     
    Last edited: 27/6/25 at 17:42
  4. Hagemi

    Hagemi Advanced Member

    Joined:
    4/8/16
    Messages:
    247
    Likes Received:
    667
    Nucleus và Roon
    Mày mò với Nucleus và Roon chia sẻ với anh em nào chơi NHẠC SỐ thích xài ROON lại nghe TIDAL:

    1. Tại sao lại là Nucleus?
    • Bản chất nó là con NUC Intel nhưng mua 1 con NUC về lại không cài được như nó. Em có tháo ra và xem trên Board có 2 phần “ăn tiền” của Roonlab là hệ điều hành Core trên thẻ nhớ mà hãng bọc kín vào để tránh dân tình tò mò tháo ra rồi sao chép cái Core đã được Optimize chỉ việc bật lên là vào thẳng Rooncore. Ngoài ra còn 1 linh kiện khác mà em cũng không rõ là cái gì có cả phần tản nhiệt (không phải CPU nha các bác).
    *2 cái gạch chéo đỏ là em thấy khác so với Maiboard thường của Nuc Intel.
    • 1 con máy Nuc Intel, 1 con Mac Mini, 1 con PC Fanless về bản chất vẫn load hệ điều hành Windows hoặc Mac và dù có chạy phần mềm tối ưu để tắt hết các ứng dụng chạy nền thì vẫn không thể bằng 1 con được build 1 Roon OS riêng trên nền tảng Linux mà vào đó chỉ có độc Rooncore. Tác dụng đầu tiên là tắt mở nhanh, êm dịu (20s cho bật và tắt thì em chả để ý đâu). Tác dụng thứ 2 là các bác cứ nghe cứ so sánh sẽ thấy sự khác biệt khi stream Tidal từ Roon Nucleus và stream Tidal từ Mac Mini kể quả ca Microrendu giảm nhiễu đi chăng nữa.
    • Và cuối cùng, thiết bị cài Rooncore “ăn ý” nhất trong tầm tiền chịu đựng được kiểu gì chẳng phải từ hãng mà tối ưu ra. Nếu các bác trót mua Lifetime phần mềm Roon rồi thì không cớ gì mà không múc 1 em Nuc về chơi.
    2. Nucleus hay Nucleus +?
    Dư dả thì không phải bàn đến rồi, cứ con cấu hình cao nhất (Core I7 của Neucleus +). Vậy nếu băn khoăn về ví tiền/nhu cầu thì nên chọn con nào?
    • Chủ yếu streaming từ Tidal thì Nuc bản thường dư sức. Chỉ cần upgrade thêm Ram lên 8GB (thêm 1 thanh Ram cỡ 550k) là load phe phé. Không nâng Ram thì việc tải ảnh Album nhạc không được như ý lắm đôi khi không hiện hết ảnh.
    • Vẫn đáp ứng được chơi file từ ổ cứng/Nas với mức cao nhất là DSD128 trong khả năng em đã test. Cao hơn em chưa thử. Nhưng kỳ thực, việc có được 1 nguồn nhạc (file) chuẩn DSD em nghĩ là khá hên xui.
    • Ít vọc DSP thì Nuc thường vô tư. Thích nghịch DSP thì chắc phải bản Plus rồi.
    3. Những điều lưu ý về Nucleus
    • Chơi thêm nguồn rời cho NUC cải thiện đáng kinh ngạc (À đấy là bạn em bảo thế chứ em mua về nó đã được độ nguồn rời sẵn rồi nên không biết thật không). Có nhiều lựa chọn mà nổi nhất là Renolab của bác Uy Sài Gòn. Anh em hay DIY có thể tự nghịch mò mẫm. Anh em khoái Tây có thể nghiên cứu JS Upstone gì gì ấy ạ.
    • Đừng Set IP tĩnh cho con Nuc. Đây có lẽ là điểm xxx nhất vì của bọn này vì không có phím cứng reset factory. Và khi xung đột IP thì không tài nào vào được Web Interface của nó mà set lại. Hậu quả là em phải mất 129k tiền oan mua cái USB to Ethernet để truy cập Nuc từ dải IP khác cấp qua cái cổng USB đó.
    Cuối cùng thì Roon vẫn là phần mềm quản lý nhạc ưng ý nhất trong mắt em về ngoại hình, tính cách. Nên chỉ vì thế mà em phải lao theo nó chứ tốn kém chả báu bở gì.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

     
    Last edited: 28/6/25 at 08:07
    longdalton and tackehoa like this.
  5. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.848
    Likes Received:
    2.355
    Location:
    Q3, Saigon
    Thật ra thì về phần cứng, con Nucleus đó làm chưa tới. Dựa trên board của nó có thể tối ưu dữ dần hơn chút nữa.
    Về OS thì chắc mình không bằng
     
    tackehoa likes this.
  6. tackehoa

    tackehoa Advanced Member

    Joined:
    27/4/12
    Messages:
    151
    Likes Received:
    60
    Em có 1 chút băn khoăn, momg các bác giải đáp dùm . Có cách nào để xuất I2S từ Nuc ra ra DAC không ạ. Thank
     
  7. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.372
    Likes Received:
    1.796
    Bác kiếm con DDC nào đấy, thường có cổng out iis và coaxial
     
    tackehoa likes this.
  8. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.965
    Likes Received:
    2.670
    Nhìn nội thất này lấy "nhiệt" đâu để toả ra mà thiết kế 2 cánh tản nhiệt đồ sộ thế bác nhỉ!
     
  9. Hagemi

    Hagemi Advanced Member

    Joined:
    4/8/16
    Messages:
    247
    Likes Received:
    667
    Cánh tản cho đẹp thôi bác ạ. Chứ nó chỉ thoát nhiệt qua tấm ở đáy vỏ
     
  10. Khoi Hoang

    Khoi Hoang Approved Member

    Joined:
    17/5/24
    Messages:
    24
    Likes Received:
    14
    Em thấy có 2 luồng ý kiến
    1. Nếu không dùng DSP thì roon đơn thuần chỉ là truyền nhạc nên PC roon core không cần đầu tư nhiều ( 3-5 tr) là ok.
    2. Dù không dùng DSP thì roon vẫn làm âm thanh hay lên ( kể cả nghe qua Tidal) nên PC roon core phải đầu tư tốt ( 15-20tr) tối ưu nguồn và linh kiện.

    Cả 2 trường hợp trên đều chơi qua end poin ( roon readdy) rồi mới đến DAC chứ không vào trực tiếp vd nhà em là Lumin.
     
  11. Hagemi

    Hagemi Advanced Member

    Joined:
    4/8/16
    Messages:
    247
    Likes Received:
    667
    Chơi qua endpoint thì lại phải chú ý đầu tư mạng mẽo, router, cách ly quang… này nọ nữa cũng một tiền gà 3 tiền thóc bác ạ
     
  12. Khoi Hoang

    Khoi Hoang Approved Member

    Joined:
    17/5/24
    Messages:
    24
    Likes Received:
    14
    Em cũng tối ưu đường truyền mạng rồi cách lý quang 2 đầu ( tất cả nguồn linear).
    Em đang phân vân 1 trong 2 ý trên về PC roon ạ ?
     
  13. tackehoa

    tackehoa Advanced Member

    Joined:
    27/4/12
    Messages:
    151
    Likes Received:
    60
    Dạ Thank bác..........
     
  14. freshaudio

    freshaudio Advanced Member

    Joined:
    16/6/07
    Messages:
    631
    Likes Received:
    483
    ROON, EUPHONY, HQPLAYER... họ đều phát triển thêm endpoint (dùng trên máy cấu hình nhẹ, cách ly tốt) chắc là có lý do
     
  15. lagavulin

    lagavulin Approved Member

    Joined:
    29/10/24
    Messages:
    27
    Likes Received:
    53
    Mình thấy đề tài Roon này được bàn tới bàn lui mãi, nhưng rất nhiều người vẫn thích hiểu nửa vời hoặc tin vào những lời truyền miệng dễ dãi. Thật ra Roon không chỉ là phần mềm nghe nhạc cho đẹp giao diện. Nó có hạ tầng kỹ thuật khá đàng hoàng và lý do khiến nhiều hãng âm thanh chịu dán mác “Roon Ready” cũng không phải vì “thương mại hóa” suông. Giao thức RAAT của Roon dựa trên TCP/IP, có cơ chế đảm bảo thứ tự gói tin và truyền lại khi mất, giảm rớt gói, giảm lỗi stream khi chạy 24/7. Chứ không phải như mấy giao thức uPnP, DLNA chạy UDP mà thỉnh thoảng mất gói thì thôi kệ – ai nghe gì thì nghe. Đồng bộ multi-room của Roon cũng đạt độ lệch clock dưới millisecond – có whitepaper hẳn hoi chứ không phải lời quảng cáo vô căn cứ.

    Về DSP, Roon cũng hỗ trợ EQ, convolution filter, upsampling, headroom management. Nhưng phải nói thật: nó chỉ làm vừa đủ cho người dùng phổ thông. Nếu muốn chơi đến nơi đến chốn thì phải phối hợp với HQPlayer – phần mềm này mới cho upsampling lên DSD256/512, chọn các modulators kiểu ASDM, poly-sinc với noise shaping cực thấp. Tất cả đều có tài liệu công khai, ai muốn đọc chi tiết thì cứ vào HQPlayer Manual. Đừng nghe mấy lời kể vắn tắt “upsample thôi mà, có gì đâu”.

    Cấu trúc Roon chia Core – Control – Endpoint là để tách phần quản lý thư viện và DSP nặng ra khỏi thiết bị playback. Core thì cứ việc chạy trên PC mạnh hoặc NUC cài ROCK (Roon Optimized Core Kit) – máy này không cần cạc âm thanh ngon mà chỉ cần mạnh, ổn định. Endpoint thì nên là thiết bị nhẹ, không quạt, không đèn xanh đỏ nhấp nháy, nguồn sạch, layout mạch giảm EMI. Ví dụ phổ biến: Intel NUC ROCK làm Core, HQPlayer trên PC Windows, Raspberry Pi 4 + Ropieee làm endpoint.

    Còn cái câu "sao không cài luôn Roon trên PC cho tiện" thì nghe quen lắm, mà thiệt tình nó hơi buồn cười. PC thông thường vốn không thiết kế cho audio. Clock trên mainboard thì phase noise khỏi nói – linh kiện thì SMPS bắn EMI tung tóe. OS như Windows, macOS thì chạy cả trăm dịch vụ nền không ai kiểm soát được latency hay interrupt scheduling. Muốn cười thì cứ nhìn mấy người đang tự tin “PC tui mạnh lắm mà” nhưng không biết nền OS mình dùng tạo jitter USB output ra sao. Các tiêu chuẩn như AES17-2015 cũng có hẳn phương pháp đo jitter và noise để chỉ ra vấn đề này.

    Endpoint tử tế thì phải tối giản phần cứng và phần mềm. Không phải cứ mua bo mạch về hàn tụ là thành “audio-grade”. Các thiết bị như Sonore ultraRendu, ALLO USBridge Signature đều thiết kế không quạt, không switching noise, layout mạch tốt, OS tối giản chuyên phát nhạc. Nhiều distro audiophile như AudioLinux, Snakeoil OS, Ropieee dùng kernel real-time hoặc tinh chỉnh để giảm latency và interrupt jitter. Đây không phải “thần thánh hóa Linux” mà là thực tế – ít nhất người ta hiểu cần cắt bớt dịch vụ nền rác để tín hiệu USB sạch hơn.

    Còn cái trò “tụ ngon auto hay” trên mồm mấy ông thần Diyer học không tới nơi tới chốn thì thôi... nghe cho vui chứ đừng tin. Nhiễu đâu chỉ ở phần cứng – nó nằm ở toàn bộ hệ thống, trong đó phần mềm, OS, giao thức truyền nhận đóng vai trò cực lớn. Nhiễu điện từ (EMI/RFI), switching noise, sóng wifi, thậm chí nguồn USB bẩn đều có thể gây lỗi biên dịch tín hiệu (bit error, jitter). Nửa phần endpoint nằm ở phần cứng, nửa còn lại là phần mềm và OS.
    Ai bảo chỉ cần hàn linh kiện xịn mà âm thanh “auto hay” thì nên hỏi xem họ hiểu gì về hệ điều hành, TCP stack, interrupt latency.

    Cho nên triển khai Roon đàng hoàng thì Core cứ thoải mái trên PC mạnh (hoặc NUC ROCK) – vì Core chỉ quản lý thư viện, DSP. Endpoint thì tối giản tối đa: fanless, nguồn sạch, OS gọn, có dây ethernet thay vì wifi, đẩy stream TCP/IP RAAT để giữ integrity. Muốn upsampling đẹp thì phối HQPlayer, trả tiền license đàng hoàng, chọn modulators tốt. Ngoài ra, cái cuối cùng có hay hay dở nó phụ thuộc lớn ở Clock/DAC của các sếp. Đó là nơi quyết định - hãy nhớ đầu tư cho đúng.

    Nói hơi gay gắt nhưng thật lòng: công nghệ audio số hiện nay phần lõi nằm ở lập trình, giao thức, phần mềm, chứ không phải mấy linh kiện rời được hàn tay với lời chào mời mùi mẫn. Ai còn tin kiểu “tụ xịn auto hay” mà không hiểu RAAT là gì, TCP với UDP khác nhau ra sao thì e là còn dài dài mới chơi hết tiềm năng của dàn nhạc số.
     
  16. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.372
    Likes Received:
    1.796
    Mấy bác kia đang hỏi chuyện "máy chạy Roon Core có cần phải đầu tư này kia ko hay chỉ cần máy đủ mạnh là được" thôi bác ơi.
     
  17. quatmo

    quatmo Advanced Member

    Joined:
    19/2/19
    Messages:
    104
    Likes Received:
    259
    Bác Khoi Hoang có thể vào mục Pi tải bản OS Euphony mình làm để nghe tự cảm nhận giữa các phần mềm Music Server trên cùng Os Arch-linux realtime.
    -------
    RoonServer (thuốc Tây)
    -------
    Lyrion + SQ render (âm thanh nguyên bản) truyền UDP trong cùng máy.
    ------
    Euphony Stylus + GStream render (âm thanh nguyên bản) truyền UDP như Lyrion (mình đã đọc mã nguồn control Stylus GSplayer trong nó).
    ------
    Hoặc play VSound (card ảo) Giao thức đặc biệt Netmap Vsound tối ưu cho truyền Audio (dạng Raw) thông qua dây Lan router. Này bắt buộc 2 máy. 1 PC (hoặc 1 Pi 5) truyền sang Pi 4 dùng I2S Dac.
     
    Last edited: 30/6/25 at 10:26
    Khoi Hoang and mtbc like this.
  18. lagavulin

    lagavulin Approved Member

    Joined:
    29/10/24
    Messages:
    27
    Likes Received:
    53
    Em đề cập ý kiến ở trong comment rồi mà. Topic hỏi Roon tác động gì tới âm thanh thì em phân tích các khía cạnh rồi đó, bác đọc tiêu đề là rõ, đâu chỉ mỗi câu Core thì chạy máy gì?
    Topic: ROON + HQPlayer + NAA (Network Audio Adapter) cũng đề cập nhiều rồi. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có thế.
     
    Last edited: 30/6/25 at 10:30
  19. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.965
    Likes Received:
    2.670
    Tks về kiến thức chơi số. E đọc hết từng ấy trang chắp vá lại cũng chẳng hiểu được bao nhiêu. Bác làm ơn hướng dẫn (tổng kết) về sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động KT, giải thích các chức năng, cách chơi,... (Các khuyến nghị dùng phần mềm tối ưu,...) một lần tỉ mỉ cho ae bắt đầu nhập cuộc vất vả này. Một lần rành mạch, liên tục rõ ràng cho ae đi bác. Tks bác.
     
    Khoi Hoang and mtbc like this.
  20. Khoi Hoang

    Khoi Hoang Approved Member

    Joined:
    17/5/24
    Messages:
    24
    Likes Received:
    14
    Vậy con roon PC chạy core có cần fanless ( chắc chắn giảm hiệu suất) và nguồn linear riêng không ạ, hay không nhất quyết phải cần chỉ cần đầu tư vào cấu hình thôi ạ.
     
    ngxtuananh likes this.
  21. lagavulin

    lagavulin Approved Member

    Joined:
    29/10/24
    Messages:
    27
    Likes Received:
    53
    Câu này nó khó trả lời vì nó tùy thuộc vào từng dàn. Cụ thể hơn là các thiết bị của bác, hoặc cách xử lý của bác đã đảm bảo chưa. Trên 1 hệ thống xử lý tốt, sạch nhiễu, ground ổn. Thì chỉ thay đổi rất nhỏ cũng có thể nhận ra, trường hợp này đầu tư kỹ sẽ thấy đáng tiền. Và ngược lại.
    Thường thì cách dùng này nhiều anh em mang tính chất tận dụng là nhiều, ví dụ có case PC gaming khủng, thì tận dụng để làm DSP luôn (đầu tư router switch ngon). Còn nếu đầu tư từ đầu, thì tiền đó chơi hẳn đồ hãng cho nó nhẹ đầu & thanh khoản đổi chác trải nghiệm cũng dễ.
    Mục đích của upsampling là tạo 1 điều kiện tốt để DAC xử lý tín hiệu, một số hãng DAC cũng đã auto upsamling để tối ưu rồi - việc chọn mô hình lại phải căn cứ trên thực tế thiết bị đang có là gì bác ạ.
    Với em, quan điểm cá nhân thì chơi kiểu này khá là cực, vì nó quá nhiều biến số. Mỗi 1 thiết bị, một linh kiện lại góp phần "thay đổi cái gì đó" nên việc đầu tư/lựa chọn thiết bị gì khiến người chơi loạn cả não.
     
    ngxtuananh and huylhhl like this.
  22. huylhhl

    huylhhl Advanced Member

    Joined:
    9/10/09
    Messages:
    154
    Likes Received:
    15
    Bác nói chí phải, chơi kiểu hầm bà lằng này vất vả lình kỉnh nhưng cũng có cái hay. Đầu tiên là chi phí thấp, hai là tận dụng được PC, laptop cũ thừa, đầu tư từng phần vọc vạch từng chút một ko tốn hẳn một khoản lớn như MS chuyên dụng... và cuối cùng nó cũng là một trải nghiệm cho một cách chơi, nếu ko chơi thì lại ko biết nó là thế nào mà chém gió.
     
  23. huylhhl

    huylhhl Advanced Member

    Joined:
    9/10/09
    Messages:
    154
    Likes Received:
    15
    Theo em cái fanless và nguồn linear nó kiểu như những option, ko bắt buộc có nhưng có thì chắc cũng tốt hơn vì vậy tùy điều kiện mà đầu tư và ưu tiên thiết bị gần DAC trước.
     
  24. quatmo

    quatmo Advanced Member

    Joined:
    19/2/19
    Messages:
    104
    Likes Received:
    259
    Mình không muốn khuyên ai, chỉ chia sẽ thực tế của mình.
    6 năm trước xài PC, laptop kết nối dây usb máy in nguồn adapter nghe dac cỏ, amply loa cỏ, cắm chung ổ điện TV. Xài Os Daphile. Ừ nghe cho có.

    Cũng như trên, thay PC không quạt vào chả khác gì, cắm khác ổ điện khác, không chung ổ TV. Nghe hay hơn, à thì ra xung điện của adapter TV gây nhiễu (logic quạt quay cũng gây ra xung điện).

    Đem về nguồn tuyến tính công suất cao (dùng test điện tử) gắn vô thử. Khác một trời vực, không tin ngồi test AB 1 bài 5 lần, kết quả làm luôn con nguồn tuyến tính khác để xài.

    Về sau mình so sánh PC Usb DAC AK4493/Pure DSd so với Pi, I2S các chip DAC khác nhau (AK4497/PCM5122/AD1865) dùng Os khác, Win, Roon, Linux các kiểu. Nhận ra PC usb Dac cho độ động tốt hơn Pi i2s nhưng không tĩnh như Pi cùng điều kiện mà dùng I2S kể cả Pi 4 gắn USB dac cũng không tĩnh, vấn đề nằm chỗ điều kiện lọc nhiễu usb, dây usb phức tạp chí phí.

    Pi 5 Usb DAC hay hơn nhiều vì họ thay đổi thiết kế usb và công suất CPU mạnh làm giảm stress CPU - gián tiếp giảm nhiễu. Tóm lại khi mình ưu tiên độ động thì dùng Usb dac PC và Pi 5. Dù PC hay Pi ưu tiên dùng hệ điều hành có real-time.. dựa trên nền Arch-Linux RT hay Gentoo real-time, âm thanh thoát hơn vì độ trễ thấp.

    Về render audio Euphony Stylus chạy trên Arch-linux RT vẫn dùng truyền dẫn UDP ra GStream player để làm player chính - rất hay! Dù vẫn support Roon core.
     
    Last edited: 1/7/25 at 11:08
    TrueHD likes this.
  25. November_Rain

    November_Rain Advanced Member

    Joined:
    17/1/11
    Messages:
    1.914
    Likes Received:
    665
    Khụ, khụ, khụ.

    39606964-A9E4-4B9D-9FE8-BB704868C535_1_105_c.jpeg
     
    sonar4x and Hagemi like this.
Tags:

Share This Page

Loading...